1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ĐOÀN THỊ KIM ANH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT ỨNG DỤNG<br />
MUỐI KALI HYDROXYCITRAT<br />
<br />
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ<br />
Mã số: 66 44 27<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
Đà Nẵng, Năm 2011<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình ñược hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ THỊ LIÊN THANH<br />
<br />
Luận văn ñược bảo vệ trước Hội ñồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27<br />
tháng 8 năm 2011.<br />
<br />
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của ñề tài<br />
Cây bứa - tên khoa học là Garcinia oblongifolia Champ. Ex<br />
Benth., thuộc họ bứa và chi bứa. Họ Bứa (Clusiaceae) (còn gọi là<br />
Guttifearae hay Hypericaceae), ñược Antoine Laurent de Jussieu ñưa<br />
ra năm 1789, là một họ thực vật có hoa bao gồm khoảng 50 chi và<br />
1200 loài cây thân gỗ hay cây bụi, thông thường có nhựa trắng như<br />
sữa và quả hay quả nang ñể lấy hạt [2], [3].<br />
Ở Việt Nam, cây bứa tương ñối dễ trồng, phát triển tốt, cho<br />
năng suất cao và có mặt hầu hết trên các ñịa bàn Miền Trung, Tây<br />
Nguyên, Nam Bộ. Từ lâu, con người ñã dùng lá, quả bứa ñể chế biến<br />
trong món ăn, chữa trị một số bệnh ngoài da, ... Cho ñến nay, chưa<br />
có nghiên cứu nào mang tính cơ bản về thành phần, tính chất, khả<br />
năng ứng dụng, công nghệ khai thác về các hợp chất hoá học có<br />
trong cây bứa. Đây là những vấn ñề rất ñáng ñược quan tâm nghiên<br />
cứu nhằm góp phần quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng dụng các<br />
sản phẩm của cây bứa một cách có hiệu quả, khoa học hơn.<br />
Với những lý do nêu trên, tôi chọn ñề tài nghiên cứu với nội<br />
dung: “Nghiên cứu ñiều chế và khảo sát ứng dụng muối kali<br />
hydroxycitrat” từ axit hydroxycitric ñược chiết từ vỏ quả bứa trên<br />
ñịa bàn xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng<br />
2. Mục ñích nghiên cứu<br />
- Xây dựng quy trình ñiều chế muối kali hydroxycitrat.<br />
- Khảo sát ứng dụng của muối kali hydroxycitrat trong việc<br />
giảm béo phì trên ñộng vật (chuột).<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vỏ quả của cây bứa (Garcinia<br />
<br />
4<br />
oblongifolia Champ. Ex Benth.) tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang,<br />
thành phố Đà Nẵng.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Điều chế muối kali hydroxycitrat và kiểm tra sản phẩm<br />
muối ñã tinh chế bằng phổ hồng ngoại (IR), sắc ký lỏng cao áp<br />
(HPLC), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và quang phổ hấp thụ<br />
nguyên tử (AAS).<br />
- Thử nghiệm tác dụng giảm béo phì của muối kali<br />
hydroxycitrat trên ñộng vật (chuột).<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Nghiên cứu lý thuyết:<br />
4.2. Phương pháp thực nghiệm:<br />
- Phương pháp chiết tách<br />
- Phương pháp phân tích ñịnh lượng<br />
- Phương pháp phân tích công cụ<br />
- Phương pháp kiểm tra vi sinh vật<br />
- Phương pháp hoá sinh<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:<br />
Từ các nghiên cứu trên, ñề tài ñã thu ñược một số kết quả<br />
với ý nghĩa như sau:<br />
- Xây dựng quy trình ñiều chế muối kali hydroxycitrat từ axit<br />
hydroxycitric ñược chiết trong vỏ quả bứa.<br />
- Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và cấu tạo<br />
của các muối kali hydroxycitrat của axit hydroxycitric.<br />
- Làm cơ sở dữ liệu ñể ứng dụng muối kali hydroxycitrat<br />
trong thực tế.<br />
6. Cấu trúc của luận văn<br />
Luận văn gồm 81 trang, trong ñó có 18 bảng và 35 hình. Phần<br />
<br />
5<br />
mở ñầu 04 trang, kết luận và kiến nghị 02 trang, tài liệu tham khảo<br />
04 trang. Nội dung của luận văn chia làm 03 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan, 37 trang.<br />
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu, 11 trang.<br />
Chương 3: Kết quả và thảo luận, 23 trang.<br />
<br />