![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ" nhằm phân tích tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị liên quan nhằm giảm thiểu mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI NHƯ QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN MỨC ĐỘ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: KHÁM PHÁ VAI TRÒ CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG VÀ VỐN TRÍ TUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI NHƯ QUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN MỨC ĐỘ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: KHÁM PHÁ VAI TRÒ CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG VÀ VỐN TRÍ TUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên: TS. Nguyễn Thị Như Quỳnh. Nội dung luận văn là công trình nghiên cứu riêng của tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, thông tin tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc, minh bạch và có trích dẫn theo quy định. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. Tác giả Mai Như Quỳnh
- ii LỜI CÁM ƠN Luận văn với đề tài “Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân và sự giúp đỡ tận tình, động viên, khích lệ của thầy cô, người thân. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn của mình. Trước tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân yêu của em, đã luôn bên cạnh khích lệ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được đến trường và theo đuổi đam mê của mình. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy, cô khoa sau đại học, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được học hỏi cũng như đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian em học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong suốt quá trình học, đây không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện đề tài luận văn mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Như Quỳnh là người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như sự hạn chế kiến thức của bản thân. Do đó, trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ. Tóm tắt: Bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc trưng bởi các cuộc khủng hoảng ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chủ động quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp. Mặc dù các chỉ số tài chính rất quan trọng trong việc xác định nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp nhưng hiện nay các yếu tố phi tài chính như trách nhiệm xã hội, cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ cũng đang dần đóng vai trò then chốt trong việc xác định mức độ phá sản của doanh nghiệp. Nhận thức được khoảng trống nghiên cứu về việc xác định vai trò điều tiết của vốn trí tuệ, cạnh tranh thị trường trong mối quan hệ của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp, cùng với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ”. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp càng tham gia trách nhiệm xã hội thì mức độ phá sản của doanh nghiệp càng giảm. Tuy nhiên, cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ của doanh nghiệp chưa thể hiện được vai trò điều tiết trong mối quan hệ của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2018 đến 2022. Do đó, các nghiên cứu sau có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, xem xét thêm các khía cạnh khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ phá sản doanh nghiệp, hoặc ứng dụng thêm các kỹ thuật hồi quy, kiểm định để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện và chính xác hơn. Từ khoá: Trách nhiệm xã hội, mức độ phá sản doanh nghiệp, cạnh tranh thị trường, vốn trí tuệ.
- iv ABSTRACT Title: The impact of corporate social responsibility on the bankruptcy risk of enterprises listed on Vietnamese stock market: exploring the role of market competition and intellectual capital. Abstract: The global economic context, characterized by frequent crises, highlights the importance of proactive risk management for businesses. While financial indicators are crucial in identifying bankruptcy risk for enterprises, non- financial factors such as corporate social responsibility, market competition, and intellectual capital are increasingly vital in determining an enterprise's bankruptcy potential. Recognizing the research gap in identifying the moderating role of intellectual capital and market competition in the relationship of corporate social responsibility and business bankruptcy risk, along with the desire to research, and find solutions to minimize bankruptcy risk of enterprises listed on Vietnamese stock market, the author chose to research the topic “The impact of corporate social responsibility on the bankruptcy risk of enterprises listed on Vietnamese stock market: exploring the role of market competition and intellectual capital”. Research methods used to complete the proposed research objectives include descriptive statistics, analysis and synthesis methods. Results show that the more enterprises listed on Vietnamese stock market engage in corporate social responsibility (CSR), the lower the risk of corporate bankruptcy. In contrast, the results indicate that CSR has no impact on bankruptcy risk of enterprises listed on Vietnamese stock market in the context have been market competition and intellectual capital from 2018 to 2022. Therefore, the next studies can expand the scope of research, consider other aspects inside and outside the business that affect the bankruptcy risk of companies, or apply other regression techniques, and testing so that the research can be more complete and accurate. Keywords: Corporate social responsibility, bankruptcy risk of enterprises, market competition, intellectual capital.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG ANH CỤM TỪ TIẾNG VIỆT BSC Balanced ScoreCard Thẻ điểm cân bằng CSP Corporate Social Performance Hiệu quả xã hội doanh nghiệp CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp EVA Economic Value Added Giá trị tăng thêm FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định FGLS Feasible Generalized Least Bình phương tối thiểu tổng Squares quát GRI Global Reporting Initiative Sáng kiến báo cáo toàn cầu HNX Hanoi Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................... 4 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 5 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................. 8 2.1. TỔNG QUAN VỀ MỨC ĐỘ PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP ............... 8 2.1.1. Khái niệm về phá sản của doanh nghiệp .................................................. 8 2.1.2. Đo lường mức độ phá sản của doanh nghiệp ........................................... 8 2.2. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ..... 12 2.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ..................................... 12 2.2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về trách nhiệm xã hội .................................... 13
- vii 2.3. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................................................. 16 2.4. TỔNG QUAN VỀ VỐN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP ....................... 17 2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................. 19 2.5.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài................................................... 19 2.5.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................... 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 43 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 44 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 44 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 48 3.2.1. Biến phụ thuộc........................................................................................ 48 3.2.2. Biến độc lập ............................................................................................ 49 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 55 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 57 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 58 4.1. MÔ TẢ THỐNG KÊ ..................................................................................... 58 4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY .................................................................................... 61 4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 73 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................ 74 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................................... 74
- viii 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................. 76 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 76 5.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 77 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i PHỤ LỤC ...............................................................................................................xvii PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ THỐNG KÊ ....................................................................xvii PHỤ LỤC 2: MA TRẬN TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN ...........................xvii PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................................xvii PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH HAUSMAN ............................................................ xix PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI........... xix PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN...................... xix PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG FGLS ................................................... xx PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH CÁC TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM CSR ............. xx PHỤ LỤC 9: DỮ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH ...................................................... xxiv
- ix DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài.............................................. 22 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trong nước .............................................. 37 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến của mô hình hồi quy.......................................... 53 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy ............................. 58 Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .................................................................................................................................. 60 Bảng 4.3. Giá trị VIF của các biến trong mô hình ................................................... 61 Bảng 4.4. Bảng kết quả ước lượng mô hình OLS, REM, FEM ............................... 62 Bảng 4.5. Bảng kết quả kiểm định Hausman ........................................................... 64 Bảng 4.6. Bảng kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ........................ 65 Bảng 4.7. Bảng kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................. 65 Bảng 4.8. Bảng kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu theo FGLS ....................... 66 Bảng 4.9. Bảng so sánh giữa dấu kỳ vọng và dấu của kết quả hồi quy theo mô hình nghiên cứu ................................................................................................................ 68 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn .......................................................... 45
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành vấn đề then chốt và được chú trọng trong việc phát triển kinh doanh bền vững (Metzker và cộng sự, 2021) được nghiên cứu bởi các học giả về chiến lược, quản lý và tiếp thị hàng đầu nhằm tối đa hóa kinh tế, xã hội và môi trường bền vững thông qua các hoạt động kinh doanh, chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp (Kotler và cộng sự, 2005; Raghubir và cộng sự, 2010; Porter và cộng sự, 2006; Du và cộng sự, 2011). Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp có tư duy tiến bộ tiếp cận CSR không chỉ vì trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường mà còn để đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty (Du và cộng sự, 2011). Theo đó, các doanh nghiệp tham gia CSR có xu hướng giảm thiểu các nguồn rủi ro kinh doanh tiềm ẩn đáng kể như quy định của chính phủ, tình trạng bất ổn lao động, khủng hoảng kinh tế hoặc thiệt hại về môi trường (Lin và cộng sự, 2018; Orlitzky và cộng sự, 2001). Theo quan điểm này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp coi CSR như một chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra giá trị chung cho công ty và xã hội, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phá sản (Lin và cộng sự, 2018; Orlitzky và cộng sự, 2001). Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008, thậm chí cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 bùng nổ vào khoảng cuối năm 2019, đã khiến nền kinh tế toàn cầu phải đối diện với nguy cơ bị suy thoái, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức lớn cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng vỡ nợ, coi như phá sản. Tuy nhiên, trước tình hình khắc nghiệt của nền kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hành động vì mục đích từ thiện và nhân đạo, như một chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn chung của thị trường. Bằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà còn góp phần quảng bá thương hiệu, tạo dựng niềm tin đối với công chúng, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững cho
- 2 doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến dự đoán mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam là thực sự cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững của các công ty trong nền kinh tế hiện nay. Theo đó, một số nhà nghiên cứu tin rằng ngoài trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì vốn trí tuệ và cạnh tranh thị trường cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi dự đoán phá sản. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, đồng thời là nguồn lợi thế cạnh tranh chính của doanh nghiệp góp phần giảm nguy cơ phá sản doanh nghiệp (Kamalirezaei và cộng sự, 2020; Hadlock, Sonti, 2012). Trên thế giới, liên quan đến vấn đề về tác động của CSR đến mức độ phá sản của doanh nghiệp đã có các nghiên cứu của Lisin và cộng sự (2022), Tarighi và cộng sự (2022), Belas và cộng sự (2021), Wu và cộng sự (2020). Đa số các nghiên cứu trước thường sử dụng Z-score như chỉ số dự báo phá sản. Tại Việt Nam, đối với các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phá sản doanh nghiệp, thường chỉ tập trung xem xét vai trò của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hoặc nghiên cứu riêng lẻ về vai trò của CSR đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Đối với các nghiên cứu liên quan đến vấn đề phá sản trong lĩnh vực ngân hàng, cũng có nghiên cứu về tác động của CSR đến mức độ phá sản trong môi trường có sự điều tiết của vốn trí tuệ và cạnh tranh đối với ngành ngân hàng như các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2021), Nguyen và cộng sự (2023). Ngoài ra, việc công bố trách nhiệm xã hội cũng trở nên phổ biến hơn kể từ năm 2018 tại Việt Nam, sau khi Thông tư 155/TT-BTC/2015 được Chính phủ ban hành. Theo đó, nghiên cứu về tác động của CSR đến mức độ phá sản doanh nghiệp và xem xét vai vai trò điều tiết của vốn trí tuệ và cạnh tranh thị trường đến các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 còn hạn chế. Trên cơ sở thảo luận, luận văn xem xét mối quan hệ giữa CSR và mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua đó xem xét vai trò điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ trong mối quan hệ này từ năm 2018 đến 2022 là thiết yếu về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Việc kiểm tra các biến bên
- 3 ngoài của báo cáo tài chính (CSR) và tìm hiểu vai trò của vốn trí tuệ, cạnh tranh thị trường trong mối quan hệ giữa CSR và mức độ phá sản doanh nghiệp từ năm 2018 đến năm 2022 là khía cạnh mới của đề tài. Hơn nữa, đề tài nghiên cứu này còn đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tác động của CSR đến mức độ phá sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và tìm hiểu vai trò điều tiết của vốn trí tuệ và cạnh tranh thị trường. Qua đó, giúp các nhà quản lý, ban điều hành doanh nghiệp hoạch định tốt hơn các chiến lược, đề xuất, lộ trình phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt mục tiêu và tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các hàm ý quản trị liên quan nhằm giảm thiểu mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể gồm: i. Phân tích tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến mức độ phá sản doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 -2022. ii. Xác định vai trò điều tiết của vốn trí tuệ và cạnh tranh thị trường trong mối quan hệ của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến mức độ phá sản doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022. iii. Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản trị, ban điều hành doanh nghiệp giúp giảm mức độ phá sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 4 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra câu hỏi nghiên cứu như sau: i. Trách nhiệm xã hội tác động như thế nào đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022? ii. Vốn trí tuệ và cạnh tranh thị trường có tác động điều tiết như thế nào trong mối quan hệ của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến mức độ phá sản doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022? iii. Những đề xuất hàm ý quản trị gì đối với các nhà quản trị, ban điều hành doanh nghiệp giúp giảm thiểu mức độ phá sản cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu của 210 doanh nghiệp được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, bao gồm sàn HOSE và HNX. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và được đối chiếu với dữ liệu của phần mềm FiinPro. Về thời gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2022. Vì kể từ năm 2018, sau khi Chính phủ ban hành Thông tư 155/TT-BTC/2015, các hoạt động công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gia tăng, do đó, số liệu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cập nhật đầy đủ.
- 5 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính, được thực hiện thông qua khảo lược các nghiên cứu trước đó để đề ra mô hình nghiên cứu phù hợp áp dụng tại Việt Nam, đồng thời tổng hợp bảng chấm điểm CSR theo tiêu chuẩn GRI (Global Reporting Initiative) và Thông tư 155/TT- BTC/2015. Theo đó, đề tài sử dụng chỉ tiêu Z-score để đại diện mức độ phá sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để xem xét chiều hướng tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp và xem xét vai trò điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ trong mối quan hệ này, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng theo các ước lượng Pooled OLS, FEM, REM. Tuy nhiên, các mô hình này xảy ra khuyết tật về hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Do đó, đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình FGLS để khắc phục các khuyết tật nêu trên. 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và đo lường mức độ tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến mức độ phá sản của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ điều tiết của cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ, đề tài có một số đóng góp như sau: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu “Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ” làm rõ vai trò của vốn trí tuệ, cạnh tranh thị trường đến mối quan hệ CSR và mức độ phá sản doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn mong muốn góp phần đa dạng hóa nguồn tài liệu tham khảo và làm cơ sở cho các nghiên cứu cùng lĩnh vực này.
- 6 Thứ hai, phạm vi nghiên cứu được cập nhật gần đây nhất từ năm 2018 đến năm 2022 sau khi Thông tư 155/TT-BTC/2015 của Chính phủ được ban hành. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đáng tin cậy hơn với mẫu này. Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu “Tác động của trách nhiệm xã hội đến mức độ phá sản doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam: khám phá vai trò cạnh tranh thị trường và vốn trí tuệ” giúp các nhà quản trị, ban điều hành xác định được vai trò, chiều hướng và mức độ tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thị trường cạnh tranh, vốn trí tuệ ảnh hưởng đến mức độ phá sản của doanh nghiệp. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan để các doanh nghiệp giảm thiểu mức độ phá sản cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận chung luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các đóng góp của đề tài và kết cấu luận văn để qua đó làm cơ sở cho các chương tiếp theo. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Trong chương này sẽ phân tích tổng quan lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mức độ phá sản, cạnh tranh thị trường, vốn trí tuệ. Đồng thời khảo lược lại các nghiên cứu trước để tìm ra khe hở nghiên cứu. Ngoài ra, trong chương này cũng dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước để làm cơ sở cho chương 3 trong việc đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng lý thuyết chương 2, trong chương 3, đề tài nghiên cứu mô tả cụ thể về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu,
- 7 trong đó sẽ mô tả chi tiết về các biến và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả và thảo luận Trên cơ sở dữ liệu và mô hình nghiên cứu đã trình bày tại chương 3, chương 4 trình bày kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu và tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4. Chương 5 thực hiện kết luận nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chính sách liên quan và trình bày các điểm hạn chế, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
- 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ MỨC ĐỘ PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm về phá sản của doanh nghiệp Tại Việt Nam phá sản là tình trạng pháp lý trong đó công ty, hợp tác xã không có khả năng trả nợ và bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản theo Điều 4, Khoản 2, Luật Phá sản 2014. Theo Điều 5, Luật Phá sản 2014 có thể hiểu trường hợp một công ty bị phá sản, công ty đó phải đạt được thỏa thuận giải quyết với các chủ nợ hoặc nộp đơn xin phá sản lên tòa án. Các nhà đầu tư và chủ nợ phải đối mặt với những rủi ro và tổn thất đáng kể khi doanh nghiệp phá sản. Theo các nghiên cứu trước đây, Gordon (1971) định nghĩa doanh nghiệp phá sản là tình trạng không có khả năng trả nợ do mức độ sinh lời giảm sút. Phá sản hoặc mất mức độ thanh toán vĩnh viễn dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu cơ bản cũng được xem như thất bại (Cochran, 1981; Pretorius, 2009). Khi đó, Boettcher, Cavanagh, Xu (2014) cho rằng doanh nghiệp phá sản thường do vi phạm nhân quyền và nguyên tắc công lý. Hai tiêu chí này được sử dụng để nghiên cứu tính đạo đức của hành động. Một định nghĩa khác cho rằng phá sản là một sự kiện mang tính chu kỳ tự nhiên với các sự kiện mang tính xúc tác tạo nên các chính sách hiện hành của công ty (Boettcher, Cavanagh, Xu 2014). Thông qua các nghiên cứu trước, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, phá sản doanh nghiệp được hiểu là do việc lựa chọn và thực hiện các quyết định trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính dẫn đến mất mức độ thanh toán các khoản nợ đến hạn trong tương lai (Cochran, 1981; Pretorius, 2009). 2.1.2. Đo lường mức độ phá sản của doanh nghiệp Qua từng giai đoạn phát triển của thị trường, các chỉ tiêu cũng như mô hình đại diện cho mức độ phá sản doanh nghiệp cũng được cập nhật để phù hợp hơn với tình hình kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Để xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đo lường mức độ phá sản, đề tài đã khảo
- 9 lược các nghiên cứu trước. Theo đó, một số mô hình tiêu biểu được ứng dụng nhiều trong việc đo lường mức độ phá sản doanh nghiệp có thể kể đến như sau: 2.1.2.1. Mô hình Z-score của Altman Khởi nguồn từ mô hình của Beaver (1966) với kết quả nghiên cứu cho rằng có ba chỉ số quan trọng trong việc xác định khủng hoảng tài chính của một doanh nghiệp, đó là tổng nợ trên tổng tài sản, thu nhập thuần trên tổng tài sản, dòng tiền trên tổng nợ. Tuy nhiên, theo Altman (1968) biện luận rằng hạn chế của nghiên cứu này là đã sử dụng các chỉ số đơn giản và đánh giá riêng biệt trong việc phân tích. Chính vì vậy mà Altman (1968) đã đưa ra mô hình Z-Score sử dụng phương pháp phân tích đa biệt số để dự báo mức độ phá sản tốt hơn. Trong đó, mô hình nghiên cứu dự báo phá sản của Altman gồm năm yếu tố là mức độ thanh toán, mức độ sinh lợi, đòn bẩy tài chính và hiệu suất hoạt động. Cụ thể, mô hình nghiên cứu của Altman (1968) như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3+ 0,6X4+ 0,999X5 Trong đó: Z: chỉ số đo lường dự báo phá sản doanh nghiệp X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/Tổng tài sản X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản X4 = Vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả X5 = Doanh thu thuần/Tổng tài sản Theo đó, việc phân loại tình trạng doanh nghiệp thông qua giá trị Z-score như sau: 2,99 < Z: Doanh nghiệp an toàn, nếu chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính dùng để tính toán. 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp có dấu hiệu về khả năng phá sản. Z < 1,81: Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng có nguy cơ phá sản.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
52 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)