intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận " CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ "

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

1.189
lượt xem
164
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu cấp bách như lạm phát, tăng trưởng và công bằng xã hội. Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát suy thoái, thất nghiệp trong thưòi kỳ ngắn hạn. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận " CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ "

  1. Kinh tế vĩ mô TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1
  2. Kinh tế vĩ mô MỤC LỤC: - LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. A. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. I- CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ. 1. Khái niệm. ................................................................................................... 6 2. Mục tiêu………………………. ............................................................... ...6 3. Các công cụ của chính sách tài khoá. ................................ ........................ ...6 a. Chi tiêu công ……………………………………………………………..6 b. Hệ thống thuế …………………………………………………………….7 4. Phân biệt chính sách tài khoá nới lỏng và thắt chặt ………………………....8 II- CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 1. Khái niệm ……………………………………………………………… .. .....8 2. Mục tiêu……………………………………………………………………....9 a. Ổn định giá trị đồng tiền…………………………………………………...9 b.Tăng công ăn việc làm… …….………………………………………...…..9 c. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………………. .9 3. Các công cụ của chính sách tiền tệ.…………………………………………..9 a. Nghiệp vụ thị trường mở…………………………………………………. 10 2
  3. Kinh tế vĩ mô b. Dự trữ bắt buộc.…………………………………………………………...10 c. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM………………………………...10 d. Quản lý lãi suất của các NHTM…………………………………………...11 4. Phân biệt chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt............................................11 B. MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH TIỀN TỆ I- MỐI QUAN HỆ...................................................................................................13 II- PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ..................................14 C. TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG CHÍNH SÁCH TỚI ĐƯ ỜNG IS - LM I- Mô hình IS–LM................................................................................................... .15 1. Đường IS..........................................................................................................15 a. Khái niệm................................................................................ ..............................15 b. Cách dựng đường IS.....................................................................................15 c. Độ dốc đường IS...........................................................................................16 d.Các yếu tố làm dịch chuyển đường IS..........................................................17 2. Đường LM........................................................................................................18 a. Khái niệm....................................................................................................18 b. Cách dựng đường LM.................................................................................19 c. Độ dốc đường LM................................ .......................................................20 d. Các yếu tố làm dịch chuyển đường LM......................................................20 3. Cân bằng đồng thời hai thị trường hàng hoá và tiền tệ...................................21 3
  4. Kinh tế vĩ mô II- TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI MÔ HÌNH IS-LM..........................................22 1. Tác động của chính sách tài khoá...................................................................22 2. Tác động của chính sách tiền tệ......................................................................23 PHẦN II: THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2012................24 B. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC THỰC HIỆN....................................24 CÁC MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM I- GIAI ĐO ẠN NHẰM ỔN ĐỊNH MỤC TIÊU VĨ MÔ...........................................26 SAU KHỦNG HOẢNG II- GIAI ĐOẠN KÍCH CẦU NĂM 2009 ....................................................................27 III- GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TH ẬN TRỌNG NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ DUY TRÌ.............................................27 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG NĂM 2010. IV- GIAI ĐO ẠN ƯU TIÊN VĨ MÔ, KIỀM CHẾ.....................................................28 LẠM PHÁT NĂM 2011 – 2012. C. NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH CHỦ YẾU TRONG THỰC TẾ KHI PH ỐI HỢP 2 CHÍNH SÁCH I- CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CHƯA LÀNH MẠNH ...................................................32 4
  5. Kinh tế vĩ mô II- CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ CHƯA CÓ SỰ PHỐI HỢP TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH .........................32 VÀ VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH Ở TẦM NGẮN HẠN VÀ DÀI H ẠN. III- THIẾU NỀN TẢNG KỸ THUẬT LÀM CĂN CỨ CHO SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH..................................................................33 IV- VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CÁC CƠ QUAN CHÍNH SÁCH.......................................33 CHƯA ĐƯỢC THIẾT LẬP MỘT CÁCH CHÍNH THỨC. PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................34 - LỜI KẾT. - TÀI LIỆU THAM KHẢO. 5
  6. Kinh tế vĩ mô LỜI MỞ ĐẦU Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nư ớc thường đ ược đánh giá theo 3 dấu hiệu cấp bách như lạm phát, tăng trưởng và công bằng xã hội. Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát suy thoái, thất nghiệp trong thưòi kỳ ngắn hạn. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Còn công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề Như vậy, để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các sản lượng, việc làm, ổn định giá cả, kinh tế đối ngoại và phân phối công bằng. Vậy để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Hai trong những chính sách chủ yếu đang được Chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển nói chung và Việt nam nói riêng sử dụng là CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đều hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Song mỗi chính sách lại có những công cụ riêng bi ệt và có cách tiếp cận mục tiêu riêng. Nghiên cứu chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ giúp chúng ta phân biệt được mục tiêu, công cụ của từng chính sách; thấy được sự tác động của mỗi chính sách tới đường IS-LM. Qua đó, biết được cách mà Việt Nam áp dụng các chính sách vào nền kinh tế như thế nào. Tìm hiểu vấn đề này giúp sinh viên nhìn nhận một cách khách quan về sự điều tiết kinh tế cử Nhà nước. Từ đó nhìn thấy những mặt hạn chế và đưa ra một số kiến nghị giải pháp khắc phục việc tồn tại của việc sử dụng hai chính sách này, học tập và rèn luyện để góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh hơn. 6
  7. Kinh tế vĩ mô PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ A. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. I- CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ. 1. K hái niệm. Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. 2. Mục tiêu. Mục tiêu của CSTK sẽ được thiết lập dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước nhằm ổn định nền kinh tế bằng những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ qua đó tác động đến các biến số sau trong nền kinh tế: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế, kiểu phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập. 3. Các công cụ của chính sách tài khóa. a. Chi tiêu công: - Khái niệm: Chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý. - Cơ chế tác động: - Đặc điểm: Đặc điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia Điều này xuất phát từ chức năn g quản lý toàn diện nền kinh tế - xã hội của nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó nhà nước đã cung cấp một lượng hang hóa công khổng lồ cho nền kinh tế Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và n hững nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện Các khoản chi tiêu công do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đ ã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu công này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý phát triển kinh tế - xã hội . Mặt khác,các cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Các khoản chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu côn g tương ứng với những đơn đặt hàng của chính phủ về mua hang hóa dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời đó cũng là những khoản phải chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho viên chức bộ máy 7
  8. Kinh tế vĩ mô quản lý nhà nước ,chi hàng hóa,dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của các tần lớp dân cư… Các khoản chi tiêu công mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công. b. Hệ thống thuế: - Khái niệm: Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. - Cơ chế tác động : Hệ thống thuế hiện hành bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau tác động lên tất cả các hoạt động kinh tế, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ hoàn toàn có thể sử dụng công cụ thuế để điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất có lợi cho quốc kế dân sinh, thực hiện điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo hộ và khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và tạo điều kiện hàng hóa trong nước cạnh tranh trên thị trường Thế giới. Bên cạnh đó cần phải thực hiện tốt công tác quản lý thuế để đảm tăng nguồn thu đáp ứng chi thường xuyên và đáp ứng cân đối NSNN - Đặc điểm: Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. + Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. + Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...). + Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. + Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để phân phối lại thu nhập, góp phần tích cực giảm bội chi NSNN, giảm lạm phát góp phần ổn định trật tự xã hội. + Thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô: khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế theo từng mục tiêu chung của Đất nước; thúc đẩy tăng cường đầu tư vốn và lành mạnh hóa thị trường. + Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế (công bằng-thuế suất). 8
  9. Kinh tế vĩ mô 4. Phân biệt chính sách tài khóa nới lỏng và thắt chặt. T IÊU CHÍ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA THẮT NỚI LỎNG CHẶT Là chính sách tăng cường chi tiêu Là chính sách trong đó chi tiêu của Khái niệm của chính phủ(G>T) thông qua chi chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu tiêu chính phủ tăng cường hoặc từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp giảm bớt nguồn thu từ thuế hoăc cả cả hai. hai. -Tăng chi tiêu của chính phủ. - Giảm chi tiêu của chính phủ. + Tăng chi chuyển nhượng (chi + Giảm chi chuyển nhượng. không cần hàng hóa dịch vụ đáp lại như chi lương hưu, chi trợ cấp, chi - Tăng thuế. Công cụ bảo hiểm). - Hoặc vừa giảm chi tiêu của chính phủ - Giảm thuế. vừa giảm thuế. - Vừa tăng chi tiêu của chính phủ - Giảm chi chuyển nhượng vừa giảm thuế. . Mục tiêu Giảm thất nghiệp và mở rộng tổng Giảm lạm phát. cầu. Trường hợp Khi sản lượng nền kinh tế ở mức độ Khi sản lượng nền kinh tế vượt quá sản áp dụng thấp so với mức sản lượng tiềm năng lượng tiềm năng (Y>Y*). (Y
  10. Kinh tế vĩ mô nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. 2. Mục tiêu. a. Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong n ước)và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. b. Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%. Từ những điều trên cho thấy, vai trò c ủa NHTW khi thực hiện mục tiêu này : tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. c. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu c ủa mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các NHTW phải chờ thời gian dài ( một năm – khi kết thúc năm tài chính). 3. Các công cụ của chính sách tiền tệ: a. Nghiệp vụ thị trường mở: 10
  11. Kinh tế vĩ mô - Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng. - Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) ch ứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đ ổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông (C). - Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế. Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn. b. Dự trữ bắt buộc: - Khái niệm : Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng. - Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền s tệ ( m=1 + ) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác, khi tăng (giảm ) s  ER  RR tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). - Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. c. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM - Khái niệm : Là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lạm phát tiêu thụ. . .) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định. - Cơ chế tác động : Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. 11
  12. Kinh tế vĩ mô - Đặc điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công c ụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế. Song nhược điểm của nó rất lớn: Triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu qu ả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên. d.Quản lý lãi suất của các NHTM: - Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. - Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi su ất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô huy đ ộng và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. - Đặc điểm : Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. e. Tỉ giá hối đoái - Khái niệm: Tỉ giá hối đoái là đại lượng biều thị mối tương quan về mặt giá trịgiữa hai đồng tiền.nói cách khác tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ n ước này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác. - Cơ chế tác động : Tác động đến hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. - Đặc điểm: Ngân hàng Trung Ương có thể ấn định tỉ giá cố định hay tha nổi theo quan hệ cung cầu ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỉ gái cố định nhưng di động khi cần thiết và tỉ giá thả nổi có quản lý.khi vận dung công cụ này không phải NHTW đẩy tỉ giá lên cao hay kéo tỉ gái xuống thấp mà ổn định tỉ gái ở một mức độ hợp lí phù hợp vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc của nó là tốt nhất. 4. Phân biệt chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ nới lỏng (tăng cung tiền ,giảm l ãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách ti ền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền 12
  13. Kinh tế vĩ mô tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). TIÊU C HÍ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THẮT LỎNG CHẶT Là chính sách tăng cung ứng tiền Là làm giảm lượng cung tiền và như vào lưu thông .Khi mà nền kinh tế vậy sẽ làm tăng lãi suất, từ đó hàng có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hóa, dịch vụ cho tiêu dùng cũng như Khái niệm hàng Trung ương sẽ hoạch định đầu tư giảm. Điều này có tác dụng chính sách này để khuyến khích kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công nhưng lại ảnh hưởng đến tăng trưởng ăn việc làm. trong trung hạn và dài hạn do cắt giảm đầu tư hiện nay. - Tăng lượng cung tiền. - Giảm cung tiền. - Giảm lãi suất. - Tăng lãi suất. Mục tiêu - Chống thất nghiệp. - Giảm mức lạm phát. - Đầu tư sản xuất tăng. - Ổn định giá trị đồng tiền. - Tăng trưởng kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế. - Nghiệp vụ thị trường mở. - Nghiệp vụ thị trường mở. - Dự trữ bắt buộc. - Dự trữ bắt buộc. Công cụ - Quản lý hạn mức tín dụng của - Quản lý hạn mức tín dụng của các các NHTM. NHTM. - Quản lý lãi suất của các NHTM. - Quản lý lãi suất của các NHTM. - Tỷ giá hối đoái. - Tỷ giá hối đoái. Trường hợp Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy Khi lượng cung tiền vượt quá mức cầu áp dụng tiền làm gia tăng lạm phát trong nền thoái kinh tế 13
  14. Kinh tế vĩ mô B. MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH TIỀN TỆ I- MỐI QUAN HỆ. Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Vì thế, CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đ ưa ra các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt. CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra. Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng. CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế. CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ quy đổi, nếu NHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách. Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi tổng ph ương tiện thanh toán trong nền kinh tế, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động đến tiền cơ bản. Đây là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT, việc kiểm soát cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại các NHTM. 14
  15. Kinh tế vĩ mô Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phải nhất quán về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi. Khi bù đắp thâm hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chính phủ và NHTW mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ. Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp NHTW dự báo được diễn biến cung tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả của CSTT. Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng được chứng minh qua mô hình IS-LM. Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng tên người Hà Lan có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT và CSTK. II- PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ. Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu củ Chính phủ tác động trực tiếp đén yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng ( C ), đầu tư ( I ), xét cho cùng là tác động tới tổng cầu. Chính sách tiền tệ về mức cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu ( C, I, X ). Cả hai chính sánh đều tác động tới quy mô của tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu. Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý ( kiểm soát ) được tổng cầu để ổn định được thu nhập (sản lượng) ở mức dự kiến ( sát với sản lượng tiềm năng ). Như vậy, trên giác độ kinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu chung cho cả hai chính sách, có những cơ quan có khả năng phối hợp điều hành. Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiêu tác động của các chính sách và dẫn đến mất cân đối vĩ mô trầm trọng. Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách có cùng mục tiêu. Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể mở rộng chính sách tài chính và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải, tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh. Nếu tổng cầu ở mức quá cao, có thể dùng chính sách tài chính thắt chặt và tiền tệ thắt chặt để giảm mạnh tổng cầu. Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ở mức ổn định so với dự kiến, có thể sử dụng hỗn hợp tài chính chặt chẽ - tiền tệ nới lỏng hoặc tài chính mở rộng - tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phàn tổng cầu. Với hỗn hợp tài chính chặt chẽ và tiền tệ nới lỏng vừa đủ để tổng cầu không thay đổi, nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chi tiêu Chính phủ giảm xuống. Hỗn hợp này có thể ổn định sản lượng hiện tại nhưng có lợi cho sự tăng trưởng tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, sẽ có thêm vi ệc làm với năng suất cao hơn. Tuy nhiên, nếu 15
  16. Kinh tế vĩ mô cắt giảm chi tiêu của Chính phủ tập trung vào khoản đầu tư công cộng mang lại lợi ích chung thì cần được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng. Với hỗn hợp tái chính mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu, mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chế sự bành trướng về tiêu dùng và đầu tư. Trong thực tiễn đời sống kinh tế có quá nhiều các nhân tố kinh tế, xã hội, tâm lý. . .tồn tại trong thời gian dài, ngắn khác nhau, tác động cùng chiều hoặc n gược chiều đến nhiều vấn đề nền kinh tế. Môp hình trên đây chỉ là mô hình đơn giản, nên thật khó dự đoán kết quả thật sự khi thực hiện các hỗn hợp chính sách nói trên. Cũng vì lẽ đó, chính sách tài khoá thường được coi trọng hơn bởi nó tác động trực tiếp vào tổng cầu, còn chính sách tiền tệ phải qua một cơ chế lan truyền tác động vào thị trường tiền tệ và qua hiệu ứng của thị trường này tác động đến hành vi ứng xử của các tác nhân kinh tế, để có được một tổng cầu theo dự kiến. Khó có thể đánh giá chính xác tác động của chính sách tiền tệ. Khi thực hiện chính sách tiền tệ để quản lý ( kiểm soát ) tổng cầu th ường gặp phải trở ngại là lạm phát. Trong những điều kiện nào đó về cung, chính sách tiền tệ nới lỏng có thể không đẩy được đường LM sang phải, toàn bộ phần gia tăng của mức cung tiền không có ảnh hưởng đến tổng cầu mà chuyển toàn bộ vào giá làm cho lạm phát trở nên trầm trọng. C. TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG CHÍNH SÁCH TỚI ĐƯỜNG IS-LM I. MÔ HÌNH IS – LM 1. Đường IS a. Khái niệm: Thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy, nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi su ất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hóa sẽ đư ợc một đường gọi là đường IS. b. Cách dựng đường IS. Ở mức lãi suất r1 tổng chi tiêu là AE1 sản lượng cân bằng là Y1, điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa là E1. Từ đó ta xác định được điểm E’1 có toạ độ (r1 , Y1). Lãi suất là r1 ta xác định được điểm E’1 có toạ độ (r1 , Y1); lãi suất giảm xuống r2 ta xác định được điểm E2 . Đường đi qua hai điểm E1’ và E2’ là đường IS. Giả sử lãi suất giảm xuống mức r2 khi đó đầu tư tăng thêm một lượng là ΔI, tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, sản lượng cân bằng 16
  17. Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế tăng từ Y1 đến Y2. Từ đó ta xác định được E2’ có toạ độ (r2 , Y2). Đường đi qua hai điểm E1’ và E2’ chính là đường IS. Cũng có thể xây dựng đường IS bằng công thức: 1 A i= - .Y b b . m’ Trong đó: A = C + I + X b=d+n Trong đó: - d và n là các hệ số đo lường quy mô đầu tư và xuất khẩu giảm xuống khi lãi suất tăng 1%. - m’: Là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng. Hình thành mô hình * Nhận xét: - Lãi suất r tăng, khiến cho đầu tư I giảm đi. - Tiết kiệm S luôn bằng đầu tư I, nên khi đầu tư giảm thì thu nhập Y phải giảm để cho tiết kiệm giảm xuống. - Biểu diễn quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất r và thu nhập Y để đảm bảo cần bằng thị trường hàng hóa vĩ mô này trên đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất r, ta sẽ có một đường IS là tập hợp của các mức tiết kiệm và thu nhập bằng nhau làm cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô. Đường này dốc xuống phía phải. *Phương trình đư ờng IS: Y=C.(Y-T)+I(r)+G c. Độ dốc của đường IS Đường IS có độ dốc âm: bởi vì r (lãi suất), I (đầu tư) có quan hệ ngược chiều với nhau. Độ dốc của IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của I (đầu tư) phản ánh qua lãi suất, giá trị của số nhân chi tiêu. - Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: + Đầu tư rất nhạy cảm:một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư và chi tiêu thay đổi một lượng lớn => thu nhập thay đổi nhiều, đường IS sẽ thoải. + Đầu tư ít nhạy cảm : Ngược lại. - Giá trị của số nhân chi tiêu (m): + Nếu số nhân chi tiêu lớn thì thu nhập cân bằng tăng nhiều. Do vậy đường IS sẽ thoải. + Nếu số nhân chi tiêu nhỏ thì ngược lại. 17
  18. Kinh tế vĩ mô => Phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Như vậy, đường IS là quỹ tích của các kết hợp giữa mức sản lượng Y và mức lãi suất r, và bất kỳ điểm nào trên đó cũng làm cho thị trường hàng hóa cân bằng, nhưng nó không chỉ ra điểm nào trong những kết hợp trên tạo ra trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế. Để tìm được mức sản lượng và lãi suất cho trạng thái cân bằng chung, chúng ta còn phải xem xét thị trường tiền tệ. Khác với mô hình cổ điển thuần túy, ở đây không có sự phân đôi giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Trong mô hình IS-LM của Keynes, giá trị của các biến số thực tế, ví dụ thu nhập, phụ thuộc vào cung ứng tiền tệ. d.Các yếu tố làm dịch chuyển đ ường IS Đường IS là quỹ tích của tất cả các kết hợp giá trị thu nhập và lãi suất mà tại đó, tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Chúng ta xuất phát từ trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế, thị trường các khoản vay cân bằng (đầu tư bằng tiết kiệm), xác định mức lãi suất cân bằng là r1 và mức thu nhập của nền kinh tế là Y1. Nếu tiết kiệm dự kiến giảm xuống cùng với thu nhập, chắc chắn lãi suất sẽ tăng lên và làm mức đầu tư dự kiến nhỏ hơn, nhằm duy trì trạng thái cân bằng, tại đó tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Mức lãi suất cân bằng mới là r2 và mức thu nhập cân bằng mới là Y2, xảy ra hiện tượng di chuyển từ điểm E1 đến điểm E2 trên đường IS. Ngược lại, nếu lãi suất là r2 và mức thu nhập là Y2, thì khi đó đầu tư dự kiến sẽ bằng tiết kiệm dự kiến; lãi suất giảm xuống r1 thì mức thu nhập sẽ tăng lên Y1, xảy ra hiện tượng di chuyển các điểm trên đường IS (hay còn gọi là trượt dọc theo đường IS) từ E2 xuống E1. Hình 5.2. Sự di chuyển các điểm trên đường IS Sự dịch chuyển của đường IS: Mục đích của đường IS là để minh hoạ tác động của chỉ riêng lãi suất trong việc dịch chuyển đường tổng cầu và thay đổi mức thu nhập cân bằng. Bất cứ một nhân tố nào làm đường tổng cầu dịch chuyển cũng sẽ làm dịch chuyển đường IS. Với 18
  19. Kinh tế vĩ mô một mức lãi suất nhất định, sự gia tăng niềm lạc quan của các hãng về những khoản lợi nhuận trong tương lai sẽ dịch chuyển đ ường nhu cầu đầu tư đi lên, làm tăng nhu cầu đầu tư tự định; sự gia tăng trong ước tính của các hộ gia đình về thu nhập trong tương lai sẽ dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên, làm tăng nhu cầu tự định; hay sự gia tăng trong chi tiêu của Chính phủ có thể trực tiếp làm tăng cấu phần của Chính phủ trong nhu cầu tự định. Bất kỳ sự gia tăng nào như thế này cũng sẽ dịch chuyển đường tổng cầu lên trên tại một mức lãi suất nhất định. Do đó khoản thu nhập cân bằng sẽ tăng thêm ở bất kỳ lãi suất nào. Hình 5.3. Sự dịch chuyển đường IS khi G tăng Sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất không đổi r1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, thu nhập của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2. Đồ thị 5.3 chỉ rõ sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất không đổi G1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, thu nhập của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2. - G (chi tiêu chính phủ), T (thuế): Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa làm tăng G (giảmT) sẽ làm IS dịch chuyển sang phải. - Cú sốc ngoại sinh : Cú sốc ngoại sinh của người tiêu dùng ,nhà đầu tư làm tăng I (đầu tư),C (chi tiêu cá nhân) ngoại sinh sẽ làm dịch chuyển IS phải. 2. Đường LM a.Khái niệm Đường LM Biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. 19
  20. Kinh tế vĩ mô b. Cách dựng đường LM: M Giả sử rằng mức cung tiền cố định tại MS = , với mức thu nhập ở Y1, đường cầu tiền P là MD ( r , Y1 ) và điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là E1 với lãi suất cân bằng là r1, từ đó có thể xác định điểm E1’của tổ hợp ( r1 , Y1 ).M Khi thu nhập tăng đến Y2, đường cầu tiền dịch chuyển lên MD( r, Y2 ) với điểm cân bằng E2 lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định điểm E2’của tổ hợp ( r2 , Y2 ). Đường đi qua hai điểm E1’, E2’ trên đồ thị là đường LM. Khi thu nhập tăng đến Y2, đường cầu tiền dịch chuyển lên MD( r , Y2 ) với điểm cân bằng E2 có lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định điểm E2’ của tổ hợp ( r2 , Y2). Đường đi qua hai điểm E1’, E2’ trên đồ thị là đường LM. Hình 5.4. Xây dựng đường LM Đường LM có độ dốc dương, điều đó chứng tỏ khi thu nhập Y tăng thì lãi suất r tăng và ngược lại. Đường LM phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và lãi suất. Cũng có thể xây dựng LM bằng công thức: 1 MS i= . ( kY - ) h P Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi mộtlượng cầu tiền tăng thêm, dẫn đến tăng lãi suất do cung tiền không đổi. Hình thành mô hình: * Nhận xét: Vì giả thiết rằng lượng cầu tiền L luôn bằng lượng cung tiền M, nghĩa là không đổi. Nên hễ thu nhập Y tăng, thì lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch sẽ tăng lên. Lượng cầu tiền dự trữ vì mục đích đầu cơ vì thế sẽ giảm đi; và để đảm bảo điều đó, lãi suất thực tế r cần phải tăng lên. Tóm lại, khi xét từ góc độ thị trường tiền tệ cân bằng, khi thu nhập tăng thì lãi suất thực tế cũng sẽ tăng;và ngược lại. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2