TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN KINH DOANH<br />
Đánh giá nhân viên là một việc quan trọng và thiết yếu của một người làm quản trị. Đánh giá <br />
nhân viên để xem xét kết quả các công việc mỗi cá nhân đã được thực hiện và đưa ra phê <br />
bình, nhận xét. Điều này không chỉ giúp theo sát tiến độ công việc mà còn giúp các nhân nhân <br />
viên phát triển hơn. Đặc biệt đối với nhân viên kinh doanh thì điều đó phải được thực hiện <br />
liên tục và thường xuyên.<br />
Mỗi một công ty, một doanh nghiệp đều có một bộ tiêu chuẩn làm việc riêng. Tuy nhiên, có <br />
những tiêu chí là cố định, bắt buộc khi thực hiện đánh giá một nhân viên kinh doanh. Cụ thể <br />
như sau:<br />
<br />
1. Thái độ làm việc<br />
<br />
1.1: Tính trung thực<br />
Một nhân viên trung thực với công việc, cấp trên, doanh nghiệp là nhân viên luôn được mọi <br />
người tin tưởng trao phó những việc lớn bởi vì họ luôn nói đúng, phân biệt được đúng sai.<br />
<br />
1.2: Sự nhiệt tình<br />
Một nhân viên nhiệt tình là luôn hăng say, tận tụy trong công việc. Họ không lười biếng, <br />
ngại khó, ngại khổ.<br />
1.3: Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng<br />
Người làm kinh doanh phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người. Không thể cư <br />
xử hay nói chuyện xa xả, cắt lớn thiếu lịch sự với người đối diện. <br />
<br />
1.4: Kỷ luật<br />
Chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các nguyên tắc của công ty đề ra: <br />
Đi làm đúng giờ, đầy đủ. Nếu nghỉ thì phải báo cáo lại cho người quản lý.<br />
Cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm trong công việc.<br />
<br />
1.5: Tính cầu tiến<br />
Người có ý chí cầu tiến luôn chủ động tiếp thu, học hỏi mọi người xung quanh để nâng cao <br />
kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc. Họ luôn cố gắng đạt được những mục <br />
tiêu lớn hơn đã đề ra.<br />
Ý chí cầu tiến vừa giúp chính bản thân họ tốt hơn vừa mang lại hiệu quả tích cực trong công <br />
việc chung.<br />
1.6: Sự lạc quan<br />
Người lạc quan luôn tích cực trong công việc, mang lại bầu không khí vui vẻ, tạo động lực <br />
làm việc cho những người xung quanh. <br />
<br />
2. Năng lực làm việc của nhân viên<br />
<br />
2.1: Mức độ làm việc<br />
Đánh giá mức độ làm việc dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. <br />
Ví dụ, đánh giá xem số giờ đi làm của nhân viên có đủ so với quy định không? Để từ đó, <br />
nhận xét về sự chăm chỉ và kỉ luật của nhân viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2: Mức độ hoàn thành công việc<br />
Đây là tiêu chí chuẩn nhất để đánh giá năng lực của một nhân viên. Cùng một nhiệm vụ, một <br />
người hoàn thành đúng và chất lượng 80% công việc chắc chắn sẽ khác người chỉ làm được <br />
bằng một nửa lượng công việc đó. Dựa trên hiệu quả như thế, người quản trị cần nhìn nhận <br />
khái quát để phân chia lại các công việc phù hợp với từng nhân sự. Đồng thời, nhà quản trị <br />
cũng cần lập kế hoạch đào tạo những thứ còn yếu và thiếu sót trong nhân viên của mình. Ví <br />
dụ như: kiến thức chuyên môn: Cách tăng tỷ lệ chốt đơn, giảm chi phí tiếp cận khách hàng… <br />
hay kỹ năng làm việc: teamwork…<br />
<br />
2.3: Phát triển trong công việc<br />
Dựa trên hệ thống KPI mà doanh nghiệp đã đề ra để nắm rõ mục tiêu phát triển ngắn/dài <br />
hạn của nhân viên, nắm được nguyện vọng của họ khi gắn bó với Công ty, các khó khăn gặp <br />
phải trong quá trình hoàn thành công việc, giúp công việc đạt năng suất cao nhất. Không chỉ <br />
vậy, nhờ đó nhà lãnh đạo có chiến lược đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên hiệu quả <br />
nhất. <br />
Sự phát triển của một nhân viên là sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào <br />
tạo được nhiều nhân viên giỏi, dựa vào những chuyên môn giỏi của nhân viên thì doanh <br />
nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp phát triển.<br />