intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Cơ cấu tài chính và quyết định tài trợ

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

405
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Cơ cấu tài chính và quyết định tài trợ nhằm trình bày tổng quan cơ cấu tài chính và quyết định tài trợ, kỹ thuật phân tích các phương án tài trợ, xác định cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn là nguồn tài trợ thường xuyên để doanh nghiệp có thể an tâm sử dụng trong thời gian tương đối dài, vì thế cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trung dài hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Cơ cấu tài chính và quyết định tài trợ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ----- ----- Bài thuyết trình MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ 2 : CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ GV : TS. BÙI HỮU PHƯỚC Lớp : Cao học TCNH – K1 NHÓM 4 : 1. Trần Huy Chương 2. Liêu Minh Lý 3. Nguyễn Diễm Phương 4. Nguyễn Hoàng Phương 5. Nguyễn Thế Phương 6. Phạm Mai Quyên 7. Vũ Phương Thảo 8. Nguyễn Khánh Toàn 9. Nguyễn Thị Bích Triều 10. Nguyễn Thị Ánh Tuyết 11. Bùi Thị Thanh Thủy (Nhóm trưởng) 12. Nguyển Huỳnh Thọ 13. Võ Duy Khiêm 14. Trần Thụy Mỹ Duyên 15. Nguyễn Lan Dung 16. Nguyễn Văn Hùng
  2. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ CHUYÊN ĐỀ 2: CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ 2.1.CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 2.1.1. Cơ cấu tài chính và cơ cấu vốn: Cơ cấu tài chính bao gồm: Cơ cấu tài chính Vốn chủ sở hữu Nợ trung và dài hạn Nợ ngắn hạn Thường xuyên Không thường xuyên C c uv n Cơ cấu vốn là nguồn tài trợ thường xuyên để doanh nghiệp có thể an tâm sử dụng trong thời gian tương đối dài, vì thế cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trung dài hạn. Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, vì vậy trong dài hạn công ty cần thiết hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu. Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty để làm giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả s ử dụng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn thể hiện nguồn tài trợ thường xuyên, lâu dài, áp dụng trong các hoạt động hoạch định chiến lược tài chính 2.1.2. Đòn bẩy tài chính 2.1.2.1.Nợ vay và tấm chắn thuế: Để nghiên cứu xem quyết định tài trợ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp, chúng ta giả định chính sách đầu tư của một doanh nghiệp giữ nguyên không thay đổi, tức là EBIT không đổi khi xem xét các thay đổi trong cấu trúc vốn. Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 2
  3. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Vấn đề có thể khái quát như sau: gọi lợi nhuận trước thuế và lãi vay là EBIT, nợ vay là D với mức lãi suất nợ vay là rd thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là tc CHỈ TIÊU Trường hợp không vay Trường hợp có vay nợ D, nợ lãi suất rd Lợi nhuận trước thuế và lãi EBIT EBIT vay Lãi vay phải trả 0 rd.D Lợi nhuận trước thuế EBIT EBIT – rd .D Thuế TNDN EBIT*t c (EBIT – rd .D)*t c Lợi nhuận sau thuế EBIT*(1 – tc) EBIT*(1 – tc) + rd .D.tc – rd .D Tổng lợi nhuận sau thuế EBIT*(1 – tc) EBIT*(1 – tc ) + rd .D.tc cho trái chủ và cổ đông Như vậy ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm của TH không vay nợ lớn hơn TH có vay nợ một khoản bằng rd .D.tc , Rd .D.tc được gọi là tắm chắn thuế của nợ vay. Vậy công ty có vay nợ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn không vay nợ, đây là tác động của tấm chắn thuế. 2.1.2.2. Đòn bẩy tài chính và hiệu quả đối với chủ sỡ hữu Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ phần trăm giữa số nợ so với tổng tài s ản của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ gia tăng được lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Để đo lường mức độ tác động của đòn bầy tài chính người ta dùng chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân nợ hay còn gọi là độ bẩy tài chính. Độ nghiêng đòn cân nợ thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ tăng (giảm) của lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) với tốc độ tăng giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Nói cách khác, Độ nghiêng đòn cân nợ ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm. Chúng ta đã biết EPS = [(EBIT – I)(1 – t) – Ip ]/ NS và vì I và Ip là hằng số nên ΔI và ΔIp bằng 0, Ta suy ra : EBIT DFL  Ip EBIT  I  1t Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 3
  4. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ 2.2.KỶ THUẬT PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ 2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa EB IT, EPS và nợ vay Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên việc đạt được lợi nhuận gia tăng này kéo theo rủi ro gia tăng. Để minh họa tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông, ta hãy xem ví dụ sau đây vể công ty A Yếu tố đò bẩy (tỷ lệ nợ/tổng tài 0% 40% 80% sản) Tổng tài sản $5.000.000 $5.000.000 $5.000.000 Nợ (lãi suất 10%) 0 2.000.000 4.000.000 Vốn cổ phần thường 5.000.000 3.000.000 1.000.000 Mệnh giá CP thường $50 $50 $50 Số cổ phần thường 100.000 60.000 20.000 Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Lãi vay 0 200.000 400.000 Lãi trước thuế (EBT) 1.000.000 800.000 600.000 Thuế TNDN (25%) 250.000 200.000 150.000 Lãi sau thuế (EAT) 750.000 600.000 450.000 EPS 7,5 10 22,5 Tỷ suất sinh lợi trên vốn CP 15,00% 20,00% 45,00% (ROE) Tác động của một sụt giảm 25% trong EB IT xuống còn $750.000 Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) $750.000 $750.000 $750.000 Lãi vay 0 200.000 400.000 Lãi trước thuế (EBT) 750.000 550.000 350.000 Thuế TNDN (25%) 187.500 137.500 87.500 Lãi sau thuế (EAT) 562.500 412.500 262.500 EPS 5,625 6,875 13,125 Tỷ suất sinh lợi trên vốn CP 11,25% 13,75% 26,25% (ROE) Tác động của một sụt giảm 60% trong EBIT xuống còn $400.000 Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) $400.000 $400.000 $400.000 Lãi vay 0 200.000 400.000 Lãi trước thuế (EBT) 400.000 200.000 0 Thuế TNDN (25%) 100.000 50.000 0 Lãi sau thuế (EAT) 300.000 150.000 0 EPS 3 2,5 0 Tỷ suất sinh lợi trên vốn CP 6% 5% 0,00% (ROE) Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 4
  5. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính vừa làm tăng lợi nhuận tiềm năng cho cổ đông vừa làm tăng rủi ro. 2.2.2.Phân tích EB IT hoà vốn Trở lại với ví dụ công ty A khi EBIT giảm xuống còn $500.000 tính toán lại các chỉ tiêu cho từng trường hợp như sau: EB IT giảm xuống còn $500.000 Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) $500.000 $500.000 $500.000 Lãi vay 0 200.000 400.000 Lãi trước thuế (EBT) 500.000 300.000 100.000 Thuế TNDN (25%) 125.000 75.000 25.000 Lãi sau thuế (EAT) 375.000 225.000 75.000 EPS 3,75 3,75 3,75 Tỷ suất sinh lợi trên vốn CP 7,5% 7,5% 7,5% (ROE) Từ kết quả tính toán cho ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT) đạt mức 10% so với tổng tài sản và bằng với chi phí sử dụng vốn vay trước thuế bất kể đòn cân nợ là bao nhiêu thì tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu của các phương án tài trợ luôn bằng nhau (7,5%). Đây chính là EBIT hòa vốn. EBIT hòa vốn là điểm mà cho dù ở bất kỳ phương thức tài trợ nào, có nợ vay hay không thì giá trị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay EPS ở các phương án là như nhau. Điểm hoàn vốn được tính toán thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án. Tổng hợp lại kết quả giữa EBIT và EPS của 3 phương án tài trợ trong công ty A EBIT 400.000 500.000 750.000 1.000.000 EPS (tỷ lệ nợ/tổng tài sản 3 3,75 5,625 7,5 0%) EPS(tỷ lệ nợ/tổng tài sản 2,5 3,75 6,875 10 40%) EPS (tỷ lệ nợ/tổng tài sản 0 3,75 13,125 22,5 80%) Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 5
  6. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Ta có biểu đồ: Từ sơ đồ ta rút ra được nhận xét: Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT hòa vốn thì doanh nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần, vì lúc này EPS sẽ cao hơn EPS có sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT hòa vốn thì doanh nghiệp có tài trợ bằng phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS. Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT hòa vốn thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, vì lúc này EPS sẽ cao hơn EPS tài trợ 100% vốn cổ phần. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy sự tác động của nợ vay đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE như sau: Gọ i rd : lãi suất tiền vay ra = EBIT/ V V: Tổng nguồn vốn kinh doanh Vsh : vốn chủ sỡ hữu D: tổng số nợ vay Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 6
  7. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Ta có : EBIT = ra* V = EBT + I →EBT = ra*V – I = ra* V – rd *D = ra*(D+Vsh ) – rd *D = (ra – rd )*D +ra* Vsh EAT EBT * (1  t ) D Mà   (1  t )( ra  rd )  ra (1  t ) Vsh V sh V sh D Vậy ROE  (1  t )(ra  rd )  ra (1  t ) Vsh Như vậy: Nếu ra < rd : ROE càng giảm khi tăng nợ vay. Trong trường hợp này vay hoàn toàn không có lợi cho chủ sở hữu. Nếu ra > rd : ROE càng tăng khi tăng nợ vay. trong trường hợp này nợ vay càng nhiều càng có lợi cho chủ sở hữu nhưng rủi ro tài chính càng cao. Nếu ra = rd : ROE là hằng số bất kể tỷ lệ nợ vay bao nhiêu. 2.3 XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU 2.3.1 Cơ cấu vốn tối ưu Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 7
  8. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Dựa vào hình minh hoạ ta thấy giá trị doanh nghiệp thực tế (đường màu đỏ) sẽ tăng dần và đạt giá trị cực đại sau đó giảm dần. Như vậy tại điểm cực đại giá trị doanh nghiệp đạt cực đại. Doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn bình quân WACC là cực tiểu và đây cũng chính là cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. 2.3.2 Lý thuyết M&M (Modigliani and Miller) Lý thuyết này do hai nhà nghiên cứu Franco Modigliano và Merton Miller đưa ra vào tháng 6 năm 1958. Đây là một trong những lý thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn và giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết M&M đầu tiên được xây dựng dựa trên các giả định quan trọng sau: - Công ty hoạt động trong môi trường không có thuế - Không có chi phí phá sản, chi phí giám sát người thừa hành và chi phí giao dịch - Thị trường hoàn hảo - Tất cả các nhà đầu tư đều hợp lý và có kỳ vọng đồng nhất về lợi nhuận của doanh nghiệp. 2. 2.3.2.1 Lý thuyết M&M trong môi trường không có thuế a) Mệnh đề 1 của M&M “Gía trị của công ty không có sử dụng đòn bẩy tài chính (VU ) và giá trị của công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính (VL ) là như nhau”. VU = VL (1) Như vậy, nếu thị trường không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau. Và cấu trúc tài chính (D/E) không có ảnh hưởng đến giá trị công ty. Tại mọi cấu trúc vốn thì giá trị doanh nghiệp là như nhau và không có cơ cấu vốn nào là tối ưu. Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 8
  9. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Cách phân chia cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta thấy sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp không làm thay đổi tổng tài sản của doanh nghiệp, song nó dẫn đến những thay đổi rất lớn. b) Mệnh đề 2 của lý thuyết M&M về chi phí sử dụng vốn Trong môi trường không có thuế, chi phí sử dụng vốn bình quân Với V = E + D Dựa vào mệnh đề 1 nêu trên ta có thể suy ra hệ quả sau: (2) Đây chính là mệnh đề thứ 2 của lý thuyết M&M: “Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp không phụ thuộc vào cơ cấu vốn của nó” Điều này là bởi vì khoản thay đổi trong cấu trúc vốn (Nợ/ Vốn CSH hay Vốn CSH/ Nợ) sẽ bằng chính xác khoản thay đổi của chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và vì vậy WACC là không đổi. Mệnh đề thứ 2 của M&M cho thấy chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cấu thành từ 3 yếu tố chi phí sử dụng vốn bình quân, chi phí sử dụng vốn vay và tỷ số nợ/vốn CSH. Từ mệnh đề 2 của M&M ta thấy chi phí vốn chủ sở hữu có thể bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: - Nhân tố thứ nhất là WACC, đây chính là tỷ suất sinh lời kỳ vọng từ tổng tài sản và nó dựa vào hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, tỷ suất sinh lời kỳ vọng này phụ Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 9
  10. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ thuộc vào rủi ro kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Như vậy, rủi ro càng lớn thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng WACC càng lớn và do đó, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu càng lớn. - Nhân tố thứ 2 là vốn phụ thuộc vào cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu thì nhân tố này = 0. Khi doanh nghiệp bắt đầu tài trợ bằng vốn vay thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu đồng thời cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc đưa ra các giả định này dẫn đến những sai lệch vì trong thực tế việc nộp thuế là hầu như không tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Và khi có thuế, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. 2.3.2.2 Lý thuyết M&M trong môi trường có thuế Đến năm 1963, M&M đã xây dựng lý thuyết cơ cấu vốn trong đó có xem xét đến tác động của thuế. Khi xem xét trong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo quan điểm của M&M, giá trị của doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng nợ. Và giá trị tăng thêm ở đây có được là nhờ tác động của lá chắn thuế. 2.1 Mệnh đề 1 của lý thuyết M&M về giá trị doanh nghiệp trong môi trường có thuế. Để xem xét mệnh đề 1 của M&M trong môi trường có thuế TNDN. Ta xem xét hai doanh nghiệp. L có sử dụng nợ và doanh nghiệp U không sử dụng có tài sản và hoạt động là như nhau. Giả sử có EBIT của hai doanh nghiệp là như nhau bằng 1.000 trong suốt đời sống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp L có sử dụng khoản nợ vay là 1.000 có lãi suất 8%. Và thuế suất thuế TNDN là 25%. Khi đó chúng ta có thể tính toán lợi nhuận sau thuế của hai doanh nghiệp Chỉ tiêu DN U DN L EBIT 1.000 1.000 Lãi vay 0 80 Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 10
  11. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Lợi nhuận trước thuế 1.000 920 Thuế 250 230 Lợi nhuận sau thuế 750 690 Giả định khấu hao tài sản bằng 0. Khi đó, Dòng tiền tổng của doanh nghiệp ta có khi đó: Dòng tiền DN U DN L Dòng tiền VCSH 750 690 Dòng tiền vay 0 80 Dòng tiền tổng 750 770 Như vậy, dòng tiền của doanh nghiệp L lớn hơn dòng tiền của doanh nghiệp U là 20. Thực chất, khoản chênh lệch này là tích của chi phí vay và thuế suất TNDN. 20 = 80 x 25%. Ta gọi khoản thuế tiết kiệm được là lợi ích từ lá chắn thuế. Mà giá trị doanh nghiệp có thể được tính như sau: Khi đó, giá trị của doanh nghiệp L luôn lớn hơn doanh nghiệp U. Vì lá chắn thuế được xây dựng bởi việc sử dụng lãi vay. Do đó, có cùng rủi ro như vay nợ và dùng lãi suất (t = 8%) làm suất chiết khấu. Ta có thể xác định được giá trị của lá chắn thuế tác động lên giá trị doanh nghiệp như sau: Tổng quát hiện giá dòng lá chắn thuế có thể được viết như sau: Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 11
  12. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Mệnh đề thứ nhất của lý thuyết M&M trong môi trường có thuế phát biểu như sau: Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. b) Mệnh đề 2 lý thuyết M&M - Chi phí sử dụng vốn trong môi trường có thuế Trong trường hợp có thuế, tỷ suất sinh lời kỳ vọng trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ được thể hiện ở công thức. c) Một ví dụ minh hoạ ứng dụng lý thuyết M&M Xem xét doanh nghiệp A có các thông tin sau: EBIT = 266,67 t = 25% D = 500 RE (Khi doanh nghiệp chưa sử dụng đòn bẩy) = 20% RD : 10% Hãy xác định Giá trị của doanh nghiệp A? Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bằng bao nhiêu khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính? Tính WACC của doanh nghiệp?Biết dòng tiền dự án là chuỗi tiền đều vô hạn. Gía trị doanh nghiệp khi không sử dụng nợ là: Dựa vào mệnh đề 1 lý thuyết M&M trong môi trường có thuế, ta có: Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 12
  13. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ Vì giá trị doanh nghiệp là 1.125, giá trị khoản nợ là 500, do đó, giá trị của vốn chủ sở hữu là 625 : Dựa vào mệnh đề 2 lý thuyết M&M trong môi trường có thuế, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 2.4 NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU CHO CÔNG TY VIỆT NAM. 2.4.1. Khái niệm cơ cấu vốn mục tiêu Như vậy, Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra, cơ cấu này làm giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Do đó, hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, vậy thì doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cơ cấu vốn mục tiêu thích hợp, đồng thời biết tận dụng những cơ hội của thị trường để huy động được nguồn vốn rẻ nhất. 2.4.2 Những trở ngại trong việc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ở Việt Nam - Rủi ro doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp - Sự chủ động về tài chính Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 13
  14. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ - Các tiêu chuẩn ngành - Tác động của tín hiệu - Tác động của ưu tiên quản trị. - Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn. - Các vấn đề đạo đức - Các đòi hỏi của nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng trái phiếu - Thị trường tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia 2.4.3 Một số định hướng cụ thể trong tái c ấu trúc nguồn vốn của các DN - Đối với DN kinh doanh thua lỗ kéo dài. DN phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải tái cấu trúc nguồn vốn để cải thiện tình hình tài chính. Để giảm lỗ, DN cần cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu gọn ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành đầu vào... từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng - Đối với DN tăng trưởng quá "nóng" Một số DN không quản lý được tốc độ tăng trưởng của mình dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng quá "nóng". Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng như khiến cho cấu trúc nguồn vốn mất cân đối nghiêm trọng. Khi tăng trưởng quá nhanh, nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn. - Đối với DN mới thay đổi cấu trúc kinh doanh hoặc mua bán, sáp nhập Một khi có sự thay đổi cấu trúc kinh doanh thì DN phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro tổng thể của DN. Điều đó cũng đòi hỏi DN phải tái cấu trúc nguồn vốn làm cho cấu trúc nguồn vốn phù hợp hơn trước sự thay đổi của cấu trúc sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất DN xảy ra ngày càng nhiều. Sau khi sáp nhập hay hợp nhất DN, hoạt động tái cấu trúc đòi hỏi Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 14
  15. Chuyên đề 2: CƠ CẤU T ÀI CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ nguồn vốn làm cho cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn nhằm đạt tới sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập một cổ phần cũng như sự gia tăng giá trị DN. - Vai trò quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn của một DN chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của các nhà quản lý DN. Nếu việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì người được hưởng lợi trước hết và cũng được hưởng nhiều nhất là chủ sở hữu DN. Nhưng nếu việc sử dụng vốn vay do những nguyên nhân nhất định dẫn đến kém hiệu quả thì người chịu hậu quả trước hết là giám đốc DN. Điều này được thể hiện rõ nét đối với công ty cổ phần, khi đó giám đốc sẽ chịu sự chỉ trích của các cổ đông và cũng không ngoại trừ bị sa thải. KH O32 Lớp Cao học T CNH K1 – NHÓM 4 15
  16. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2