TIỂU LUẬN: ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
lượt xem 30
download
Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là xung hướng phát triển của kinh tế thế giới, hoà vào dòng chảy đó, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006. Trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thì lĩnh vực tài chính nổi lên như một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong mọi hoạt động từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng với vai trò cung ứng vốn và thanh toán cho nền kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- TIỂU LUẬN ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 1
- Bài tiểu luận LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang là xung hướng phát triển của kinh tế thế giới, hoà vào dòng chảy đó, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006. Trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thì lĩnh vực tài chính nổi lên như một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong mọi hoạt động từ sản xuất, phân phối đến ti êu dùng với vai trò cung ứng vốn và thanh toán cho nền kinh tế. Trong tất cả các công cụ tài chính hiện có, cho thuê tài chính được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế Việt Nam với hơn 90% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, rất thích hợp khi sử dụng công cụ cho thuê tài chính. Để hiểu rõ hơn về công cụ cho thuê tài chính và sự điều chỉnh của pháp luật đối với công cụ này, đặc biệt là hiểu được địa vị pháp lý của chúng nhằm vận dụng tốt công cụ này trên thực tiễn kinh tế - pháp luật tại Việt Nam, đồng thời nêu lên một số điểm bất cập của pháp luật về Công ty cho thuê tài chính, đó là nội dung và mục đích của bài tiểu luận này. 2
- I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CÔNG TY CHO THU Ê TÀI CHÍNH Mặc dù khái niệm cho thuê tài chính đã xuất hiện vào giữa thế kỉ 20 còn đối với Việt Nam thì thuật ngữ này chỉ mới được biết đến và trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây nhưng nguồn gốc hình thành nó đã có lịch sử từ rất lâu đời. Quả thật vậy, cho thuê tài chính là một dạng của cho thuê tài sản và có ý kiến cho rằng có thể hoạt động cho thuê đã xuất hiện từ 5000 năm trước công nguyên. Một số giai đoạn phát triển đáng chú ý của nghiệp vụ cho thuê tài chính: Babylon và Hi Lạp cổ đại Các nhà khảo cổ đã tìm thấy phiến đất sét có khắc chữ ở thành phố cổ của người Sumerian (gần Vịnh Ba Tư) ghi nhận giao dịch cho thuê năm 2010 trước công nguyên. Do một số tầng lớp trong xã hội có nhiều đất đai không canh tác hết, tài sản cá nhân không dùng tới. Ban đầu, chỉ là hình thức cho mượn không nhận lại lợi ích gì nhưng sau đó do nhu cầu lớn của nền sản xuất xã hội phát triển thành hình thức cho thuê đổi lại một lợi ích khác. 50 năm sau giao dịch lần đầu tiên của người Sumerian thì cho thuê tài sản được vua xứ Babylon qui định thành văn trong bộ luật nổi tiếng Hammurabi. Còn người Hy Lạp cổ là những người tiên phong trong phát triển hình thức cho thuê lại các khu mỏ và cho thuê nhà băng. Hợp đồng cho thuê nhà băng đầu tiên được kí vào năm 370 trước CN cho các tài sản bao gồm tên của nhà băng, các khoản cầm cố, các văn phòng và nhân viên. Liên hiệp Anh Một trong những điều luật đầu tiên nhắc tới thuê ở Liên hợp Anh là Đạo luật xứ Wales được soạn thảo vào năm 1284. Đạo luật đã sử dụng những điều luật về đất đai sẵn cỏ làm khung pháp lý cho việc thuê các tài sản như các thiết bị nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của hệ thống đường sắt vào giữa thế kỷ 19, các doanh nghiệp nhỏ cũng đầu t ư vốn vào các toa tàu chở than và sau đó cho các công ty mỏ thuê lại. Các hợp đồng thuê thường cho người thuê quyền được mua thiết bị sau khi hết thời hạn hợp đồng. 3
- Hoa Kỳ Cho thuê tài chính với những hình thức như hiện nay bắt nguồn từ Mỹ. Công ty cho thuê đầu tiên của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld vào năm 1952. Công ty được thành lập để phục vụ ngành vận tải đường sắt. Châu Âu cũng nhanh chóng xuất hiện những công ty cho thuê của mình vào cuối những năm 1950 và đầu 1960. Những thành tựu công nghệ khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới tài sản thường xuyên hơn. Và cho thuê tài chính trở thành hình thức tài trợ vốn thông dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Đi thuê giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có mức thu nhập thấp và không có khả năng khai thác lợi thế của khấu hao tài sản cố định có được tài sản với những điều khoản có lợi hơn là việc mua thiết bị. Cho thuê tài chính là giải pháp hữu hiệu cho phần lớn các doanh nhân tuy giàu ý tưởng kinh doanh nhưng hạn chế về vốn. Tiếp theo Mỹ phải đến những năm 1970 và 1980, Châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi mới phát triển hình thức cho thuê và cho tới nay thuê tài chính đã là một khái niệm phổ biến trên toàn cầu. Tính riêng ở Mỹ, trên 30% tổng số các thiết bị đều được trang bị dưới các hợn đồng thuê. Hơn 80% các công ty – từ những công ty nhỏ mới thành lập cho tới những doanh nghiệp nằm trong danh sách Forutne 500 – đều đi thuê một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị của họ. Sự phát triển nhanh của các công ty cho thuê tài chính chính là ở chỗ một doanh nghiệp không nhất thiết phải sở hữu tài sản để làm ra lợi nhuận. Nhiều khi chỉ cần quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định để sinh lời. Như triết gia Aristotle đã nói “Sự giàu có thực sự không phải nằm trong quyền sở hữu tài sản mà là trong quyền sử dụng nó”. Nghiệp vụ cho thuê sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả các bên. Cơ chế cho thuê dẫn vốn vào tài sản theo hướng cho phép các doanh nghiệp đi vào sản xuất nhanh chóng, và tạo ra những khoản thu nhập đủ để chi trả các khoản thuê. Đối với Việt Nam Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến 4
- khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. II. KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM: 2.1. Khái niệm: 2.1.1. Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính: Cho thuê tài sản có thể phân thành hai loại là cho thuê tài chính và cho thuê tài sản do đó có thể nói cho thuê tài chính là một dạng của cho thuê tài sản. Trong quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính đã cho thấy, loại dịch vụ này còn là kênh dẫn vốn mới có đặc trưng và tiện ích riêng thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức thu nhập thấp và không có khả năng khai thác lợi thế của việc trích khấu hao tài sản cố định. Cho thuê tài chính đã trở thành giải pháp giúp một số lượng lớn các doanh nhân giàu ý tưởng kinh doanh nhưng nghèo về vốn, có thể thoả mãn về tài chính để tiến hành hoạt động kinh doanh, mở rộng năng lực sản xuất nhằm tăng lợi nhuận. Bởi vì, cho thuê tài chính giúp các doanh nghiệp kịp thời hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả khi doanh nghiệp thiếu vốn: giá trị tài sản thuê có thể được tài trợ 100 % mà nhiều khi doanh nghiệp không cần có tài sản thế chấp. Nghiên cứu về bản chất của cho thuê tài chính cho thấy hoạt động này vừa mang dáng dấp của giao dịch cho vay vừa mang dáng dấp của giao dịch cho thuê tài sản, tuy nhiên cho thuê tài chính có những điểm khác biệt so với cả hai loại giao dịch này. Cho thuê tài chính và cho vay để mua tài sản đều là hai hoạt động tài trợ vốn nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau, đó là quyền sở hữu tài sản được hình thành từ nguồn vốn tài trợ. Trong hoạt động CTTC, công ty cho thuê giữ lại quyền sở hữu tài sản cho thuê và thu tiền trích khấu hao tài sản cho thuê. Khi hết thời hạn hợp đồng, bên thuê có quyền lựa chọn giữa việc tiếp tục thuê hoặc mua lại tài sản theo giá trị còn lại của tài sản. Trong hoạt động cho vay, bên đi vay không những có quyền sử dụng mà còn cả quyền sở hữu tài sản được hình thành từ vốn vay và có quyền giữ lại tiền trích khấu hao tài sản đó; còn bên cho vay có quyền đòi lại cả gốc lẫn lãi vốn cho vay. 5
- 2.1.2. Khái niệm về cho thuê tài chính theo pháp luật Việt Nam: Theo quy định tại Điều 20 Khoản 11 Luật Các tổ chức tín dụng 1997, Điều 1 NĐ 16/2001/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 khoản 1 Nghị định 65/2005/NĐ-CP: cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Nói một cách ngắn gọn, cho thuê tài chính là việc cấp một khoản tín dụng trung hạn hoặc dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. 2.2. Đặc điểm: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đựoc chuyển quyền sở hữu - tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua - lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Tổng số tiền thuê một loại tài sản qui định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất - phải tương đương với giá trị tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng. 2.3. Phân loại công ty cho thuê tài chính: Theo qui định tại Khoản 1 Điều 1 NĐ 95/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 2 NĐ 65/2005/NĐ-CP thì ở Việt Nam công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động dưới các hình thức: Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; - Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Công ty cho thuê tài chính cổ phần. - 6
- Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số công ty CTTC hoạt động dưới các hình thức công ty CTTC liên doanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài. Công ty CTTC liên doanh là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng góp vốn của Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hơp đồng liên doanh. Công ty CTTC liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài đựoc thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điếu lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số tổ chức tín dụng n ước ngoài. Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. III. ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY CTTC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 3.1. Trình tự thành lập và chấm dứt hoạt động của công ty CTTC: 3.1.1. Điều kiện thành lập một công ty cho thuê tài chính: a) Về vốn pháp định: là vốn nó cho phép các công ty có khả năng trang trải được những khoản vốn lỗ phát sinh đột xuất và những rủi ro có trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hay còn gọi là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập công ty CTTC. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành tại Nghị Định 141/2006/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định khi thành lập công ty cho thuê tài chính như sau: Cho đến năm 2008 thì vốn pháp định phải đạt tới 100 tỷ đồng; - Cho đến năm 2010 thí vốn pháp định phải đạt tới 150 tỷ dồng; - Trong đó các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ-CP có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải đảm bảo ngay số vốn điều lệ góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn định qui định cho đến năm 2008. Còn các tổ chức tín dụng cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 phải đảm bảo ngay số vốn pháp định qui định cho tớ i năm 2010. 7
- Trong khi đó công ty CTTC liên doanh hoặc công ty CTTC 100% vốn nước ngoài thì tổng số tài sản phải là 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn trừ trường hợp hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước có quy định khác. b) Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty CTTC: Có nhu cầu hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn xin hoạt động; - Có đủ vốn pháp định theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện h ành; - Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính; - Người quản trị, diều hành phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ - chuyên môn phù hợp với hoạt động của công ty cho thuê tài chính; Có dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động phù hợp với qui định của Luật Các tổ - chức tín dụng và các qui đinh khác của pháp luật; Có phương án của kinh doanh khả thi; - Còn đối với công ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, phải được tổ - chức có thẩm quyền theo qui định của pháp luật nước nguyên xứ cho phép hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. c) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với CTCTTC: Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động; - Dự thảo điều lệ; - Phương án hoạt động 3 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế của - công ty; Danh sách lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của - thành viên sáng lâp, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và tổng giám đốc; Phương án góp vốn và chính sách cho những cá nhân, tổ chức góp vốn; - Tình hình tài chính và các thông tin về các cổ đông lớn; - 8
- Chấp thuận của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của công ty - cho thuê tài chính; Còn đối với công ty CTTC liên doanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài còn - phải thêm càc tài liệu sau: Điều lệ hoạt động của tổ chức nước ngoài; - Giấy phép hoạt động của tổ chức nước ngoài; - Văn bản của tổ chức nước ngoài cho phép bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; - Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lỗ lãi đã được kiểm toán và báo cáo tình hình - hoạt động 3 năm gần nhất của tổ chức nứơc ngoài; Dự thảo hợp đồng liên doanh; - Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với công ty CTTC liên doanh hoặc công ty CTTC 100% vốn nước ngoài thì phải thành lập hai bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Ngân hàng nhà nước qui định những tài liệu trong bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được lập pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động thì Ngân hàng nhà nước phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép, nếu từ chối, ngân hàng nhà nước phải có văn bản giải thích lý do. d) Nộp lệ phí: Công ty CTTC được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí theo qui định của luật phí và lệ phí. e) Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cho thu ê tài chính có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép thành lập hoạt động, giám sát và thanh tra hoat động của các công ty CTTC. 9
- Thời gian hoạt động của của các công ty CTTC tại Việt Nam tối đa là 50 năm. Trong trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được ngân hàng nhà nước chấp nhận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. 3.1.2. Điều kiện chấm dứt hoạt động công ty CTTC: Trường hợp 1: công ty CTTC bị giải thể trong các trường hợp sau: Tự nguyện xin phép giải thể, nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được - ngân hàng nhà nước chấp thuận; Khi hết hạn hoạt động không xin phép gia hạn hoặc xin gia hạn nh ưng - không được ngân hàng nhà nước chấp nhận; Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; - Tổ chức được cấp giấy phép có thể bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trừơng hợp sau: Các chứng cứ trong các hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai - sự thật; Sau thời hạn qui định điều kiện hoạt động Điều 28 của Luật tổ chức tín dụng năm - 1997 mà không hoạt động; Tự nguyện hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giải thể; - Chia sáp nhập các công ty cho thuê tài chính; - Hoạt động sai mục đích; - Không có đủ các điều kiện qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 của Luật tổ chức tín dụng năm 1997. Sau khi bị thu hối các tổ chức phải chấm dứt ngay. Quyết định thu hồi giấy phép, ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp 2: Công ty CTTC bị phá sản 10
- Sau khi ngân hàng nhà nước có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của công ty CTTC mà công ty cho thuê tài chính vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì có thể bị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo qui dịnh của luật phá sản. 3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tài chính: 3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sản: a) Quyền: Có quyền lựa chọn thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, - giá cả cách thức, thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê; Trực tiếp nhận tài sản thuê từ nhà cung ứng; - Quyết định mua tài sản hoặc thuê tiếp tài sản khi hết hạn hợp đồng; - Được bồi thường thiệt hại nếu bên cho thuê vi phạm hợp đồng; - Chấm dứt hợp đồng trước hạn với bên cho thuê khi bên cho thuê không giao đúng - hạn tài sản cho thuê hoặc vi phạm hợp đồng; b) Nghĩa vụ: Thanh toán tiền thuê đã thoả thuận và các khoản tiền khác có liên quan đến thuế, - lệ phí, bảo hiểm và thuế nhập khẩu; Sử dụng tài sản thuê theo đúng thoả thuận trong hợp đồng; - Chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng đối với tài sản thuê và mọi hậu quả do tài sản - này gây ra cho bên thứ ba; Cung cấp tài liệu về tình hình hoạt động và kinh doanh về các vấn đề liên quan - đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu cầu. 3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê: a) Quyền: 11
- Yêu cầu bên thuê cung cấp toàn bộ giấy tờ có liên quan tới tình hình hoạt động kinh - doanh và tài sản thuê; Mua hoặc nhập khẩu tài sản theo yêu cầu của bên thuê; - Sở hữu tài sản thuê, kiểm tra về quản lý sử dụng tài sản thuê; - Yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản do lỗi của bên thuê; - Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng tài chính; - Chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên thuê không trả tiền thuê theo thoả thuận trong - hợp đồng hoặc bên thuê vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, bên thuê bị phá sản, giải thể, hoặc khi người bảo lãnh bị phá sản, giải thể mà bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người khác bảo lãnh thay thế của bên thuê. b) Nghĩa vụ Mua hàng hoá theo yêu cầu của bên thuê. - Đăng kí quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản thuê. - 3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty CTTC: Tương tự như các tổ chức tín dụng khác, công ty CTTC nằm dưới sự quản lý và điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát. 3.3.1. Hội đồng quản trị: Tại khoản 1 điều 14 nghị định số 95/2008/NĐ-CP thì: Hội đồng quản trị có chức năng quản trị công ty CTTC, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn. Hội đồng quản trị có ít nhất 3 thành viên và có nhiệm kỳ từ 3 đến 5 năm do điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty quy định, các thành viên của Hội đồng quản trị có thể 12
- được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền bầu hoặc bổ nhiệm hoặc chỉ định. Để đảm bảo cho Hội đồng quản trị thực hiện tốt chức năng của m ình, pháp luật yêu các các thành viên Hội đồng quản trị phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và có kiến thức về hoạt động ngân hàng – tài chính. Bên cạnh đó, pháp luật cần có quy định cấm chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhằm ngăn chặn các quyết định thiếu khách quan, có thể làm tổn thương lợi ích của công ty hoặc lợi ích của bên thứ ba, pháp luật còn cấm chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm các chức Tổng giám đốc (giám đốc), hoặc phó tổng giám đốc (phó giám đốc) . 3.3.2. Ban kiểm soát: Khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2008/NĐ-CP, Ban kiểm soát có tối thiểu 3 thành viên, trong đó có một người là trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ từ 3 đến 5 năm do điều lệ công ty CTTC quy định và có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của công ty cho thuê tài chính. Để đảm bảo thành viên Ban kiểm soát thực hiện tốt trách nhiệm trên, pháp luật quy định các thành viên này phải có bằng đại học về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng. 3.3.3. Tổng giám đốc (giám đốc): Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2008/NĐ-CP, Tổng giám đốc (Giám đốc) được bổ nhiệm từ một trong những thành viên của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hằng ngày theo nhiệm vụ quyền hạn của mình. Tổng giám đốc phải có trình độ tối thiểu ở bậc đại học về chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này, có năng lực điều hành và phải cư trú tại Việt Nam trong suốt thời gian đương nhiệm. 13
- Tổng giám đốc có nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại “việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài của công ty CTTC phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, việc thành lập công ty trực thuộc của công ty tài chính để hoạt động trên một lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật hiện hành. 3.4. Hoạt động nghiệp vụ: 3.4.1. Huy động vốn: công ty cho thuê tài chính được phép huy động vốn từ các nguồn sau: Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở nên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm nhằm mục đích huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước; Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 3.4.2. Cho thuê tài chính: Tài trợ vốn để mua máy móc, thiết bị hoặc phương tiện vận chuyển hoặc các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê; Mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để phục cho hoạt động sản xuất của mình. 3.4.3. Các dịch vụ liên quan tới thuê tài chính: Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính; Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản, bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. 14
- 3.4.4. Một số nghiệp vụ khác: Được thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành; Được bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trong trường hợp công ty cho thuê tài chính có mức vốn điều lệ tương đương mức vốn pháp định đối với công ty cho thuê tài chính thì được phép thực hiện một số nghiệp vụ như: cho vay ngắn hạn bổ sung vốn l ưu động cho bên thuê, thực hiện bao thanh toán cho bên thuê. IV. ĐÁNH GÍA KHUNG PHÁP LÝ: Công ty tài chính(CTTC) xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1995, là kênh tài trợ hữu hiệu cho các tổ chức cá nhân, làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng. Hoạt động này được pháp luật điều chỉnh trong luật các Tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung năm 2004, Nghị định 16/2001 /NĐ-CP; NĐ 65/2005/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 16/2001/NĐ-CP, NĐ 95/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-CP và một số văn bản khác có liên quan. Tuy nhiên đến hiện nay hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này và phạm vi hoạt động còn rất hạn chế. Bên cạnh một số nguyên nhân khác thì hệ thống các quy định pháp luật còn thiếu đồng bộ là một rào cản không nhỏ, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay với làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Các quy định về hoạt động này cũng còn khá nhiều bất cập nhất là các quy định về xử lí tranh chấp hợp đồng cho thuê, thu hồi tài sản, đăng kí tài sản cho thuê không nhất quán; quan hệ nhà cung cấp – thuê – cho thuê chưa rõ gây ra những phức tạp nhất là khi xảy ra tranh chấp. Khoản 1 Điều 1 NĐ 16/2001/NĐ-CP: “CTTC là hoạt động tín dụng … thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện và các động sản khác trên cở sở hoạt động cho thuê…” 15
- Theo Điều 73 Luật Các tổ chức tín dụng : “ tổ chức tín dụng không đ ược trực tiếp kinh doanh bất động sản” hai điều trên đã hạn chế đối tượng của hoạt động cho thuê tài chính. Và theo điểm b khoản 1 Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện chức năng thuê mua bất động sản, quy định này có vẻ như không hợp lý bởi nghiệp vụ chính của các doanh nghiệp này là mua bán cho thuê văn phòng, quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và họ thực tế rất ít hoặc không thực hiện chức năng thuê mua bất động sản. Việc xây dựng công trình mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là độc lập với nhau nên việc quy định cho công ty cho thuê tài chính mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo y êu cầu của khách hàng là hợp lý hơn, vừa không ảnh hưởng chồng đến họat động của các công ty kinh doanh bất động sản đồng thời phát triển được họat động cho thuê tài chính trong lĩnh vực bất động sản đáp ứng nhu cầu rất cao về mảng này trong thực tế. Theo công ước Viên 1980 và luật pháp một số nước như Nga quy định máy bay là bất động sản trong khi pháp luật dân sự Việt Nam thì bất động sản là đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai ( theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2005), theo cách nói này, máy bay không là bất động sản. Như vậy, đã thể hiện sự không tương thích giữa pháp luật Việt Nam. Trong khi thực tế việc cho thuê tài chính đối với máy bay lại khá phổ biến ở Việt Nam, tiểu biểu là hãng hàng không Việt Nam Airline có một nửa số máy bay từ hoạt động thuê tài chính. Do vây, khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng cho thuê tài chính thì việc giải quyết là rất khó khăn. Đối tượng của cho thuê tài chính là bất động sản sẽ có độ an toàn cao vê khả năng thu hồi vốn của bên cho thuê khi có sự vi phạm đảm bảo lợi ích bên cho thuê hơn so với cho thuê tài chính các động sản khác bởi vì : Quyền sở hữu bất động sản thuộc bên cho thuê do đó khi có vi phạm của bên thuê - thì bên cho thuê hoàn toàn có khả năng thu hồi nhờ tính không thể di dời của bất động sản; 16
- Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền thuê khi chấm dứt hợp đồng đảm bảo - bên thuê thu hồi cả vốn lẫn lãi; Trong hợp đồng CTTC các bên có quyền thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo - đảm khả năng thanh toán; Mặt khác nhu cầu thực tế về mảng này là rất cao nhất là lĩnh vực cho thuê văn phòng. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam không cho các công ty CTTC kinh doanh cho thuê bất động sản nhưng thực tế hiện nay Việt Nam Airline đang đi thuê máy bay của một số công ty CTTC nước ngoài mà trong pháp luật dân sự Việt Nam thì máy bay là một loại bất động sản. Nếu trong tương lai Việt Nam có một công ty CTTC có khả năng cho thuê máy bay thì lúc đó sẽ bị vướng phải hàng rào pháp lí do khả năng làm luật không dự đoán được các tình huống xảy ra trong tương lai. Nên chăng cần thiết phải sửa đổi Điều 73 Luật các tổ chức tín dụng theo h ướng loại trừ hạn chế này đối với hoạt động cho thuê tài chính, như vậy mới góp phần làm cho thị trường cho thuê tài chính phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, để tạo ra khả năng đầu tư tốt hơn cho nền kinh tế, có lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, đặc biệt l à các doanh nghiệp vừa và nhỏ. CTTC là hoạt động tín dụng ( khoản 1 Điều 1 NĐ 16/2001/NĐ-CP) và đối tượng là tài sản cụ thể. Theo Khoản 3 Điều 1 NĐ 16: hoạt động CTTC trên lãnh thổ Việt Nam phải được tiến hành thông qua các công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Và khoản 1 Điều 1 NĐ 95/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 16/2001/NĐ-CP: “Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam”. Như vậy, các tổ chức tín dụng là ngân hàng không được tiến hành hoạt động CTTC. Đó thực sự là một điều không công bằng với các ngân hàng bởi các TCTD phi ngân hàng được phép thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng và còn không thống nhất với khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật các TCTD và một số văn bản khác. Ví dụ như: 17
- - Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật các TCTD: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được tiến hành toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan” (Khoản 3, 7, 8, 11 Điều 20 Luật các TCTD); - Điều 4 NĐ 49/2000/NĐ-CP: ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, CTTC, và các hình thức khác theo quy định của NHNN (Khoản 2 Điều 1 NĐ 49/200/NĐ-CP; Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng (cấp tín dụng là…)); - Điều 11 NĐ 49/2000/NĐ-CP: “ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính…” Như vậy có mâu thuẫn: không cho ngân h àng hoạt động trực tiếp CTTC và cho phép thành lập các công ty trực thuộc lại hoạt động CTTC. Có sự không thống nhất với các luật và văn bản khác. - Cho phép ngân hàng hoạt động cho thuê tài chính nhưng NĐ 16/2001/NĐ-CP lại không chokhông phù hợp. - Cho phép ngân hàng hoàn toàn được quyền tiến hành CTTC (cấp tín dụng). Thực tế các ngân hàng “lách” quy định NĐ 16/2001/NĐ-CP bằng cách lập các công ty CTTC trực thuộc để tiến hành hoạt động kinh doanh này và ở Việt Nam trên 80% các công ty CTTC trực thuộc ngân hàng. “Thật khó lí giải thuyết phục vì sao ngân hàng không được tiến hành hoạt động CTTC trong khi các nhà làm luật và các nhà khoa học pháp lí đều đồng ý CTTC là hình thức cấp tín dụng có độ an to àn cao. Do đó cần xem xét gỡ bỏ rào cản này để nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cường khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, đồng thời tạo công bằng pháp lí cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ”. Quy định về phương thức xử lí, tài sản cho thuê để thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng không hợp lí: 18
- - Theo Khoản 1 Điều 27 NĐ 16/2001/NĐ-CP quy định cho bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng CTTC trước hạn…Khoản 1 Điều 28 quy định công ty CTTC xử lí tài sản cho thuê khi bên vi phạm theo Khoản 1 Điều 27 mà không phân biệt dạng CTTC là hoàn trả lại tài sản hay không hoàn trả lại tài sản khi chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 28 thì xử lí này chỉ phù hợp với công ty CTTC mà tổng tiền thuê ít nhất phải bằng giá trị tài sản tài thời điểm kí kết hợp đồng bởi thông thường bên thuê không hoàn trả lại tài sản cho thuê khi chấm dứt hợp đồng. Nếu quy định này áp dụng trong trường hợp tổng tiền thuê nhỏ hơn giá trị tài sản tại thời điểm kí kết hợp đồng thì pháp luật chỉ đảm bảo khả năng thu hồi tiền thuê của bên cho thuê chứ không bảo đảm khả năng thu hồi cấp vốn tín dụng, như vậy không phù hợp với nguyên tắc cấp tín dụng và không đảm bảo được quyền lợi chính đán g của bên cho thuê, sự bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê của hệ thống pháp luật là không tốt. - Tại Khoản 1 Điều 27: khi bên thuê chưa thanh toán đủ tiền thuê thì bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản và yêu cầu bồi thường. Trường hợp tổng tiền thuê lớn hơn giá trị tài sản hoặc hợp đồng bên thuê được chuyển giao quyền sở hữu sau khi chấm dứt hợp đồng thì sẽ bất lợi cho bên thuê vì họ đã thanh toán tổng tiền thuê (đã đảm bảo quyền của bên cho thuê) nhưng vẫn không đựơc sở hữu tài sản thuê. NĐ 65/2005/NĐ-CP đã khắc phục bất cập này nhưng lại bất cập khi mở rộng khái niệm CTTC ở chính văn bản này. Về quản lí, sử dụng, khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê tài chính chưa thống nhất. - Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về chế độ quản lí, sử dụng, khấu hao tài sản cố định thì: doanh nghiệp thuê tài chính tài sản cố định phải quản lí, sử dụng, trích khấu hao như tài sản thuộc về mình và phân định tài sản cho thuê mà không thuộc CTTC là cho thuê vận hành và bên cho thuê có nghĩa vụ trích khấu hao chứ không phải bên thuê. 19
- - QĐ 206/2003/QĐ-BTC định nghĩa rõ ràng về CTTC tương tự NĐ 16/2001/NĐ-CP, nhưng NĐ này đã được sửa đổi bổ sung ở NĐ 65/2005/NĐ-CP, do đó trong nhiều trường hợp CTTC ở NĐ 65 không được coi là CTTC theo quy định tại QĐ 206, điều này thể hiện sự không thống nhất, gây vướng mắc: bên nào sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trích khấu hao đối với tài sản CTTC ở giữa. - Theo QĐ 731/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty CTTC thì thuế (có liên quan đến nghĩa vụ trích khấu hao) của công ty CTTC được thực hiện theo quy định của Bộ Tài Chính gây khó khăn cho công ty CTTC và cả bên thuê khi áp dụng bên nào có nghĩa vụ trích khấu hao khi tính thuế. - Theo quy định tài sản cho thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê và giấy tờ đăng kí, liên quan đều mang tên bên cho thuê. Đối với tài sản CTTC là phương tiện lưu hành sẽ gây khó khăn cho hoạt động của bên thuê. Khi trụ sở công ty CTTC ở TP, trụ sở công ty ở tỉnh quy định về khám lưu hành phương tiện thì cỏ quan có thẩm quyền khám l à cơ quan đăng kiểm nơi đặt trụ sở công ty CTTC, công ty cho thuê phải dời từ tỉnh về thành phố để khám gây ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty đi thuê. VD: tài sản đi thuê là ô tô khi lưu hành sử dụng bản công chứng đăng kí phương tiện (công ty CTTC giữ bản đăng kí theo nghị định 16/2001/NĐ-CP), doanh nghiệp thuê sẽ gặp khó khăn khi một số cơ quan chức năng không chấp nhận việc sử dụng đăng kí như trên. Mọi công ty CTTC chịu sự quản lí của Ngân hàng nhà nước về mọi hoạt động (gồm cả cho thuê vận hành) trong khi các doanh nghiệp khác hoạt động cho thuê vận hành tài sản giá trị lớn thì không chịu sự quản lí. Trong khi sự phân biệt giao dịch CTTC và giao dịch cho thuê thông thường trong luật chưa thật rõ ràng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước”
12 p | 1973 | 464
-
Tiểu luận triết học - ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
11 p | 457 | 122
-
Tiểu luận Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của Hợp tác xã
31 p | 463 | 93
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam
120 p | 207 | 70
-
Tiểu luận Luật kinh doanh: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
29 p | 464 | 62
-
Bài thuyết trình Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
48 p | 471 | 49
-
Tiểu luận triết học: Địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước
14 p | 196 | 27
-
Tiểu luận: Địa vị pháp lý của tổ chức tín dụng
20 p | 324 | 24
-
Tiểu luận:So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản
15 p | 309 | 18
-
Tiểu luận Triết học số 58 - Đặc điểm địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước
13 p | 116 | 10
-
TIỂU LUẬN: Địa vị pháp lý của các cơ quan
12 p | 127 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
120 p | 47 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệm kiểm toán độc lập theo pháp luật Việt Nam
24 p | 18 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam
47 p | 67 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của công chức thuế tại Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính
26 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Địa vị pháp lý hành chính của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
24 p | 34 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Địa vị pháp lý của công chức Thuế tại Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính
100 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn