Tiểu luận: Dự toán kinh tế
lượt xem 34
download
Tiểu luận: Dự toán kinh tế đưa ra những câu trả lời về các bài tập trong môn Dự toán kinh tế. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. Với các bạn chuyên ngành Kinh tế thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Dự toán kinh tế
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Câu 1: Một doanh nghiệp X có số lượng bán máy PC trong 12 tháng năm 2008 như sau: Tháng Nhu cầu thực Tháng Nhu cầu thực 1 37 7 43 2 40 8 47 3 41 9 56 4 37 10 52 5 45 11 55 6 50 12 54 Hằng số α = 0,5 và β = 0,3; Dùng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng để tính dự báo cho tháng 1/2009 (tháng 13). Hãy tính xem FIT13 là bao nhiêu? Giải: Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng là phương pháp phản ánh tốt xu hướng vận động của nhu cầu, kết quả dự báo nhạy cảm với những biến đổi thực tế của nhu cầu. Và phương pháp này được sử dụng khi có số liệu ghi chép một cách chính xác và đủ lớn. Ta có công thức tính FITt như sau: FITt = Ft + Tt Trong đó: Ft = F(t1) + α(At1 Ft1) At1 là nhu cầu thực trong giai đoạn ngay trước đó Ft1 là dự báo theo san bằng số mũ giản đơn cho giai đoạn ngay trước đó Ft là dự báo theo san bằng số mũ giản đơn cho giai đoạn t Tt = Tt1 + β(Ft Ft1) Tt1 là hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn ngay trước đó β là hệ số điều chỉnh xu hướng (0
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Ta có bảng tính sau: Bùi Thiện Vĩ Page 2
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Dự báo có xu hướng Nhu cầu Dự báo Ft Điều chỉnh xu hướng Tt Tháng FITt = Ft + Tt thực At Ft = F(t1) + α(At1 Ft1) với α = 0,5 và β = 0,3 1/2008 37 37 0 37 2 40 37+0,5*(3737) = 37 0 + 0,3 x (37 37) = 0 37 3 41 37+0,5*(4037) = 38,50 0 + 0,3 x (38,50 37) = 0,45 39 4 37 38,5+0,5*(3738,5) = 39,75 0,45 + 0,3 x (39,75 38,50) = 0,83 41 5 45 39,75+0,5*(3739,75) = 38,38 0,83 + 0,3 x (38,38 39,75) = 0,42 39 6 50 38,38+0,5*(4538,38) = 41,69 0,42 + 0,3 x (41,69 38,38) = 1,41 43 7 43 41,69+0,5*(5041,69) = 45,84 1,41 + 0,3 x (45,84 41,69) = 2,66 49 8 47 45,84+0,5*(4345,84) = 44,42 2,66 + 0,3 x (44,42 45,84) = 2,23 47 9 56 44,42+0,5*(4744,42) = 45,71 2,23 + 0,3 x (45,71 44,42) = 2,62 48 10 52 45,71+0,5*(5645,71) = 50,86 2,62 + 0,3 x (50,86 45,71) = 4,17 55 11 55 50,86+0,5*(5250,86) = 51,43 4,17 + 0,3 x (51,43 50,86) = 4,34 56 12 54 51,43+0,5*(5551,43) = 53,21 4,34 + 0,3 x (53,21 51,43) = 4,87 58 1/2009 53,21+0,5*(5453,21) = 53,61 4,87 + 0,3 x (53,61 53,21) = 4,99 59 Bùi Thiện Vĩ Page 3
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Kết luận: Dự báo tháng 1/2009 (tháng 13) doanh nghiệp X có số lượng máy PC bán được là 59. Câu 2: Tại sao phải dự đoán kinh tế? Nội dung của nó? Lấy ví dụ ở trong đơn vị công tác (Doanh nghiệp công, nông, thương...)? Trả lời: 1. Tại sao phải dự đoán kinh tế Để hiểu được tại sao phải dự đoán kinh tế, trước hết ta cần hiểu được dự đoán là gì? Dự đoán là sự tiên đoán tổng hợp có căn cứ khoa học về nội dung và những xu hướng chính của sự phát triển tự nhiên, kinh tế, xã hội và tư duy của con người trong tương lai. Dự đoán mang tính xác xuất song đáng tin cậy. Dự đoán có căn cứ khoa học bắt nguồn từ quan điểm triết học Mác xít về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của xã hội cũng như về khả năng nhận thức thế giới của con người. Giữa các sự vật và hiện tượng luôn luôn có sự tác động lẫn nhau, dựa vào nhau và chuyển hoá cho nhau, vì thế sự vận động và phát triển của sự vật trong không gian và thời gian không phải hoàn toàn là hỗn loạn mà tuân theo những quy luật nhất định. Qua những hoạt động thực tiễn, con người có thể nhận thức được các quy luật vận động của thiên nhiên, của xã hội và trên cơ sở đó tiến hành các dự đoán của mình. Chính vì vậy, việc chuyển từ nhận thức các quy luật vận động của thiên nhiên, xã hội đến sử dụng các phương pháp dự đoán ngày càng hoàn thiện để nhìn về tương lai một cách có căn cứ khoa học là khác hẳn với dự đoán không tưởng thần bí hoặc tôn giáo rất xa lạ với ý thức và quan điểm của triết học Mác xít. Tuy nhiên, để trở thành một khoa học có tính liên ngành, đặc thù thì nó còn rất mới mẻ. Năm 1930 mới có một vài công trình nghiên cứu về dự đoán, với các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1960 mới phát triển khoa học dự đoán. Ở Liên Xô Bùi Thiện Vĩ Page 4
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế (cũ) chỉ dự đoán lực lượng sản xuất phân bố. Năm 1970 có hội nghị khoa học dự đoán ở Liên Xô và cộng hoà dân chủ Đức (cũ). Tại các Đại hội Đảng Cộng sản đã chú ý coi trọng công tác dự đoán và coi đó là một công cụ quan trọng xác định phương hướng phát triển nền kinh tế trong tương lai. Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển nhanh của nền kinh tế, công tác dự đoán kinh tế trở thành một môn khoa học phát triển rất nhanh, nhất là giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Sự ra đời và phát triển của dự đoán kinh tế đã trở thành yêu cầu bức thiết khách quan: 1. Do những nhu cầu bức thiết của thực tế đặt ra, dự đoán kinh tế hình thành và phát triển cùng sự phát triển của lịch sử vì con người phải biết trước tương lai để có những quyết định tạm thời để có kết quả tốt trong tương lai. Dự đoán kinh tế là vấn đề bức thiết vì ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ. Cách mạng khoa học – công nghệ đã phát triển với tốc độ cao ảnh hưởng lớn đến lực lượng sản xuất đang phát triển như vũ bão, nên phải dự đoán để kịp thời nắm lấy các thành tựu khoa học – công nghệ áp dụng vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Nếu không có dự đoán kinh tế thì sẽ không đón đầu được thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ lạc hậu, máy móc hao mòn vô hình năng suất lao động giảm. Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo Stalin: “Lực lượng sản xuất là con người và công cụ lao động”. Theo E Deling “Theo Mác lực lượng sản xuất là sức lao động của con người, tư liệu sản xuất khoa học phân công lao động, tổ chức sản xuất quản lý công nghiệp lớn, nguồn của cải tự nhiên” Qua đó ta thấy bản thân khoa học là một lực lượng sản xuất nhưng lúc đầu kế hoạch chỉ đóng vài trò phụ thuộc, chỉ là sự tổng kết kinh nghiệm có được trong quá trình sản xuất hình thành theo sơ đồ: Sản xuất Công nghệ Tri thức khoa học Ngày nay sơ đồ được viết lại như sau: Bùi Thiện Vĩ Page 5
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Khoa học Công nghệ Sản xuất Có khi: Khoa học Sản xuất Theo Mác cốp: Sự thống nhất hữu cơ giữa khoa học và sản xuất là một trong những nét tiêu biểu đặc trưng nhất của việc biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học phát triển nhanh hơn công nghệ nó báo trước công nghệ và sản xuất nên cần biết trước thành tựu khoa học đạt được, kịp thời áp dụng vào sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế tri thức, khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sản xuất chủ yếu, năng động nhất nó làm biến đổi sản xuất nên phải dự đoán, rút ngắn thời gian nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất. Ngày nay khoa học sử dụng lực lượng lao động và vật chất rất lớn, nên nếu mắc sai lầm trong đánh giá triển vọng, phương hướng phát triển khoa học công nghệ nào đó sẽ gây lãng phí lớn về vật chất và thời gian. Do nền kinh tế thị trường, cần phải nghiên cứu, dự báo tốt nhu cầu thị trường, doanh nghiệp mới hoạt động đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thị trường mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Nó là điều kiện tiên quyết trong sự thành công của hoạt động kinh doanh. Nhà quản lý phải coi dự đoán là một khâu quan trọng, đầu tiên của hoạt động quản lý và nên cần phải đầu tư hợp lý. 2. Do khả năng của xã hội phải tạo tiền đề cho công tác dự đoán. Xã hội đã chứng kiến bước phát triển rực rỡ của khoa học kinh tế, toán ,… sự phát triển đó tạo những tiền đề khách quan cho khoa học dự đoán ra đời và phát triển. Dựa vào thực tế phong phú công tác dự đoán, những người làm công tác dự đoán tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phương pháp hoàn thiện khoa học dự đoán kinh tế. 2. Nội dung của dự đoán kinh tế a, Bản chất của dự đoán kinh tế: Dự đoán kinh tế là sự tiên đoán tổng hợp có căn cứ khoa học về nội dung và Bùi Thiện Vĩ Page 6
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế nhưng xu hướng chính của sự phát triển kinh tế trong tương lai. Dự đoán kinh tế mang tính chất xác suất song đáng tin cậy. Tiên đoán là hoạt động tinh thần, là một hình thức nhận thức, một chức năng cơ bản, ý thức con người; là sự nhìn thấy trước, đoán trước sự việc sẽ xảy ra. Tiên đoán có thể dựa trên những mối liên hệ không tưởng, dựa trên kinh nghiệm hoặc dựa trên sự phân tích có căn cứ khoa học. Như vậy, tiên đoán có thể có 3 loại: tiên đoán không khoa học; tiên đoán kinh nghiệm và tiên đoán khoa học. Có thể nói không phải tiên đoán nào cũng là dự đoán, chỉ có tiên đoán có căn cứ khoa học mới là dự đoán. Bản chất dự đoán kinh tế không phải là dự đoán mò về tương lai mà nó là sự nhận thức tính qui luật khách quan của sự phát triển. Đối tượng của khoa học dự đoán là nhưng cơ sở logic và phương pháp luận của công tác dự đoán, những qui luật quá trình tiến hành công tác dự đoán. b, Cơ sở phương pháp luận của dự đoán kinh tế Từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do Mác Ăng ghen sáng lập, đã làm sáng tỏ nhưng qui luật tổng quát nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đặt nền tảng đầu tiên cho khoa học dự đoán. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy lịch sử thừa nhận tồn tại của thế giới khách quan, xác lập nguyên lý vạn vật tương quan. Cho rằng quá trình, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy phát sinh và phát triển theo qui luật vốn có của nó. Ngoài việc thừa nhận tồn tại khách quan qui luật; chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận khả năng nhận thức khách quan của con người thông qua khái niệm, phạm trù nhận thức. Hơn nữa, chủ nghĩa duy vật biện chứng còn xác nhận khả năng nhận thức tương lai con người với điều kiện con người phải nắm được qui luật hiện thực khách quan. Ngoài ra khoa học dự đoán còn có sự hỗ trợ của các môn khoa học khác như điều khiển, vận trù học. Nhiều người cho rằng dự đoán cũng là lập kế hoạch, điều đó có đúng Bùi Thiện Vĩ Page 7
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế không? Để trả lời cho câu hỏi đó, ngoài việc xem xét bản chất và cơ sở phương pháp luận của dự đoán kinh tế, người nghiên cứu còn cần phải phân biệt khái niệm dự đoán và khái niệm kế hoạch, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa hai khái niệm này. c, Mối quan hệ giữa dự đoán và kế hoạch Dự đoán là sự nhận thức các qui luật, còn kế hoạch là sự vận dụng qui luật để đề ra những quyết định. Nên dự đoán khác kế hoạch, song chúng quan hệ với nhau: Dự đoán là cơ sở, là giai đoạn đầu của công tác lập kế hoạch. Các chỉ tiêu trong kế hoạch phải xây dựng trên cơ sở hệ thống dự đoán. Xét kế hoạch hoá gồm các giai đoạn: + Dự đoán: . Phân tích: . Tiên đoán: . Xác định và lựa chọn mục tiêu + Kế hoạch hoá theo nghĩa hẹp: . Vạch ra hệ thống các biện pháp điều kiện đạt mục tiêu đó . Kiểm tra hoàn thành kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Trong khi thực hiện kế hoạch, rút ra những số liệu, soạn thảo, kiểm tra kết quả dự đoán và mô hình dự đoán, để đánh giá ưu, nhược điểm của các phương pháp dự đoán. Giống nhau: + Dự đoán và kế hoạch đều hướng về tương lai; nghiên cứu sự phát triển tương lai của nền kinh tế. + Dự đoán và kế hoạch là sản phẩm tư duy chủ quan của con người; được hình thành trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, cũng như các môn khoa học khác. Bùi Thiện Vĩ Page 8
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Khác nhau: + Dự đoán có căn cứ khoa học về tương lai, còn kế hoạch không chỉ là dự kiến về tương lai mà nó là hệ thống chủ trương được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu cụ thể giao cho từng ngành, từng địa phương, nó qui định rõ trách nhiệm của từng người thực hiện. Trong khi đó, dự đoán chỉ nêu khả năng, xu hướng, phương án khác nhau, còn kế hoạch là một phương án có hiệu quả nhất. + Dự đoán mang tính chất hướng dẫn, tham khảo, còn kế hoạch, mang tính chất pháp lệnh. + Dự đoán đi trước kế hoạch nhằm chuẩn bị cho việc quyết định kế hoạch và nó còn đi sau kế hoạch nhằm dự kiến hậu quả và ảnh hưởng của việc thực hiện kế hoạch từ đó phát hiện vấn đề mới bổ sung cho kế hoạch. d, Phân loại dự đoán Có nhiều dự đoán khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau sẽ phân ra các loại dự đoán sau: * Theo thời gian: Dự đoán ngắn hạn; Dự đoán trung hạn; Dự đoán dài hạn. Trong đó dự đoán trung hạn có vai trò quan trọng, nó lập cơ sở cho dự đoán dài hạn. * Theo phương pháp lập dự đoán: Dự đoán thăm dò: nhằm phát hiện những xu hướng, tính qui luật được hình thành một cách khách quan trên cơ sở tiên đoán những khả năng có thể có ở tương lai. Dự đoán định mức: là dự đoán tìm ra phương án đúng nhất trong số các phương án nhằm đạt một mục tiêu nào đó. Nó được áp dụng trong trường hợp có định mức, cần xác định thời gian đạt được định mức và con đường đạt được định Bùi Thiện Vĩ Page 9
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế mức. Dự đoán thăm dò: đi từ hiện tại đến tương lai còn dự đoán định mức đi từ tương lai đến hiện tại. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Định mức đặt ra dựa trên cơ sở của thăm dò. Cùng với một đối tượng dự đoán, hai loại dự đoán này có sự thống nhất, dự đoán có đúng không. Định mức kết quả Định mức Kết quả Dự đoán Dự đoán Dự đoán Dự đoán thăm dò định mức định mức thăm dò Cơ sở của tri thức Cơ sở của tri thức (a) (b) Dự đoán đúng (a) là dự đoán thăm dò dựa trên cơ sở của tri thức sẽ dự đoán tương lai kết quả (theo đúng sự vận động khách quan của vấn đề dự đoán) sẽ trùng với dự đoán định mức (dự đoán định mức dựa trên cơ sở khách quan, qui luật vận động). Kết quả nó sẽ soi sáng kiểm chức cơ sở của tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, lúc đầu kết quả dự đoán thăm dò không ăn khớp với định mức; khi đó để đạt sự thống nhất, tiến hành hàng loạt những phép lọc, những mối liên hệ ngược. * Căn cứ vào kết quả: Dự đoán điểm: là dự đoán mà kết quả của nó được thể hiện bằng một số Bùi Thiện Vĩ Page 10
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế thực. Dự đoán khoảng: là dự đoán mà trong kết quả của nó chúng ta chỉ ra miền những giá trị. Những giá trị dự đoán sẽ rơi vào miền này với xác suất cho trước. y Dự đoán điểm Dự đoán khoảng 0 t t+Δt thời gian Trên đồ thị, thể hiện mối quan hệ giữa hai loại dự đoán: Dự đoán điểm xem như một đại lượng trung bình của dự đoán mà các giá trị dự đoán xoay quanh nó. Nếu có sự trùng khớp giá trị thực tế với giá trị dự đoán điểm, đó là sự trùng khớp ngẫu nhiên. * Theo đối tượng dự đoán: Dự đoán tổng hợp Dự đoán từng lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong sơ đồ tổng quát dự đoán kinh tế quốc dân, mối quan hệ giữa chúng, trong đó dự đoán kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong 3 dự đoán: dự đoán kinh tế, quan hệ đối ngoại, chiến lược quân sự. Trên cơ sở 3 dự đoán này, nhà nước sẽ xây dựng một khung kế hoạch về chính trị, kinh tế, xã hội. Các dự đoán ngoài mối liên hệ thuận chiều còn có mối liên hệ ngược chiều. Dự đoán môi Dự đoán trường tài nguyên kinh tế Bùi Thithiên nhiên ện Vĩ Page 11
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Chọn mục tiêu Dự đoán tiến Dự đoán chính trị, kinh tế, bộ quan hệ xã hội (xây dựng khoa học đối khung kế hoạch) ngoại Dự đoán dân số Dự đoán chiến lược quân Dự đoán điều sự kiện xã hội Trong phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến dự đoán kinh tế gồm dự đoán sự biến động, tốc độ, cơ cấu của kinh tế; dự đoán tái sản xuất tài sản cố định; đầu tư xây dựng cơ bản nhu cầu tiêu dùng; dự đoán những biến đổi liên ngành và sự phát triển từng ngành chủ yếu; dự đoán về giá cả... e. Quá trình lập dự đoán và điều kiện tiến hành dự đoán * Quá trình lập dự đoán Quá trình gồm 3 bước theo quan niệm của lý thuyết hệ thống gồm: đầu vào hộp đen – đầu ra. Mô tả bằng sơ đồ sau: Đầu vào Đầu ra Hộp đen Thông tin Dự đoán Quá trình Mối liên hệ ngược Sơ đồ mô tả lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu, lập dự đoán kinh tế Trên hình vẽ, hệ thống là những tập hợp trong đó có các yếu tố có mối liên hệ với Bùi Thiện Vĩ Page 12
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế nhau. Đầu vào là quá trình thu thập và xử lý thông tin dự đoán. Thông tin gồm những số liệu, tin tức về bản chất, đối tượng dự đoán ở quá khứ, hiện tại, những số liệu tin tức khác nhau về những đối tượng tương tự. Ngoài ra, thông tin còn gồm những điều kiện ban đầu, những điều kiện hạn chế để tiến hành quá trình. Sau khi có thông tin rồi cần biết xử lý thông tin để thông tin có chất lượng cao. Chất lượng thông tin là cái vào, ảnh hưởng đến chất lượng cái ra (nội dung dự đoán). Quá trình (Hộp đen) là sử dụng các phương pháp dự đoán cho phù hợp với đối tượng dự đoán; quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dự đoán. Đầu ra là kết quả dự đoán. Để phân tích mức độ; chất lượng các dự đoán cần phải phân tích kết quả dự đoán: nhờ có phân tích logic các kết quả, có thể giúp phản biện những cái phi lý, không hợp logic từ đó có điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dự đoán. * Điều kiện tiến hành lập dự đoán Điều kiện lập dự đoán gồm những điều kiện sau: Nhu cầu bức thiết lĩnh vực cần dự đoán Quan tâm của người quản lý, đầu tư thời gian, kinh phí trong quá trình lập, xét duyệt dự đoán. Có đội ngũ cán bộ về khoa học dự đoán Có cơ sở thông tin, có hệ thống kịp thời đáp ứng với công tác dự đoán: thông tin sự biến động dân số, nguồn lao động, với đặc trưng chất lượng của nó; các thông tin về của cải nền kinh tế quốc dân, tích lũy, nguồn vốn XDCB, về mức sống nhân dân, tiến bộ khoa học – công nghệ,… 3. LẤY VÍ DỤ CỤ THỂ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN (BSR)/NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT. Tổng mức đầu tư các dự án lọc, hóa dầu được tham khảo từ các nguồn tài liệu như PEP Yearbook 2008, các dự án đầu tư do nhà thầu JGC thực hiện, có tham Bùi Thiện Vĩ Page 13
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế khảo kinh nghiệm của các dự án đầu tư khác ở Việt Nam; - Giá nguyên liệu và sản phẩm là giá cố định tại năm 2011 được cung cấp bởi BSR, giá thống kê Hải Quan và các nguồn nước ngoài khác như Nexant, CMAI … - Vòng đời các dự án là 20 năm; - Thời gian khấu hao thiết bị là 20 năm đối với lĩnh vực lọc dầu và 10 năm đối với lĩnh vực hóa dầu; - Cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu là 70%/30%; - Chi phí sử dụng vốn vay là 7%. Thời gian trả nợ vay là 8 năm kể từ năm bắt đầu vận hành. a, Các kết quả dự đoán kinh tế đạt được Về Doanh thu, lợi nhuận và thị phần: Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, thị phần và nộp ngân sách nhà nước đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. (Cụ thể được trình bày ở các bảng số liệu và các hình vẽ minh họa như sau) Bùi Thiện Vĩ Page 14
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Bảng 1.3 Doanh thu của BSR giai đoạn 2013 – 2025 Đơn vị tính: triệu USD Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Lọc dầu 5.941 5.941 5.941 6.934 6.934 7.300 6.431 6.431 6.431 6.431 6.431 6.431 6.431 Hóa dầu 0 0 0 0 0 1.498 1.454 1.454 1.454 1.454 1.454 1.454 1.454 NLSH 50 50 50 50 50 53 53 53 53 53 53 53 53 Dịch vụ 0 0 0 66 62 59 50 90 125 88 92 108 111 Phân phối 0 0 0 0 0 0 0 36 36 36 36 36 48 Tổng 5.991 5.991 5.991 7.050 7.045 8.910 7.988 8.065 8.100 8.063 8.067 8.082 8.098 cộng Nguồn VPI, 2012 Bảng 2.3 Lợi nhuận của BSR giai đoạn 2013 – 2025 Đơn vị tính: triệu USD Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Lọc dầu 176 175 183 242 249 331 88 82 77 71 65 61 59 Hóa dầu 0 0 0 0 0 287 261 268 275 283 292 301 311 NLSH 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 Dịch vụ 0 0 0 13 12 12 10 18 25 18 18 22 22 Phân phối 0 0 0 0 0 0 0 29 29 29 29 29 39 Bùi Thiện Vĩ Page 15
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Tổng 175 174 182 254 260 632 185 235 255 261 277 293 315 cộng Nguồn VPI, 2012 Bùi Thiện Vĩ Page 16
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Bảng III.1. So sánh chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với một số nhà máy trong khu vực BSR Bangchak Sinopec Petron Năm 2015 2025 2011 2010 2010 2010 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 17% 20% 15% 10% 10% 15% Lợi nhuận/doanh thu 3% 4% 4% 2% 2% 3% Bảng 3.3 Thuế phải nộp của BSR giai đoạn 2013 – 2025 Đơn vị tính: triệu USD Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Thuế môi trường 542 542 542 537 537 632 632 632 632 632 632 632 632 Thuế TTĐB 221 221 221 170 170 237 237 237 237 237 237 237 237 Thuế VAT 599 599 599 705 705 891 799 806 810 806 807 808 810 Thuế thu nhập doanh 0 9 9 13 13 32 9 12 13 13 27 29 31 nghiệp Thuế thu nhập cá nhân 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng cộng 1.362 1.371 1.372 1.426 1.425 1.792 1.677 1.687 1.692 1.688 1.703 1.706 1.710 Nguồn VPI, 2012 Bùi Thiện Vĩ Page 17
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Hình 1.3Thị phần các sản phẩm lọc dầu so với nhu cầu Hình 2.3Thị phần các sản phẩm lọc dầu so với sản xuất trong nước Bùi Thiện Vĩ Page 18
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Hình 3.3Thị phần các sản phẩm hóa dầu so với nhu cầu b, Hiệu quả dự đoán kinh tế của dự án đem lại: Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế dự án bổ sung nâng cấp lọc dầu và tích hợp hóa dầu từ khí Đơn vị tính: triệu USD Dự án TMĐT NPV @8,7% IRR Bổ sung nâng cấp Lọc dầu 374 335 20% Tích hợp Hóa dầu từ khí 1.591 1.878 21,5% Tính chung cả hai dự án 1.965 2.018 21,1% Nguồn VPI, 2012 Bùi Thiện Vĩ Page 19
- Tiểu luận: Dự đoán kinh tế Hiệu quả kinh tế của các dự án này được phân tích độ nhạy theo tổng mức đầu tư và giá khí nguyên liệu đầu vào. Theo đó, khi tổng mức đầu tư tăng 50%, tương đương gần 3 tỷ USD thì NPV của dự án là 1,2 tỷ USD và IRR là 14,2%. Khi giá khí nguyên liệu tăng 50%, tương đương 12 USD/triệu BTU thì dự án vẫn đạt hiệu quả kinh tế với NPV và IRR lần lượt là 418 triệu USD và 12%. Bảng 3.5 Phân tích, dự đoán độ nhạy theo tổng mức đầu tư TMĐT NPV @ 8,7% Thay đổi TMĐT IRR (%) (triệu USD) (triệu USD) 50% 983 2.834 37,4% 40% 1.179 2.671 32,5% 30% 1.376 2.508 28,7% 20% 1.572 2.345 25,7% 10% 1.769 2.181 23,2% 0% 1.965 2.018 21,1% 10% 2.162 1.855 19,3% 20% 2.358 1.692 17,8% 30% 2.555 1.529 16,5% 40% 2.751 1.365 15,3% 50% 2.948 1.202 14,2% Bảng 3.6 Phân tích, dự đoán độ nhạy theo giá khí Thay đổi giá Giá khí NPV @ 8,7% IRR (%) khí (USD/triệu BTU) (triệu USD) 50% 4,0 3.618 28,6% 40% 4,8 3.298 27,2% 30% 5,6 2.978 25,7% 20% 6,4 2.658 24,2% 10% 7,2 2.338 22,7% 0% 8,0 2.018 21,1% 10% 8,8 1.698 19,4% 20% 9,6 1.378 17,7% 30% 10,4 1.058 15,8% 40% 11,2 738 13,9% 50% 12,0 418 11,8% Việc nâng công suất lên khoảng 110 – 115% (tương đương với công suất 7,2 – 7,5 triệu tấn/năm) có thể được xem xét sau khi đã hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực lọc hóa dầu đến năm 2025 và lợi nhuận hằng năm đủ để tự Bùi Thiện Vĩ Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề lí luận chung về kinh tế thị trường
41 p | 425 | 202
-
Tiểu luận:THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT
43 p | 576 | 129
-
Bài giảng Phân tích triển vọng dự toán báo cáo tài chính
17 p | 357 | 61
-
TIỂU LUẬN: Bộ máy hoạt động ,chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng Tiên Phong
31 p | 155 | 41
-
Thuyết trình Tài chính quốc tế: Chính sách lãi suất của Mỹ tác động của chính sách này đến đồng USD & sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ
30 p | 188 | 38
-
Tiểu luận: DỰ ÁN WORLD SHOE CỦA NIKE (A)
26 p | 144 | 32
-
TIỂU LUẬN: Tăng trưởng kinh tế và công bằng Xã hội những khía cạnh lý thuyết
27 p | 168 | 29
-
Tiểu luận: Mô hình ra quyết định – Lựa chọn hệ thống chấm công và quản lý vào ra Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến
28 p | 128 | 22
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 p | 118 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 76 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án xây dựng 12 phòng học lầu Trường tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước
120 p | 43 | 18
-
TIỂU LUẬN: Hạch toán kế toán CFSX và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty Cầu 12
50 p | 106 | 18
-
TIỂU LUẬN: Đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty thuỷ tinh Hà Nội
22 p | 116 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các mô hình toán kinh tế trong ước lượng chi phí khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế chi trả ở Việt Nam
124 p | 49 | 15
-
Tiểu luận:Aviation Controls và hãng hàng không Pakistan
17 p | 123 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng hệ thống dự toán trên cơ sở hoạt động tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh
157 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tiêu công qua hệ thống Kho bạc nhà nước Việt Nam
74 p | 38 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn