Tiểu luận: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
lượt xem 13
download
Tiểu luận: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính nhằm nêu tổng quan về hệ thống tài chính và một số khái niệm cơ bản về điều tiết và giám sát hệ thống tài chính. Nội dung về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính. Nhận xét và một số kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Tiểu luận Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính -1 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế là một vấn đề rất cần thiết, tất y ếu của mỗi quốc gia. Nhưng mỗi quốc gia khác nhau th ì phát triển kinh tế khác nhau do dựa vào tiềm lực của chính mình. H ệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định – đảm bảo quyền lợi của n hà đầu tư và người gửi tiền là mục tiêu chính của nhiều quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức q uan trọng trong việc tạo môi trường phát triển thuận lợi và lành m ạnh cho các định chế tài chính. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thì sự điều tiết và giám sát hệ thống tài chính phải được hình thành cùng với sự phát triển của xã hội để tránh xảy ra sự cố khủng hoảng t ài chính. Chính vì vậy mà sự điều tiết và giám sát hệ thống tài chính của quốc gia phải đư ợc hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cự c, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ những nguyên nhân trên nhóm đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu sự điều tiết và giám sát hệ thồng tài chính Lý do chọn đề tài Bài học từ cuộc khủng hoảng t ài chính gần đây cũng đã cho thấy những hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh tra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tài chính, chia sẻ thông t in và phối hợp công t ác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Cái giá phải trả cho sự thất bại này không đơn thuần chỉ là các gói giải cứ u các định chế tài chính lớn, các gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh t ế và nạn thất nghiệp, m à nghiêm trọng hơn là khủng hoảng lòng tin và bất ổn xã hội. Do đó nhóm chọn đề t ài “Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sự điều tiết và giám sát hệ t hống tài chính. Đề tài gồm có 3 chương: Chư ơng 1: Tổng quan về hệ thống tài chính và một số khái niệm cơ bản về điều tiết và giám sát hệ thống tài chính. Chư ơng 2: Nội dung về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống t ài chính. Chư ơng 3: Nhận xét và một số kiến nghị. -2 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Chương 1: Tổng quan về hệ thống tài chính và m ột số khái niệm cơ bản về điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 1.1 Tổng quan về hệ thống tài chính. 1.1.1 Khái niệm về tài chính và hệ thống tài chính. 1.1.1.1 Tài chính. a. Khái niệm. Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dư ới hình thứ c giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh t ế nhằm đạt mục t iêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. b. Các mối quan hệ tài chính. Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có các mối quan hệ tài chính sau: + Mối quan hệ tài chính gi ữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo nhữ ng nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng t hời, m ối quan hệ tài chính này cũng phản ánh nhữ ng quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nư ớc với các doanh nghiệp đư ợc thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nư ớc theo luật định. + Mối quan hệ tài chính gi ữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trư ờng tiền tệ thông qua h ệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn t ài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằn g cách phát hành các chứng khoán. N gư ợc lại, các d oanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Thị trư ờng chứng khoán) T hông qua thị trư ờng tài chính, các doanh nghiệp cũng -3 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứ ng khoán của các doanh nghiệp khác. + Mối quan hệ tài chính gi ữa doanh nghiệp với các thị trường khác Các thị trư ờng khác như thị trư ờng hàng hóa, dịch vụ, t hị trư ờng sứ c lao động,...Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mu a sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, m áy móc thiết bị, tr ả công lao động, chi trả các dịch vụ...Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm v à dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị...nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa m ãn nhu cầu của thị trường. + Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệ p Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữ a các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. 1.1.1.2 Hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh t ế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó. Hệ thống tài chính bao gồm: Tài chính công (gồm ngân sách nhà nư ớc và các quỹ ngoài ngân sách). Tài chính doanh nghiệp. Thị trường t ài chính (gồm t hị trư ờng tiền t ệ và thị trư ờng vốn). Tài chính quốc tế. Tài chính hộ gia đình, cá nhân. Tài chính các tổ chức xã hội. Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm ). Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của t ài chính. 1.1.2 Chức năng của hệ thống tài chính. 1.1.2.1 Chức năng huy động. Đây là chức năng tạo lập các n guồn tài chính, thể hiện khả năn g tổ chức khai thác các nguồn t ài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. -4 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. 1.1.2.2 Chức năng phân phối. Chứ c năng phân phối của t ài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con ngư ời nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chứ c việc phân phối của cải xã hội dư ới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính đư ợc sử d ụng với tư cách một công cụ phân phối. 1.1.2.3 Chức năng giám sát. Đây là chứ c năng kiểm tra sự vận động của các nguồn t ài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền t ệ. Thông qua chứ c năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh t ế - xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước... 1.1.3 Cấu trúc của hệ thống tài chính. Hệ thống t ài chính bao gồm 4 tụ điểm vốn và 1 bộ phận dẫn vốn: 1.1.3.1 Các tụ điểm vốn. Là bộ phận mà ở đó nguồn tài chính được tạo ra, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức độ phạm vi khác nhau, bao gồm: + Tài chính doanh nghiệp. + Ngân sách nhà nước. + Tài chính dân cư (tài chính hộ gia đình) và các tổ chứ c xã hội khác. + Tài chính đối ngoại. + Th ị trường T C và các tổ chức TC trung gian. a. Tài chính doanh nghiệp. - Đây là nơi nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hut trở lại các nguồn tài chính quan trọng trong nền kinh tế. T rong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp đư ợc coi như nhữ ng tế bào có khả năng t ái tạo ra các nguồn t ài chính. Do vậy nó có khả năng tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự p hát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ th ống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác nhau. -5 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật - Đặc trưng của bộ phận t ài chính doanh nghiệp: gồm những quan hệ t ài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hư ớng tới lợi nhuận cao. b. Ngân sách nhà nước. - Đây là khâu tài chính giữ vị trí trung tâm và chủ đạo trong toàn bộ hệ thống tài chính bởi vì nó chi phối và điều chỉnh các bộ phận tài chính khác. - Ngân sách Nhà nước ngắn liền với các chức năn g, nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phư ơng tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thự c hiện đư ợc nhiệm vụ của mình. T rong điều kiện của nền Kinh t ế thị trư ờng, ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô của nền kinh t ế - xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trư ờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.. Để thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn đư ợc tập trung từ các t ụ điểm vốn thông qua các chính sách thu nhập( t huế ) thích hợp. c. Tài chính hộ gia đì nh và các tổ chức XH khác. - Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Nếu có những biện pháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lư ợng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự n ghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hư ớng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước. - Việc huy động và sử dụng quỹ tích lũy trong các hộ gia đình là dựa trên nguyên tắc tự nguyện. d. Tài chính đối ngoại. - Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hoá thì hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại hết sức phong phú. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt quan trọng của quan hệ tài chính đối ngoại cho nên người ta thừ a nhận nó hình thành m ột bộ phận tài chính có tính chất độc lập tương đối. - Những kênh vận động của tài chính đối ngoại: + Nhận viện trợ, vay vốn nư ớc ngoài. + Tiếp nhận vốn đầu tư. + Thanh toán XNK. + Thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuy ển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm hoặc nhận phí bảo hiểm, nhận bồi thường từ các tổ chức nư ớc ngoài. + Quá trình chuyển tiền, tài sản của cá nhân trong và ngoài nước -6 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật e. Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. - Đây là bộ phận luân chuyển vốn trong nền kinh tế, là cầu nối trung gian giữa nhứ ng ngư ời cần vốn và n hững người có vốn nhàn rỗi thông qua hoạt động tài chính trung gian hoặc hoạt động trự c tiếp trên thị trư ờng tài chính. - Trong hệ thống t ài chính, các trung gian tài chính thự c hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp. Trư ớc hết các trung gian tài chính huy động vốn từ nhữ ng ngư ời có vốn (người tiết kiệm) bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình. Sau đó, sử dụng vốn kinh doanh này để cho ngư ời cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác. Bằng cách này, các trung gian t ài chính đã tập trung đư ợc các nguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chứ c kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu của ngư ời cần vốn từ những khối lư ợng vay nhỏ đến những khối lư ợng vay lớn, từ những cá nhân chư a từng ai biết đến tới nhữ ng Công ty lớn có t iếng trên thị trường. 1.1.3.2 Bộ phận dẫn vốn: Đây là bộ phận thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính, bao gồm: thị trư ờng tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. a. Các tổ chức tài chính trung gian: Có nhiệm vụ tiết kiệm cho nền kinh tế các chi phí giao dịch và chi phí thông tin, bao gồm các tổ chức tài chính chính thức và các tổ chứ c tài chính không chính thức. b. Các tổ chức tài chính chính thức. - Các Ngân hàng thương mại: Trong số các tổ chứ c tài chính trung gian, hệ thống các ngân hàng thương mại chiếm vị trí q uan trọng nhất cả về quy m ô và về thành phần các nghiệp vụ (có và nợ). Hoạt động của N HTM bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ ( huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay vốn), nghiệp vụ mô giới trung gian (dịc vụ th anh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ và vật quý giá…). Ở nước ta hiện nay, đa số các Ngân hàng hiện nay là N gân hàng chuyển doanh do Nhà nư ớc cấp vốn hoạt động (NH Nông nghiệp, NH công thư ơng, NH ngoại thương… ), hệ thống các chi nhánh của chúng lại được bố trí theo địa giới hành chính nên chư a phát huy được vai trò của mình do nọi dung hoạt đọng bị hạn chế, chất lượng và kỹ th uật phục vụ thấp, không có yếu tố cạnh tranh và không bám sát được sự phát triển của thị trường. -7 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Để khắc phục cần sớm hình thành và phát triển các NH cổ phần đặc biệt là các NH kinh doanh tổng hợp. - Các Công ty tài chính: Các công ty tài chính thu hút vốn bằng cách phát hành thư ơng phiếu hoặc cổ phiếu, trái phiếu và dùng tiền thu đư ợc để cho vay, đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp và ngư ời tiêu dùng. Quá trình trung gian t ài chính của các CTT C có thể được mô t ả bằng cách nói rằng họ vay nhữ ng món tiền lớn như ng lại thường cho vay những m ón t iền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thư ơng m ại, các NH này phát hành các món tiền gửi với số lư ợng tiền nhỏ và sau đó thư ờng cho vay với món tiền lớn. - Các quỹ tín dụng: Các quỹ tín dụng là tổ chức tín dụng thuộc sở hữ u tập thể, được thành lập chủ yếu theo nguyên t ắc góp cổ phần. c. Các tổ chức tài chính không chính thức: Các tổ chức tài chính không chính thức tồn tại dư ới nhiều hình thứ c khác nhau mà trước hết và quan trọng nhất là các công ty bảo hiểm . 1.2 Một số khái niệm cơ bản trong điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 1.2.1 Khái niệm về giám sát tài chính: Giám sát tài chính là hoạt động giám sát đối với các định chế tài chính, thị trường tài chính, công cụ tài chính và hạ tầng cơ sở tài chính đư ợc thự c hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nư ớc. Hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định quản lý hiện hành đối với khu vực t ài chính, với mục đích cuối cùng là để d uy trì tính ổn định của thị trư ờng t ài chính. 1.2.2 Mục đích của việc giám sát tài chính bao gồm 3 mục đích chính: - Thứ nhất, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của k hu vực tài chính: M ục đích của giám sát tài chính nhằm đảm bảo các định chế tài chính tuân thủ các chuẩn mực an toàn do các chủ thể giám sát đặt ra. Bằng cách đó hệ thống định chế tài chính (khu vực tài chính) có đủ sứ c chống đỡ các cú sốc bên ngoài cũng như các t ác động t iêu cực từ các thị trường khác trong và n goài nước. Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo cho các định chế tài chính đủ sứ c tham gia thị trư ờng và cạnh tranh một cách bình đẳng, đồng thời loại bỏ các định chế không đủ điều kiện tham gia và cạnh tranh cung ứng dịch vụ tài chính trên thị trường. -8 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật - Thứ hai, nhằm đảm bảo sự hiệu quả vận hành của thị trư ờng tài chính: M ột trong những yêu cầu của giám sát tài chính là đảm bảo sự cạnh tranh lành m ạnh giữ a nhữ ng chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường, giám sát yêu cầu minh bạch thông tin và t ạo cơ chế khai t hác và công bố thông tin, giám sát tiêu chí gia nhập thị trường, hạn chế tình tr ạng độc quyền và sự chi phối của các chủ thể điều tiết có nguy cơ làm suy giảm mức độ cạnh tranh của khu vực tài chính. Cạnh tranh sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường t ài chính thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận và định giá các dịch vụ t ài chính, hạn chế các hoạt động làm tổn thư ơng đến thị trường tài chính, phân bổ hợp lý nguồn lực đối với các tổ chức trên thị trư ờng. - Thứ ba, nhằm bảo vệ người tiêu dùng: Các quy định quản lý đối với khu vực tài chính đư ợc thiếp lập thông qua các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các định chế tài chính cũng như các quy định về đạo đứ c kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư ời tiêu dùng trên thị trường t ài chính (ngư ời gửi tiền, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên t hị trư ờng chứng khoán, những người tham gia/ mua bảo hiểm ). Bảo vệ ngư ời tiêu dùng là điều chỉnh những sự không hoàn hảo của thị trường (tình trạng thông tin bất cân xứng, năng lự c tư vấn khách hàng yếu kém, xử lý tranh chấp không công bằng,..) gây ra và do đó cho phép ngư ời tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ, sản ph ẩm tài chính với mứ c giá tương xứng với chất lượng dịch vụ, sản phẩm và được xử lý tranh chấp, khiếu kiện một cách công bằng. 1.2.3 Đôí tượng của hoạt động giám sát tài chính bao gồm: - Các định chế tài chính: là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhu cầu giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Vai trò trung gian này đư ợc thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò tr ung gian đầu tư (vừa đi vay - bán công cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công ty bảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hư ởng hoa hồng, thuộc nhóm này là các công ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu tư cá thể và tổ chứ c và chuy ên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này. - Thị trư ờng tài chính: là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tài chính bằng cách đ ó m à vốn đư ợc di chuyển từ những nơi dư thừ a (t heo những thời hạn khác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Bằng cơ chế giá v à quan hệ cung cầu, thị trường t ài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến nhữ ng nơi đư ợc sử dụng hiệu quả nhất. Thị trường tài chính được phân thành 2 thị trường: thị trư ờng tiền tệ (vốn ngắn hạn: -9 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật thị trường liên ngân hàng, thị trư ờng hối đoái,…) và thị trường vốn (vốn trung và dài hạn: thị trường chứ ng khoán, thị trường tín dụn trung và dài hạn,…). - Hạ tầng cơ sở tài chính: là hệ thống pháp luật tài chính (bao gồm cả cơ chế phá sản, quy ền chủ nợ,…), mạng lư ới an toàn tài chính, cơ sở hạ t ầng thanh khoản hệ thống; các hệ thống thanh to án bù trừ và h ỗ trợ giao dịch; tính minh bạch và quản trị, cơ sở h ạ tầng thông t in,… 1.2.4 Nội dung của giám sát tài chính bao gồm: - Giám sát sự an toàn, lành mạnh tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là của các ngân hàng thư ơng m ại, các công ty bảo hiểm nhân thọ vì nếu xảy ra việc phá sản của các định chế này sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền và t ạo ra sự bất ổn cho khu vực tài chính. - Giám sát các hành vi giao dịch của các đ ịnh chế t ài chính trên thị trường tài chính (đặc biệt là hành vi giao dịch của các công ty môi giới chứ ng khoán, các quỹ đầu tư,…trên thị trường chứng khoán) nhằm đảm bảo môi trư ờng giao dịch tài chính lành mạnh, minh bạch, bình đẳng đối với tất cả ngư ời tiêu dùng tham gia trên t hị trường tài chính. - Giám sát diễn biến của thị trư ờng tài chính (lãi suất, tỷ giá, giá cả các công cụ tài chính, k hối lượng giao dịch, tính thanh khoản,…) nhằm đảm bảo phát hiện, giảm thiểu nhữ ng bất cập, rủi ro của thị trường, góp phần thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của thị trường tài chính đối với việc phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho nền kinh t ế. - Giám sát hạ tầng cơ s ở tài chính (hệ thống pháp lý về hoạt động t ài chính, về hoạt động giám sát tài chính, hệ thống hỗ trợ thanh khoản, hệ thống bảo hiểm tiền gửi,…) nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả của thị trường tài chính đối với sự t ăng trư ởng và phát triển của nền kinh tế. Chương 2: Nội dung về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 2.1. Thất bại của thị trường tài chính và điều tiết khu vực. - 10 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật 2.1.1 Thất bại của thị trườn g tài chính: Thất bại của t hị trường tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đ áp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của m ình dấu hiệu của sự thất bại đó là: - Các ngân hàng thương m ại không hoàn trả lại các tiền t iết kiệm của người gởi tiền. - Các khách hàng vay vốn cũng không hoàn trả lại các khoản vay cho ngân hàng. - Thất bại của t hị trư ờng chứng khoán là do tác động của sự suy thoái kinh t ế. Trong nền kinh tế thị trư ờng thì sự quy định điều tiết khu vực tài chính trên thị trường tài chính là do chính phủ phân công cho các ngân hàng trung ương hay Ngân hàng nhà nước thực hiện. Các ngân hàng trung ư ơng hay Ngân hàng nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trư ờng mở. Thị trư ờng t ài chính được coi là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc hình thành và phát triển thị trường t ài chính góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên chính vì tầm quan trọng này nên khi thị trư ờng tài chính thất bại sẽ ảnh hư ởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự t hất bại của thị trường tài chính như: - Sự thu hút, huy động các nguồn tài chính nhãn rỗi trong xã hội để tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đ ất nước là không cao hay không hiệu quả. Điều này làm cho người cần vốn và người có vốn không thể gặp nhau từ đó không tạo ra đư ợc giá trị tăng t hêm trong nên kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thất bại của thị trư ờng tài chính. - Hiệu quả sử dụng của n guồn tài chính huy động được cũng là một yếu tố cần phải quan tâm. Nếu có vốn mà sử dụng không hợp lý sẽ làm cho thị trư ờng tài chính trở nên trì truệ, kém hiệu quả và gây ra lãng phí tài chính. - Ngoài ra một vấn đề cũng góp phần không nhỏ gây cản trở cho sự hoạt động hữu hiệu của thị trư ờng tài chính, là một trong những nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế đó là thông tin không cân xứ ng trên thị trường dẫn đến hai vấn đề cơ bản: + Sự chọn lự a đối nghịch: là vấn đề nảy sinh trước cuộc giao dịch, xảy ra khi nhữ ng trường hợp vay tín dụng có triển vọng xấu là những trường hợp dễ có khả năng được vay nhất - 11 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật + Rủi ro đạo đức: là vấn đề nảy sinh sau cuộc giao dịch, xảy ra khi ngư ời cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thự c hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đứ c) xét theo quan điểm của ngư ời cho vay, bởi vì nhữ ng hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này s ẽ hoàn trả. - Khả năng quản lý tài chính của các trung gian tài chính cũng là một yếu tố dẫn đến sự thất bại trong thị trường tài chính như: Sự sàng lọc và giám sát các đối tượng được vay không tốt sẽ làm thiệt hại vốn trên thị trư ờng, khi m à các chủ thể này kinh doanh hay sử dụng vốn với những mục đích không tốt hoặc không hiệu quả, chính điều này sẽ làm gia tăng những khoản nợ xấu, khoản t ín dụng tồi trong các tổ chức trung gian tài chính. - Mối quan hệ giữ a ngân hàng – khách hàng: nếu m ối quan hệ này tốt đây s ẽ là kênh thông tin rất hữu hiệu cho ngân hàng trong việc t hu thập thông tin về nhữ ng ngư ời vay tiền. Đồng thời mối qu an hệ này cũng giúp cho các tổ chức tài chính giảm đư ợc một khoản chi phí về việc giám sát hơn là khách hàng mới. tuy nhiên nếu ngược lại thì ngân hàng sẽ chịu những rủi ro về tài chính rất lớn. - Vấn đề về rủi ro lãi suất cũng là một trong những yếu tố t iềm ẩn trong sự thất bại của thị trư ờng t ài chính đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì rủi ro lãi suất cũng là sự quan t âm của các chủ thể cho vay và đi vay. - Vấn đề về sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối cũng là một yếu tố góp phần trong sự thất bại trong thị trường tài chính. 2.1.2 Sự điều tiết khu vực tài chính. 2.1.2.1 Các công cụ sử dụng trong điều tiết và giám sát khu vực. - Dự trữ bắt buộc - Tái cấp vốn - Nghiệp vụ thị trư ờng mở - Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ư ơng là một công cụ không thể thiếu trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định nội dung này. Tuy nhiên, một vấn đề đang gây tranh luận là điều 476 Luật Dân sự có quy định một mứ c trần lãi suất trong mối quan hệ vay mư ợn giữa dân cư là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, và lãi suất cơ bản ở đây được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước). - 12 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trong nền kinh tế thị trư ờng, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, ngân hàng trung ương các nước thường sử dụng hệ thống các công cụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Đối với Việt Nam, hệ thống các công cụ kiểm soát và điều t iết tiền tệ đã được hình thànhvà phát triển cùng với quá trình đổi mới h ệ thống ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, ngân hàng nhà nước đã thự c hiện việc kiểm soát,điều tiết tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp như: hạn mứ c tín dụng, lãi suất, tỷ giá, đồng thời t hiết lập và bư ớc đầu sử dụng các công cụ gián t iếp như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, ngiệp vụ thị trường mở. Tăng cường phạm vi và hiệu quả đ iều tiết, kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước là mục tiêu đặt ra trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong nhiều năm qua của ngân hàng nhà nước đã có nhữ ng đóng góp nhất định đối với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống t ài chính, ổn định kinh tế v ĩ mô, tạo vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và t ạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ. Thực tế, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng, ngày càng nâng cao vai trò điều tiết t iền t ệ của ngân hàng nhà nư ớc. Điều này có thể thấy được thông qua việc đánh giá các bước đổi mới căn bản đối với các công cụ dự trữ bắt buộc, t ái cấp vốn, tỷ giá, lãi suất, việc ra đời của nghiệp vụ thị trường mở tháng 7/2000 và v iệc t hực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ từ tháng 7/2001. Đối với công cụ dự trữ bắt buộc, từ năm 1995 đến nay, việc quy định hệ thống nhất là tài khoản tiền gử i thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc vào một tài khoản, từng bước m ở rộng đối tượng áp dụng cự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng linh hoạt đối với từng loại hình tổ chứ c tín dụng đã góp phần nâng cao khả năng dự đoán được nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng, qua đó tăng cường vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, việc quy định số tiền dự trữ bắt buộc được tính bình quân thay cho quy định khống chế theo ngày đã thực sự tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng vốn linh hoạt hơn trư ớc đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã liên tục đư ợc điều chỉnh bám s át diễn biến thị trường, nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ v à VND gần đây đã phát huy tác dụng trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm VND, hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD, góp phần ổn định tiền tệ và tạo điều kiện sử lý mối quan hệ giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, giữa lãi suất và tỷ giá trên thị trư ờng. - 13 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật Đối với công cụ tái cấp vốn. Có thể thấy rằng cùng với việc đổi mới điều hành chính s ách tiền tệ, công cụ tái cấp vốn đã đư ợc từng bư ớc đổi mới theo hướng thự c hiện vai trò là công cụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nhà nước, và n gân hàng nhà nư ớc thực hiện vai trò “ngư ời cho vay cuối cùng”. Cho đến nay, việc vay tái cấp vốn th eo chỉ định đã ngày càng hạn chế. Thay vào đó, t ái cấp vốn thư ờng thông qua các hình thức khác nhau như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thư ơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, chiết khấu , tái chiết khấu thư ơng phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn…đã ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng m ức tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng. Từ năm 1997 đến nay, lãi suất t ái cấp vốn đã được xác định mứ c cụ t hể thay cho việc quy định theo tỷ lệ phần trăm trên lãi suất cho vay áp dụng đối với các dự án cho vay của các tổ chức tín dụng trước đây. Từ năm 1999, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh linh hoạt cung cấp tín hiệu về điều hành chính sách tiền tệ v à phù hợp với diễn biến trên thị trường. Bên cạnh việc cung ứng vốn ngắn hạn cho các ngân hàng qua các hình thứ c tái cấp vốn, từ tháng 7/2000, nghiệp vụ thị trư ờng m ở chính thức hoạt động đã mở ra một kênh cung ứ ng, điều tiết vốn khả dụng mới cho các tổ chức tín dụng. N gân hàng nhà nư ớc bước đầu có t hêm một công cụ mới để thự c hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy đến nay mặc dù quy mô hoạt động nghiệp vụ t hị trư ờng mở còn hạn chế, như ng việc đưa nó đi vào hoạt động đã t ạo điều kiện cho các tổ chứ c tín dụng thành viên sử dụng linh hoạt các giấy tờ có giá ngắn hạn, góp phần nhất định đối với việc điều chỉnh vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng t hành viên, đặc biệt khi t hiếu hụt khả năng thanh toán. Gần đây, việc ngân hàng nhà nước đư a ra thự c hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đã góp phần quan trọng trong việc giúp các ngân hàng thư ơng mại khắc p hục tình trạng khan hiếm tiền Đồng. Sự ra đời của công cụ này đã mở đư ờng cho các tổ chức tín dụng thường sở hữu ít các giấy tờ có giá ngắn hạn trong việc tiếp nhận kênh hỗ trợ vốn từ ngân hàng nhà nước khi cần thiết. Ngoài ra có thể thấy rằng mặc dù chư a thực sự h oàn thiện, nhưng công cụ lãi suất và tỷ giá đã phát huy tác dụng nhất định trong việc thực hiện vai trò điều tiết, kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong những năm qua. Trên thự c tế, việc điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước không ngừ ng được hoàn thiện theo hư ớng t iến t ới “tự do hoá lãi suất” với nhữ ng bước đi thận trọng, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, xu thế phát triển của thị trư ờng t iền t ệ, mứ c độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thị - 14 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật trường tài chính và khu vực thế giới. Từ tháng 8/2000 với việc thự c hiện lãi suất cơ bản, cơ chế lãi suất dã được điều hành linh hoạt, gắn chặt với yếu tố thị trường hơn so với cơ chế “trần lãi suất cho vay”. Nếu như trư ớc đây quy định trần lãi suất cho vay còn dự a vào ý muốn chủ quan của ngân hàng nhà nước, thì lãi suất cơ bản đã được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mứ c độ rủi ro thấp nhất. Lãi suất cơ bản đã đước coi là lãi suất định hướng, trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng có điều kiện chủ động, linh hoạt trong việc xác định lãi suất phù hợp với cung cầu về vốn trên thị trư ờng. Một mốc quan trọng đánh dấu bước tiến trong điều hành lãi suất đó chính là việc ngân hàng nhà nư ớc thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ từ 6/2001 trong bối cảnh lãi suất trên thế giới giảm thấp, các điều kiện kinh tế – tiền tệ trong nước đ ã đư ợc nâng cao. Cho đến nay, việc tự do hoá lãi suất này đã có t ác dụng khuyến khích cho vay ngoại tệ, giúp cho mối quan hệ tỷ giá - lãi suất đư ợc xác lập hợp lý hơn, cũng như tạo điều kiện cho việc ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ chính sách tiền t ệ khác. Về công cụ tỷ giá. Cùng với sự ra đời và p hát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước đã thực hiện đổi mới m ạnh mẽ cơ chế điều hành tỷ giá. Đặc biệt trong các năm 1997 – 1998, việc ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh biên độ giao dịch và sau đó ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, khiến cho tỷ giá phù hợp hơn với tương quan nhu cầu ngoại tệ trên thị trư ờng và khả năng tăng điều tiết thị trư ờng của tỷ giá d o ngân hàng nhà nư ớc công bố. T hực tế, việc điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước đã góp phần hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng t ài chính t iền tệ khu vực đến kinh tế Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ. Từ năm 1999 đến nay, bên cạnh việc can thiệp kịp thời của n gân hàng nhà nước trên thị trư ờng ngoại t ệ liên ngân hàng, việc thự c hiện cơ chế đ iều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường (thông qua hình thức hàng ngày ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thứ c là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch trư ớc đó, quy định tỷ giá giao dịch giữa VND và U SD của các t ổ chức tín dụng không vượt quá 0,1% so với tỷ giá do ngân hàng nhà nước v à điều chỉnh linh hoạt với mức trần gia tăng tỷ giá đối với các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi…) đã phát huy tác dụng, góp phần ổn định t hị trường t iền tệ. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy rằng, việc sử dụng các công cụ chính sách t iền t ệ để thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ của ngân hàng nhà nư ớc - 15 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật còn có một số hạn chế nhất định. Cho đến nay, về cơ bản nhữ ng quy định hiện tại về dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tiền gử i dự trữ bắt buộc còn quy định hạn hẹp ở loại tiền gửi có kỳ hạn 12 thán g trở xuống nên khả năng kiểm soát và điều tiết khối tiền tệ M2 của ngân hàng nhà nước còn hạn chế. Ngân hàng nhà nước trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc đã k hông khuyến khích các ngân hàng thương m ại t ận dụng tối đa nguồn vốn, dẫn đến tình trạng có t hời kỳ các ngân hàng thương m ại để dự trữ dư thừa nhiều, hạn chế các hoạt động cho vay ngắn hạn, nhất là cho vay qua đêm trên thị trư ờng tiền t ệ. Trong quá trình kiếm soát và điều t iết tiền tệ, vai trò của công cụ tái cấp vốn vẫn còn hạn chế. Mặc dù cơ chế tái cấp vốn không có sự phân biệt đối với các n gân hàng khác nhau, nhưng thự c tế tái cấp vốn vẫn chủ yếu thự c hiện đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thư ơng mại cổ phần ít được tái cấp vốn do thường không đủ các điều kiện tái cấp vốn. Lãi suất tái cấp vốn chư a gây tác dụng hiệu ứng với lãi suất thị trường và chưa phát huy tốt vai trò kích thích tăng giảm nhu cầu tiền t ệ. Đối với nghiệp vụ thị trường mở, do hàng hoá trên thị trường hạn hẹp về chủng loại, thời gian cũng như số lượng và số t ín phiếu kho bạc là công cụ chủ yếu trên thị trư ờng lại tập trung vào các ngân hàng thư ơng m ại quốc doanh, nên thực tế số thành viên tham gia các phiên giao dịch rất hạn chế. Điều này dẫn đến t ác động của hoạt động thị trư ờng mở đến vốn khả dụng của các tổ chứ c tín dụng và các điều kiện thị trường tiền t ệ nói chung là chưa đáng kể. Lãi suất trên thị trư ờng mở chưa phản ánh sát thực quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường. Cũng như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở chư a phát huy vai trò lãi suất định hướng, chỉ đạo thị trư ờng, tác động đến các nhu cầu về dự trữ của các tổ chứ c tín dụng. Các mức lãi suất này chư a có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất trên thị trư ờng liên ngân hàng. Và hạn chế đã nêu của thị trư ờng tiền t ệ, nhất là thị trường nội tệ liên ngân hàng ở một chừng mự c nhất định đã có ảnh hưởng ngư ợc trở lại đến việc thự c hiện vai trò kiểm soát thị trư ờng tiền tệ của ngân hàng nhà nước. 2.1.2.2 Đối tượng được điều tiết. - Các định chế tài chính: là các trung gian tài chính thự c hiện việc kết nối các nhu cầu giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Vai trò trung gian này đư ợc thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò tr ung gian đầu tư (vừa đi vay - bán công cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công ty bảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hư ởng hoa hồng, thuộc nhóm này là các - 16 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật công ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu tư cá thể và tổ chứ c và chuy ên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này. - Thị trường tài chính : là nơi thực hiện việc phát hành và m ua bán các công cụ tài chính bằng cách đ ó m à vốn đư ợc di chuyển từ những nơi dư thừ a (t heo những thời hạn khác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Bằng cơ chế giá v à quan hệ cung cầu, thị trường t ài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến nhữ ng nơi đư ợc sử dụng hiệu quả nhất. Thị trường tài chính được phân thành 2 thị trường: thị trư ờng tiền tệ (vốn ngắn hạn: thị trường liên ngân hàng, thị trư ờng hối đoái,…) và thị trường vốn (vốn trung và dài hạn: thị trường chứ ng khoán, thị trường tín dụn trung và dài hạn,…). - Hạ tầng cơ sở tài chính: là hệ thống pháp luật tài chính (bao gồm cả cơ chế phá sản, quy ền chủ nợ,…), mạng lư ới an toàn tài chính, cơ sở hạ t ầng thanh khoản hệ thống; các hệ thống thanh to án bù trừ và h ỗ trợ giao dịch; tính minh bạch và quản trị, cơ sở h ạ tầng thông t in,… 2.1.2.3 Phương pháp điều tiết. Có 2 phương pháp đó là: Chính sách thận trọng v ĩ mô và vi mô. Theo các chuyên gia, việc sử dụng phư ơng pháp thận trọng vĩ mô khi ho ạch định chính s ách sẽ hiệu quả hơn so với phư ơng pháp vi mô vì chính sách thận trọng vĩ mô đã xem xét một số yếu tố m à chính sách vi mô bỏ qua, như : ảnh hưởng mang tính hệ thống, mối tương quan và nguy cơ rủi ro giữa các bên liên quan. Trong khi công cụ của chính sách tiền tệ đư ợc sử dụng thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng trung ư ơng thế giới, nhiều công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô cũng đã được đề xuất nhưng đến nay vẫn không có được một công cụ hoặc một tập hợp các công cụ chủ đạo nào. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạch định chính sách t hận trọng vĩ mô, một khía cạnh nữa cần tính tới là phân biệt giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô (ví dụ như chính sách t ài ch ính). Dưới đây là bảng tóm tắt một số điểm cơ bản về một loạt các chính sách bảo đảm năng lực ổn định của hệ thống tài chính. Từ nhữ ng phân tích trên, có thể thấy nội dung của chính sách thận trọng vĩ m ô còn nhiều điểm phải bàn trước khi đi đến thống nhất giữa các quốc gia. Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng này: một là, phư ơng pháp thận trọng vĩ mô gần đây mới được chú ý, định nghĩa về ổn định tài chính và m ục tiêu của chính sách vĩ m ô thận trọng chư a rõ ràng; hai là, thiếu sự hiểu biết đầy đủ và thiếu mô hình xây dự ng về m ối tương - 17 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật quan giữa hệ thống tài chính và n ền kinh tế vĩ mô; ba là, quan điểm về chính sách thận trọng vi mô và vĩ mô, quan hệ giữa chúng vẫn còn nhiều khác biệt. 2.2 Những bất cập của hệ thống gi ám sát tài chính hiện nay. Điểm y ếu thứ nhất là sự thiếu phối hợp điều tiết giữ a các cơ quan chứ c năng trong việc xử lý các vấn đề t ài chính. Điểm y ếu t hứ hai là sự y ếu kém trong quá trình theo dõi và giám sát, bao gồm tính thiếu minh bạch và chất lượng các báo cáo. Sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra nhữ ng sản phẩm lai ghép, do đó, công t ác giám sát cũng gặp khó khăn hơn. Sự không tương thích giữa các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát dựa trên rủi ro đã góp phần làm bộc lộ tính yếu kém của công tác điều tiết và giám sát. Ngoài ra, cơ chế cảnh báo và giám sát hệ thống sớm cũng là một điểm yếu của hệ thống điều tiết hiện nay. Điểm y ếu thứ ba là yếu kém trong việc quản lý các công ty tài chính có vốn nư ớc ngoài. Điểm thứ tư là yếu kém trong việc giám sát dòng vốn đầu tư trự c tiếp. Ngoài ra, việc giám sát cơ s ở hạ t ầng và đội ngũ nhân viên cũng chư a được hiệu quả. Những bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện nay. * Chưa có những quy định rõ ràng về quyền hạn và chức năng xử lý của từng bộ phận. - M ục tiêu của h ệ thống th anh tra giám sát là nhằm đảm bảo cho sự duy trì ổn định, phát triển lành mạnh của hệ thống t ài chính và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và ngư ời gửi t iền. Để đạt đư ợc các mục tiêu này, các cơ quan thanh tra, giám sát thường sử dụng các công cụ như : Công cụ quản lý, công cụ giám sát, công cụ “kỷ luật thị trư ờng”, …Các công cụ, chức năn g và phạm vi hoạt động của từng cơ quan giám sát phải đư ợc quy định rõ trong luật, tạo tiền đề cho hoạt động giám sát có hiệu quả, không chồng chéo. - Thực tế hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động thanh tra giám sát chủ yếu dựa trên các luật sau: o Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD. o Luật thanh tra. o Luật chứng khoán. o Luật kinh doanh bảo hiểm. - 18 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật o Hệ thống văn bản dư ới luật, quy định cụ thể các hoạt động giám sát cho từng lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, Bảo hiểm. - Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vự c tài chính ngân hàng, nhữ ng nguồn luật trên t hể h iện những bất cập, cần phải đư ợc bổ sung, làm mới nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát. Cụ thể là: + Chư a có m ột luật thanh tra giám sát chuyên ngành quy định rõ chức năn g, nhiệm vụ và cách thứ c hoạt động các các cơ quan giám sát. Và đặc biệt để làm rõ cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông t in giữa các cơ quan chủ chốt: NH NN , Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBG STCQG). + Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tr a truyền thống bỏ sót n hiều lĩnh vực hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới của các tổ chức tài chính, đặc biệt là n hữ ng sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự kết hợp giữa các lĩnh vự c kinh doanh khác nhau. + Kiểm soát rủi ro các t ập đoàn t ài chính, cho đến thời điểm này, chư a có m ột quyết định rõ ràng cho phép một cơ quan có thẩm quyền tiến hành th anh tra các tập đoàn tài chính trên cơ sở hợp nhất. Thự c tế, nhiệm vụ kiểm soát rủi ro chung này, tạm thời được coi là thuộc chứ c năng của UBGSTCQG. Tuy nhiên cơ quan này lại không có chức năng giám sát từng định chế tài chính mà chỉ là tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong giám sát tổng thể t hị trường tài chính. * Hiệu quả gi ám sát của các cơ quan thanh tra giám sát còn thấp. - Ngoài những bất cập về cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh tra giám sát, hoạt động thanh tra, cả giám sát từ xa và t hanh tra t ại chỗ, có hiệu quả rất thấp bởi nhiều nguyên nhân: + Một là, công nghệ thu thập thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa rất lạc hậu. Tro ng khi, hoạt động giám s át tài chính lại phụ thuộc rất nhiều về khả năng thu thập thông tin. Để hoạt động giám sát có hiệu quả hơn, ít nhất phải có một hệ thống thông tin quản lý có khả năng cập nhật thông tin từ cơ sở đến cơ quan giám sát một cách nhanh chóng và chính xác. + Hai là, chưa có một quy định chung về cách thức giám sát cho cả hệ thống t ài chính. Hiện nay, Cơ quan thanh tra giám sát đã áp dụng chỉ tiêu CAM ELS trong hoạt động giám sát từ xa. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ mang tính định lư ợng chỉ áp dụng cho khu vự c ngân hàng. - 19 -
- Tiểu luận Tài Chính – Tiền T ệ GVHD: TS. Diệp Gia Luật + Ba là, chưa thiết lập các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ m ô (cho cả hệ thống) và giám sát an toàn vi mô (cho từng định chế tài chính) một cách có hiệu quả, nhất là trong điều kiện chuyển sang thanh tra giám s át dự a trên rủi ro trong thời gian tới. Các mô hình phân tích, dự báo, kiểm đ ịnh “độ căng” (stress test) của cả hệ thống và cho từng định chế tài chính chư a được phát triển. + Bốn là, năng lự c cán bộ của hệ thống thanh tra còn yếu so với yêu cầu đảm bảo an toàn an toàn cho hoạt động khu vực tài chính. Về cơ bản, cán bộ thanh tra chư a có khả năng sử dụng mô hình kiểm định và kiểm tra tính hiệu quả của mô hình quản trị rủi ro của các tổ chứ c tài chính. Ngoài ra, theo như nhận định của một số chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng, văn hóa giám sát cũng như động lực thanh tra tại chỗ của cán bộ thanh tra còn y ếu. * Sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn an toàn hoạt động của Việt Nam với tiêu chuẩn của quốc tế. - M ỗi quốc gia có những t iêu chuẩn về hoạt động an toàn t ài chính riêng phù hợp với tình hình kinh tế và chính trị của mỗi nước. Không có một khuôn mẫu chuẩn nào cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hệ thống kế toán Việt Nam và hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế làm việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn hoạt động tài chính theo Basel không m ang lại kết quả như ý mu ốn. Ví dụ như chỉ số về nợ xấu của hệ thông ngân hàng sẽ thay đổi đáng kể khi chúng ta áp dụng hệ thống kế toán quốc t ế (IFRS). - Ngoài ra, sự khác b iệt này cũng gây ra một số khó khăn khi thực hiện giám sát các tổ chứ c tài chính quốc tế có hoạt động tại Việt Nam. Như trư ờng hợp của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới được cấp phép, hiện nay các h oạt động về an toàn tài chính của họ thực chất là tuân theo các quy định của ngân hàng m ẹ, có sự k hác b iệt với quy định an toàn của Việt Nam. 2.3 Các mô hình khủng hoảng tài chính. 2.3.1 Một số m ô hình tiêu biểu. - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 200 đo, điều khiển và cảnh báo nhiệt độ trong lò với giải đo [ 0 – 1200 ]°C
74 p | 1243 | 330
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường Type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh năm 2015
115 p | 757 | 155
-
TIỂU LUẬN HÓA HỌC 1 NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở NƯỚC TA
36 p | 433 | 112
-
Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
53 p | 213 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng: Nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân tổn thương tủy sống có đặt sonde tiểu lưu tại trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai
36 p | 227 | 32
-
Tiểu luận:CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT CHẤT XÚC TÁC
50 p | 223 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán điều tiết hồ chứa nhằm nâng cao hiệu quả vận hành Nhà máy thuỷ điện A Vương
26 p | 90 | 16
-
Tiểu luận: Điều tiết giám sát hệ thống tài chính
13 p | 150 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 41 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
41 p | 89 | 9
-
Thuyết trình: Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
51 p | 115 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển cho bộ lọc tích cực
92 p | 32 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu ngập úng cho Đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất lúa trong điều kiện bón giảm lân, tưới khô ngập luân phiên và luân canh với cây màu
27 p | 41 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An
107 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ
150 p | 6 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều chế và khảo sát ứng dụng muối kali hydroxycitrat
27 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn