Tiểu luận: Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào
lượt xem 21
download
Đề tài Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào nêu một kỹ thuật định giá tốt được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí thực hiện, bên cạnh đó nó cũng là thước đo so sánh với các kỹ thuật khác. Phân tích bội số ít tốn kém chi phí vì phương pháp này chỉ sử dụng các thông tin tối thiểu mà thôi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào
- BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ ỜN G ĐẠ I HỌC KIN H TẾ TP . HỒ C HÍ MIN H TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO GV HD : TS . Ng u yễn Thị Uyên Uyên Nhó m : 08 Lớ p : Đê m 3 – K2 2 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Mục lục 1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................4 2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................4 3 Phân tích bội số ....................................................................................................................4 3.1 Phương pháp so sánh ......................................................................................................4 3.1.1 Ưu điểm ...........................................................................................................................6 3.1.2 Nhược điểm ....................................................................................................................6 3.1.3.Điều chỉnh đòn bẩy .......................................................................................................7 3.1.4 Điều chỉnh kế toán .........................................................................................................7 3.1.5 Các biến số của tỷ số P/ E..............................................................................................8 3.2 Phương pháp sàng lọc ......................................................................................................9 3.2.1 Sàng lọc kỹ thuật............................................................................................................9 3.2.2 Sàng lọc cơ bản ...............................................................................................................10 3.2.3 Ưu điểm............................................................................................................................11 3.2.4 Nhược điểm ....................................................................................................................11 4 Định giá trên cơ sở tài sản ..................................................................................................11 4.1 Ưu điểm ...............................................................................................................................12 4.2 Nhược điểm .......................................................................................................................12 5 Phân tích cơ bản ...................................................................................................................12 5.1 Tiến trình ............................................................................................................................13 5.1.1 Am hiểu hoạt động kinh doanh ..................................................................................13 5.1.2 Phân tích thông tin ........................................................................................................16 Trang 2
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên 5.1.3 Dự báo ..............................................................................................................................18 5.1.4 Chuyển dự báo thành định giá ...................................................................................18 5.1.5 Quyết định đầu tư..........................................................................................................19 6 Cấu trúc của phân tích cơ bản: mô hình định giá .......................................................20 6.1 Mô hình định giá đối với các khoản đầu tư tới hạn ..................................................21 6.2 Mô hình định giá đối với các khoản đầu tư liên tục..................................................23 6.3 Tiêu chuẩn đối với mô hình định giá thực tiễn...........................................................23 6.4 Cái gì tạo ra giá trị ............................................................................................................24 6.5 Mô hình định giá và mô hình định giá tài sản ............................................................25 7 Mô hình chiết khấu cổ tức ..................................................................................................25 8 Kết luận ..................................................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................29 Trang 3
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên 1. Mục tiêu nghiên cứu Báo cáo tài chính được sử dụng như thế nào trong việc định giá 2. Câu hỏi nghiên cứu Phương pháp so sánh là gì? Sàng lọc cơ bản được sử dụng trong đầu tư như thế nào? Phân tích cơ bản được thực hiện như thế nào? Một mô hình định giá được thực hiện như thế nào? 3. Phân tích bội số Một kỹ thuật định giá tốt được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí thực hiện, bên cạnh đó nó cũng là thước đo so sánh với các kỹ thuật khác. Phân tích bội số ít tốn kém chi phí vì phương pháp này chỉ sử dụng các thông tin tối thiểu mà thôi. Phân tích bội số đơn giản chỉ là tỷ số giá cổ phiếu trên một con số cụ thể trong các báo cáo tài chính. Hầu như các tỷ số này đều làm gia tăng tầm quan trọng các s ố liệu trong các báo cáo tài chính như thu nhập, giá trị sổ sách, doanh thu và dòng tiền đó là tỷ số giá – thu nhập (P/E), tỷ số giá trên sổ sách (P/B), tỷ số giá trên doanh thu (P/S) và tỷ số giá trên dòng tiền hoạt động (P/CFO). 3.1 Phương pháp so sánh Các bước thực hiện như sau: Nhận diện các công ty có thể so sánh được. Các công ty này thường có hoạt động tương tự với hoạt động của công ty mục tiêu mà chúng ta đang muốn định giá Nhận diện các thước của các công ty có thể so sánh trong các báo cáo tài chính của chúng như là thu nhập, giá trị sổ sách, doanh thu, dòng tiền Tính bội số của các thước đo này khi công ty giao dịch Áp dụng các bội số để tính các thước đo tương ứng của các Công ty mục tiêu để tính giá trị Công ty Trang 4
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Bảng 1: Liệt kê doanh số, thu nhập và giá trị sổ sách vốn cổ phần hàng năm của Dell và 2 công ty sản xuất sản phẩm máy tính tương tự là Hewlett – Pard và Gateway. Doanh số Lợi nhuận sau Giá trị sổ Giá thị P/S P/E P/B thuế sách trường Hewlett – $45.226 $624 $13.953 $32.963 0,73 52,8 2,4 Packard Co Gateway Inc 6.080 (1.290) 1.565 1.944 0,32 - 1,2 Dell computer 31.168 1.246 4.694 ? ? ? ? Corp Bảng 2: Áp dụng bội số trung bình của các công ty có thể so sánh để tính giá trị của Dell Computer Bội số trung bình của các Số liệu của Dell Giá t rị của Dell công ty so sánh. Doanh số 0.53 x 31.168 = $16.519 Thu nhập 52.8* x 1.246 = 65.789 Giá t rị sổ sách 1.8 x 4.694 = 8.449 Bình quân giá trị 30.252 Số cổ phần đang lưu 2.602 hành Giá cổ phần $11,63 Từ bảng 1 và bảng 2 cho ta thấy được ba bội số cho ra ba giá trị khác nhau đối với Dell. Vì thế chúng ta tính trung bình để tìm ra giá trị thị trường là 30.252 triệu cổ phần trên 2.602 triệu cổ phần. Vì vậy giá cổ phần của Dell mà chúng ta tính là $11,63. Bội số giá trên thu nhập cho ra giá trị của Dell là cao nhất $25.28. Do đó nếu cổ phần Dell giao dịch ở mức $27 một cổ phần hơn mức tính toán trung bình trên, từ đó suy ra bán cổ phiếu Dell lúc này là tốt Trang 5
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Chúng ta còn quan tâm đến giá cả ở đó một cổ phiếu sẽ giao dịch, dù giá có hiệu quả hay không. Ví dụ như các ngân hàng đầu tư thả nổi phát hành lần đầu (IPO) thường sử dụng phương pháp so sánh để ước tính giá mà thị trường có thể định giá phát hành. Nếu thị trường đang định giá sai các công ty so sánh thì cũng sẽ đánh giá sai IPO 3.1.1 Ưu điểm Phân tích so sánh bội số thật dễ dàng và ít tốn kém nhất so với các phương pháp khác 3.1.2 Nhược điểm Phân tích không bám vào một nền tảng nào đó có thể cho chúng ta biết giá trị độc lập với giá cả (như ví dụ trên thì giá trị của Dell dựa vào giá trị của Gateway và ngược lại) Các số liệu tính toán sẽ không ổn nếu như công ty so sánh bị định giá sai Nhận diện các công ty so sánh với cùng đặc điểm kinh doanh là rất khó Các bội số khác nhau cho ra các định giá khác nhau. Các tỷ số âm có thể xảy ra. Kh i công ty so sánh bị lỗ, tỷ số P/E ít có ý nghĩa. Các tỷ số điều chỉnh cũng có thể được sử dụng trong phân tích so sánh, nhà phân tích điều chỉnh đối với các chênh lệch trong đòn bẩy giữa các Công ty và điều chỉnh đối với các chênh lệch xuất phát từ các nguyên tắc kế toán Các bội số khác cũng có thể được sử dụng trong phân tích so sánh, đó là các tỷ số điều chỉnh. Người ta thường điều chỉnh đối với chênh lệch trong đòn bẩy giữa các công ty và điều chỉnh đối với chênh lệch xuất phát từ các nguyên tắc kế toán: 3.1.3 Điều chỉnh đòn bẩy Có sự khác nhau trong đòn bẫy giữa công ty mục tiêu và các công ty so sánh, các tỷ số tính toán phải được loại bỏ yếu tố đòn bẫy. Các thước đo không đòn bẫy điển hình là: Trang 6
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên EBIT là lãi trước thuế và lại vay Nợ ròng là tổng nghĩa vụ nợ trừ bất kì chứng khoán chịu lãi mà công ty đang nắm giữ như là một tài sản. Tử số trong các tỷ số này là giá thị trường công ty, đôi khi ám chỉ đến giá trị không đòn bẩy hoặc giá trị công ty. Các tỷ số không đòn bẩy đôi khi ám chỉ các bội số công ty. Tỷ số giá trên doanh số hoặc giá bán trên EBIT nên được tính toán như là tỷ số không đòn bẩy bởi vì đòn bẩy không tạo ra doanh số hoặc thu nhập trước thuế và lãi vay 3.1.4 Điều chỉnh kế toán Khi mẫu số của các tỷ số là các số liệu kế toán, các bội số thường được điều chỉnh đối với quan niệm của kế toán mà quan điểm này có thễ khác nhau giữa các Công ty. Các số liệu về khấu hao và các khoản trừ dần có thể khác nhau ở các công ty. Tùy theo quan điểm của kế toán nên khấu hao và các khoản trừ dần không phải là một thước đo tốt trong báo cáo thu nhập. Một tỷ số có thể điều chỉnh cho cả đòn bẫy và kế toán đối với các chi phí này là: EBITDA thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao và chi phí trừ dần (EBIT cộng khấu hao và chi phí trừ dần) Trang 7
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Thu nhập có thể bị tác động bởi các sự kiện đặc biệt đối với từng công ty. Vì thế các bội số được điều chỉnh để tháo gỡ tác động của các sự kiện đặc biệt này 3.1.5 Các biến số của tỷ số P/ E Tỷ số P/E báo cáo so sánh giá cổ phiếu đối với hầu hết thu nhập hàng năm được báo cáo trong những năm gần đây Tỷ số P/E dự kiến thường được tính toán với các dự báo của các nhà phân tích, bổ sung tỷ số P/E báo cáo cho các tăng trưởng thu nhập trong năm sắp đến Giá trên tử số P/E báo cáo bị ảnh hưởng bởi cổ tức. Các cổ tức làm giảm giá cổ phần vì giá trị được mang ra khỏi công ty. Nhưng thu nhập dưới mẫu số không bị cổ tức tác động. Vì thế các tỷ số P/E có thể khách nhau. Để điều chỉnh lại các sai biệt này, tỷ số P/E báo cáo được tính như sau: Trong đó DPS là cổ tức mỗi cổ phần. tử số là giá kể cả cổ tức, là giá trước khi chi trả cổ tức, giá sau khi chi trả cổ tức được chi trả gọi là giá sau cổ tức 3.2 Phương pháp sàng lọc Phương pháp so sánh cho thấy quan điểm là các công ty giống nhau sẽ có các bội số như nhau. Tuy nhiên các nhà đầu tư nghi ngờ giá thị trường chỉ đúng một cách cơ bản Trang 8
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên thì họ sẽ cho là các bội số hơi khách nhau. Nếu các công ty giao dịch với các bội số khách nhau thì chúng có thể bị đánh giá sai lầm. Các ý tưởng này dẫn đến việc sàng lọc cổ phiếu đối với việc mua và bán trên cơ sở các bội số tương ứng của chúng Cơ chế hoạt động của sàng lọc dưới hình thức đơn giản nhất: Nhận diện một bội số mà chúng ta sẽ sàng lọc cổ phiếu trên đó Xếp hạng các cổ phiếu dựa trên bội số đó, từ cao nhất đến thấp nhất Mua cổ phiếu có bội số thấp nhất và bán cổ phiếu có bội số cao nhất 3.2.1 Sàng lọc kỹ thuật Sàng lọc giá cả: Mua cổ phiếu có giá đang giảm nhiều trên thị trường và bán cổ phiếu có giá đang tăng nhiều Sàng lọc cổ phiếu nhỏ: mua cổ phiếu với giá trị thị trường thấp, lý do cơ bản cho thấy rằng các cổ phiếu nhỏ sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn Sàng lọc cổ phiếu nhếch nhác: Mua cổ phiếu không theo tư vấn của nhà phân tích. Các cổ phiếu này được định giá thấp bởi vì nhà đầu tư bầy đàn theo mốt tưởng là chúng không hấp dẫn. Sàng lọc theo mùa: mua cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong năm vì tỷ suất sinh lợi cổ phiếu có xu hướng cao hơn vào thời điểm đó. Sàng lọc xung lượng: mua cổ phiếu tăng giá, lý do cơ bản là xung lượng sẽ tiếp tục Sàng lọc giao dịch bên trong: Bắt chước những người bên trong vì những người bên trong có các thông tin bên trong và họ sử dụng thông tin đó giao dịch 3.2.2 Sàng lọc cơ bản: là so sánh giá trên con số cụ thể trong báo cáo tài chính của công ty, bao gồm: Sàng lọc giá trên thu nhập (P/E): mua các công ty có P/E thấp và bán các công ty có tỷ số P/E cao Trang 9
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Sàng lọc giá trên giá trị sổ sách (P/B) mua các công ty có P/B thấp và bán công ty có P/B cao Sàng lọc giá trên dòng tiền (P/CFO) mua giá thấp so với dòng tiền từ hoạt động, bán P/CFO cao. Sàng lọc giá trên cổ tức (P/d) mua P/d thấp, bán P/d cao Sàng lọc dựa trên bội số cho là các cổ phiếu có giá cao so với nền tảng cơ bản thì bị định giá cao và các cổ phiếu có giá thấp so với nền tảng cơ bản thì bị định giá thấp. Các cổ phiếu đôi khi có bội số cao được xem là cổ phiếu hấp dẫn vì các nhà đầu tư thấy hấp dẫn và tạo sự hăng hái từ đó làm cho giá trở nên cao hơn so với nền tảng cơ bản, ngược lại cổ phiếu có bội số thấp thường được xem là cổ phiếu buồn tẻ vì chúng bị bỏ qua bởi các nhà đầu tư bầy đàn. Các nhà đầu tư buồn tẻ thường hay chống lại xu hướng bầy đàn, họ mua cổ phiếu kém hấp dẫn và bán cổ phiếu hấp dẫn. Cổ phiếu có bội số thấp còn gọi là cổ phiếu giá trị bởi vì giá trị của chúng được xem là cao hơn so với gái cả của chúng. Ví dụ: dùng bội số P/E năm 2013 để so sánh giữa các Công ty với nhau từ đó ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục ACL AAM ABT NGC HVG Quyết định P/E Mua HVG 31.4 14.8 6 5.3 4.4 (2013) Bán ACL Qua dữ liệu trên ta thấy cần phải mua HVG vì có tỷ số P/E nhỏ nhất là 4.4 và bán ACL vì có tỷ số P/E cao nhất là 31.4 trong danh mục 3.2.3 Ưu điểm Sàng lọc cơ bản là một hình thức phân tích cơ bản ít tốn kém, mang lại hiệu quả về chi phí nếu phân tích cơ bản một cách đầy đủ quá tốn kém 3.2.4 Nhược điểm Trang 10
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Sẽ đi chệch đường nếu như một con số không là một chỉ dẫn tốt cho giá trị vô hình Sử dụng rất ít thông tin nên nhà đầu tư sẽ gặp nguy hiểm trong khi giao dịch với nhà đầu tư khác biết nhiều thông tin hơn 4. Định giá trên cơ sở tài sản Định giá dựa trên cơ sở tài sản xác định giá trị một công ty bằng cách nhận diện và tổng hợp giá trị tài sản của công ty Giá trị cổ phần = Giá trị công ty – giá trị nợ Các tài sản vô hình như là: tài s ản thương hiệu, tài sản tri thức và tài s ản quản trị không được phản ánh trong bản cân đối kế toán bởi vì các kế toán viên thấy xác định giá trị của chúng là quá kho theo các chuẩn mực kế toán chung, do đó đã cho giá trị của các tài sản này bằng không 4.1 Ưu điểm Có khả năng tái cấu trúc bảng cân đối kế toán bởi: Xác định giá thị trường hiện hành cho tài sản và nợ trên bảng cân đối Nhận diện các tài sản bị bỏ qua và ấn định một giá trị thị trường cho chúng 4.2 Nhược điểm: Tài sản được liệt kê trên bảng cân đối kế toán có thể không được giao dịch thường xuyên nên không phải lúc nào cũng có giá trị thị trường Giá trị thị trường không thể là thước đo giá trị vô hình hiệu quả nếu thị trường tài sản là không hoàn hảo Giá trị thị trường có thể không đại diện cho gái trị của một tài sản nào đó được sử dụng cụ thể trong công ty. Ví dụ một tòa nhà được dùng để sản xuất có thể không cùng giá trị khi sử dụng tòa nhà làm cửa hàng tạp phẩm Rất khó khăn trong việc đo lường các tài sản bỏ qua, tài sản thương hiệu hay tài sản vô hình do đó kế toán viên chỉ liệt kê các tài sản vô hình trên bảng cân đối kế Trang 11
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên toán chỉ khi nào chúng được mua trên thị trường thì lúc đó giá thị trường mới có sẵn Xác định giá trị vô hình của Công ty – giá trị của các tài sản kết hợp là một vấn đề khó của định giá 5. Phân tích cơ bản Giá trị công ty phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng về kết quả hoạt động kinh doanh của nó trong tương lai. Vì vậy công tác dự báo là không thể thiếu khi định giá cổ phần. Để có được dự báo tốt, phân tích thông tin phải được tiến hành. Phân tích cơ bản là một tiến trình gồm phân tích thông tin, dự báo thành quả, định giá trên cơ sở dự báo đó. So với phương pháp sàng lọc, sắp xếp dựa trên các bội số vốn sữ dụng rất ít thông tin phân tích và dự báo, phân tích cơ bản phức tạp và đỏi hỏi phân tích nhiều thông tin hơn. 5.1 Tiến trình Trang 12
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên 5.1.1 Am hiểu hoạt động kinh doanh Am hiểu về công ty là bước đầu tiên trong chuỗi 5 bước của tiến trình định giá. Các nhà đầu tư cả bên trong lẫn bên ngoài công ty cần nắm rõ về: + Những đặc điểm cơ bản + Sản phẩm + Khả năng cạnh tranh + Điểm mạnh hay hạn chế của doanh nghiệp + Các yếu tố khác. Trang 13
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Ví dụ về tìm hiểu tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF): Ngành nghề kinh doanh Sản xuất đồ mộc, ván trang trí nội thất; • Mua bán các sản phẩm mộc; • Mua bán phụ tùng, phụ kiện ngành chế biến gỗ;… Sản phẩm dịch vụ và thị trường Sản phẩm: Các nhóm sản phẩm của Công ty: Đồ gỗ nội thất (bàn, ghế, tủ, giường, kệ…), Đồ gỗ ngoại thất (bàn, ghế, băng, ghế nằm, xe đẩy rượu…), Ván sàn gỗ, và những sản phẩm khác. Theo cơ cấu doanh thu năm 2008, đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ lệ cao nhất là 65%; đồ gỗ nội thất chiếm 25%; ván sàn là 10%. Thị trường: xuất khẩu sang Mỹ (8%), Nhật Bản (10%), Châu Âu (70%) và các thị trường khác 12%. Vị thế công ty trong ngành: Trường Thành là một trong 30 công ty Việt Nam có năng lực tiếp thị quốc tế và bán hàng trực tiếp đến các chuỗi bán lẻ trên thế giới mà không phải thông qua những công ty thương mại trung gian của nước ngoài; Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại thì doanh số xuất khẩu của Công ty cùng với 2 công ty con đã hợp nhất là TTDL1 và TTDL2 đã vươn lên vị trí hàng đầu đối với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và nằm trong TOP 5 kể cả doanh nghiệp FDI, sau Poh Huat, Latitude Tree, Great Veca, Theodore Alexander và Shing Mark Vina. Phân tích SWOT Mạnh: Trong tương lai TTF sẽ có nguồn nguyên liệu khá ổn định với việc công ty đã mua 3.000 ha rừng gồm các loại cây lấy gỗ từ 5 đến 14 tuổi và trồng được 50,000 ha rừng tại 2 tỉnh Đắc Lắc và Phú Yên. Ước tính đến năm TTF có thể tự cung cấp được 80% nhu cầu gỗ nguyên liệu cho sản xuất; công ty có khả năng tự thiết kế hầu hết sản phẩm, Trang 14
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên điều này mang lại lợi thế trong việc đàm phán giá bán. Giá bán sản phẩm của TTF thông thường cao hơn các công ty trong ngành tại Việt Nam từ 5-10%. Yếu: Công ty chưa có một chiến lược thị trường linh hoạt Cơ hội: Hoạt động trong một ngành mang tính chu kỳ cao, khi kinh tế phục hồi, TTF có khả năng bật dậy mạnh mẽ và tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế. Thách thức: Hiện tại 80% nguyên liệu của công ty phải nhập khẩu, chủ yếu từ Nam Mỹ và Châu Phi. Do cự ly vận chuyển xa hơn nên chi phí vận chuyển khá cao và thời gian vận chuyển dài cũng làm vốn lưu động phải tăng cao và ảnh hưởng đáng kể đến ngân lưu. Cung và cầu gỗ trên thị trường thế giới còn chưa ổn định nên giá nguyên liệu gỗ vẫn trong xu hướng tăng. Nhu cầu sản phẩm gỗ ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt của công ty đang sụt giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế. Chiến lược phát triển Tiếp tục giữ vững và phát triển vị trí dẫn đầu trong ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Việt Nam, với mức tăng trưởng • doanh số tối thiểu 30% mỗi nă m và tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu 50% mỗi năm; Trở thành công ty mẹ của tổng cộng 6 nhà máy chế biến gỗ tại Tp.HCM, Bình Dương và Phú Yên Thực hiện dự án 100.000 ha tại Việt Nam;• Nguồn- HSC-2009 5.1.2 Phân tích thông tin Có hai loại thông tin cơ bản: Trang 15
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Thông tin liên quan đến báo cáo tài chính(doanh thu, dòng tiền, thu nhập) và những thông tin không liên quan. Các báo cáo tài chính cần được phân tích tỉ mỉ để rút ra thông tin cho dự báo. Ví dụ từ một số phân tích công ty cổ phần tập đoàn MASAN (MSN): + Lợi nhuận và khả năng sinh lời: Chi phí giá vốn chiếm đến 60% doanh thu, chi phí bán hàng của công ty cũng tương đối lớn khi chiếm tỷ trọng 17% so với doanh thu, chi phí quản l. doanh nghiệp chỉ chiếm xấp xỉ 4%. MSN có chính sách quản l. chi phí tương đối hiệu quả nên mặc dù giá lương thực có xu hướng tăng trong một vài năm trở lại đây nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp liên tục tăng lên. Chi phí bán hàng và quản l. doanh nghiệp cũng được kiểm soát chặt chẽ nên lợi nhuận biên từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của MSN dao động quanh mức 19% so với doanh thu. Hệ số đo lường khả năng sinh lời đối với tổng tài s ản và vốn chủ sở hữu của MSN tương đối tốt tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân của việc giảm này là MSN đang trong giai đoạn đầu tư lớn máy móc nhà xưởng nên lợi nhuận thu về chưa tương xứng với quy mô tổng tài sản. Thêm vào đó vốn chủ sở hữu tăng nhanh và mạnh qua một vài năm gần đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ROE của công ty giảm xuống. + Quản lý tài sản và khả năng hoạt động: Trang 16
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Vốn chủ sở hữu không ngừng lớn mạnh qua các năm từ 30% năm 2008 đã lên tới 50% trong năm 2010. Nhờ có nguồn vốn lớn chủ sở hữu lớn mạnh mà cơ cấu tổng tài sản của MSN cũng có sự thay đổi đáng kể. Từ phần lớn là các tài sản ngắn hạn, công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất thêm các nhà xưởng, nhà máy chế biến trên cả nước. Đến nay tài sản dài hạn của công ty đã chiếm tới 78% trong cơ cấu tài sản của MSN. Tỷ trọng các khoản phải thu giảm xuống trong cơ cấu tổng tài sản chứng tỏ khả năng thu được tiền từ hoạt động bán hàng của MSN đã được cải thiện hơn. + Các vấn đề không thuộc báo cáo tài chính: Một số mảng kinh doanh mới như chế biến cà phê hòa tan, khai thác khoáng sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư. Mỏ Núi Pháo là mỏ được đánh giá có nhiều giá trị với nhiều kim loại quý hiếm. Trong khi đó, thị trường sản xuất cà phê hòa tan của Việt Nam hiện nay đang rất tiềm năng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10% cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới là 5%-6%, sản lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người thấp hơn so với các nước xuất khẩu café khác.... Trích từ nguồn: phân tích cổ phiếu MSN - TVSI-2011 5.1.3 Dự báo Các báo cáo tài chính, ngoài chức năng như là một công cụ phân tích trong bước 2, còn có một vai trò quan trong khác: dự báo thành quả. Bước dự báo được xem như là tâm Trang 17
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên điểm của phân tích cơ bản. Thu nhập tương lai hoặc dòng tiền là thành quả của phân tích dự báo. Thông qua báo cáo tài chính, người phân tích có thể phát hiện ra những khoản mục mà công ty tạo ra thu nhập hoặc dòng tiền. Dựa vào kết quả dự báo ở bước này kết hợp với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi, sẻ giúp xác định giá trị vốn cổ phần( bước 4 trong tiến trình). Hai Bước cơ bản để thực hiện dự báo bao gồm: Xác định thành quả sẽ được đo lường như thế nào Dự báo thành quả đã xác định. 5.1.4 Chuyển dự báo thành định giá Khi đã có được kết quả dự báo thành quả của công ty hoặc dự án đầu tư, bước tiếp theo nhà đầu tư cần xác đ ịnh là định giá, tức trả lời cho câu hỏi: phải trả bao nhiêu để được sở hữu thành quả được dự báo ở bước 3. Có 2 loại chi phí trong 1 quyết định đầu tư. Trước tiên là chi phí cơ hội (hay được hiểu là tiền lãi mất đi trên khoản đầu tư), và sau đó là phần bù rủi ro. Kết hơp 2 loại chi phí này sẽ cho ta tỷ suất sinh lợi. Suất sinh lợi đòi hỏi = lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro. Giá trị nhận được khi thực hiện 1 khoản đầu tư phải bù trừ cho nhà đầu tư cả rủi ro và giá trị tiền tệ theo thời gian, vì thế thành quả phải được điều chỉnh theo suất sinh lợi dòi hỏi. Có 2 phương pháp thực hiện: Trang 18
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên Chiết khấu thành quả với suất sinh lợi. Giá trị của thành quả tiền mặt của 1 kỳ trong tương lai: Giá trị = Hiện giá dòng tiền tương lai = dòng tiền dự kiến năm sau/(1+ s uất sinh lợi đòi hỏi). Ví dụ: Đầu tư 100 triệu vào tài khoản tiết kiệm, lãi suất 10%/năm, nắm giữ trong 1 năm ==> thành quả dự kiến trong năm sau là 110 triệu. Vậy giá trị khoản đầu tư này trong hiện tại là giá trị = 110/(1+10%)=100(triệu). => Suất sinh lợi đòi hỏi càng cao, giá trị thành quả chiết khấu sẽ càng thấp. Vốn hóa thành quả. Giá trị thành quả = Thành quả thu nhập dự kiến/Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi. Ví dụ, đối với khoản tiền gửi tiết kiệm lãi s uất 10% năm, thành quả thu nhập dự kiến sau 1 năm là 10 triệu, với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi là 10% Giá trị khoản đầu tư = 10/0.1 = 100(triệu). ==> Tỷ suất sinh lợi càng cao, giá trị vốn hóa thành quả càng thấp. * Tổng thành quả tiền mặt: chiết khấu với 1+ suất sinh lợi, trong khi thu nhập sẽ được vốn hóa bằng cách chia cho tỷ suất sinh lợi. 5.1.5 Quyết định đầu tư. Sau khi có kết quả định giá từ bước 4, nhà đầu tư bên ngoài công ty quyết định đầu tư bằng cách so sánh giá trị thu được với giá thị trường. Nhà đầu tư từ bên trong so sánh giá trị của dự án đầu tư với chi phí của chúng. 6. Cấu trúc của phân tích cơ bản: mô hình định giá Các bước trong phân tích cơ bản cần được dẫn dắt bởi mô hình định giá. Ta không thể bắt đầu phân tích mà không nghĩ đến việc những phân tích đó phục vụ cho dự báo kết Trang 19
- Báo cáo tài chính đ c s d ng trong đ nh giá nh th nào GVHD: TS Nguy n Th Uyên Uyên quả gì, và ở bước 4, làm thế nào để chuyển kết quả dự báo thành định giá. Kết quả cuối cùng là tốt hay xấu phụ thuộc vào mô hình định giá đã lựa chọn. Có nhiều mô hình định giá, điều quan trọng trong phân tích cơ bản là phải đưa ra 1 mô hình định giá phù hợp với doanh nghiệp. Mô hình định giá dòng tiền chiết khấu là phương pháp rất phổ biến, ngoài ra còn những mô hình khác, tập trung vào lợi nhuận kinh tế hoặc giá trị kinh tế gia tăng. Một ví dụ về lựa chọn mô hình định giá: Giả sử có 1 khoản đầu tư, được mua ở năm 0 và bán ở năm T trong tương lai. Thành quả chính là lượng tiền mặt do khoản đầu tư này tạo ra từ 2 nguồn: Nguồn do đầu tư tạo ra trong thời gian nắm giữ và nguồn thứ hai khi bán lại khoản đầu tư này. Suất sinh lợi giả định tính theo năm nên thời kỳ cũng tính theo năm. Có 2 khả năng cho khoản đầu tư này: a- Đầu tư có kỳ hạn, ví dụ như mua trái phiếu trong đó I(0) là vốn đầu tư ban đầu, CF là dòng tiền nhận được từ đầu tư. b- Đầu tư liên tục vào vốn cổ phần, trong đó: P(0) là giá cổ phần ở thời điểm năm 0, d cổ tức, P(T) là giá bán ở thời điểm T. Như vậy với 2 chiến lược đầu tư này, cần xác định mô hình định giá phù hợp. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn Phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sapa
56 p | 1342 | 443
-
Tiểu luận Kế toàn tài chính: Kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất
51 p | 349 | 141
-
Tiểu luận: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập
37 p | 553 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam
76 p | 7 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kiểm toán tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long – T.D.K (chi nhánh miền Nam)
84 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông
130 p | 18 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C
158 p | 4 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam
104 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân loại và đánh số trạng thái sai lệch báo cáo tài chính trước và sau khi kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
102 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần y tế Danameco
104 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện
27 p | 4 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế
26 p | 6 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam thực hiện
81 p | 2 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng trong dịch vụ lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel
16 p | 2 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Immanuel thực hiện
111 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh
156 p | 2 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt
93 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn