Tiểu luận: Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 20
download
Tiểu luận: Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay trình bày về khái niệm lãi suất cơ bản, vai trò của lãi suất cơ bản, thực trạng lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay, thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình điều hành lãi suất cơ bản, định hướng điều hành lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay
- TRƯỜN G ĐẠ I HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH KH OA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌ C ----oOo---- Đề tài: Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay GVHD: TS. TRƯƠ NG Q UANG THÔ NG SVTH: Nguyễn Thị Tú Anh Nguyễn Ngọc Yến Điệp Trần Thị Hợi Lê Duy Khánh Lâm Thục Linh Lương Thị Quỳnh Nga Đặng Thị Mỹ Ngân Nguyễn Hoàng Oanh Đào Thị Bảo Phương Trần Thị Hoài Phương Lê Thụy Minh Phương Dương Thị Kim Thanh Nguyễn Thị Phương Thủy Đỗ Thị Thu Quỳnh Lớp: Ngân hàng Đêm 2 – K18 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2010 1
- MỤC LỤC Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1 Khái niệm lãi suất cơ bản I.2 Vai trò của lãi suất cơ bản PHẦN II: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CƠ BẢN Ở VN HIỆN NAY II.1 Một số quan điểm về lãi suất cơ bản ở VN II.2 Thực trạng lãi suất cơ bản VN hiện nay II.2.1 Giai đoạn 2000 – 2007 II.2.2 Giai đoạn 2008 – nay II.3.Quá trình điều chỉnh lãi suất cơ bản của NH TW II.3.1 Nguyên nhân điều chỉnh II.3.2 Tác động của việc điều chỉnh PHẦN III: KẾT LUẬN III.1 Thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình điều hành lãi suất cơ bản III.2 Định hướng điều hành lãi suất cơ bản ở VN hiện nay 2
- PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1 Khái niệm lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản (LSCB) là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà N ước Việt Nam (NHN N VN) trong ngắn hạn. Theo điều 9 khoản 12 của luật NH NN VN, LSCB được định nghĩa như sau: “ LSCB là lãi suất do NHN N công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”. Theo Luật NHNN, LSCB chỉ áp dụng cho Đồng Việt nam do NH NN công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. LSCB được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHN N, lãi suất huy động đầu vào của TCTD và xu hướng biến động cung-cầu vốn.Theo Luật Dân sự, các TCTD không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần LSCB. Tuy được nhắc đến trong Luật NHNN và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song LSCB chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, LSCB ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, LSCB là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các TCTD có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm. Hiện nay, mức LSCB do NH NN công bố là 8%/năm. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương (NHTW) nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của NHN N VN là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh Châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là LSCB. LSCB do NH NN bao hàm hai loại: - Lãi suất huy động do chính phủ mà ở Việt nam được thực hiện thông qua việc phát hành các trái phiếu kho bạc các Ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ nhận được tín hiệu từ phía NHN N về mức lãi suất cho vay tối thiểu có thể đạt được với mức rủi ro bằng không. Nếu NHN N muốn thu hẹp lượng cung tiền của các NHTM ra nền kinh tế thì sẽ tăng mức lãi suất huy động và ngược lại . - Lãi suất cho vay đối với các NH TM hay nói cách khác đi chính là lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn nhằm tác động đến đầu vào của các NHTM. 3
- I.2 Vai trò của lãi suất cơ bản LSCB của NHTW là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng. LSCB là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHN N trong ngắn hạn: lãi suất này được quyết định bởi NH TW để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, LSCB được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. LSCB được xem là lãi suất chính, bởi vì các khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này. Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó. Nhiều khoản vay tiêu dùng như cho mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản. Vai trò và tác dụng của LSCB trong 13 năm Luật NHNN có hiệu lực (1997 – 2009) Luật NHNN được Quốc hội thông qua tháng 10/1997 đến tháng 10/1998 có hiệu lực; tháng 8/2000, NH NN hoàn tất việc xây dựng cơ chế và việc công bố LSCB có hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 2000-2007, vai trò của LSCB rất mờ nhạt, thậm chí có những thời gian LSCB còn “hơi bị” lạc lõng. Qua đồ thị theo dõi diễn biến của LSCB và lãi suất kinh doanh của các TCTD, nhiều khi hai đồ thị này diễn biến trái chiều nhau như khi lãi suất kinh doanh của các TCTD có xu hướng tăng thì LSCB lại có xu hướng giảm. Vì vậy, nhiều lúc chúng tôi cảm thấy LSCB không có tác dụng gì tới thị trường, kể cả vai trò định hướng. Đến năm 2008, do diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều điều bất ổn, lạm phát gia tăng hai con số với tốc độ cao, kinh tế bắt đầu suy giảm, thị trường tiền tệ mất ổn định. Lúc đó, NHN N mới sử dụng LSCB và quy định của Luật Dân sự để ổn định thị trường. Nhờ có thay đổi cơ chế điều hành LSCB mà thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, nó có những mặt tiêu cực, bởi dù LSCB có tác dụng trực tiếp với các TCTD, nhưng vẫn không phải là lãi suất thực, việc hình thành LSCB vẫn trên cơ sở thiếu khoa học. Và cũng nên hiểu rằng LSCB và cơ chế trần cho vay không vượt quá 150% LSCB chỉ phù hợp với lúc thị trường không ổn định. Điều nguy hiểm hơn, ở Việt Nam lại quay trở lại cơ chế trần lãi suất, cơ chế hành chính trong điều hành lãi suất mà ta đã mất rất nhiều công sức để điều chỉnh thị trường bỏ dần cơ chế hành chính sang cơ chế lãi suất 4
- thị trường. Do đó, còn duy trì cơ chế này, là đã lấy đi tính thị trường của lãi suất trên thị trường tiền tệ, là trái với các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ, trái với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị và Thủ tướng thông qua. Thực tế, hiện nay với cơ chế trần lãi suất, cho dù LSCB tăng hay giảm thường xuyên thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường, mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu. PHẦN II: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CƠ BẢN Ở VN HIỆN NAY II.1 Một số quan điểm về lãi suất cơ bản ở VN II.1.1 Quan điểm 1: Nên bãi bỏ lãi suất cơ bản NH NN nên thay việc công bố lãi suất cơ bản hiện nay bằng việc công bố lãi suất mục tiêu và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để bảo vệ mục tiêu đã được công bố. Mục đích là nhằm hạn chế cho vay nặng lãi của công cụ lãi suất cơ bản, nên được thay bằng lãi suất cho vay trung bình của các NHTM lớn được NH NN hoặc Hiệp hội ngân hàng công bố hằng ngày. (Định hướng cơ chế lãi suất cho Việt Nam-TS. Hoàng Công Gia Khánh, khoa Kinh Tế - ĐH QG Tp . HCM). Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đề xuất, cần thay đổi định nghĩa về LSCB, để công cụ này phát huy hiệu quả cao hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Bất cứ một quy định pháp lý nào cũng vậy, chứ không riêng gì quy định về LSCB, khi có quá nhiều người vượt rào, thì phải xem xét quy định đó có hợp lý trên thực tiễn không, để có hướng điều chỉnh. Hiện LSCB và lãi suất trần không có mối tương quan và không có tính thị trường, bởi vậy gây nên những hệ luỵ nêu trên. Do đó, điều quan trọng nhất là cần thay đổi định nghĩa về LSCB. Theo đó, LSCB nên được hiểu là lãi suất trung bình cho vay tốt nhất của các NHTM lớn tại VN. Với cách làm này sẽ tạo ra khoảng không hợp lý giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, để tạo thuận lợi cho các NH TM hoạt động. Nếu khống chế cứng trần lãi suất như hiện nay sẽ tác động không lành mạnh đến thị trường tiền tệ. Thực tế, hiện nay với cơ chế trần lãi suất, cho dù LSCB tăng hay giảm thường xuyên thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường, mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu. Vì vậy, khi LSCB không có ý nghĩa kinh tế, là một lãi suất không có thực, không có tác động mang tính thị trường mà mang nặng tính hành chính thì nên bỏ và thay vào đó là lãi suất thực, lãi suất mà NHNN sử dụng thực 5
- sự trong mối quan hệ với các TCTD, để thông qua đó điều tiết thị trường, nhất là trong điều kiện nền kinh tế VN hiện đã tiến sâu theo cơ chế thị trường, thị trường tiền tệ đã phát triển, hệ thống TCTD đã phát triển, các công cụ của thị trường cũng phát triển, hoàn cảnh và tình thế không còn giống thời kỳ năm 1997 nữa. Do vậy, không thể duy trì khái niệm LSCB như năm 1997 đã sử dụng mà nên trả lại vị trí cho lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu như thông lệ các nước đang làm. Do vậy, quy định như Điều 15 trong dự thảo Luật là hợp lý, đúng với nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của NHN N (Quan điểm của Tiến sĩ Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN). Ngay cả trong quá trình thảo luận dự án Luật NH NN (sửa đổi) gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nói: “... LSCB của chúng ta hiện nay là không có thực, vì lãi suất này không có mối quan hệ vay mượn nào giữa ngân hàng trung ương với tổ chức tín dụng”. PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết NHN N có thể can thiệp vào lãi suất cho vay của các ngân hàng không chỉ bằng công cụ LSCB mà có thể bằng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, hoặc có thể bằng dự trữ ngoại hối. Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng một quy định về lãi suất cho vay không được vượt quá 150% LSCB đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Và theo ông, trong năm nay có thể việc bỏ LSCB sẽ được Quốc hội chấp thuận để lãi suất được tự do điều chỉnh bởi thị trường. II.1.2 Quan điểm 2: Không nên bãi bỏ lãi suất cơ bản Ý kiến bà Lê Thị Nga – Phó Chủ tịch UB Pháp luật Quốc Hội cho rằng nếu bỏ quy định về LSCB, Nhà nước sẽ mất vai trò định hướng, thị trường lãi suất có thể dẫn đến cuộc chay đua lãi suất huy động và lãi suất cho vay, gây rối loạn thị trường, đẩy người dân và doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, góp phần làm mất giá đồng tiền Việt Nam. Theo Ủy viên Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên, đề xuất bỏ quy định về LSCB của NH NN không chỉ vướng với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự mà còn vướng ngay với thực tế của 70% dân số nước ta đang sống tại khu vực nông thôn. Một thành viên khác của Ủy ban Kinh tế cho rằng: nếu thực hiện lãi suất thỏa thuận sẽ dẫn đến tình trạng, cứ không huy động được vốn thì các NH TM lại đẩy lãi suất lên. Với quy định này, bảo đảm được lợi ích của các NHTM hiện nay nhưng đổi lại, cả nền kinh tế sẽ phải gánh chịu hậu quả. 6
- UBTVQH đã kiên quyết không chấp thuận đề nghị bãi bỏ quy định về LSCB trong các lần trình trước Kỳ họp thứ sáu về Dự án Luật Ngân hàng vì không thể chấp nhận tư duy lập pháp theo kiểu gọt chân cho vừa giày. II.2 Thực trạng lãi suất cơ bản VN hiện nay II.2.1 Giai đoạn 2000 – 2007 Trước năm 2000, NHN N chưa sử dụng khái niệm LSCB thay vào đó là sử dụng chính sách lãi suất cao nhất (lãi suất trần). Chẳng hạn đầu năm NHN N ra quyết định số 381/QĐ- NH 1 ngày 28/12/1995 có hiệu lực từ 01/01/1996 quy định cho vay ngắn hạn 1.75%/tháng, cho vay trung dài hạn 1.7%/tháng, cho vay nông thôn: 2%/tháng (đối với khối Ngân hàng TM CP) còn quỹ tín dụng Nhân Dân thì 2.5%/tháng, chệnh lệch bình quân của tiền gởi và cho vay là 0.35%/tháng. Đến gần cuối năm 1996 có quyết định số 266/QĐ-NH 1 ngày 27/09/1996 có hiệu lực từ 01/10/1996, cho vay ngắn hạn 1.25%/tháng, cho vay trung dài hạn 1.35%/tháng, cho vay nông thôn: 1.5%/tháng còn quỹ tín dụng Nhân Dân là 1.8%/tháng., nợ quá hạn 150% chệnh lệch bình quân của tiền gởi và cho vay là 0.35%/tháng. Đây là giai đoạn đầu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Bên cạnh đó, thời gian này trong Bộ luật dân sự năm 1995 tại khoản 1 điều 473 qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất”. Năm 2000, LSCB do nhnn công bố là 9%/năm, NH NN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo LSCB do NHN N công bố. Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá LSCB + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn. Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với LSCB về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (LSCB + biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng LSCB, lãi suất cho vay bình quân của 4 Ngân hàng quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). 7
- 16 Tự do hóa Tự do hóa Áp dụng lãi s uất cõ bản lãi suất USD lãi suất VND 14 Lãi suất c ho vay ngắn hạn VND 12 Lãi s uất cõ bản cộng biên ðộ 10 Trần lãi suất cho v ay ngắn hạn 8 Lãi suất cõ bản 6 4 Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng) 2 0 06/98 12/98 06/99 12/99 06/00 12/00 06/01 12/01 06/02 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF. Năm 2001 LSCB do NHN N công bố là 7.8%/năm; và trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Năm 2002 LSCB do NHN N công bố là 7.2%/năm, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Biểu đồ biến động lãi suất cơ bản từ năm 2000 đến 01/10/2009 15 14 14 14 13 13 12 12 12 12 11 11 10 10 9 8.75 9 8.25 8.25 8.5 7.8 7.44 7.8 8 7.5 7.5 7.2 7 7 7 6 5 4 3 2 1 0 00 01 02 03 5 4 5 5 06 7 8 8 8 8 08 8 8 8 8 08 8 9 9 00 00 00 0 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 00 20 20 20 20 20 0 20 20 2 /2 /2 /2 2 2 /2 /2 /2 2 /2 2 /2 2 /2 2 3/ 2/ 1/ 1/ 6/ 0/ 1/ 2/ 2/ 0/ 01 2 1 05 05 6 10 11 02 /0 /0 1 /0 /0 /0 /0 /0 /1 /1 /1 /1 /1 1/ 1/ 1/ 9/ 1/ 1/ 1/ 01 01 01 01 01 01 11 01 05 05 22 01 0 0 1 2 2 0 Nguồn số liệu tổng hợp lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 8
- Từ tháng 12/2005 đến cuối 2007, LSCB giữ ở mức 8,25%/năm. Theo thống kê thì lượng cung tiền M2 tăng trên dưới 30% mỗi năm. Cuối tháng 5/2007, NH NN ban hành Chỉ thị số 03 buộc các ngân hàng phải giảm dư nợ và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán xuống dưới mức 3%. Thời điểm chậm nhất là ngày 31/12/2007. Trong 6 tháng đầu năm 2007, NHN N rút ra khỏi lưu thông 90 nghìn tỉ tỷ đồng, so với 112 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra mua USD. 1/6/2007, NH NN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. Tháng 11/2007, cầu VND đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 17%. NH NN bơm thêm hơn 10.000 tỷ đồng vào thị trường, lãi suất dần hạ về 8%. Lạm phát tăng vọt vào cuối năm. II.2.2 Giai đoạn 2008 – nay Công cụ LSCB của NH NN đã p hát huy hiệu quả trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 ở bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, LSCB đã được điều chỉnh tăng/giảm nhiều lần, góp phần kiềm chế lạm phát rồi chống suy giảm kinh tế. Cụ thể: - 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: LSCB từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm. - Ngày 30/1/2008, NHN N bơm thêm 12.000 tỉ đồng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng. Ngày 31/1/2008, NHN N thông báo đưa thêm ra thị trường 15.000 tỉ đồng với thời hạn 2 tuần. - Ngày 13/2/2008, NHN N thông báo sẽ phát hành tín phiếu NHN N bằng VND vào ngày 17/3/2008 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NH TM với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm. - Ngày 18/2/2008, NHN N đã thay đổi cách thức đấu thầu trên thị trường mở hằng ngày bằng việc công khai lộ trình và khối lượng các phiên đấu thầu trong cả tuần để tất cả các ngân hàng được rõ. Khối lượng tiền đưa ra cũng tăng từ 3.000 tỉ đồng/ngày lên 5.000 tỉ đồng/ngày. 9
- - Ngày 19/2/2008 và 20/2, NH NN bơm ra 23 nghìn tỉ đồng qua thị trường mở, Ngày 21/2, NHN N bơm thêm 10 nghìn tỉ đồng qua thị trường mở. - Từ tháng 5 - 9/2008, NH NN điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt", các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, LSCB từ 12%/năm lên 14%/năm NH NN VN áp dụng cơ chế điều hành LSCB, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% LSCB do NH NN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NH TM ; đồng thời, NH NN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. LSCB được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung-cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Từ tháng 10/2008 đến 11/2009, NHN N chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ "thắt chặt" để chống lạm phát sang "nới lỏng" nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% - 11% - 8,5% - hiện nay là 7%/năm Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, Thống đốc NH NN đã ký các quyết định số 2664, 2665/QĐ điều chỉnh LSCB tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 1/12/2009. Việc điều chỉnh tăng các mức LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ. Các quyết định này còn tạo điều kiện cho các NH TM huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế 26/2/2010 NH NN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHN N cho phép các ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Cơ chế này cũng áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay; các hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thông tư 07 có hiệu lực đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ các TCTD, các chuyên gia, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Các chuyên gia cho rằng lãi suất dẫn được trả về cho thị trường, qua đó khơi thông được nguồn vốn tín dụng trung-dài hạn và mang lại lợi ích cho các TCTD (doanh thu, cơ hội kinh doanh...), cho doanh nghiệp (tiếp cận vốn dễ dàng, sử dụng vốn một cách hợp lý hơn…) và cho nền kinh tế. Điều này có thể thấy rõ 10
- qua một số điểm tích cực của Thông tư 07: Thứ nhất, Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường. Cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn với giá thỏa thuận minh bạch, vừa chấm dứt tình trạng phí “ngầm” trong bản thân mỗi TCTD mà N HN N cũng khó kiểm soát. Thứ hai, với việc vận hành theo cơ chế của thị trường thì các NH TM sẽ thay đổi mức lãi suất cho vay dựa trên các y ếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Vậy việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp chủ yếu sẽ phụ thuộc chính bản thân doanh nghiệp. Do đó, để tiếp cận vốn dễ dàng hơn thì các doanh nghiệp sẽ phải hoạt động, sử vốn có hiệu quả và phải bỏ ra chi phí hợp lý cho các khoản vay của mình. Thứ ba, việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có nhiều bất ngờ, bởi có những thông tin “tín hiệu” trước đó nên doanh nghiệp cũng đã lường tính khi xét đến các kế hoạch vay vốn. Những phản ứng tích cực của thị trường là cơ sở khẳng định tính đúng đắn của Thông tư 07. Và những phản ứng này là một tín hiệu tốt để NH NN thực hiện những bước tiếp theo nhằm tự do hóa hoàn toàn lãi suất. Song việc quay lại cơ chế lãi suất “trước thời kỳ khủng hoảng” cần phải đi kèm những biện pháp đồng bộ khác như: thay đổi Điều 476 của bộ luật dân sự; xác định đúng bản chất của LSCB là lãi suất định hướng thị trường. Và một trong những điều kiện để tạo ra nội dung mới cho LSCB là cần bỏ “LSCB” trong luật NHN N hiện nay, thay bằng một cái tên khác là “lãi suất định hướng” của NH NN vì rất khó thay đổi nội dung khi mà “tên” của nó đã đi “sâu vào trong tâm khảm” của các thành viên thị trường. II.3. Q uá trình điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHTW Thông thường các NHTW điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ như lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, quy định tỷ lệ tín dụng cho vay đối với các NHTM như dựa trên vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu hay vốn huy động... Ở VN, ngoài các công cụ trên NH NN còn điều hành thị trường tiền tệ bằng LSCB những biện pháp có tính chất hành chính. Trước hết, chúng ta phải ghi nhận tác dụng thực tế của LSCB từ giữa năm 2008 đến nay là bất cứ khi nào NHN N VN thay đổi LSCB, thị trường tín dụng và những thị trường vốn như vốn huy động, chứng khoán đều tức thì và thường theo hướng mà NH NN mong muốn. Vấn đề đặt ra là liệu những tác dụng trên thị trường do phản ứng tức thời đó có tồn 11
- tại lâu và giữ sự ổn định của thị trường không và nếu không thì có nên hay không thay thế LSCB bằng một cơ chế lãi suất khác hữu hiệu hơn để thực hiện chính sách tiền tệ trong khung cảnh của một nền kinh tế thị trường? II.3.1 Nguyên nhân điều chỉnh Mục đích của việc tăng LSCB là thắt chặt sự tăng trưởng cung tiền, kềm chế lạm phát và do đó ổn định vĩ mô. Kinh nghiệm trong những năm qua đã chứng tỏ việc điều chỉnh lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NH NN . Trên thực tế, LSCB đóng vai trò khá tích cực như là mức lãi suất tham khảo phổ biến trên thị trường. Trong lần nâng LSCB vừa qua của NHN N từ 7% lên 8% và do đó lãi suất cho vay tăng từ 10,5% lên 12%, tác dụng tức thời và trực tiếp của biện pháp này là thị trường tín dụng bị thắt chặt tức thì. Chi phí lãi tăng làm các doanh nghiệp giảm thiểu vay mượn từ ngân hàng Ngoài ra, các ngân hàng cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn và do đó tăng cao chi phí lãi đầu vào và vì thế lựa chọn kỹ càng hơn những đối tượng cho vay có khả năng trả lãi suất cho vay và khả năng trả nợ cao. Bên cạnh đó, các giải pháp kích cầu còn chưa đủ mạnh đôi khi mất tác dụng (như phát hành công trái kỳ phiếu thu tiền về). Nó vẫn được coi là vấn đề quan trọng bởi vì trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải dựa vào nguần vốn vay ngân hàng (từ 90%) để sản xuất kinh doanh như hiện nay thì chủ trương giảm lãi suất là hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, NHN N dường như đang muốn phát đi thông điệp rằng lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát và cơ quan này cam kết duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 1.96% so với tháng trước. Tính trong 2 tháng đầu năm CPI tăng 3.35%, gần bằng một nửa mục tiêu 7% của năm 2010. So với những năm trước, CPI tháng 02/2010 cao hơn CPI tháng 02/2009; nhưng lại thấp hơn khá nhiều so với CPI từ năm 2002 đến 2008. CPI trung bình của giai đoạn 7 năm này tăng 2.54% và đều ở trên mức 2%, trong tháng 02. 12
- CPI T HÁNG 02 VÀ CẢ NĂM GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 Nguồn: Tổng cục Thống kê Như vậy, mức tăng CPI tháng 02 năm nay không phải là một vấn đề lo ngại quá mức. Việc tăng lên khá mạnh của nhiều hàng hóa trong dịp Tết Âm lịch có một phần nguyên nhân từ việc nghĩ lễ năm nay kéo dài. Bên cạnh đó, giá cả một số mặt hàng cũng đang tăng lên do hiệu ứng của việc điều chỉnh tỷ giá. Thứ hai, với dự định cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với khoản vay trung và dài hạn, và thu thêm phí với khoản vay ngắn hạn, ảnh hưởng của LSCB như trong thời gian qua sẽ không còn. LSCB sẽ được trả về vai trò như là một lãi suất tham khảo trên thị trường, đồng thời có tác dụng chống cho vay nặng lãi (trên thị trường phi chính thức). Thứ ba, NHN N đang mong muốn áp dụng các biện pháp phổ biến hơn trong điều hành chính sách tiền tiền tệ như lãi suất chiết khấu, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Thứ tư, việc giữ nguyên LSCB có thể giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư và thị trường, khi mà thông tin tỷ giá hối đoái điều chỉnh, nhiều mặt hàng tăng giá được công bố dồn dập trong thời gian gần đây. II.3.2 Tác dụng của việc điều chỉnh lãi suất Việc NHN N VN áp dụng cơ chế điều hành LSCB và như thế các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% LSCB do NH NN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM; đồng thời, NH NN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. LSCB được xác định và công bố trên cơ sở xu 13
- hướng biến động cung-cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành LSCB đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NH TM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NH TM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NH TM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định. Cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NH TM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NH NN; lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung-cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của NHN N, đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Việc điều hành linh hoạt LSCB, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NH NN là "thắt chặt" hay "nới lỏng" tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô. Cơ chế điều hành LSCB phù hợp với quy định của Luật NH NN và Bộ luật Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm tới đây là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững. Tuy vậy, cơ chế điều hành LSCB là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của NH TM, có hạn chế nhất định việc thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng có độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Xử lý vấn đề này, NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. 14
- PHẦN III: KẾT LUẬN III.1 Thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình điều hành lãi suất cơ bản III.1.1 Nhửng thành tựu đạt được Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, LSCB tạo thành bộ ba quan trọng trong “rổ” công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHN N, các mức LSCB do NHN N công bố thực sự là một thông số quan trọng, quyết định đến hoạt động tín dụng của các NH TM , trực tiếp liên quan đến lạm phát và thực sự là công cụ điều hành có ảnh hưởng lớn trên thị trường tiền tệ. Vào năm 1999 với việc áp dụng công cụ trần lãi suất cho vay thay vì khống chế lãi suất cho vay của các NHTM là cơ sở để các TCTD tăng lãi suất huy động vốn, tạo điều kiện cho việc huy động đủ vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phù hợp với quan hệ cung - cầu về vốn tín dụng đối với nền kinh tế . Năm 2008, diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn, lạm phát gia tăng hai con số với tốc độ cao, kinh tế bắt đầu suy giảm, thị trường tiền tệ mất ổn định. Lúc đó, NHN N sử dụng LSCB và quy định của Luật Dân sự để ổn định thị trường. Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành LSCB đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM, nhất là đối với NH TM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NH TM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Nhờ đó, thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. LS huy động của các NHTM trở về mức hợp lý hơn trong mối tương quan giữa tỷ lệ lãi suất và cơ cấu kỳ hạn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người gửi, NHTM và doanh nghiệp vay vốn. M ặt khác sự điều hành linh hoạt LSCB của NHN N không chỉ tạo ra hiệu quả trong việc ' cắt cơn sốt'' lãi suất đồng Việt Nam bị đẩy lên cao mà từ đó các N HTM đã biết chủ động lấy LSCB làm cơ sở, định hướng trong việc xác định LS kinh doanh, tùy theo đó mà nới lỏng hay thắt chặt cơ chế vay vốn. III.1.2 Những vấn đề còn tồn tại Cơ chế lãi suất đã có tác động tích cực bình ổn thị trường trong thời kỳ khủng hoảng, các cú sốc do thay đổi chính sách để chống lạm phát và suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, vai 15
- trò lịch sử đó đã đến lúc p hải dừng lại cho phù hợp với những diễn biến mới của tình hình thị trường khi mà những tác động tích cực đã giảm dần và những tác động bất lợi đã xuất hiện: lãi suất đã không phản ánh được quan hệ cung-cầu trên thị trường; các TCTD đã lách “trần cho vay” bằng các khoản phí... Mặt khác, những bất cập trong cơ chế “lãi suất trần” đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD: nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung-dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên: Hiện nay, lãi suất trần cho vay ngắn hạn là 12%/năm, nhưng lãi suất huy động lên tới 10,5%/năm. M ức lãi suất này khiến các NHTM không có lãi, thậm chí lỗ, bởi vậy để thực hiện cơ chế LSCB của NH NN , nhiều ngân hàng đã lách lãi suất trần bằng cách thu phí dịch vụ từ các doanh nghiệp đi vay. Tất cả những phí phụ trội này cộng với lãi suất trên sổ sách đã làm cho mức lãi suất thực tăng cao hơn nhiều so với LSCB. Cách làm trên của các NH TM tạo ra rủi ro pháp lý cho chính họ, cũng như doanh nghiệp đi vay. Nếu NH NN thanh tra, xử lý, thì rủi ro cho cả hai phía. Về phía các doanh nghiệp, họ đang phải trả lãi suất quá cao, vượt khá xa trần lãi suất cho vay mà NHNN quy định. Điều này khiến doanh nghiệp chịu thiệt thòi lớn. Vì trong khi kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục, tức là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng lên thông qua thị trường xuất khẩu được cải thiện, các đơn hàng mới sẽ tăng…, lẽ ra họ cần được tiếp cận các nguồn tín dụng thuận lợi hơn, với chi phí thấp để nâng cao khả năng tận dụng cơ hội do thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế mang lại. Đấy là chưa kể việc rất nhiều những thành phần kinh tế không có khả năng vay vốn ngân hàng như nhiều doanh nghiệp nhỏ trong giới tiểu thương phải đi vay vốn thị trường chợ đen với lãi suất cắt cổ. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi cũng tăng cao. Nhiều ngân hàng sẵn sàng trả cho khách hàng gửi tiền một mức lãi suất cao hơn nhiều mức trần 10,5%/năm do NHN N chỉ đạo. Nhiều ngân hàng khác tuy vẫn trả khách hàng gửi tiền với lãi suất trên sổ sách là 10,499%, nhưng trên thực tế lại có những chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn, chẳng hạn trả trước tiền lãi, tặng tiền và tặng quà cho những món tiền gửi lớn. Trong những tuần lễ cuối năm 2009, ngay cả lãi suất qua đêm trên thì trường liên NH có lúc lên trên 20%/năm, vượt quá xa với mức 12% do NH NN quy định. Mặt khác, do thiếu khả năng thanh khoản nên các ngân hàng nhỏ chủ động đưa LS lên cao với kỳ hạn ngắn nhằm đảm bảo thanh khoản đã khiến các ngân hàng lớn phải điều chỉnh LS huy động tăng theo. Do đó LS huy động ngắn hạn cao hơn dài hạn (3 tháng cao hơn 12 tháng) là ngược với quy luật thông thường. Những “tác dụng phụ” liên quan đến việc điều chỉnh LSCB đã thể hiện một cách rõ ràng là LSCB không phản ánh mức lãi suất thực của thị trường, mà là một mức lãi suất được ấn định dựa vào chủ trương của NHN N tại một thời điểm nhất định tùy thuộc vào 16
- chính sách tiền tệ giai đoạn đó. Do đó, lãi suất cơ bản do NHN N công bố chỉ mang tính hành chính vì nó được làm cơ sở để xác định trần lãi suất cho vay nhưng NH NN không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho mức lãi suất đã công bố. Thực tế đã chứng minh, khi thị trường khan hiếm vốn, các NH TM tìm cách lách trần lãi suất trong khi NHN N rất khó kiểm soát hoàn toàn việc vi phạm này. Ngược lại, khi thị trường thừa vốn, mức trần lãi suất được tính từ LSCB không còn có tác dụng. Tính hành chính của LSCB gây cản trở đối với tiến trình tự do hóa lãi suất để từng bước tự do hóa tài chính. LSCB dường như còn tách rời với lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Với việc điều hành LSCB, NH NN sẽ khó tập trung sức mạnh và nguồn lực để cải tổ nhằm phát huy hiệu lực của công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Ngoài ra, LSCB không được dùng để giải quyết mối quan hệ vay mượn thực của NH NN với các TCTD nên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ; không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ. Thực tế, hiện nay với cơ chế trần lãi suất, cho dù LSCB tăng hay giảm thường xuyên thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường, mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu. III.2 Định hướng điều hành lãi suất cơ bản ở VN hiện nay Với những bất cập của cơ chế LSCB hiện hành, LSCB nên được hiểu với một nghĩa tích cực hơn là lãi suất trung bình cho vay tốt nhất của các NH TM lớn tại VN. Hàng ngày NH NN hoặc Hiệp hội Ngân hàng nên thu thập lãi suất cho vay dài hạn của các NH TM lớn, tính bình quân của các mức lãi suất này và công bố công khai tương tự như cách công bố LIBOR hay SIBOR để làm cơ sở xác định trần lãi suất cho vay. Cách làm này sẽ đảm bảo được tính linh họat, hợp lý của lãi suất công bố vì nó bám sát diễn biến của thị trường, phản ánh kịp thời quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế. Đồng thời, sẽ tạo ra khoảng không hợp lý giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, để tạo thuận lợi cho các NH TM hoạt động. Nếu khống chế cứng trần lãi suất như hiện nay sẽ tác động không lành mạnh đến thị trường tiền tệ. Tóm lại, lãi suất là một vấn đề nhạy cảm chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ tác động trực tiếp lợi nhuận của ngân hàng mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô. M ặt khác lãi suất còn tác động trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và người lao động. Vì vậy để LSCB khẳng định được vai trò điều tiết thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô thì NHNN phải trực tiếp điều hành lãi suất một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định trên cơ sở dung hòa được lợi ích của các bên. Trong trường hợp không thể tiếp tục duy trì LSCB, NHN N cần sử dụng hữu hiệu cặp 17
- công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, gia tăng và phát huy vai trò của nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết lãi suất liên ngân hàng theo hướng lãi suất mục tiêu, từ đó tác động hữu hiệu dến lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của các NHTM mà không cần thiết phải sử dụng lãi suất trần cho vay thông qua lãi suất cơ bản và biện pháp hành chính kiểm soát. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Bản chất và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư”
12 p | 2699 | 624
-
Tiểu luận quản lý nhà nước về kinh tế
17 p | 2173 | 252
-
Tiểu luận:Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua
22 p | 565 | 75
-
Tiểu luận: Sử dụng hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm cao su của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam Caosumina
35 p | 351 | 66
-
Tiểu luận: Công ty TNHH MTV dịch vụ thú y Tâm Việt (BESTPET)
56 p | 775 | 58
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ MBTI
21 p | 371 | 56
-
Thuyết trình: Bảy công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
15 p | 333 | 49
-
Bài tiểu luận: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
40 p | 426 | 48
-
Bài tiểu luận: Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế
24 p | 278 | 43
-
Tiểu luận Quản lý Nhà nước về kinh tế: Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý luận và thực tiễn các phương pháp và công cụ QLNN về kinh tế mà anh/chị quan tâm?
17 p | 165 | 40
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ quản lý chất lượng tương lai Benchmarking
16 p | 156 | 26
-
Bài tiểu luận: Phân tích sự thành công của Công ty Vinamilk trong việc sử dụng tối đa tính tiện ích và tính kinh tế
32 p | 361 | 23
-
Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ phần mềm: Nghiên cứu, tìm hiểu công cụ lưu trữ mã nguồn online với công cụ Github
61 p | 159 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư
177 p | 95 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 16 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính ở các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
87 p | 31 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện các công cụ tạo động lực cho giáo viên trường Trung cấp Việt - Anh
121 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn