intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

819
lượt xem
157
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động. ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2%trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số. Theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

  1. KINH TẾ PHÁT TRIỂN TS. NGUYỄN CHÍ HẢI ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 1   
  2. MỤC LỤC: 1. Mở đầu: 2. Khái quát về các nước đang phát triển: 2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (LDCs): 2.2. Giới thiệu về một số nước đang phát triển: 3. Những đặc điểm chung của những nước đang phát triển : 4. Quan điểm và biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 4.1. Nguyên nhân của vòng luẩn quẩn nghèo đói: 4.2. Biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 5. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam: 5.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt nam qua các chỉ số: 5.2. Những hạn chế của nền kinh tế VN và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến các mục tiêu phát triển: 6. Ý nghĩa và kết luận của việc nghiên cứu: Danh mục tài liệu tham khảo: 2   
  3. 1.Mở đầu Sau chiến tranh thế giới thứ 2,với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc tế: “thế giới thứ 3”. “Thế giới thứ 3” được gọi để phân biệt với “Thế giới thứ 1” là các nước có nền kinh tế phát triển – đi theo con đường TBCN. “Thế giới thứ 2” là những nước có nền kinh tế tương đối phát triển đi theo con đường XHCN. Do đó dưới góc độ kinh tế,bắt đầu từ những năm 60, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước đang phát triển với nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước công nông nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hóa.Khi nền kinh tế thế giới có những bước chuyển đổi theo hướng toàn cầu hóa thì khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng nhiều.Trong khi đó con người ngày càng đòi hỏi phải có cuộc sống tốt đẹp hơn.Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển đã trở nên rất cấp bách.Việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hậu quả của tình trạng kém phát triển để tìm cách khắc phục và tìm ra giải pháp, hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và cùng hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Để biết được điều này chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, nguyên nhân và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế. 2. Khái quát về các nước đang phát triển: 2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (LDCs): Có nhiều quan điểm nói về các quốc gia đang phát triển,Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. "Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến tranh Lạnh. Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v.. Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm. 2.2. Giới thiệu về một số nước đang phát triển: Theo thống kê của ngân hàng thế giới( WB) hiện nay trên thế giới trong nhóm “Các nước đang phát triển” hiện có khoảng 142 nước . VD: Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Antigua, Argentina, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Barbados, Hungary, India, Indonesia, Iran, Jamaica, Jordan, Kazakhstan, Uruguay, Vanuatu, Venezuela, Vietnam, West Samoa, Zambia,… 3. Những đặc điểm chung của những nước đang phát triển : Mặc dù các nước đang phát triển (LDCs) có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế, nhưng giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản tạo nên tính đa dạng 3   
  4. cho các nước này.Những khác biệt này chi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước.Cụ thể ở đây chúng ta có thể thấy những khác biệt như: - Quy mô đất nước; - Nền tảng/ bối cảnh lịch sử; - Nguồn lực con người và tự nhiên; - Thành phần tôn giáo và dân tộc; - Tầm quan trọng tương đối của các khu vực Tư nhân và Công cộng; - Cơ cấu công nghiệp; - Sự phụ thuộc bên ngoài; - Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực; Bên cạnh những khác biệt, các nước đang phát triển còn có những đặc điểm cơ bản, giống nhau; Chúng ta xét 4 đặc điểm chính như sau: Mức sống thấp: Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng.Mức sống thấp phản ánh qua thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít được học hành, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp… Mức thu nhập thấp được thể hiện rõ rệt qua mức thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). Mức thu nhâp bình quân đầu người thấp,theo thống kê năm 1990 thì thu nhập bình quân đầu người tổng cộng của các nước chậm phát triển tính trung bình ít hơn 1/16 thu nhập bình quân đầu người của các nước giàu.Không chỉ ở các nước giàu mà ở các nước LDCs các mô hình phân phối thu nhập không cân xứng, có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của người giàu và người nghèo, trong đó 20% dân thượng lưu thường có thu nhập cao hơn 5 đến 10 lần so với 40% dân hạ lưu. Phần lớn số dân tộc thuộc thế giới thứ 3 phải chịu cảnh nghèo đói tuyệt đối, từ 650 đến 1300 triệu người phải sống bằng những mức thu nhập tối thiểu dưới 250 USD một năm.Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người.Trong những năm gần đây mức thu nhập trung bình có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các châu lục,các khu vực còn rất lớn.Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua các bảng số liệu sau: Bảng 3.1:GNI bình quân đầu người của một số khu vực: GNI bình quân đầu người (2009) Đông Á và Thái Bình Dương 3.143 $ Châu Âu và Trung Á 6.793 $ Mỹ Latinh và Caribbean 6.936 $ Trung Đông và Bắc Phi 3.594 $ Bắc Mỹ 46.739 $ Nam Á 1.088 $ Châu Phi hạ Sahara 1.096 $ Nguồn trích dẫn:IBRD World tables 2005-2009,Báo cáo phát triển thế giới. 4   
  5. Bảng 3.2: Tỷ lệ nghèo đói ở các nước LDCs cao hơn các nước phát triển: Tên nước (khu vực) Tỷ lệ đói nghèo mức Tỷ lệ đói nghèo mức 1.25$/ngày(2008) 2$/ngày(2008) Đông Á và Thái Bình 16,8% 38,7% Dương Châu Âu và Trung Á 3,7% 8,9% Mỹ Latinh và Caribbean 8,2% 17,1% Trung Đông và Bắc Phi 3,6% 16,9% Nam Á 40,3% 73,9% Châu Phi hạ Sahara 50,9% 72,9% Nguồn trích dẫn:IBRD World tables 2005, Báo cáo phát triển thế giới,vấn đề nghèo đói. Bảng 3.3: Một số nước có số dân sống dưới 2$/ngày nhiều nhất như: Số dân sống dưới 2USD một ngày ở (%): Tanzania 97 Liberia 95 Nigeria 84 Banladesh 81 Nepal 78 Lao 77 Ấn Độ 76 Congo 74 Haiti 72 Angola 70 Indonesia 54 Việt Nam 48 Nguồn trích dẫn :2008 Population Reference Bureau Ngoài việc phải vật lộn với thu nhập thấp,các nước LDCs còn phải chống chọi với nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe kém.Người ta thống kê rằng ở cả Châu Á và Châu Phi hơn 60% dân số chỉ đáp ứng được những yếu tố tối thiểu về calo cần thiết cho sức khỏe.Lượng thiếu hụt này theo thống kê nó chiếm khoảng 2% lượng ngũ cốc của thế giới.Vấn đề suy dinh dưỡng và sức khỏe kém có phải là do nguyên nhân thiếu lương thực ở các đang phát triển hay là do sự nghèo đói (tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong việc phân phối thu nhập) – 2 vấn đề này có mối liên hệ gián tiếp với nhau.Tuổi thọ ngắn,trong số 42 nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thì tuổi thọ trung bình năm 2008 vào khoảng 56 tuổi so với 67 tuổi ở các nước LDCs khác và 77 tuổi so với các nước phát triển (bảng 3.4). Bảng 3.4:Tuổi thọ trung bình Tuổi thọ trung bình (2008) Châu Phi 55 Châu Mỹ 75 Châu Á 70 5   
  6. Châu Âu 76 Nước chậm phát triển 56 Nước kém phát triển 67 Nước phát triển hơn 77 Thế giới 68 Nguồn trích dẫn:IBRD,Báo cáo phát triển thế giới 2005-2009,y tế thế giới. Với tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh gấp 10 lần so với các nước phát triển (bảng 3.5).Tỷ lệ người biết chữ thấp, tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao, học trình và các phương tiện giáo dục ko đầy đủ và thường là không phù hợp.Trong số các nước kém phát triển nhất thì tỷ lệ biết chữ là 34% so với 65% ở các nước LDCs khác và 99% ở các nước phát triển.Điều này làm cho trình độ lao động của các nước LDCs càng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của quốc gia. Sự tác động qua lại của các đặc điểm này có chiều hướng làm trầm trọng thêm và duy trì muôn thủa những vấn đề phổ biến về “ nghèo đói, ngu dốt và bệnh tật” ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ tích lũy thấp: Chúng ta đều biết để phát triển thì phải có nguồn vốn, mà để có vốn tích lũy thì phải hy sinh tiêu dùng.Nhưng khó khăn ở chỗ, đối với các nước đang phát triển nhất là những nước có thu nhập thấp , đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn.Ở các nước phát triển thường dành từ 20% - 30% thu nhập để tích lũy .Trong khi đó ở các nước LDCs chỉ có khả năng tiết kiệm trên 10% thu nhập, nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết cho số dân tăng lên.Số dân tăng lên hàng năm ở những nước này là rất lớn.Tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất.Do đó ngày càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế. Điều đó có thể giải thích được tại sao hằng năm các nước LDCs phải cần các nguồn vốn tài trợ từ các nước phát triển với lãi suất ưu đãi (hoặc không hoàn lại). Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (nông nghiệp chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc dân, trong khi tỷ lệ này chỉ là 3% ở các nước phát triển)(bảng3. 6), kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu.Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng nền kinh tế phát triển mạnh thì công nghiệp và dịch vụ phải chiếm tỷ trọng lớn.Nền kinh tế thế giới luôn biến chuyển từng ngày với hàng loạt phương thức sản xuất mới ra đời, ngày càng hiện đại hóa. Bảng 3.6: Đóng góp của nông nghiệp trong GDP của một số nước lựa chọn: Đóng góp của nông nghiệp trong GDP (%) Tên nước 2008 Afghanistan 32 Angola 7 Bangladesh 19 Bolivia 13 Brazil 6 China 11 Colombia 9 6   
  7. Comoros 46 Congo 40 Dominica 16 Gambia 29 Guyana 28 Indonesia 14 Lao P.D.R. 35 Liberia 61 Mexico 4 Nepal 34 Paraguay 24 Thailand 12 Uganda 30 United Kingdom 1 Vietnam 22 Zambia 21 Nguồn trích dẫn:IBRD,World tables 2005-2009,Báo cáo phát triển thế giới,nông nghiệp và nông thôn. Thực tế cho thấy rằng các nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp.Thay vì trước đây phải nhập hàng hóa từ các nước phát triển thì hiện nay các nước LDCs đã dần phát triển công nghiệp và đã có những ngành công nghiệp mới .Tuy nhiên các ngành công nghiệp này chủ yếu sử dụng kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thuật thấp, sản phẩm sản xuất ra thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chất lượng thấp.Trong khi đó các nước phát triển ngày nay đã đạt đến trình độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo vượt xa các nước LDCs từ 3 đến 6 thập kỷ, chính khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các nước LDCs khó tận dụng được lợi thế của các nước đi sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại. Năng suất lao động thấp: Đây là một đặc điểm quan trọng của các nước LDCs.Một áp lực lớn đối với các nước LDCs là về dân số và việc làm.Dân số ở các nước này vốn đã đông, sự bùng nổ ở các quốc gia này càng tạo ra hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Trên khắp thế giới LDCs, mức năng suất lao động là cực kỳ thấp so với các nước phát triển.Đ iều này có thể giải thích bằng một số khái niệm kinh tế,chẳng hạn như khái niệm năng suất giảm dần.Nếu sử dụng nhiều hơn các yếu tố biến đổi (lao động) mà các yếu tố khác không đổi ( vốn, đất đai, vật liệu…) vẫn không đổi về lượng thì sau một thời điểm nhất định sản phẩm tăng thêm hay sản phẩm cận biên của yếu tố sản suất biến đổi trên sẽ giảm xuống, do đó mức năng suất thấp có thể được giải thích bằng tình trạng không có hoặc thiếu trầm trọng các đầu vào bổ sung như vốn và vật chất hoặc đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.Và hầu hết các nước LDCs đang phải đối mặt với các vấn đề trên.Ngoài ra nguyên nhân trên chúng ta nên xét đến khả năng về thể lực và tinh thần cá nhân của người lao động,sức khỏe của người lao động ở các nước LDCs thường kém hơn các nước phát triển do suy nhược cơ thể và không đủ sức lực lẫn tinh thần để chịu được những áp lực cạnh tranh hằng ngày. Ngoài 4 đặc điểm chính trên chúng ta có thể thấy ở các LDCs còn có các đặc điểm sau: 7   
  8. Tốc độ dân số tăng cao và gánh nặng người ăn theo, thất nghiệp nhiều: Theo báo cáo về tình hình dân số thế giới năm 2009 của cơ quan dân số Mỹ đưa ra ngày 12/8/2009 dân số toàn cầu dự tính sẽ là gần 7 tỷ người vào năm 2010, phần lớn sự gia tăng diễn ra ở các nước đang phát triển hoặc nghèo nhất thế giới (97% của sự gia tăng sẽ diễn ra tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Caribe). Bảng 3.7: Dân số thế giới năm 2008(triệu người) Khu vực Dân số Châu Phi 967 Châu Mỹ 915 Châu Á 4,052 Châu Âu 736 Nước chậm phát triển 5,479 Nước kém phát triển(trừ china) 4,154 Nước phát triển hơn 1,227 Thế giới 6,705 Nguồn trích dẫn:Population Reference Bureau 2008, World Population Data Sheet; Tỷ lệ sinh ở các nước LDCs thường rất cao,quãng từ 35-40 trên 1000 người,trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chưa bằng một nửa.Rõ ràng là, như bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ sinh đẻ có lẽ là một trong cách hữu hiệu để phân biệt các nước chậm phát triển hơn; Bảng 3.8: Tỷ lệ sinh đẻ trên toàn thế giới,2009 Tỷ lệ sinh đẻ Nước 47 Uganda,Congo 33 Guine, Sudan, Coromos, Togo,Palestin… 28 Honduras, Haiti, Tajikistan, Nepal, Laos, Ả Rập Saudi, Sybia 23 Ấn Độ,Algieria, Libya, Dominica, Nicaragua, Bangladesh… 14 Newzealand, Australia, Antigua,Hoa Kỳ, Tabago, Uruguay… 11 Cuba, Canada, Hy Lạp, Slovenia, Tây Ban Nha, Slovakia, Ukraine, Hà Lan, Moldova, Ba Lan, Bulgaria, CH Sec, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch… 9 Nhật Bản, Hàn Quốc, Qatar, Serbia, Đức, Bồ Đào Nha,Áo… Nguồn trích dẫn:Population Reference Bureau 2009, World Population Data Sheet; Ở các nước LDCs số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm một nửa dân số các nước này, trong khi tỷ phần này ở các nước phát triển chỉ bằng 1/4 tổng số dân.Do vậy, lực lượng lao động ở hầu hết các nước LDCs phải hỗ trợ cho trẻ em với tỷ lệ gần như gấp đôi so với các nước giàu có hơn.Trong khi đó số người già trên 64 tuổi ở các nước phát triển là lớn hơn nhiều.Người già và trẻ em thường bị coi là “gánh nặng ăn theo” của xã hội,với hàm ý rằng họ là những thành viên không sản 8   
  9. xuất được gì cho xã hội, do đó phải được lao động thường từ 15 đến 64 tuổi hỗ trợ về mặt tài chính. Tuy nhiên các nước LDCs cũng đang phải đối mặt đó là vấn đề thất nghiệp trong độ tuổi lao động, thường thì tỷ lệ này lớn so với các nước phát triển.(Chúng ta có thể quan sát bảng 3.9 ).Một trong những biểu hiện chủ yếu của mức sống thấp ở các nước LDCs là việc sử dụng lao động tương đối chưa hết hoặc chưa có hiệu quả so với các nước phát triển.Khi mà dân số có tốc độ tăng nhanh thì việc làm cho người lao động phải tăng tương xứng, tuy nhiên ở các nước LDCs tốc độ tẳng trưởng kinh tế còn thấp, nền kinh tế chưa đáp ứng đủ việc làm cho người lao động nên thất nghiệp ngày càng tăng. Bảng 3.9:Tình trạng thất nghiệp trên thế giới Các khu vực Thất nghiệp (% của tổng lao động) Đông Á và Thái Bình 4,7% năm 2008 Dương Châu Âu và Trung Á 6,9% năm 2008 Mỹ Latinh và Caribbean 7,3% năm 2008 Trung Đông và Bắc Phi 10,6% năm 2007 Bắc Mỹ 5,8% năm 2008 Nam Á 5,3% năm 2004 Châu Phi hạ Sahara Nguồn: IBRD,World tables 2005-2009,Báo cáo phát triển thế giới, thất nghiệp và việc làm Sự thống trị, sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương trong các quan hệ quốc tế: Đối với nhiều nước chậm phát triển, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp tăng và sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng, chính là sự phân chia rất không bình đẳng quyền lực kinh tế và chính trị giữa các nước giàu và nước nghèo.Những bất bình đẳng không chỉ bằng việc kiểm soát mô hình thương mại quốc tế, mà còn bằng khả năng trong việc quyết định những điều kiện mà theo đó, công nghệ , viện trợ nước ngoài và vốn tư nhân được chuyển giao cho các nước đang phát triển của các nước phát triển. Trong các đặc điểm đã nêu trên theo chúng tôi thấy đặc điểm quan trọng nhất, là nguyên nhân chính là đặc điểm “tình trạng kỹ thuật của sản xuất kém”, các đặc điểm còn lại là hệ quả của nó. Điều này có thể chứng minh trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới.Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp.Nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng, các phát minh sáng chế công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất ngày càng nhiều.Lao động chân tay dần nhường lại cho lao động máy móc,sức lao động ngày càng được đảm bảo.Thì việc một nước nghèo muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì phải có trình độ sản xuất tiên tiến là điều kiện đầu tiên và tất yếu.Khi trình độ kỹ thuật sản xuất cao thì năng suất lao động cao,mức sống của con người được cải thiện… 4. Quan điểm và biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 9   
  10. Những đặc điểm đặc trưng của các nước LDCs đã phân tích ở trên là những trở ngại đối với sự phát triển, chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ (xem sơ đồ 1), làm cho khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Thu nhập thấp Tỷ lệ tích lũy thấp Năng suất thấp Trình độ kỹ thuật thấp Sơ đồ 1:Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói Ngày nay, đói nghèo đang trở thành một vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn.Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau.Có những nước tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí còn thụt lùi, xã hội rối ren như một số nước Châu Phi cận Sahara,hay một số nước Nam Á.Có những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao,đưa dất nước ra khỏi vòng luẩn quẩn, nhưng lại tiếp tục rơi vào các cuộc khủng hoảng với những vòng luẩn quẩn mới.Bên cạnh đó có những nước đã tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước phát triển như, đó là các nước NICs Châu Á: Hongkong, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.Gần đây các nước Thái Lan,Malaisia, Trung Quốc cũng đã chứng minh cho sự đúng đắn trong việc lựa chọn đường lối phát triển. Biện pháp thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở các nước đang phát triển: 4.1. Tăng cường thu hút vốn và công nghệ nước ngoài tạo cơ hội “cất cánh” cho nền kinh tế dựa trên việc tận dụng những nguồn lực trong nước chưa có: Nhà kinh tế học Samuelson đã nghiên cứu rất tỷ mỷ về cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển và đưa ra một cách đã được rất nhiều các nước này áp dụng đó là dựa vào nguồn lực bên ngoài.Ông đua vào học thuyết mình với tên “ cái vòng luẩn quẩn và cú hích từ bên ngoài”. “Cú hích từ bân ngoài” ở đây được hiểu là nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.Với khả năng tích lũy nội bộ thấp như vậy, các nước đang phát triển không thể tự tạo cho mình nguồn vốn đầu tư mà phải nhờ tới nguồn vốn nước ngoài.Nguồn vốn nước ngoài sẽ khắc phục cho khả năng tích lũy thấp bằng cách sử dụng nguồn tích lũy từ các nước khác chuyển sang.Chúng sẽ được sử dụng nhằm hỗ trợ nguồn lực trong nước và đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, thu nhập, học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại từ các nước chủ đầu tư, tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên có hiệu quả, giúp cho việc xây dựng các khu công 1 0   
  11. nghiệp, khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Từ đó tạo điều kiện cất cánh cho nền kinh tế, giúp thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn. 4.2.Hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa: Thời đại ngày nay không có một dân tộc nào, nền kinh tế nào có thể phát triển trong sự tồn tại riêng lẻ.Sự hợp tác nhiều mặt, nhiều chiều, tùy thuộc lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi nước, mọi nền kinh tế. Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là những đơn vị độc lập, tự chủ nhưng phụ thuộc nhau vào kinh tế và khoa học công nghệ. Lịch sử thế giới đã chứng minh không có một quốc gia nào có thể phát triển nếu không có quan hệ đối ngoại với bất kì nước nào.Những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là do khéo léo tận dụng quan hệ đối ngoại để phát triển.Chính những quan hệ ấy đã tạo ra nhiểu hình thức hợp tác trong phát triển, trong đó đầu tư quốc tế là một trong những mảng chính của quan hệ kinh tế quốc tế. 4.3.Cải tổ kinh tế trong nước, vận dụng hiệu quả lợi thế quốc gia một cách hiệu quả. Học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, áp dụng sáng tạo vào mỗi quốc gia khác nhau. 5.Liên hệ thực tiễn Việt Nam: Việt Nam cũng là một trong những quốc gia nằm trong khu vực “ Các nước đang phát triển”. Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi.Từ việc phân tích các đặc điểm chung của các nước đó, chúng ta sẽ phân tích cụ thể nền kinh tế Việt Nam để có những kết luận giúp phát triển nền kinh tế của nước nhà. 5.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt nam qua các chỉ số Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất). Theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới, phân nhóm các nước theo mức thu nhập gồm: 1. Nhóm 1: Nhóm những nước có thu nhập thấp nhất, với thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người dưới 935 USD; 2. Nhóm 2: Nhóm các nước có thu nhập trung bình dưới, với GDP bình quân đầu người trong khoảng từ 936 đến 3.705 USD; 3. Nhóm 3: Nhóm những nước có thu nhập trung bình trên, với GDP bình quân đầu người trong khoảng từ 3.705 đến 11.455 USD; và 4. Nhóm 4: Nhóm những nước thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên 11.455 USD. Như vậy, năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới (nhóm 2). 1 1   
  12. Bảng5.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của VN giai đoạn 1990-2008 Năm Qui mô dân số Qui mô GDP-giá Tốc độ tăng GPD/người (nghìn người) cố định trưởng (USD) (tỷ đồng) 2003 80902,4 336,242 7,26 492 2004 82031,7 362,435 7,70 552 2005 83106,3 393,031 8,43 636 2006 84136,8 425,135 8,17 723 2007 85154,9 461,189 8,50 835 2008 86789,0 490,530 6,36 1047 2009 85789,6 511,428 5,32 1250 Nguồn trích dẫn:tổng cục thống kê So với các nước trong khu vực, VN có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm nước. Bảng 5.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực ĐVT:% 2006 2007 2008 2009 Năm Nhóm nước Thế giới 5,10 5,0 3,70 3,2 VN 8,17 8,5 6,36 5,32 Trung Quốc 11,60 11,90 9,70 7,7 Ấn Độ 9,80 9,3 7,80 8,0 Mỹ 2,80 2,0 1,40 2,5 Nhóm nước đồng 2,80 2,6 1,20 2,1 tiền chung ERO Nhóm các nước 5,60 5,6 3,90 9 công nghiệp mới Châu Á Nguồn trích dẫn:www.gov.vn Do tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nên xu hướng kinh tế VN là đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp (khu vực II), giảm tỷ trọng nông nghiệp (khu vực I), tỷ trọng khu vực dịch vụ (khu vực III) tương đối ổn định qua các năm gần đây. Kết quả này cũng cho thấy, nền kinh tế VN đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa. Bảng 5.3: Cơ cấu kinh tế VN theo khu vực ngành kinh tế Năm 2008 2009 Khu vực Nông nghiệp 20,5% 20,7% Công nghiệp 41,5% 42,3% 1 2   
  13. Dịch vụ 38,0% 37% 100% 100% Tổng Nguồn trích dẫn:Bách khoa toàn thư mở Những đóng góp về phát triển kinh tế nêu trên đã góp phần cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN. Tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giai đoạn 1993-2006 có thể xem Hình dưới đây. Chuẩn nghèo thay đổi theo các năm. Bảng 5.4:Tỷ lệ nghèo của VN giai đoạn (1993-2006) Tỷ lệ Nghèo chung(%) Nghèo thực phẩm(%) Năm 1993 58,1 24,9 1998 37,4 15 2003 28,9 10,9 2006 16 4,9 2008 14,5 6,9 2009 11 5,3 Nhìn vào bảng 4, cho thấy Tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giảm đáng kể, từ 58,1% nghèo chung năm 1993, xuống còn 16% năm 2006 và năm 2009 chỉ còn 11%. Tỷ lệ nghèo thực phẩm (đói) từ 24,9% năm 1993, xuống còn 4,9% năm 2006 và năm 2009 là 5,3%. Đây là một thành tích đáng khích lệ về giảm nghèo tại VN đã được các tổ chức quốc tế công nhận. VN là một trong số ít các nước đã và đang thực hiện tốt chiến lược thiên niên kỷ-tăng trưởng và giảm nghèo. Chúng ta có thể thấy rõ được kết quả thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho VN nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Trong bối cảnh VN là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường xuất khẩu của VN ngày càng mở rộng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế VN trong hai thập niên qua, mà tác động chủ yếu của chính sách mở cửa và hội nhập thông qua hai yếu tố chính đó là tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển và tăng xuất khẩu, tăng thu nhập và ngoại tệ xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN phát triển. Đây cũng là cơ hội tốt để VN thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đất nước là đến năm 2020 về cơ bản, trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình hội nhập, nền kinh tế VN cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức đó là nhiều chỉ số phát triển còn thấp so với yêu cầu, tình hình khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế VN. 5.2. Những hạn chế của nền kinh tế VN và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến các mục tiêu phát triển Mặc dù đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế nêu trên, nhưng nền kinh tế VN còn nhiều hạn chế, qui mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. 1 3   
  14. Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2009 thì VN đứng hạng 112 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 128 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 180 nước, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,48% và 0,4% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới (xem bảng 5.5) Bảng 5.5 :Vị trí nền kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới qua các chỉ số (2009) Chỉ số Hạng Giá trị GDP/người theo tỷ giá 112/180 1040 GDP/người theo PPP 128/180 2900 Xuất khẩu 40 56,55 Nhập khẩu 36 68,80 Môi trường kinh doanh 118/128 Năng lực cạnh tranh 75/133 Tham nhũng 96/127 Chỉ số phát triển giáo dục 105/177 Nguồn trích dẫn:tổng cục thống kê Việt Nam Bảng 5.6: Tỷ lệ lạm phát củaVN và một số nước trong khu vực(%) (2006-2009) Năm 2006 2007 2008 2009 Nước Việt Nam 7 12 24,7 6,9 Trung Quốc 2 6 4,2 4 Thái Lan 3 3 2,1 4,2 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: - Khoảng cách giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng GDP của VN cao hơn nhiều so với các nước Trung Quốc và Thái Lan. Điều này giải thích tại sao VN có tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm phát ở các nước này trong 4 năm qua (2006-2009) (bảng 5.6). -Trong khi các nước Trung Quốc và Thái Lan có cán cân thanh toán dương với qui mô lớn, tăng dần qua các năm, thì VN có cán cân thanh toán là số âm lớn do nhập siêu cao và số nhập siêu cũng tăng dần qua các năm. - Tỷ trọng hàng xuất khẩu của VN năm 2007 chủ yếu là dầu thô chiếm 17,5%, hàng nông sản, hải sản chiếm trên 15%, còn lại là các hàng gia công như hàng may mặc, giầy dép…. . Điều này thể hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ. Về mặt xã hội, mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở VN còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425,năm 2009 là 0,496). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư. 1 4   
  15. Cùng với những hạn chế trên, kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập của VN trên 10 năm qua kể từ khi VN gia nhập khối các nước Đông nam Á-ASEAN, và đặc biệt là sau hai năm sau khi VN trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những tác động tích cực trong phát triển kinh tế nêu trên. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu VN cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực mà đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới mới đây. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hai nhân tố này sẽ gây thiệt hại đến tốc độ tăng trưởng. Do đó, chúng ta sẽ khó đạt được mục tiêu mong muốn. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm chung, thị trường xuất khẩu của VN chủ yếu vào các nền kinh tế phát triển gồm thị trường Mỹ, Nhật, các nước EU, Trung Quốc, Singapore, … Như vậy, việc tiêu thụ hàng hóa của các nước này giảm mạnh sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của VN. Khi xuất khẩu giảm sẽ làm cho GDP giảm tương ứng. Tác động của yếu tố thứ hai là nguồn vốn nước ngoài vào VN qua các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp sẽ không giải ngân theo số đăng ký hoặc thời gian cam kết. Tình hình giải ngân vốn FDI của VN đang gặp khó khăn. Vì vậy về ngắn hạn tăng đầu tư này sẽ ít tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó do khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát ở VN vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị trường tín dụng hoạt động chựng lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu tư quốc tế cũng như VN hiện nay đó là yếu tố tâm lý và lòng tin. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng trong tháng rồi, khi lĩnh vực tài chính tiếp tục khủng hoảng trong lúc lòng tin của nhà sản xuất và người tiêu dùng sụt giảm”. 5.3. Kết luận và kiến nghị Để phát triển đất nước theo mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, một số chỉ tiêu phát triển VN phải đạt được đó là GDP/người phải > 3.000 USD, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP phải 50%…. Với những chỉ tiêu phát triển trên của một nước công nghiệp, đòi hỏi VN phải có một chiến lược phát triển phù hợp. Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, VN cần có các chiến lược tổng thể và chiến lược bộ phận. Tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới, cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây: - Tiếp tục chủ động ngăn chặn lạm phát cao trở lại và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá. Kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi nên nhu cầu hàng hoá sẽ tăng nhanh; những gói kích thích kinh tế lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác chắc chắn cũng sẽ gây hệ luỵ tăng giá một số loại nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc mà nước ta thường phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Mặt khác, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng mà Chính phủ thực hiện trong năm 2009 và còn đang duy trì cũng sẽ là một trong những nhân tố tác động làm tăng tốc độ tăng giá. 1 5   
  16. - Nắm bắt cơ hội kinh tế thế giới phục hồi để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường không đòi hỏi hàng hoá chất lượng quá cao hoặc không có hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng hoá Việt Nam như thị trường châu Phi. - Chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối và bán lẻ hàng hoá trong nước để khai thác tốt thị trường nội địa với sức mua của 86 triệu dân. Đẩy mạnh và thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đồng thời đón bắt tâm lý, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đưa vào kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp, nhằm tạo ra các hàng hoá có mẫu mã phù hợp, bảo đảm chất lượng và giá cả cạnh tranh. Có giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. - Khẩn trương xây dựng chương trình, đề án nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện triệt để chủ trương thu mua dự trữ các sản phẩm nông sản để nông dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất và chủ động xuất khẩu khi có thị trường thế giới có lợi cho ta. Triển khai các biện pháp giảm chi phí giá thành, trọng tâm là sản phẩm thức ăn chăn nuôi và giống cây con. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và công tác dự báo, phòng chống thiên tai. - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tích cực triển khai các Chương trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ. Chú trọng khai thác tài sản trí tuệ của các nước phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. - Đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế-xã hội vùng và từng địa phương. Chú trọng xây dựng quy hoạch vùng sản phẩm, vùng nông nghiệp chất lượng cao nước ta có thế mạnh. Tăng cường phối hợp liên kết các địa phương, liên kết vùng nhằm phát huy sức mạnh của liên vùng, liên tỉnh; đồng thời khắc phục hạn chế của mỗi địa phương, mỗi vùng, từ đó tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững. 6.Kết luận của việc nghiên cứu: Mỗi nước đang phát triển đều có những đặc điểm riêng biệt khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội,… việc nghiên cứu những đặc điểm chung của các nước đang phát triển nhằm rút ra những đặc điểm đặc trưng nhất, nói lên bản chất, cốt lõi của nền kinh tế các nước đang phát triển để từ đó các nước nhìn nhận và đưa ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh và sự phát triển của đất nước, đưa nền kinh tế phát triển đi lên. 1 6   
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Kinh tế phát triển,GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng,NXB Lao động-Xã hội HN, 2006. 2. Kinh tế học cho thế giới thứ ba,Michael Todaro,NXB Giáo dục,1998. 3. World Bank (2008), World Development Indicators DatabaseIMF (2008), World Economic Outlook Update, November 6, 2008 4. WTO (2007), Leading exporters and importers in world merchandise trade. 5. Tổng cục Thống kê VN, Số liệu thống kê, 2007-2008 6. Báo điện tử Vietnamnet, “VN cần tìm ra động lực phát triển mới”,2/12/2008. 7. http://www.kinhtehoc.com 8. “Vietnam economy 2010”. CIA Fact Book. 9. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế- xã hội năm 2009 “2025: Việt Nam đứng thứ 17 về tiềm lực kinh tế?”. 10. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 11. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982. 12. “Phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80”, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Phạm Văn Đồng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trình bày ngày 27 tháng 3 năm 1982. 13. http://www.guardian.co.uk 1 7   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2