Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
lượt xem 87
download
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đòi hỏi con người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ phải tích cực, năng động, sáng tạo, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
- Tiểu luận Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học 1
- MỤC LỤC A. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 3 B. Cơ sở lý luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi................................ 4 1. Khái niệm về tính tích cực:.................................................................................. 4 2. Khái niệm về Tính tích cực nhận thức ................................................................ 5 3. Khái niệm Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo ................................ ........ 7 4. Biểu hiện Tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ................................................................................................................... 9 C. Mục tiêu đánh giá ................................ ................................ ............................. 14 D. Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá .............................................................. 14 1. Các tiêu chí đánh giá ................................................................ ......................... 14 1.1 Cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá:................................ ............................. 14 1.2. Các tiêu chí đánh giá : ..................................................................................... 14 2. Thang đánh giá: ................................ ................................................................. 15 3. Cách xếp loại mức độ tính tích cực nhận thức cña trÎ 5 – 6 tuæi trong ho¹t ®éng kh¸m ph¸ khoa häc vÒ ®éng vËt, thùc vËt. .................................................. 18 E. Lựa chọn phương án, phương pháp, phương tiện thu thập thông tin ............ 18 F. Cách x ử lý số liệu đã thống k ê .......................................................................... 19 2
- Tên đề tài: Đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học A. Đ ặt vấn đề Đ ất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, … nên đòi hỏi con người Việt N am, nhất là thế hệ trẻ phải tích cực, năng động, ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới m à vẫn giữ được bản sắc của dân tộc Việt Nam. Do đó, một nhiệm vụ mới đặt ra cho giáo dục là phải đào tạo nên những con người sáng tạo, năng động, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng với mọi biến động trong mọi đời sống kinh tế xã hội, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có sức khỏe và đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân m ình. Chính vì vậy, phát huy tính tích cực nhận thức cho con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng trở thành mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho ngành G iáo d ục nói chung và bậc học Giáo dục Mầm non nói riêng. Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể trong quá trình hoạt động trí tuệ, sự huy động cao các chức năng tâm lý (hứng thú, trí nhớ, tư duy,…), nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Phát triển tính tích cực, tự lực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo mục đích đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ thích nghi trong cuộc sống và hoạt động. Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhằm tích lũy những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội cho bản thân để hình thành và phát triển nhân cách. Một trong những đặc điểm của trẻ mầm non là: Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ thông qua các hoạt động của bản thân để tự khẳng định mình. Chính vì 3
- vậy, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có thể phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua rất nhiều hoạt động bằng các phương tiện khác nhau, song hoạt động có hiệu quả nhất là việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học. Hoạt động khám phá khoa học là phương tiện rất quan trọng giúp trẻ lĩnh hội tri thức và phát triển ở trẻ những năng lực nhận thức bao gồm việc rèn luyện kỹ năng nhận thức (quan sát, chú ý, ghi nhớ…), năng lực hành động và quan trọng nhất là hình thành các phẩm chất tư duy, đó là tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Trên thực tế, tại các trường mầm non hiện nay, trong quá trình thực hiện chương trình, việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học đã được giáo viên mầm non thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề và theo các lĩnh vực phát triển. Song quá trình tổ chức hoạt động này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Một mặt do đây là một lĩnh vực mới nên giáo viên còn lung túng khi tổ chức hoạt động cho trẻ, mặt khác, do chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ sao cho có hiệu quả nhất. Chính vì lý do đó, việc đánh giá tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua ho ạt động khám phá khoa học là một việc làm rất cần thiết làm cơ sở cho việc dự kiến những biện pháp để cải tạo thực trạng đó. B. Cơ sở lý luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi 1. Khái niệm về tính tích cực: K hi nghiên cứu về tính tích cực các tác giả đã đứng ở các góc độ khác nhau đ ể xem xét và nêu lên những quan điểm của m ình. Có thể hệ thống thành một số quan điểm chính như sau: Q uan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học: K hi bàn về tính tích cực, Ph. Ănghen cho rằng: Tính tích cực là đặc tính chung của mọi sinh vật sống, là sự tự vận động của sinh vật sống. Tính tích cực không những là nguồn gốc duy trì hay biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật sống với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh ấy. Phát triển học thuyết Mác - Ănghen, V. I. Lê 4
- - nin cho rằng tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với thế giới xung quanh, là khả năng của con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội. N hư vậy, dưới góc độ của triết học, thì tính tích cực có nguồn gốc của cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó yếu tố b ên trong giữ vai trò quyết định. Tính tích cực là một đặc tính của sinh vật sống, luôn vận động phát triển đi lên. Tính tích cực là thái đ ộ cải tạo của chủ thế đối với khách thể, do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới khách quan và biến đổi cải tạo nó. Q uan điểm thứ 3: Dưới góc độ tâm lý giáo dục Tính tích cực được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục theo các khía cạnh sau: Một số tác giả xem xét tính tích cực từ góc độ chức năng và vai trò của chủ thể đối với thế giới bên ngoài, họ cho rằng tính tích cực là tính chủ động của chủ thể, nó thực hiện chức năng chỉ bảo hành động của con người. Theo họ, sự phát triển Tính tích cực chính là sự phức tạp dần các chức năng của tính chủ thể. X em xét Tính tích cực gắn với một hoạt động nào đó, m ột số tác giả cho rằng: Tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động, con người tích cực là con người ở trạng thái hoạt động. Trên cơ sở phân tích các quan điểm, chúng tôi nhất trí với các quan điểm cho rằng: Tính tích cực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh. Tính tích cực gắn liền với hoạt động, là thuộc tính của sự tự vận động của hoạt động. Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động. Động cơ, nhu cầu, hứng thú của sự hoạt động chính là nguồn gốc b ên trong của Tính tích cực, là đ ộng lực thúc đẩy con người hoạt động. 2. Khái niệm về Tính tích cực nhận thức 5
- K hi nghiên cứu về Tính tích cực nhận thức, các tác giả đã đ ứng ở các góc độ khác nhau để xem xét và nêu lên quan điểm của mình, chúng tôi có thể hệ thống lại thành một số quan điểm chính như sau: Q uan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học, theo lý thuyết phản ánh của Lê – nin, Tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ sáng tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu đ ược phản ánh vào não của học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đ ã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân mình. Q uan điểm thứ hai: Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nhà tâm lý đã xem Tính tích cực nhận thức là một dạng hoạt động và m ột số tác giả khác lại coi Tính tích cực nhận thức như là một phẩm chất của nhân cách. Theo Sa - mô - va, một trong những phẩm chất đó là Tính tích cực nhận thức được biểu hiện ở tính định hướng, tính bền vững của hứng thú nhận thức, sự cố gắng tìm tòi phương thức hiệu quả để nắm vững kiến thức và phương pháp hành động, tập trung lý trí để đạt được mục đích học tập. Các nhà tâm lý học Việt Nam đã khẳng định: Quá trình học tập đòi hỏi ho ạt động có chủ định của các giác quan, của ý thức, ý chí của trẻ, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội tri thức, kỹ năng - kỹ xảo. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về Tính tích cực nhận thức của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi xác định: Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lý của cá nhân trong hoạt động nhận thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ nhận thức. Nó được thể hiện như là một năng lực trí tuệ phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của tư duy. Tính tích cực nhận thức cũng như tất cả các hoạt động nhân cách đều chứa đựng quy luật nhất định trong sự phát triển và hệ quả của sự phát triển ấy được xác định bằng các yếu tố sau: - Nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức. 6
- - Khả năng huy động các giác quan, các thao tác tư duy, khả năng biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có. - Kiên trì để độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức. 3. Khái niệm Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo Ở tuổi mẫu giáo, trẻ em đ ã có nhu cầu được người khác thừa nhận, đây chính là yếu tố quan trọng nhất của Tính tích cực trong nhân cách. Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu được người khác thừa nhận của trẻ mẫu giáo. Một số nhà nghiên cứu theo trường phái phân tâm học như S. Freud cho rằng nhu cầu được người khác thừa nhận có ở tất cả mọi đứa trẻ. Theo họ, nhu cầu được người khác thừa nhận ở trẻ mẫu giáo suốt hiện trong quá trình phát triển của đứa trẻ, trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với người lớn, khi trong mối quan hệ đó, đứa trẻ sẽ bị hẫng hụt, bị kích động, lo lắng, mong muốn được đền bù hay sự đòi hỏi trên cả sự đền bù. N hư vậy, nhu cầu được người khác thừa nhận không những chỉ là một thành tựu to lớn trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo mà còn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở các giai đoạn tiếp theo. V ì vậy, việc giáo dục và phát triển Tính tích cực có thể bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. N hững công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý sư phạm Mầm non đã làm sáng tỏ rằng ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của Tính tích cực còn gọi là Tính tích cực nhận thức. Tính tích cực của trẻ mẫu giáo được các tác giả xem xét như là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa… Tính tích cực nhận thức ở trẻ mẫu giáo lớn từ 5 đến 6 tuổi được xem là năng lựu tư duy phức tạp, đòi hỏi nỗ lực, căng thẳng của trí tuệ với các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và nó được thể hiện bằng hứng thú với sự vật, 7
- hiện tượng ở xung quanh và lòng mong muốn hiểu biết nhiều hơn nữa về chúng. Sự phát triển của Tính tích cực nhận thức gắn liền với việc lĩnh hội những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng phong phú cũng như các chuẩn mực xã hội và các quy tắc hành vi. - Một số nhà nghiên cứu như: A.P.Uxôva, A.K.Bônđarenkô, K azacôva, họ cho rằng Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức và hiệu quả cao với mức độ nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy. Điều đó có nghĩa rằng Tính tích cực nhận thức được coi như khả năng phân tách của mọi nhiệm vụ, chia nhỏ chúng thành những bộ phận cấu thành, so sánh, đối chiếu với nhau, vừa khái quát, vừa chia nhỏ các mối quan hệ bản chất của chúng. Họ đưa ra các chỉ số đánh giá mức độ Tính tích cực nhận thức như sau: - Hứng thú bền vững đối với nhiệm vụ trí tuệ, mong muốn thực hiện nhiệm vụ đó. - Kỹ năng định hướng các tri thức đã biết theo chiều hướng cần thiết. - Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy khi tìm kiếm phương thức thực hiện nhiệm vụ nhận thức. - Có kỹ năng kiểm tra các thao tác của bản thân để điều chỉnh theo hướng cần thiết. - Độc lập đưa ra nhiệm vụ trí tuệ và thực hiện nó. Một số tác giả khác như: A.I. Xô rô ki na, A.K.Bônđarenkô,... xem xét Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo như là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng của tư duy. L. G. Nhixcanhen Tính tích cực nhận thức của trẻ được thể hiện ở sự thích thú tiếp nhận thông tin, sự mong muốn làm chính xác hóa, đào tạo sâu kiến thức của trẻ, sự độc lập tìm kiếm những câu trả lời, những 8
- vẫn đề mà trẻ quan tâm, sự vận dụng so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau ở lòng mong muốn và kỹ năng đặt câu hỏi, sự thể hiện những yếu tố sáng tạo và sử dụng các kỹ năng nhận thức vào giải quyết bài tập, tình huống mới. D ựa vào những cơ sở phân tích trên, chúng tôi cho rằng Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo là một phẩm chất tâm lý cá nhân trong ho ạt động nhận thức của trẻ, là một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự phức tạp cao của các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy khi giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Tính tích cực nhận thức là m ục đ ích, phương tiện, điều kiện, và là kết quả của hoạt động nhận thức, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ mẫu giáo. 4. Biểu hiện Tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học Trẻ mẫu giáo khi tham gia vào hoạt động sẽ có những biểu hiện của Tính tích cực nhận thức rất khác nhau, có thể thông qua hành động, qua ngôn ngữ hay biểu hiện ánh mắt, nét mặt hoặc qua hoạt động của trẻ. Theo chúng tôi, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học có thể nhận biết Tính tích cực nhận thức của trẻ bằng các dấu hiệu sau: Thứ nhất: Những dấu hiệu nói lên nhu cầu và hứng thú nhận thức của trẻ. Tính ham hiểu biết là m ột phẩm chất sẵn có của trẻ em, nó biểu hiện ở Tính tích cực tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh ở nhu cầu muốn hoạt động với những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, đó là hứng thú đối với nhiệm vụ nhận thức. Nhu cầu nhận thức của trẻ mẫu giáo được hiểu như là biểu hiện của động cơ kích thích hoạt động, nó chính là lòng ham thích, sự mong muốn, là trạng thái của cá nhân, được tạo bởi những đòi hỏi tất yếu của cá nhân để tồn tại và phát triển, là động lực của tính tích cực của cá nhân đối với thế giới tự nhiên và thế giới xã hội. Nhu cầu nhận thức của trẻ vừa là tiền đề, vừa là kết quả của quá trình nhận thức. Có lòng ham muốn nhận thức là dấu hiệu tốt song 9
- chưa đủ mà phải làm cho lòng ham muốn đó vận động và chuyển thành hành đ ộng và hứng thú đích thực. V ì vậy, muốn hình thành Tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo, trước hết cần hình thành cho chúng lòng ham muốn, sự say m ê và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. V iệc thỏa mãn hứng thú của trẻ với đối tượng nào đó không làm tàn lụi hứng thú trước đó mà còn tạo ra hứng thú mới nâng cao mức độ ho ạt động nhận thức. Hứng thú đ ược biểu hiện một cách chủ quan trong quá trình nhận thức và chú ý đến đối tượng. Trong quá trình phát triển của hứng thú, hứng thú có thể chuyển thành niềm đam mê. Nó là một biểu hiện của nhu cầu thực hiện hành động do chính hứng thú tạo ra. Độ bền vững của hứng thú một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại và cường độ của hứng thú, mặt khác nó được xác định bằng nỗ lực của cá nhân vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình. Nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động khám phá khoa học được biểu hiện bằng những dấu hiệu như sau: - Thích thú khi được tiếp xúc, hoạt động với các đối tượng. - Trẻ tập trung chú ý vào quan sát, lắng nghe cô hướng dẫn. Những biểu hiện này được thể hiện như trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú vui sướng khi được sử dụng các giác quan của mình đ ể tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng như được sờ tay vào các con vật, ngửi bông hoa hay nếm các quả,... Trẻ say mê chú ý cao trong quá trình tìm tòi, khám phá về thế giới động vật, thực vật. Hứng thú được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của trẻ. - Trẻ hay đặt ra những câu hỏi và có những thắc mắc mong muốn được cô giáo và người lớn giải thích cặn kẽ. Việc đặt câu hỏi nói lên nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ. Trẻ mong muốn được biết nhiều hơn, sâu hơn, rõ hơn về những sự vật hiện tượng, của tự nhiên và xã hội. Theo G . I. Shukina, giáo viên cần tôn trọng những câu hỏi do đứa trẻ đưa ra, phải trả lời kịp thời những câu hỏi đó và kích thích trẻ đặt ra câu hỏi. Đây 10
- không chỉ là biểu hiện của nhu cầu hứng thú nhận thức mà còn là con đường quan trọng nhất để củng cố hứng thú nhận thức cho trẻ. - Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, thông qua sự quan sát của m ình, giáo viên có thể xác định được những biểu hiện cảm xúc hứng thú của trẻ như: Vui m ừng, sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đó là khi được người lớn giải thích cặn kẽ những thắc mắc của trẻ hay tạo điều kiện để trẻ thực hiện thành công những nhiệm vụ giáo viên đã giao cho một cách nhanh chóng và tốt nhất. Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự giận dỗi hay nỗi thất vọng biểu hiện qua lời nói, nét mặt, cử chỉ của trẻ khi người lớn không làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ hay trẻ gặp thất bại trong hành động. Thứ hai: Những biểu hiện nói lên khả năng nhận thức của trẻ trong quá trình khám phá khoa học - Khả năng sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy trong quá trình khám phá khoa học, quá trình nhận thức của con người trải qua hai cấp độ, đó là nhận thực cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là cấp độ thứ nhất trong quá trình nhận thức của con người. Nó bao gồm quá trình cảm giác và tri giác, hai quá trình này giúp cho con người có được những hiểu biết về những đặc điểm bên ngoài của đối tượng nhờ vào các giác quan của m ình. Tuy nhiên, để có những hiểu biết sâu sắc hơn, bản chất hơn về các sự vật hiện tượng phải thông qua quá trình nhận thức lý tính, đó là quá trình tư duy và tưởng tượng. Để giải quyết nhiệm vụ, trẻ phải thực hiện được các thao tác trí tuệ như: So sánh, phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hòa,... Trẻ tích cực nhận thức là trẻ có khả năng sử dụng, huy động tốt các giác quan, các thao tác tư duy tham gia vào quá trình nhận thức. Mức độ huy động các giác quan, các thao tác tư duy càng cao thì nhận thức của trẻ về các sự vật hiện tượng càng đầy đủ, càng sâu sắc. - Khi cho trẻ khám phá khoa học, nếu trẻ biết huy động và sử dụng tốt các giác quan, các thao tác tư duy đ ể nhận biết, phân biệt, dự đoán, 11
- giải thích mối liên hệ của các sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, sâu sắc, đó chính là một trong những biểu hiện nói lên khả năng nhận thức của trẻ. - K hả năng sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt hiểu biết của mình: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy . Nó là sự mã hóa hoạt động tư duy.’’ Trong ho ạt động nhận thức của con người, ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong hoạt động ngôn ngữ có hai quá trình song song, đó là quá trình tạo sinh và quá trình lĩnh hội. Quá trình tạo sinh là quá trình tạo lập sản sinh lời nói, quá trình lĩnh hội là quá trình tiếp thu, cảm nhận, thông hiểu những tác động từ bên ngoài. Như vậy, biểu đạt là quá trình chuyển những ý nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ của cá nhân, sự biểu đạt này phụ thuộc vào khả năng, năng lực của mỗi cá nhân. Đối với trẻ mầm non, khả năng biểu đạt chủ yếu bằng ngôn ngữ nói bên cạnh đó cũng có một số cách biểu đạt khác làm cho trẻ thích thú như: Dùng hình vẽ, ký hiệu, hành động,... khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học đ ược thể hiện: Trẻ tích cực chia sẻ với cô, với bạn và những suy nghĩ hiểu biết của mình bằng lời nói hoặc sử dụng ký hiệu hình vẽ, hành động để ghi lại sự hiểu biết của mình về những sự vật hiện tượng ở xung quanh. K hả năng vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng đã có để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. K hi cho trẻ khám phá khoa học, trước những yêu cầu, b ài tập, nhiệm vụ cô đặt ra cho trẻ, trẻ phải biết huy động vốn kiến thức, khả năng hiểu biết, các kỹ năng đ ã có để giải quyết nhanh nhất nhiệm vụ nhận thức đó. Thứ ba, biểu hiện của ý chí trong quá trình khám phá khoa học Trong quá trình tham gia vào hoạt động khám phá khoa học, biểu hiện ý chí của trẻ được thể hiện qua các dấu hiệu: 12
- - Độc lập, tự chủ trong quá trình giải quyết nhiệm vụ. - Tính độc lập là một phẩm chất quan trọng của ý chí, trong hoạt động nhận thức, tính độc lập làm cho quá trình nhận thức diễn ra theo chiều hướng tích cực. Ở trẻ 5 – 6 tuổi, tính độc lập đ ã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, biểu hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ không muốn người lớn can thiệp vào hoạt động của mình, mà muốn tự mình giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đ ến bản thân. Tính độc lập trong hoạt động nhận thức của trẻ biểu hiện ở việc trẻ biết tự tìm kiếm, lựa chọn phương thức phù hợp để giải quyết nhiệm vụ, bài tập mà người lớn giao cho. Biết làm chủ hành động và suy nghĩ của mình mà không bị ảnh hưởng bởi tác động b ên ngoài. Tính đ ộc lập trong hoạt động khám phá khoa học được thể hiện qua việc biết độc lập đưa ra câu trả lời, độc lập tìm kiếm phương thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, chủ đông, tích cực tham gia các hoạt động nhận thức - Biểu hiện sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Sự nỗ lực cố gắng là một trong những hành động ý chí. Với trẻ 5 – 6 tuổi, khi ý thức xuất hiện ở trẻ dần dần đã tách đ ộng cơ ra khỏi mục đích và quyết tâm thực hiện mục đích đó. Lúc này trẻ đã biết đặt mục đích cho hành động của mình, vì thế để thực hiện mục đích đặt ra trẻ đã thể hiện quyết tâm, cố gắng tìm mọi cách khắc phục khó khăn, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Những biểu hiện sự cố gắng, quyết tâm ho àn thành nhiệm vụ nhận thức trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ thể hiện sự cố gắng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nhận thức, kiên trì theo đuổi mục đích đề ra. - Biểu hiện sự sáng tạo Sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học được thể hiện là trẻ có sáng kiến, biết giải quyết nhiệm vụ thei cách riêng của mình. Tất cả những biểu hiện về tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo trong họt động khám phá khoa học được xem xét dưới các biểu hiện về 13
- nhu cầu, về hứng thú nhận thức, khả năng sử dụng các giác quan, ngôn ngữ, vận dụng những hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức và biểu hiện của ý chí trong nhận thức. Những biểu hiện này làm cơ sở để chúng tôi xác định những tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về thực vật vµ ®éng vËt C. Mục tiêu đánh giá X ác đ ịnh thực trạng mức độ thể hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động khám phá về thế giới thực vật vµ ®éng vËt ®Ó t×m hiÓu nguyªn nh©n vµ x©y dùng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về thế giới thực vật ở trường mầm non. D . Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 1. Các tiêu chí đánh giá 1.1 Cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá: Chúng tôi dựa vào các cơ sở sau đây đ ể xây dựng tiêu chí đánh giá: - Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học: - Mục tiêu chăm sóc giáo d ục trẻ 5 – 6 tuổi. - Khái niệm tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học về thế giới thực vật vµ ®éng vËt. - Biểu hiện của tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học về thế giới thực vật vµ thÕ gièi ®éng vËt. - Đặc điểm phát triển tâm lý và đ ặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi. 1.2. Các tiêu chí đánh giá : - Tiêu chí đánh giá biểu hiện về thái độ nhận thức: + Tiêu chí 1: biểu hiện về nhu cầu nhận thức. Trẻ thể hiện tính tò mò, ham hiểu biết như trẻ hay đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, muốn được giải đáp các thắc mắc, muốn được tìm hiểu đến cùng về điều mà trẻ chưa biết vÒ thÕ gièi ®éng vËt vµ thùc vËt. + Tiêu chí 2: Biểu hiện về hứng thú nhận thức: 14
- Trẻ tập trung chú ý cao, say mê trong quá trình tìm hiểu, khám phá, hào hứng, thích thú khi được tiếp xúc với các đối tượng mới lạ. + Tiêu chí 3: biểu hiện của sự tự giác, tích cực: Trẻ tích cực giơ tay phát biểu, quan sát, …, tham gia vào các hoạt động khám phá một cách tự nguyện. - Tiêu chí đánh giá biểu hiện về kĩ năng nhận thức: + Tiêu chí 1: khả năng huy động các giác quan , các thao tác tư duy vào quá trình khám phá như quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm… để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. + Tiêu chí 2: khả năng biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết bằng các cách khác nhau. Trẻ tích cực biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng các cách như lời nói, hình vẽ… về các sự vật, hiện tượng mà trẻ đang tìm hiểu, khám phá. + Tiêu chí 3: khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức: Trẻ tích cực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải quyết các bài tập, các tình huống, các nhiệm vụ nhận thức khác nhau. - Tiêu chí đánh giá biểu hiện về ý chí, sáng tạo: + Tiêu chí 1: độc lập, tự chủ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Trẻ biết độc lập suy nghĩ và hành động, tự mình tìm kiếm phương thức để giải quyết nhiệm vụn nhận thức, tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. + Tiêu chí 2: sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ kiên trì, có cố gắng, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. + Tiêu chí 3: sự sáng tạo: Trẻ có sáng kiến, biết giải quyết nhiệm vụ nhận thức theo cách mới. 2. Thang đánh giá: 1.1.Thang đánh giá biểu hiện về thái độ nhận thức của trẻ. - Mức độ rất cao: 5 điểm. 15
- Trẻ tích cực đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về thế giới thực vật xung quanh cho cô, bạn muốn tìm hiểu đến cùng nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, có mong muốn được biệt nhiều hơn nữa về các sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu. Trẻ rất hào hứng, thích thú, tập trung chú ý cao trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. Trẻ rất tích cực giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng. - Mức độ cao: 4 điểm: Trẻ biết đặt câu hỏi cho cô, cho bạn trong quá trình tìm hiểu, khám phá các đối tượng của thế giới thực vật, có mong muốn được giải đáp các thắc mắc nêu ra. Trẻ thích thú, tập trung chú ý cao trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. Trẻ tích cực đưa ra các ý kiến, tích cực quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng. - Mức đột khá: 3 điểm: Trẻ thể hiện sự tò mò trước các đối tượng của thế giới thực vật như biết nêu lên một vài câu hỏi, thắc mắc về thế giới thực vật. Trẻ ít biểu lộ sự thích thú, có tập trung chú ý trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật, xong đôi lúc còn xao nhãng. Trẻ có đưa ra ý kiến, quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng nhưng giáo viên phải khích lệ, gợi m ở. - Mức độ trung bình: 2 điểm Trẻ thể hiện sự tò mò trước các đối tượng của thế giới thực vật nhưng chưa biết đặt câu hỏi, chỉ biết lắng nghe câu hỏi và câu trả lời của cô, của bạn. Trẻ cũng có biểu lộ sự thích thú, có tập trung chú ý trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật nhưng thời gian ngắn và không thường xuyên. Trẻ không giơ tay phát biểu, chưa tích cực khi quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng, giáo viên còn phải nhắc nhở. - Mức độ thấp: 1 điểm Trẻ tỏ thái đột thờ ơ trong quá trình khám phá thực vật. 1.2.Thang đánh giá biểu hiện về khả năng nhận thức: - Mức độ rất cao: 5 điểm 16
- Trẻ tích cực huy động các giác quan, các thao tác tư duy tham gia vào quá trình quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, phỏng đoán, thử nghiệm, nhận biết, phát hiện, giải thích,… các hiện tượng. Trẻ tích cực dùng lời nói, hành động, hình vẽ… để biểu đạt điều m ình suy nghĩ, phát hiện được. Trẻ rất tích cực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các bài tập, tình huống, nhiêm vụ nhân thức mà cô hoặc trẻ đặt ra. - Mức độ cao: 4 điểm Trẻ biết vận dụng các giác quan, các thao tác tư duy cần thiết tham gia vào quá trình khám phá. Trẻ biết biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng một vài cách khác nhau để chia sẻ với cô, với bạn những điều suy nghĩ, phát hiện được. Trẻ biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức. - Mức độ khá: 3 điểm Trẻ có huy động một vài giác quan, thao tác tư duy, tham gia vào quá trình khám phá. Trẻ biết dùng lời nói và cách khác để biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của m ình với cô, với bạn nhưng còn gặp khó khăn, cần đ ược gợi ý. Trẻ cần được giáo viên gợi mở mới biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải quyết các b ài tập, tình huống, nhiệm vụ nhận thức. - Mức độ trung bình: 2 điểm Trẻ có sử dụng một vài giác quan, thao tác tư duy tham gia vào quá trình khám phá song cần sự gợi ý của cô. Trẻ có biểu đạt bằng lời nói nhưng rất ít, không thường xuyên. Trẻ không vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã có vào việc giải quyêt nhiệm vụ nhận thức. - Mức độ thấp: 1 điểm Trẻ không thể hiện kỹ năng nhận thức của mình trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. 1.3.Thang đánh giá biểu hiện về ý chí sáng tạo: - Mức độ rất cao: 5 điểm 17
- Trẻ rất tự tin, hoàn toàn chủ động, độc lập trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới thực vật. Trẻ có nỗ lực cao để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ có cách giải quyết nhiệm vụ nhận thức riêng, trong đó có sự mới lạ. - Mức độ cao: 4 điểm Trẻ độc lập, tự tin trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Trẻ nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Trẻ có cách giải quyết nhiệm vụ nhận thức riêng. - Mức độ khá: 3 điểm Trẻ cần sự giúp đỡ của bạn, của cô trong khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Trẻ có nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ nhưng đôi lúc tỏ ra thiếu kiên trì, cần có khích lệ. Trẻ cần gợi ý, hướng dẫn của cô mới đưa ra cách giải quyết nhiệm vụ nhận thức. - Mức độ trung bình: 2 điểm Trẻ chưa tự mình tìm kiếm phương thức giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, hoàn toàn phụ thuộc vào hướng dẫn của giáo viên. Trẻ có tham gia giải quyết nhiệm vụ nhận thức nhưng bỏ dở giữa chừng. Trẻ không đưa ra được cách giải quyết nhiệm vụ nhận thức. - Mức độ thấp: 1 điểm Trẻ hoàn toàn thụ động khi tham gia hoạt động và không thực hiện đ ược nhiệm vụ đặt ra. 3. Cách xếp loại mức độ tính tích cực nhận thức cña trÎ 5 – 6 tuæi trong ho¹t ®éng kh¸m ph¸ khoa häc vÒ ®éng vËt, thùc vËt. + Mức độ rất cao: 12 - 15 điểm. + Mức độ cao: 9- 11điểm. + Mức độ khá: 6 – 8 điểm. + Mức độ trung bình: 3 – 5 đ iểm. + Mức độ thấp: 0 – 2 điểm. E. Lựa chọn phương án, phương pháp, phương tiện thu thập thông tin */ Đối tượng điều tra 18
- - §iÒu tra trªn gi¸o viªn vµ sè trÎ theo dù kiÕn t¹i c¸c trêng mÇm non */ Phân bố: V ới số trẻ dự kiến điều tra sẽ phân bố trẻ theo chiều cạnh như sau: Thành phần Cán bộ Tiểu thương Công nhân Nông dân Buôn bán c«ng chøc Số lượng % */ Phương pháp, phương tiện thu thập thông tin Trong quá trình đánh giá tính tích cực của trẻ, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập, xử lý thông tin. Đó là: - Sử dụng phiếu An - Ket - Sử dụng phương pháp quan sát để ghi chép các hoạt động của giáo viên, các biểu hiện của trẻ. - Phương pháp đàm thoại với giáo viên và với trẻ. - Phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu. F. Cách xử lý số liệu đã thống kê Bảng 1. Thống kê ý kiến giáo viên về việc sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học Các biện pháp Mức độ sử dụng % STT Thường Thỉnh K hông tho ảng bao giờ xuyên Bảng 2. Quan niệm của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng của tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học. STT Biểu hiện tính tích cực nhận thức Số phiếu trả lời Tỉ lệ % 19
- H ào hứng, hứng thú say mê hoạt 1 động Tập trung chú ý vào hoạt động 2 Tích cực sử dụng các giác quan, các 3 thao tác tư duy Thích đặt câu hỏi và có nhu cầu được 4 giải đáp H ay giơ tay phát biểu… 5 Bảng 3: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học STT Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi (tính theo điểm) Thái độ nhận thức K ỹ năng nhận Ý chí, sáng tạo thức Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu chí 1 chí 2 chí 3 chí 1 chí 2 chí 3 chí 1 chí 2 chí 3 N hận xét: Thông qua số liệu của từng bảng để chúng tôi nắm bắt được về tình trạng thực tiễn về tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, để từ đó làm căn cứ khoa học xây dựng các biện pháp vµ ứng dụng vào thực tiễn tổ chức các hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước
180 p | 175 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT - FPTS
26 p | 161 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế
75 p | 85 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích công chức tại Ban Tuyên huấn tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá thành tích học tập theo định hướng vì sự tiến bộ của học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Việt Trì - Tỉnh phú Thọ
106 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty cổ phần Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình
135 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh tỉnh Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
127 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty Điện lực Quảng Bình
170 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích của các viên chức tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình
25 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại trường Đại học Hà Tĩnh
26 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14
45 p | 39 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá khuôn mặt hài hòa cho người dân tộc Kinh độ tuổi 18-25
38 p | 41 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Quảng Nam
26 p | 21 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Ngân hàng Liên doanh Việt Lào, chi nhánh tỉnh Khăm Muộn
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An, Quảng Nam
26 p | 34 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum
26 p | 48 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
108 p | 3 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích cán bộ công nhân viên tại tổng Công ty Xây dựng đường thủy
26 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn