Tiểu luận Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của Hợp tác xã
lượt xem 93
download
Tiểu luận Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của Hợp tác xã trình bày về khái niệm, đặc điểm của Hợp tác xã, xã viên của Hợp tác xã; quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã; cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành Hợp tác xã; đăng ký kinh doanh Hợp tác xã; tổ chức lại và giải thể Hợp tác xã; Liên hiệp Hợp tác xã – Liên minh Hợp tác xã. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của Hợp tác xã
- Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội Môn: Luật Kinh tế Chủ đề: Địa vị pháp lý của Hợp tác xã Hà Nội 2013 - 2014 MỤC LỤC 1. Khái niệm, đặc điểm của Hợp tác xã 1.1. Khái niệm của Hợp tác xã 1.2. Đặc điểm của Hợp tác xã 2. Xã viên của Hợp tác xã
- 2.1. Điều kiện để trở thành xã viên của Hợp tác xã 2.2. Quyền và nghĩa vụ của xã viên 2.3. Các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên 3. Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã 4. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành Hợp tác xã 4.1. Đại hội xã viên 4.2. Ban quản trị, Trưởng ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã 4.2.1. Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành chung 4.2.2. Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành riêng 4.3. Ban kiểm soát 5. Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã 5.1. Các bước thành lập và đăng ký kinh doanh 5.2. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 6. Tổ chức lại và giải thể Hợp tác xã 7. Liên hiệp Hợp tác xã – Liên minh Hợp tác xã 7.1. Khái niệm, thủ tục thành lập, chức năng, cơ cấu t ổ chức của Liên hiệp Hợp tác xã 7.2. Khái niệm, chức năng của Liên minh Hợp tác xã 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP TÁC XÃ 1.1 Khái niệm: Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester – V ương quốc Anh đã đ ịnh nghĩa về hợp tác xã như sau:"Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nh ằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra.
- Trong bản khuyến nghị phát triển hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, di ễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve – Thụy Sỹ định nghĩa về hợp tác xã: "Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành l ập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ". Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa hợp tác xã cho phù hợp với điều kiện nước mình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước và k ế th ừa nh ững quy định của Luật hợp tác xã năm 1996. Nước ta định nghĩa về hợp tác xã như sau: "Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu c ầu, l ợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia h ợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế th ừa quy định của Luật h ợp tác xã năm 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã h ội sâu sắc. Vi ệc thành l ập nên hợp tác xã dựa trên nhu cầu, lợi ích chung c ủa các thành viên nh ằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên và góp ph ần phát tri ển kinh tế - xã hội đất nước.
- So với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác xã phát triển về số lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào h ợp tác xã. Luật Hợp tác xã 2012 định nghĩa: Hợp tác xã là t ổ ch ức kinh t ế t ập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt đ ộng s ản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân ch ủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật". 1.2 Đặc điểm của hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ hoạt động như một loại hình doanh nghiệp: Hợp tác xã không phải là tổ chức đa tính chất như trước đây đồng thời khong phải là doanh nghiệp mà là một trong các tổ ch ức kinh tế nhiều thành phần. Đó là lý do hợp tác xã không tổ chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà tổ chức hoạt đọng the một văn bản lu ật riêng là Luật Hợp tác xã. Tuy nhiên tồn tại bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đòi hỏi hợp tác xã phải hoạt động như doanh nghiệp, tự chủ, tự hạch toán trong sản xuất và kinh doanh.
- Hợp tác xã có tối thiểu là 7 xã viên gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện lập ra do nhu cầu va lợi ích chung: Thành viên của hợp tác xã được gọi là xã viên. Trước đây s ố l ượng thành viên của hợp tác xã do các Điều lệ mẫu hợp tác xã quy định và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà số lượng thành viên t ối thi ểu của hợp tác xã khác nhau. Hiện nay pháp luật th ống nh ất s ố xã viên t ối thiểu cho hợp tác xã hoạt động trên tất cả các lĩnh v ực là 7 xã viên gồm cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Trong đó, hộ gia đình là loại thành viên đặc thù của hợp tác xã. Pháp nhân là lo ại thành viên m ới được Luật hợp tác xã năm 2003 ghi nhận gồm cơ quan nhà n ước, đ ơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; Quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các tổ chức khác. Ch ủ thể là các cá nhân khi tham gia hợp tác xã phải đáp ứng những điều kiện nhất địnhtheo quy định của pháp luật. Một trong các điều kiện đó là xã viên t ự nguy ện l ập ra, tham gia và ra khỏi hợp tác xã theo sự chi phối của nhu cầu và l ợi ích xã viên. Xã viên góp vốn và góp sức vào hợp tác xã: Để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh chung, khi tham gia hợp tác xã các xã viên phải góp ph ần vốn t ối thi ểu là s ố ti ền ho ặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quy ền sở h ữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật và các loại giấy t ờ có giá khác được quy ra tiền. Ngoài ra các xã viên phải góp s ức vào h ợp tác xã bằng việc tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình th ức trực ti ếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác. Đây là yêu cầu đặc thù đối với thành viên của loại hình kinh tế tập thể. Điều này cho thấy tính xã hội của loại hình kinh t ế này khi
- yêu cầu các xã viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động của hợp tác xã để tương thân tương trợ lẫn nhau. Vốn của hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể: Là tổ chức kinh tế tập thể, khác với các loại doanh nghi ệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, vopons của doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu chung, vốn của hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Đó là sở hữu do cá nhân, h ộ gia đình, pháp nhân cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm th ực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân ch ịu trách nhi ệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã. Như vậy, hợp tác xã là tổ chức kinh tế thuộc nền kinh t ế nhi ều thành phần được hoạt đọng trong khuôn khổ pháp luật, tuân th ủ sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bình đ ẳng v ới các loại hình tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Hợp tác xã được nhân danh chính mình, tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính bằng chính tài sản của mình. Tức là hợp tác xã bình đẳng với các loại hình t ổ ch ức kinh t ế khác trong nền kinh tế nhiều thành phần cả trong trách nhiệm về tài chính. 2. XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ 2.1 Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã Điều 3. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối v ới pháp nhân Việt Nam
- • Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. • Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã ph ải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó. • Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại di ện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó. • Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật h ợp tác xã và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của thành viên th ực hiện theo th ỏa thuận và theo quy định cvuar điều lệ không vượt quá 20 % vốn điều lệ của hợp tác xã. • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định. Điều 4. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đ ối v ới cá nhân là người nước ngoài Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: • Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp lu ật Vi ệt Nam. • Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì ph ải th ực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao đ ộng là người nước ngoài.
- • Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó. • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định. 2.2 Quyền và nghĩa vụ của xã viên 2.2.1 Quyền của xã viên Một bộ phận quan trọng trong địa vị pháp lý mới của xã viên là quy định về các quyền của xã viên. Ngoài các quyền mà người xã viên vốn có trong cơ chế quản lý kinh tế trước đây, cụ thể như: Được làm việc trong hợp tác xã, được trả công lao động; Được hưởng thụ các phúc lợi chung của hợp tác xã; Được dự đại hội hoặc bầu đại biểu đi dự đại h ội, d ự các cu ộc họp xã viên để bàn bạc và biểu quyết các công việc của hợp tác xã; Được ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quản lý và kiểm soát c ủa hợp tác xã; Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp vào vi ệc xây dựng va phát triển hợp tác xã… Điều 23 Luật Hợp tác xã cũng đã quy định một loạt những quyền mới cho xã viên, ví dụ như: Được hưởng lãi chia theo vốn góp, theo công sức đóng góp vào vi ệc sản xuất, kinh doanh chung và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; Được hợp tác xã cung cấp thông tin kinh tế - kỹ thuật, được hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ; Được hợp tác xã thực hiện các cam kết, tham gia bảo hiểm xã hội;
- Được yêu cầu các cơ quan quản lý, kiểm soát của h ợp tác xã trả l ời những ý kiến chất vấn, được yêu cầu các cơ quan này triệu tập Đại hội xã viên bất thường; Được chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác; Được ra khỏi hợp tác xã; KL :Những quy định mới này của Luật Hợp tác xã bảo đ ảm cho các xã viên phát huy được những tiềm năng về vốn, tài chính, kinh nghi ệm sản xuất, kinh doanh của họ trong các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã. Thông qua đó, họ được đảm bảo có những khoản thu nhập ổn đ ịnh và ngày càng cải thiện hoạt động kinh tế của hợp tác xã. Nh ững quy định mới này cũng thể hiện sự xích lại gần nhau giữa chế độ pháp lý xã viên hợp tác xã ở Việt Nam với chế độ pháp lý xã viên h ợp tác xã ở các nước khác. 2.2.2 Nghĩa vụ của xã viên Trong các hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của xã viên tạo nên một thể thống nhất. Các xã viên được hưởng các quyền chính đáng, nhưng cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Trong Luật Hợp tác xã 1996, ngoài việc quy định các xã viên có nghĩa vụ như đã được quy định trong các Đi ều l ệ mẫu của các hợp tác xã trước đây, như: - Chấp hành Điều lệ, nội quy của hợp tác xã, các Nghị quy ết của Đại hội xã viên; - Góp vốn (cổ phần); - Hợp tác giữa các xã viên, học tập nâng cao trình độ; - Bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho hợp tác xã Điều 24 của Luật Hợp tác xã còn quy định thêm một số nghĩa vụ mới của các xã viên. Đó là:
- - Một xã viên có thể góp vốn bằng nhiều cổ phần, nh ưng ở m ọi th ời đi ểm, mức góp vốn không vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của hợp tác xã. Việc quy định một tỷ lệ như vậy là một đảm bảo cho h ợp tác xã có th ể hoạt động bình thường không bị ảnh hưởng lớn bất lợi, nếu như m ột thành viên có tỷ lệ đóng góp vốn lớn xin ra kh ỏi hợp tác xã và mang theo số vốn đã đóng góp. - Thực hiện các cam kết kinh tế với hợp tác xã, tham gia đóng b ảo hi ểm xã hội; - Cũng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thi ệt h ại, các kho ản l ỗ của hợp tác xã trong phạm vi góp vốn của mình. Những nghĩa vụ mới này của xã viên bảo đảm cho hợp tác xã có các điều kiện cần thiết để hoạt động sản xuất, kinh doanh, d ịch v ụ ổn định và phát triển. Đồng thời, các xã viên cũng được đảm bảo các quyền lợi vật chất khi ốm đau, già yếu, mất sức lao động. 2.2.3 Các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên Ngoài ra ,để hoàn chỉnh địa vị pháp lý của xã viên hợp tác xã, Điều 25 Luật Hợp tác xã quy định một số trường hợp dẫn đến việc chấm dứt tư cách xã viên. Ngoài những trường hợp đã được quy định trong các Điều lệ mẫu của các hợp tác xã trước đây, như: - Xã viên chết; - Xã viên được chấp nhận ra khỏi hợp tác xã; - Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ; Luật Hợp tác xã còn quy định thêm hai trường hợp khác là: - Xã viên mất năng lực hành vi dân sự; - Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quy ền lợi, nghĩa vụ xã viên cho người 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ
- 3.1 Quyền của hợp tác xã - Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong vi ệc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật nh ững xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thi ệt h ại đã gây ra cho hợp tác xã; - Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật; - Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; - Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật; - Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 3.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã - Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và ng ười lao đ ộng làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã h ội t ự nguy ện. Chính phủ quy định cụ thể về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã; - Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hi ểu bi ết c ủa xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 4. CƠ CẤU QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ Điều 21, Luật Hợp tác xã 2003: - Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. - Hợp tác xã có nhiều xã viên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại biểu xã viên do Đi ều l ệ h ợp
- tác xã quy định. Đại hội đại biểu xã viên và Đại h ội toàn th ể xã viên (sau đây gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền và nhiệm vụ như nhau. - Đại hội xã viên thường kỳ họp mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm. - Đại hội xã viên bất thường do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát của hợp tác xã triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quy ền hạn của Ban quản trị hoặc của Ban kiểm soát. Trong trường hợp có ít nhất một phần ba tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội xã viên gửi đến Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn, Ban quản trị phải triệu tập Đạihội xã viên bất thường; nếu quá thời hạnnày mà Ban qu ản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại h ội xã viên b ất th ường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn. 4.1 Đại hội xã viên Nội dung của Đại hội xã viên được quy định rõ trong điều 22 Luật hợp tác xã 2003 Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội xã viên đ ược quy định trong điều 23 Luật Hợp tác xã 2003 Thông báo triệu tập Đại hội xã viên chậm nhất là mười ngày, trước khi khai mạc Đại hội xã viên, cơ quan triệu tập Đại hội phải thông báo thời gian, địa điểm họp và chương trình Đại hội cho từng xã viên hoặc đ ại bi ểu xã viên. Đại hội xã viên thảo luận và quyết định những vấn đề đã ghi trong chương trình Đại hội và những vấn đề phát sinh khi có ít nhất một phần ba tổng số xã viên đề nghị. 4.2 Ban quản trị, trưởng ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã
- Ban quản trịlà bộ máy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Nhiệm kỳ của Ban quản trị hợp tác xã do Điều l ệ h ợp tác xã quy đ ịnh nhưng tối thiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm. Ban quản trị hợp tác xã họp ít nhất mỗi tháng m ột l ần do Tr ưởng Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị được uỷ quy ền triệu t ập và ch ủ trì. Ban quản trị hợp tác xã họp bất thường khi có một phần ba thành viên Ban quản trị hoặc Trưởng Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ nhiệm hợp tác xã yêu cầu. Cuộc họp của Ban quản trị hợp tác xã h ợp lệ khi có ít nh ất hai phần ba số thành viên Ban quản trị tham dự. Ban qu ản tr ị h ợp tác xã ho ạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa s ố. Trong trường h ợp biểu quyết mà số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì s ố phi ếu biểu quyết của bên có người chủ trì cuộc họp là quyết định. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban quản trị hợp tác xã: - Thành viên Ban quản trị phải là xã viên, có phẩm ch ất đạo đức t ốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã. - Thành viên Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban ki ểm soát, k ế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, ch ồng, con, anh, chị, em ruột của họ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) do Điều lệ hợp tác xã quy định. 4.2.1. Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành chung trong đó: Ban quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề ngh ị của Chủ nhiệm hợp tác xã; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê k ế toán trưởng (nếu hợp tác xã có chức danh này);
- - Quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của hợp tác xã; - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội xã viên; - Chuẩn bị báo cáo về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, huy đ ộng v ốn và phân phối lãi của hợp tác xã, báo cáo hoạt động của Ban quản trị trình Đại hội xã viên; - Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội xã viên và triệu tập Đại hội xã viên; - Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; duyệt báo cáo quyết toán tài chính để trình Đại hội xã viên; - Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã quy đ ịnh t ại Điều 6 và Điều 7 của Luật Hợp tác xã; - Xét kết nạp xã viên mới và giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã (trừ trường hợp khai trừ xã viên) và báo cáo để Đại hội xã viên thông qua; - Đại diện chủ sở hữu tài sản của hợp tác xã và doanh nghiệp trực thuộc trong trường hợp hợp tác xã có doanh nghiệp; - Kiểm tra, đánh giá công việc của Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo các quyết định của Ban quản trị; - Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội xã viên và trước pháp luật; - Các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ hợp tác xã quy định. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Đại diện hợp tác xã theo pháp luật; thực hiện kế hoạch s ản xu ất, kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã; - Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã;
- - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công các chức danh trong Ban quản trị hợp tác xã, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Đại hội xã viên và Ban quản trị hợp tác xã; ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã; - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Ban quản trị hợp tác xã; đề nghị với Ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác xã; - Tuyển dụng lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quy ền của Ban qu ản tr ị hợp tác xã; các quyền khác được quy định tại Điều lệ hợp tác xã, ngh ị quyết của Đại hội xã viên; - Chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao; khi vắng mặt, Chủ nhiệm uỷ quyền cho một Phó ch ủ nhiệm hoặc một thành viên Ban quản trị điều hành công việc của hợp tác xã. 4.2.2 Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành riêng trong đó: Ban quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Ch ủ nhiệm hợp tác xã theo nghị quyết của Đại hội xã viên; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của Chủ nhiệm hợp tác xã. Ngoài các quyền và nhiệm vụ trên đây, Ban quản trị hợp tác xã còn có các quyền, nhiệm vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 Điều 27 của Luật Hợp tác xã. Trưởng Ban quản trị hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Đại diện hợp tác xã theo pháp luật; - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban quản trị; - Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban quản trị, Đại hội xã viên;
- - Chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao; - Ký các quyết định của Đại hội xã viên và Ban quản trị; - Các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ hợp tác xã quy định. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh và đi ều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã; - Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã; - Ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã do Ban quản trị hợp tác xã u ỷ quyền; - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Ban quản trị hợp tác xã; - Đề nghị với Ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác xã; - Tuyển dụng lao động theo uỷ quyền của Ban quản trị hợp tác xã; - Các quyền khác được quy định tại Điều lệ hợp tác xã, nghị quyết của Đại hội xã viên hoặc theo hợp đồng ký kết với Ban quản trị hợp tác xã. Khi vắng mặt, Chủ nhiệm ủy quyền cho một Phó chủ nhiệm điều hành công việc của hợp tác xã. Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã là xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã theo quy định của Điều này, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã. Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã được thuê thì phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã quy định t ại Đi ều này và tại hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợp tác xã. Ch ủ nhi ệm h ợp tác xã đ ược tham
- gia các cuộc họp của Ban quản trị và Đại h ội xã viên nh ưng không đ ược quyền biểu quyết và không được hưởng các quyền khác của xã viên, thành viên Ban quản trị hợp tác xã. 4.3 Ban kiểm soát - Hoạt động độc lập - Kiểm tra và giám sát hoạt động của HTX, LH HTX theo quy đ ịnh c ủa pháp luật và điều lệ. K1, Đ32, LHTX 2003 - Được thành lập do Do đại hội thành viên bầu trực tiếp, không quá 7 người - HTX từ 30 thành viên trở lên, Liên hiệp HTX từ 10 HTX thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. - HTX dưới 30 thành viên, LH HTX dưới 10 HTX thành viên, vi ệc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định. - Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên, - có quyền hạn, nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát hoạt động; kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định; giám sát hoạt động c ủa h ội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên; kiểm tra hoạt động tài chính ... Đ 39 LHTX 2003 5. ĐĂNG KÍ KINH DOANH HỢP TÁC XÃ 5.1 Các bước thành lập và đăng kí kinh doanh hợp tác xã Bước 1: Lập hồ sơ xin thành lâp hợp tác xã. Hồ sơ gồm: • Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- • Điều lệ; • Phương án sản xuất, kinh doanh; • Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; • Nghị quyết hội nghị thành lập. Đơn và hồ sơ được gửi lên UBND cấp xã Bước 2: Xem xét, nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định thành lập Hợp tác xã Bước 3: Sauk hi nhận được quyết định cho thành lập hợp tác xã các sang lập viên phải tiến hành các công việc phục vụ cho việc ra đời Hợp tác xã, tuyên truyền vận động mọi người tham gia hợp tác xã, dự thảo điều l ệ hợp tác xã, chuẩn bị hội nghị thành lập hợp tác xã. Bước 4: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã. Hội nghị gồm: các thành viên có ý tưởng sang lập ra hợp tác xã và những người có nhu cầu tham gia hợp tác xã. Trong hội nghị các thành viên sẽ thỏa thuận phương hướng sản xuất kinh doanh, kế hoạch hành động của hợp tác xã, thông qua đi ều lệ hợp tác xã và lập ra danh sách những thành viên chính th ức, b ầu c ơ quan quản lý và cơ quan kiểm soát của hợp tác xã. ĐIều lệ quy định tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, ngành ngh ề s ản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quy định về xã viên hợp tác xã… Bước 5: Tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh 5.2 Thủ tục: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hợp tác xã Trình tự thực hiện: Đối với cá nhân, tổ chức
- • Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã đến Bộ ph ận một cửa của UBND cấp huyện để được hướng dẫn, cung cấp mẫu hồ sơ và tư vấn hướng dẫn lập các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ, yêu cầu hoặc điều kiện (nếu có yêu cầu). • Hợp tác xã sau khi đã hoàn tất hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện • Nhận phiếu hẹn trả kết quả. • Nhận kết quả và nộp lệ phí tại Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện Đối với Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện • Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ của tổ chức từ bộ phận một cửa của UBND cấp huyện chuyển đến. • Trả kết quả giải quyết cho cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình về bộ phận một cửa của UBND cấp huyện Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ bao gồm: • Thông báo về đăng ký kinh doanh (theo mẫu) • Dự thảo Điều lệ mới của hợp tác xã (nếu có) • Biên bản của Đại hội xã viên • Quyết định của Ban quản trị Hợp tác xã
- • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã (bản chính) • Danh sách xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát h ợp tác xã (nếu có) • Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề (nếu có) • Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu có) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Tài chính - K ế hoạch b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân c ấp thực hiện: không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài chính - Kế hoạch d) Cơ quan phối hợp: Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận Lệ phí: • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Mức lệ phí: 20.000 đồng/ 1 lần cấp • Lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
48 p | 466 | 49
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng
21 p | 97 | 26
-
Tiểu luận: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Đà Lạt" cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
29 p | 140 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
85 p | 93 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
96 p | 67 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
117 p | 30 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – Thực tiễn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
115 p | 43 | 16
-
Báo cáo: Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa
33 p | 121 | 14
-
Báo cáo: Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên
24 p | 136 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang
88 p | 36 | 11
-
Báo cáo: Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của tình Hải Phòng
13 p | 110 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của doanh nghiệm kiểm toán độc lập theo pháp luật Việt Nam
24 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam
99 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ và khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển kinh tế, thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng
21 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - Pháp luật và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau hiện nay
93 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhiệm vụ Hội đồng nhân dân cấp huyện với phát triển kinh tế địa phương - Thực trạng và giải pháp tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
90 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
91 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn