intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của ngân hàng; phân tích, đánh giá cơ cấu tài chính của một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn năm từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012; đề xuất các giải pháp tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “ Giải pháp tái cấu trúc tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008” là công trình nghiên cứu của tôi. Các ý kiến đánh giá và các giải pháp đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu và tích lũy của tôi. Học viên cao học K18 Nguyễn Thị Ánh Tuyết
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, biểu đồ Lời mở đầu CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................... 1 1.1 Cấu trúc tài chính ................................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 1 1.1.2 Thành phần cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ................................... 1 1.1.2.1 Nợ:....................................................................................................... 1 1.1.2.2 Vốn chủ sở hữu .................................................................................... 1 1.1.3 Đặc điểm phân biệt giữa nợ và vốn cổ phần trong cấu trúc tài chính ............ 3 1.1.4 Các lý thuyết về cấu trúc vốn....................................................................... 4 1.1.4.1 Lý thuyết M&M về giá trị doanh nghiệp khi không có thuế ................... 4 1.1.4.2 Lý thuyết M&M về giá trị doanh nghiệp khi có thuế ............................. 5 1.1.4.3 Lý thuyết M&M về chi phí sử dụng vốn khi không có thuế .................... 6 1.1.4.4 Lý thuyết M&M về chi phí sử dụng vốn khi có thuế: ............................. 7 1.1.5 Cấu trúc vốn tối ưu ...................................................................................... 8 1.1.6 Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn cấu trúc tài chính ........................ 10 1.2 Sự khác biệt của cấu trúc tài chính ngân hàng so với cấu trúc tài chính doanh nghiệp .................................................................................................................. 12 1.3 Tái cấu trúc tài chính .......................................................................................... 13 1.3.1 Khái niệm.................................................................................................. 13 1.3.2 Nguyên nhân phải tái cấu trúc tài chính ngân hàng .................................... 14 1.3.3 Lợi ích của tái cấu trúc tài chính ngân hàng ............................................... 15 1.4 Tổng quan về khủng hoảng kinh tế .................................................................... 16
  5. 1.4.1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế ................................................................. 16 1.4.2 Khủng hoảng kinh tế năm 2008 ................................................................. 16 1.4.3 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008. ..................................... 16 1.4.4 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến kinh tế Việt Nam............... 17 1.5 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................... 21 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 ....................... 22 2.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam. ........................... 22 2.1.1 Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ...................................... 22 2.1.2 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...................... 23 2.2 Tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................................................................................................. 25 2.3 Phân tích cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam:........... 33 2.3.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn ..................................................................... 34 2.3.1.1 Nợ ...................................................................................................... 34 2.3.1.2 Vốn chủ sở hữu .................................................................................. 44 2.3.2 Phân tích cấu trúc tài sản ........................................................................... 46 2.3.2.1 Tổng tài sản...................................................................................... 46 2.3.2.2 Cho vay khách hàng ........................................................................ 49 2.3.2.3 Đầu tư chứng khoán ........................................................................ 59 2.3.2.4 Góp vốn, liên minh, liên kết, đầu tư ............................................... 62 2.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Thương mại Việt Nam 64 2.3.3.1 Cơ cấu thu nhập và lợi nhuận......................................................... 64 2.3.3.2 Các hệ số tài chính .......................................................................... 70 2.4 Đánh giá cấu trúc tài chính của các NHTM Việt Nam ...................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................................. 75 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................ 76 3.1 Đối với từng ngân hàng....................................................................................... 76
  6. 3.1.1 Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của NHNN, minh bạch hóa thông tin ............................................................................................................................. 76 3.1.2 Phát triển nguồn nhân lực .......................................................................... 77 3.1.3 Tái cấu trúc nguồn vốn .............................................................................. 77 3.1.3.1 Tăng cường huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và liên ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh và trong khuôn khổ quy định của pháp luật. ........................................................................................... 77 3.1.3.2 Áp dụng tỷ lệ chia cổ tức cho các phù hợp, tăng cường giữ lại nguồn lợi nhuận, bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, tăng cường khả năng tự chủ về tài chính. ................................................................................. 79 3.1.3.3 Mua bán, hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng thương mại Việt Nam, các tổ chức tín dụng có quy mô lớn, năng lực tài chính mạnh, thu hút đầu tư góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. ................................. 79 3.1.4 Tái cấu trúc tài sản .................................................................................... 79 3.1.4.1 Đánh giá lại chất lượng các khoản cho vay và thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu: ...................................................................................... 79 3.1.4.2 Hạn chế tăng trưởng tín dụng đặc biệt là các khoản cho vay phi sản xuất, cho vay trung, dài hạn, tăng cường phát triển các mảng sản phẩm phi tín dụng. ....................................................................................... 81 3.1.4.3 Hạn chế tăng trưởng tín dụng đặc biệt là các khoản cho vay phi sản xuất, cho vay trung, dài hạn, tăng cường phát triển các mảng sản phẩm phi tín dụng. ....................................................................................... 82 3.1.4.4 Định hướng lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu. .................................................................................................... 82 3.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................... 83 3.2.1 Tiếp tục triển khai áp dụng đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD từ năm 2011 – 2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 01/02/2013. .............................................................................. 83 3.2.2 Hỗ trợ các TCTD trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý nợ xấu ................................................................................................... 84
  7. 3.2.2.1 Rà soát, thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, xác định đúng tỷ lệ nợ xấu, tình trạng mất thanh khoản, tình trạng đầu tư sở hữu chồng chéo của các ngân hàng84 3.2.2.2 NHNN tiếp tục triển khai áp dụng những nguyên tắc Basel vào quản lý rủi ro.................................................................................................. 85 3.2.3 Phân nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam và xây dựng lộ trình, các biện pháp tái cấu trúc tài chính phù hợp với từng nhóm ngân hàng. ........... 88 3.2.4 Thực hiện các biện pháp nâng cao vốn tự có, giải quyết các nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ....................................... 90 3.2.4.1 NHNN mua cổ phần hoặc góp vốn vào ngân hàng thương mại. .......... 90 3.2.4.2 NHNN cho vay NHTM theo hình thức tái cấp vốn hay tái chiết khấu trái phiếu chính phủ. .......................................................................... 90 3.2.4.3 NHNN đứng ra bảo lãnh cho các NHTM thiếu vốn vay liên ngân hàng của các ngân hàng có vốn lớn, năng lực tài chính tốt, lành mạnh hoặc sáp nhập dưới sự giám sát của Chính phủ. ......................................... 91 3.2.4.4 Tiến hành tái cấu trúc ngân hàng đồng thời với tái cấu trúc doanh nghiệp, có biện pháp phục hồi phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu ............................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................................ 94 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 96
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM VN Ngân hàng thương mại Việt Nam VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu NVB Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế WTO Tổ chức thương mại thế giới HTX Hợp tác xã GDP Tổng sản phẩm quốc dân VĐL Vốn điều lệ ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu TTS Tổng tài sản IMF Quỹ tiền tệ thế giới KPI Chỉ số đo lường hiệu suất công việc ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình các ngân hàng trước và sau khi tái cơ cấu hệ thống NHTM ở các nước Philippines, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc. Bảng 2.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của hệ thống NHTM VN từ năm 2009 đến năm 2012. Bảng 2.2. Giá trị nợ và nguồn vốn của các ngân hàng từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ so với tổng nguồn vốn từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của NVB từ năm 2009 đến năm 2011. Bảng 2.7: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.8: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.9: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của NVB từ năm 2009 đến năm 2011. Bảng 2.10: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.11: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.12: Cơ cấu vốn huy động phân loại theo thị trường của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.13: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.14: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.15: Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo thị trường của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012.
  10. Bảng 2.16: Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.17: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nguồn vốn của các VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.18: Tổng tài sản của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.19: Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.20: Giá trị cho vay của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.21: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.22: Giá trị cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tỷ trọng từng loại trong tổng dư nợ khách hàng của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.23: Giá trị cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tỷ trọng từng loại trong tổng dư nợ khách hàng của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.24: Giá trị cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và tỷ trọng từng loại trong tổng dư nợ khách hàng của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.25: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng của nợ xấu từ năm 2009 đến quý 3/2012 của VCB. Bảng 2.26: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng của nợ xấu từ năm 2009 đến quý 3/2012 của ACB. Bảng 2.27: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng của nợ xấu từ năm 2009 đến quý 3/2012 của NVB. Bảng 2.28: Thống kê chứng khoán đầu tư của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.29: Thống kê chứng khoán đầu tư của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.30: Thống kê chứng khoán đầu tư của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.31: Tỷ lệ góp vốn, liên minh, liên kết của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.32: Tỷ lệ góp vốn, liên minh, liên kết của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012.
  11. Bảng 2.33: Tỷ lệ góp vốn, liên minh, liên kết của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.34: Cơ cấu thu nhập của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.35: Tỷ trọng cơ cấu thu nhập của VCB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.36: Cơ cấu thu nhập của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.37: Tỷ trọng cơ cấu thu nhập của ACB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.38: Cơ cấu thu nhập của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.39: Tỷ trọng cơ cấu thu nhập của NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.40: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.41: Hệ số đòn bẩy tài chính của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.42: Hệ số ROA của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.43: Hệ số ROE của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Bảng 2.44: Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến năm 2011. Bảng 3.1: Danh sách các ngân hàng và các công ty bảo hiểm liên quan.
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần. Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ nợ tối ưu trong cấu trúc vốn và giá trị của doanh nghiệp. Biểu đồ 2.1: 10 quốc gia có ngành NH tăng trưởng tài sản nhanh nhất. Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng từ năm 2007 đến tháng 5/2012. Biểu đồ 2.5: Nợ xấu của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012. Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của VCB, ACB, NVB từ năm 2009 đến quý 3/2012.
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng, là “xương sống” của nền kinh tế. Mọi hoạt động của ngân hàng đều liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó, việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, lựa chọn cấu trúc tài chính hợp lý của các ngân hàng đòi hỏi tính thận trọng, nghiêm túc và trình độ năng lực, kinh nghiệm quản lý điều hành rất cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang bước qua khủng hoảng, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau thời gian tăng trưởng tín dụng quá nhanh đã bộc lộ những bất ổn: khả năng thanh khoản thấp, tình hình nợ xấu gia tăng, lãi suất vay và huy động đều ở mức cao, hàng loạt những sai phạm trong hoạt động huy động vốn, cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam… Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết tự do hóa tài chính đang dần phải thực hiện, hứa hẹn những cơ hội, thách thức lớn, mức độ cạnh tranh trong ngành rất khốc liệt. Tái cấu trúc tài chính các ngân hàng hiện nay là rất cấp thiết để xây dựng hệ thống ngân hàng có quy mô lớn, tình hình tài chính lành mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp tái cấu trúc tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của ngân hàng. Phân tích, đánh giá cơ cấu tài chính của một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn năm từ năm 2009 đến quý 3 năm 2012.
  14. Đề xuất các giải pháp tái cấu trúc tài chính hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ba ngân hàng thương mại Việt Nam đại diện cho ba nhóm ngân hàng: - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) đại diện nhóm Ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng TMCP có tỷ lệ cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 70%. - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đại diện cho nhóm ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn (TTS>=100.000 tỷ đồng). - Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB) đại diện cho nhóm ngân hàng TMCP quy mô tài sản nhỏ (TTS < 100.000 tỷ đồng). Phạm vi nghiên cứu: Cấu trúc tài chính của 3 ngân hàng thương mại Việt Nam: VCB, ACB, NVB năm 2009, 2010, 2011, 9 tháng đầu năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp. - Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thứ cấp trên phần mềm Excel. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về tái cấu trúc tài chính tại các ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế. - Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế.
  15. -1- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cấu trúc tài chính 1.1.1. Khái niệm Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa cấu trúc vốn và nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản doanh nghiệp. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nợ trung hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần để đầu tư vào tài sản. Cấu trúc vốn = nợ trung hạn, nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu. Cấu trúc tài chính = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn, nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu. 1.1.2. Thành phần cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp Cấu trúc tài chính bao gồm: nợ (nợ ngắn hạn, nợ trung hạn, nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại). 1.1.2.1. Nợ: Bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung hạn, nợ dài hạn - Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Đây là các khoản nợ tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. - Nợ trung hạn: Nợ trung hạn là các khoản nợ có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, dùng để tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp như đầu tư máy móc, thiết bị … - Nợ dài hạn: Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trên 5 năm, dùng để tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp như đầu tư các dự án. 1.1.2.2. Vốn chủ sở hữu Là phần vốn góp của các chủ sở hữu khi mới thành lập và phần vốn góp thêm của các chủ sở hữu để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn ổn định, các chủ sở hữu chỉ có thể thu hồi nguồn vốn này khi nhượng bán cho người khác hoặc khi phá sản doanh nghiệp.
  16. -2- Đối với ngân hàng, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng giữ vai trò rất quan trọng: - Quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. - Là cơ sở xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh, tỷ lệ cho vay đối với khách hàng (theo Luật các TCTD 47/2010/QH12 thì tổng dư nợ cho vay một khách hàng của một TCTD không được phép vượt quá 15% vốn tự có của TCTD đó, tổng dư nợ cho vay một nhóm khách hàng liên quan của một TCTD không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD đó). Vốn chủ sở hữu chủ yếu bao gồm: vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi, lợi nhuận giữ lại. - Vốn cổ phần thường: là mệnh giá của tổng số cổ phần thường hiện hành, được hình thành khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thường. Cổ tức của cổ phiếu này cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những người nắm giữ cổ phiếu thường được quyền kiểm soát, quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. - Vốn cổ phần ưu đãi: là mệnh giá của tổng số cổ phiếu ưu đãi hiện hành và được hình thành khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức của cổ phiếu này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh mà được ấn định bằng một tỷ lệ cố định tính trên mệnh giá của cổ phiếu. Những người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền kiểm soát, quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. - Lợi nhuận giữ lại: Lợi nhuận giữ lại là phần thu nhập ròng của doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh nhưng không chia cho các cổ đông mà được giữ lại để tiếp tục đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận giữ lại nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng, cần nhiều nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
  17. -3- 1.1.3. Đặc điểm phân biệt giữa nợ và vốn cổ phần trong cấu trúc tài chính Doanh nghiệp có thể lựa chọn nợ hay vốn cổ phần, hay cả nợ và vốn cổ phần, lựa chọn tỷ trọng của từng loại để xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Nợ và vốn cổ phần có các đặc điểm phân biệt sau: - Tính đáo hạn: Nợ có tính đáo hạn, nợ phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định, thời gian đáo hạn tùy thuộc vào từng loại nợ. Nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm, nợ trung hạn có thời gian đáo hạn trong vòng 1 đến 5 năm, nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 5 năm. Đến thời điểm đáo hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ bắt buộc hoàn trả nợ cho chủ nợ. Vốn cổ phần: Vốn cổ phần không có tính đáo hạn. Khi đầu tư vào doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không được thỏa thuận thời gian hoàn trả phần vốn đã đầu tư. Chủ doanh nghiệp chỉ lấy có thể lấy lại vốn đã đầu tư khi nhượng bán cổ phần cho người khác hoặc thanh lý doanh nghiệp. - Quyền được hưởng lợi nhuận: Chủ nợ: được ưu tiên hưởng lợi nhuận đầu tiên, biểu hiện dưới hình thức là các khoản tiền lãi cho vay. Dù kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu, lời hay lỗ thì chủ nợ vẫn được hưởng số tiền lãi nhất định theo mức lãi suất đã thỏa thuận ban đầu, không phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, quyền hưởng lợi nhuận (lãi vay) của chủ nợ mang tính chắc chắn khá cao. Các chủ sở hữu cổ phần ưu đãi: được ưu tiên hưởng lợi nhuận thứ hai sau các chủ nợ, biểu hiện dưới hình thức tiền (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân), cổ tức (đối với công ty cổ phần). Để được hưởng quyền ưu tiên này, các chủ sở hữu cổ phần ưu đãi thường chấp nhận giới hạn số tiền lợi nhuận được nhận hàng năm. Các chủ sở hữu cổ phần thường: được hưởng lợi nhuận cuối cùng sau chủ nợ và chủ sở hữu cổ phần ưu đãi, biểu hiện dưới hình thức tiền (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân), cổ tức (đối với công ty cổ phần). Tùy thuộc
  18. -4- kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quyền định đoạt phân chia lợi nhuận của hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) hay các thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân) mà các chủ sở hữu cổ phần thường được hưởng lợi nhuận nhiều hay ít. Quyền được hưởng lợi nhuận phân chia của các chủ sở hữu cổ phần thường là không chắc chắn. - Trái quyền đối với tài sản: Các chủ nợ và chủ sở hữu chỉ quan tâm đến quyền này khi doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải thanh lý tài sản. Tương tự như trái quyền đối với lợi nhuận: Chủ nợ được ưu tiên hưởng trái quyền tài sản đầu tiên, số tiền chủ nợ được hưởng sau khi thanh lý tài sản được xác định bằng số tiền nợ gốc và số tiền lãi chưa thu, chủ sở hữu cổ phần ưu đãi (cổ đông ưu đãi) được hưởng quyền ưu tiên thứ hai sau chủ nợ, chủ sở hữu cổ phần thường (cổ đông thường) được hưởng sau cùng. - Quyền điều hành: Chủ nợ: Các chủ nợ không được quyền tham gia điều hành doanh nghiệp, không được quyền biểu quyết. Chủ sở hữu cổ phần ưu đãi: có thể hay không thể nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua bỏ phiếu. Thông thường các chủ sở hữu cổ phần ưu đãi không có quyền bầu các thành viên hội đồng quản trị. Chủ sở hữu cổ phần thường: là những người nắm quyền kiểm soát, lựa chọn ban điều hành doanh nghiệp. 1.1.4. Các lý thuyết về cấu trúc vốn Do cấu trúc vốn là một phần của cấu trúc tài chính nên việc xem xét các lý thuyết về cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu là tiền đề để xem xét cấu trúc tài chính tối ưu. 1.1.4.1. Lý thuyết M&M về giá trị doanh nghiệp khi không có thuế Năm 1958, Modigliani và Miller đưa ra lý thuyết M&M về cấu trúc vốn doanh nghiệp. Lý thuyết này xây dựng dựa trên giả định về thị trường vốn hoàn hảo mà tại thị trường đó không có thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, không có các chi phí giao dịch, không có chi phí kiệt quệ tài chính, có đủ số người mua,
  19. -5- bán trên thị trường, mức lãi suất cho vay áp dụng cho mọi nhà đầu tư là như nhau, thông tin của mọi người nhận được là như nhau. Định đề M&M I: “ Giá trị thị trường của một doanh nghiệp độc lập với cấu trúc tài chính vốn của doanh nghiệp đó trong các thị trường vốn hoản hảo không có thuế thu nhập doanh nghiệp” (Nguồn: GS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê). VL=VU Trong đó: VL: Giá trị doanh nghiệp có vay nợ VU: Giá trị doanh nghiệp không vay nợ Trong thị trường không có thuế, các doanh nghiệp kinh doanh giống nhau và có mức kỳ vọng lợi nhuận như nhau thì giá trị là như nhau bất kể doanh nghiệp sử dụng cấu trúc vốn khác nhau. Như vậy, giá trị của công ty sử dụng nợ và giá trị của công ty không sử dụng nợ là như nhau. Việc lựa chọn nguồn tài trợ, thay đổi cơ cấu vốn không tác động đến giá trị của công ty. 1.1.4.2. Lý thuyết M&M về giá trị doanh nghiệp khi có thuế Năm 1963, Modigliani và Miller đưa ra lý thuyết về giá trị doanh nghiệp khi có thuế: “Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của công ty có vay nợ bằng giá trị của công ty không có vay nợ cộng hiện giá của tấm chắn thuế”. (Nguồn: GS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê). VL=VU + TCD Trong đó: VL: Giá trị doanh nghiệp có vay nợ VU: Giá trị doanh nghiệp không vay nợ TC : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp D: nợ vay TCD: hiện giá tấm chắn thuế
  20. -6- 1.1.4.3. Lý thuyếtt M&M về v chi phí sử dụng vốn n khi không có thu thuế Định đề M&M II: “Tỷ “T suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần ần th thường của một doanh nghiệp có vay nợ ợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần ần th thường, được đo lường bằng giá trị thị trườ ờng” rE = rA + (rA – rD )D/E Trong đó, rE: tỷ ỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần rA: tỷ ỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản rD: tỷỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ E: vốốn cổ phần D: nợ n D/E Biểu đồ 1.1 Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phầ phần (Nguồn: GS.TS. Trần n Ngọc Ng Thơ, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, t, PGS.TS Nguy Nguyễn Thị Ngọcc Trang, TS Nguyễn Nguy Thị Liên Hoa, TS Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp nghi hiện đại, Nxb Thống kê). Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ t vốn cổ phần tăng khi D/E tăng đến một ột giai đoạn nhất định khi công ty sử dụng ụng nhiều nhi nợ trong cơ cấu vốn, rủi ro tăng lên, ên, chi phí ssử dụng nợ tăng, tốc độ tăng của ủa rE chậm hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2