intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Kỹ năng sử dụng tiếng động trong báo phát thanh

Chia sẻ: DUONG DUYEN MINH | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

227
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Kỹ năng sử dụng tiếng động trong báo phát thanh trình bày khái niệm báo phát thanh, tiếng động báo phát thanh, khảo sát thực trạng sử dụng tiếng động trong tác phẩm báo phát thanh, kỹ năng sử dụng tiếng động trên báo phát thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Kỹ năng sử dụng tiếng động trong báo phát thanh

  1. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH­TRUYỀN HÌNH TIỂU LUẬN  ĐỀ TÀI : KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG  BÁO PHÁT THANH 1
  2. MỤC LỤC A.MỞ  ĐẦU……………………………………………………......3 B.NỘI DUNG……………………………………………………..4    I.Khái niệm Báo phát  thanh……………………………………..4    II.Tiếng động báo phát  thanh…………………………………....4    III.Khảo sát thực trạng sử dụng tiếng động trong tác phẩm báo  phát thanh………………………………………………………….7    IV.Kỹ năng sử dụng tiếng động trên báo phát thanh…………… 9 2
  3.          1.Những yêu cầu cơ bản về tiếng động được sử dụng  trong báo phát thanh.           2.Cách thức khai thác và sử dụng tiếng động trong tác  phẩm báp phát thanh. C.KẾT LUẬN……………………………………………………28 A.MỞ ĐẦU Trong số các thể loại báo chí hiện nay,báo phát thanh ( báo nói ) đã từ lâu  đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến  với người nghe trên sóng Radio.Lời nói, tiếng động, âm nhạc là 3 yếu tố  cấu thành của ngôn ngữ báo nói. Nhưng để lời nói, tiếng động và âm nhạc  gắn quyện vào nhau để tạo cho người nghe thoải mái, dễ hiểu nội dung  thông tin mà tác giả muốn truyển tải đến công chúng  thì tiếng động phát  thanh có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thời gian,không  gian,bối cảnh,nhịp điệu từ đó tạo sự chân thực,khách quan cho thông tin  3
  4. mà nhà đài muốn truyền tải,làm tăng sắc thái biểu cảm cũng như tạo sự  liên tưởng mạnh mẽ cho người nghe. Tuy nhiên để có thể thực hiện được những tác phẩm,chương trình phát  thanh hay,sử dụng tiếng động một cách đa dạng nhưng đồng thời cũng  phải hợp lý thì đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng trong việc khai thác,sử  dụng tiếng động.Và trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ  hơn về những kỹ năng sử dụng tiếng động trong báo phát thanh ( báo nói )  để từ đó thực hiện ra những chương trình có nội dung hay,hấp dẫn,đáp  ứng nhu cầu thông tin,giải trí,thư gián của công chúng.Góp phần củng cố  địa vị vững chắc của báo phát thanh,giúp cho làn sóng phát thanh bay cao  hơn,xa hơn trước sự phát triển ngày càng nhanh của báo truyền hình và  báo mạng điện tử trong thời kì truyền thông hiện đại như hiện nay B.NỘI DUNG I.KHÁI NIỆM BÁO PHÁT THANH ­Báo phát thanh là loại hình báo chí chỉ sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và  hệ thống truyền thanh,truyền đi âm thanh,trực tiếp tác động vào thính giác  của đối tượng tiếp nhận. ­Phương tiện chuyển tải thông tin chính và duy nhất của báo phát thanh là  sử dụng âm thanh tổng hợp gồm lời nói,tiếng động,âm nhạc,tác động trực  tiếp vào thính giác đối tượng tiếp nhận. 4
  5. II.TIẾNG ĐỘNG BÁO PHÁT THANH Tiếng động là một trong ba thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh: Lời  nói,tiếng động và âm nhạc.Trong đó lời nói là thành tố chínhtrong ngôn  ngữ báo phát thanh.Ở các chương trình,tác phẩm được phát trên các đài  phát thanh quốc gia,đài phát thanh,truyền thanh địa phương hiện nay,thời  lượng sử dụng tiếng động còn ít và hạn chế.Tuy nhiên không thể phủ  nhận vai trò to lớn của tiếng động trong việc truyền tải thông tin đến  công chúng nghe đài. 1.Khái niệm tiếng động ­Tiếng động là những âm thanh được phát ra do sự va chạm nói chung của  vạn vật tạo ra trong quá trình phát sinh,phát triển mà tai người có thể nghe  thấy được. ­Mức cường độ tiếng động ( âm thanh ) mà tai người có thể nghe thấy  được là trong khoảng 20 Hz đến 20 kHz. 2.Tiếng động phát thanh 2.1 Khái niệm ­Tiếng động trong báo phát thanh là những âm thanh của cuộc sống được  phát ra trong quá trình vận động và phát triển của con người và vạn vật  hoặc là những âm thanh mô phỏng tiếng động tự nhiên được nhà báo ghi  âm sử dụng trong tác phẩm phát thanh làm tăng hiệu quả thông tin của  mỗi một tác phẩm,chương trình phát thanh. 5
  6. 2.2 Phân lọai các dạng tiếng động báo phát thanh a, Dạng tiếng động phân chia theo nguồn gốc,xuất xứ Dựa theo tiêu chí về nguồn gốc,xuất xứ có thể phân chia thành tiếng động  tự nhiên và tiếng động nhân tạo. ­Tiếng động tự nhiên: Là tiếng động do người,vật tạo ra trong quá trình  vận động phát triển. Ví dụ như tiếng tàu chạy,tiếng nước suối chảy róc rách,tiếng mưa  rào,tiếng chó sủa… ­Tiếng động nhân tạo: Là tiếng động do nhà báo tạo ra bằng cách mô  phỏng tiếng động từ tự nhiên. Ví dụ như huýt sáo để tạo tiếng chim hot,tạo tiếng vó ngựa bằng cách lấy  hai gáo dừa khô gõ vào nhau hay lấy ống nước thổi vào thau nước để mô  tả tiếng nước sôi… b, Dạng tiếng động được phân chia theo cách thức sử dụng tiếng động  của nhà báo Theo tiêu chí này,tiếng động được phân chia thành hai dạng tiếng động  đồng thời và tiếng độc lập ­Tiếng động đồng thời là dạng tiếng động được xuất hiện đồng thời cùng  với các thành tố âm thanh khác như lời nói của phóng viên,lời nói của  nhân vật hoặc xuất hiện đồng thời với âm nhạc Ví dụ:  6
  7. Trong vở kịch truyền thanh “ Hoa hậu du xuân” được phát trên VOV1  ngày 22/2/2015. Trong vở kịch này sau phần dẫn của người dẫn  truyện,các nhân vật trò chuyện với nhau trên nền tiếng động đường  phố,có tiếng động cơ xe máy,,tiếng còi xe… ồn ào ngày tết để mô tả một  cuộc nói chuyện trên đường phố.Như vậy,ở trong trường hợp nay,lời nói  của nhân vật và tiếng động luôn gắn bó khăng khít với nhau,bổ trợ lẫn  nhau.  Trong chương trình Giao lưu Văn hóa các dân tộc : “Lễ hội Cầu Ngư­  Trao truyền những giá trị văn hóa” (28/1/2015). Ở phần mở đầu chương trình đã sử dụng lời của phát thanh viên được  dẫn trên nền tiếng trống,kèn được biểu diễn trong lễ hội Cầu Ngư . ­Tiếng động độc lập là tiếng động xuất hiện trong tác phẩm một cách  riêng biệt,không đi liền với bất kỳ một thành tố âm thanh nào khác . Ví dụ: Trong phóng sự phát thanh “Tiếng rao Sài Gòn”.Mở đầu tác phẩm  tác giả đã sử dụng tiếng rao đêm Sài Gòn cùng với tiếng của một chiếc  xe máy đi lướt qua,khi những tiếng rao ấy được nén âm lượng thấp xuống   thì lời nói của phát thanh viên mới xuất hiện. III.KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG  TÁC PHẨM PHÁT THANH 7
  8. Để thấy rõ thực trạng sử dụng tiếng động trong các tác phẩm,chương  trình phát thanh hiện nay.Tôi đã tiến hành khảo sát 15 chương trình phát  thanh GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC (Hệ VOV 2­Đài tiếng nói  Việt Nam) Bao gồm các tác phẩm­chương trình sau: 1.Lễ cúng cơm mới của đồng bào miền núi phía Bắc. (5/1/2015) 2.Cách làm nhà truyền thống của người Mông. (7/1/2015) 3.Hội làng Quế Võ­Nét đẹp văn hóa Kinh Bắc xưa (7/4/2015) 4.Lễ hội Kim Pang Then của người Thái­Lễ cúng cầu an,cầu phúc. (22/1/2015) 5.Trò chơi dân gian: Nét đẹp vùng cao Tây Băc. (26/1/2015) 6.Lễ hội Cầu Ngư­Trao truyền những giá trị văn hóa. (28/12014) 7.Múa dân gian: Những giá trị bản làn. (6/2/2015) 8.Tết Khu Cù Tê của Đồng báo La Chí (Hà Giang)­Tết sum họp gia đình.  (10/2/2015) 9.Đặc sản Văn hóa ẩm thực các vùng miền. (19/2/2015) 10.Đàn dây­Những linh hồn quê. (23/2/2105) 11.Bếp lửa­Không gian linh thiêng và kỳ diệu (28/2/2105) 12.Trống hội­Âm vang bản làng. (3/3/2015) 13.Người Mông và những khúc ca dân tộc độc đáo. (9/3/2015) 14.Lễ hội Xăng Khan­Kết nối bản làng. (17/3/2015) 15.Lễ hội xuống đồng Bủng Kham­Cầu mùa,cầu phúc. (24/3/2015) 8
  9. Dạng tiếng động Đầu tác  Giữa tác phẩm Cuổi tác phẩm phẩm Tiếng động độc lập 2 2 1 Tiếng động đồng thời 1 9   Kết quả khảo sát:  Trong 15 chương trình phát thanh được khảo sát thì chỉ có 3 tác phẩm sử  dụng tiếng động ngay từ đầu tác phẩm (chiếm 20 %), 11  tác phẩm không  sử dụng tiếng động xuất hiện đầu tác phẩm mà xuất hiện từ giữa tác  phẩm  dưới hình thức trải dài theo lời dẫn của phóng viên và lời nói của  nhân chứng (chiếm 73  %), Có  1   tác phẩm sử dụng tiếng động độc lập  ở cuối chương trình (chiếm  7 %). Từ kết qủa khảo sát nêu trên,chúng ta có thể nhận thấy rõ tiếng động  thường xuất hiện nhiều ở phần giữa nội dung của tác phẩm,giúp cho  người nghe dễ dàng cảm nhận được nội dung,cũng như dòng chảy của  câu truyện mà mỗi một tác giả muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của  mình.,một số tác phẩm sử dụng tiếng động ở phần đầu và cuối tác phẩm  để tạo điểm nhấn cho tác phẩm phát thanh của mình,tạo ấn tượng đến  với người nghe.Tuy nhiên ở phần cuối của mỗi một tác phẩm,khi đưa ra  kết luận của vấn đề nên tiếng động ít được sử dụng ở những phần nội  dung này. Tuy nhiên có thể thấy được rằng,tác giả của mỗi một chương trình phát  thanh nêu trên đã thực sự sử dụng tiếng động một cách tinh tê và hợp lý  phù hợp với nội dung của mỗi một tác phẩm.Tiếng động cũng được sử  dụng một cách sinh động từ đó không gây nhàm chán cho người nghe. 9
  10. Qua đây có ta có thể đưa ra những nhận xét chung sau.Tiếng động có thể  sử dụng ở bất kỳ phần nội dung của tác phẩm,với một thời lượng linh  hoạt.Ở phần đầu tác phẩm thường sử tiếng độc độc lập để tạo điểm  nhấn,cũng như thu hút thính giả ngay từ những phút đầu tiên phát sóng.Ở  phần giữa thường sử dụng các tiếng động đồng thời xen lẫn với lời dẫn  của phóng viên hay lời nói của nhân vật,đồng thời có thể sử dụng một số  đoạn tiếng động độc lập với thời lượng ngắn.Phần cuối là phần kết thúc  vấn đề thường không sử dụng tiếng động.Tuy nhiên tùy thuộc vào nội  dung,đề tài,cách thể hiện tác phẩm  mà ta có thể cho tiếng độc độc lập  vào cuối tác phẩm. Tiếng động thực sự phù hợp với các thể loại sau: Tường thuật trực tiếp;  Ghi nhanh trực tiếp; Phóng sự; Bài phản ánh về sự kiện,sự việc,giao lưu  trực tiếp; tin về sự kiện,vụ việc. (Sắp xếp theo thứ tự mức độ phù hợp) IV. KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRÊN BÁO PHÁT THANH  Khái niệm Kỹ năng: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một  hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh  nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Khái niệm kỹ năng sử dụng tiếng động trên báo phát thanh: Đó là năng lực,hay khả năng của đội ngũ nhà báo,phóng viên,biên tập  viên phát thanh trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tiếng động tự nhiên  hay nhân tạo vào trong tác phẩm phát thanh nhằm tạo ra những tác  10
  11. phẩm,chương trình phát thanh có chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu của  thính giả nghe đài. 1.Những yêu cầu cơ bản về tiếng động được sử dụng trong  Báo Phát thanh. 1.1 Tiếng động Phát thanh(tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng  trong các tác phẩm,chương trình phát thanh phải là “tiếng động  thật,giống như thật”. Tiếng động được sử dụng để truyền tải thông tin phải là những tiếng  động,âm thanh tự nhiên hoặc âm thanh,tiếng động đó cũng phải là bản sao  của tiếng động tự nhiên.Đó là những tiếng động được nhà báo ghi âm lại  trong quá trình sự kiện,câu chuyện đó diễn ra. Đối với phần âm thanh tiếng động này thì đòi hỏi tác giả cần phải chọn  lọc,thêm bớt,cắt xén và sửa chữa sao cho tiếng động đó đảm bảo yêu cầu  tự nhiên giống như thật.Nếu không cẩn thận chú ý đến yêu cầu này mà  khiến cho tiếng động tự nhiên trong tác phẩm không giống so với tiếng  động thực ngoài đời thì sẽ dễ gây phản cảm,phản tác dụng làm mất đi giá  trị chân thực,khách quan của tác phẩm. 11
  12. Ví dụ: Trong một trương trình phóng sự viết về đề tài giao thông,thì nhất  định nhà báo cần phải tiến hành ghi âm tiếng động­âm thanh đường  phố(tiếng động cơ,tiếng còi của các phương tiện giao thông,tiếng người  nói chuyện…) trong một khoảng thời gian cần thiết,sau đó về chỉnh  sử,cắt ghép để sao cho khi đưa vào tác phẩm thì thính giả sẽ hình dung ra   được cảnh lưu thông trên đường phố. ­Trong Phát thanh nhất là các tác phẩm chương trình thực tế,nên hạn chế  sử dụng các tiếng động nhân tạo.Chỉ trừ các trường hợp tác giả không thể  thu được tiếng động để đưa vào trong tác phẩm.Mà tác phẩm này nếu  không có tiếng động thì sẽ làm giảm đi sự hấp dẫn của tác phâm đó thì  tác giả có thể sử dụng những tiếng động lưu trữ có sẵn,sau đó lắp ghép  chỉnh sửa rồi đưa vào trong tác phẩm.Điều này đòi hỏi những nhà báo,cần  phải có trình độ,tay nghề cao để tạo nên những tiếng động như thật. 1.2 Tiếng động phát thanh cần phải có nhiệm vụ làm sáng tỏ bối  cảnh ,không gian,thời gian,tâm trạng,tính cách…của sự vật,hiện  tượng,con  người được đề cập trong tác phẩm. Nói đúng hơn là những tiếng động được sử dụng trong một tác phẩm phát  thanh cần phải cần phải đề cập một cách chân thực bối cảnh,không  12
  13. gian,thời gian..đồng thời giúp khắc họa rõ nét tâm trạng,chân dung nhân  vật. Ví dụ: Trong phóng sự: Một xã “đáng sống” của huyện Khoái Châu thuộc  chuyên mục Góc nhìn phóng viên­Hệ VOV2.(22/03/2015). Để nói lên phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm vào mỗi một buổi  chiều tại thôn Thiết Trụ,xã Bình Minh,huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng  Yên.Tác giả bài phóng sự đã sử dụng tiếng chổi tre ngay từ khi bắt đầu  phóng sự,sau đó là lời dẫn của Phát thanh viên để giúp cho thính giả cảm  nhận rõ hơn về việc làm này của bà con nhân dân thôn Thiết Trụ. Tiếp theo là phần trả lời phỏng vấn của ông Đỗ Vũ Ngọc  trưởng Ban  Mặt trận  thôn Thiết trụ cùng với đó là kèm theo những tiếng chim  hót,tiếng gà kêu.Giúp cho thính giả cảm nhận và hình dung ra được sự  trong lành,bonhf yên của của vùng thôn quê này.Và thấy được lợi ích từ  một việc làm tưởng trừng nhỏ bé và không mấy cần thiết này. Hay để miêu tả cảnh khi ông Ngọc dẫn phóng viên đến nhà ông Lê Văn  Tấn­một hộ gia đình trong thôn tiêu biểu trong phong trào vệ sinh đường  làng ngõ xóm.Lúc này có tiếng cổng sắt nhà ông Tấn kêu lên khi ông Ngọc   và phóng viên đã đến nhà ông Tấn. 1.3 Tiếng động phải có thông tin Không nên đưa vào tác phẩm phát thanh những tiếng động vô thưởng vô  phạt,hoặc tiếng động phức tạp,làm hạn chế mục đích truyền tải thông tin  13
  14. của tác phẩm.Những tiếng động trong một tác phẩm phát thanh (tiếng  động độc lập) cần phải đủ dài,đủ rộng đủ sâu để diễn đạt trọn vẹn một  thông tin nào đó,đem đến một sự hình dung,liên tưởng phù hợp cho người  nghe. Còn nếu chúng ta không đáp ứng đúng yêu cầu này đối với tiếng động thì  sẽ làm mất đi giá trị của tác phẩm,khi mà người nghe họ phải tiếp nhận  những âm thanh,tiếng động mà họ không hiểu đó là những âm thanh tiếng  động gì. 1.4 Tiếng động mang tính đặc trưng Tiếng động mang tính đặc trưng là những tiếng động giúp cho nhà báo  phản ánh đúng ý đồ,giúp cho người nghe không nhầm lẫn với bất kỳ một  tiếng động nào khác. Có những tiếng động đặc trưng sau: ­Một lễ hội mùa xuân thì thường có tiếng trống vật,tiếng khấn lần rần  trong những ngôi chùa,tiếng loa phát thanh phát những bài hát về mùa xuân  về quê hương đất nước.Tiếng người cười nói. ­Buổi đêm ở một thôn quê vào hè đó là tiếng ếch kêu,tiếng dế gáy và đôi  khi có tiếng gà gáy. ­Đường phố chính là tiếng động cơ xe lưu thông trên đường 14
  15. ­Bữa tiệc đó là tiếng người nói chuyện vui vẻ,tiếng của những bản nhạc  của những cái cụm ly ­Vào vụ gặt ngoài đồng là tiếng người gọi nhau í ới,tiếng của lưỡi liềm  cắt lúa,tiếng của những chiếc máy phụt lúa vang khắp cánh đồng. 1.5 Tiếng động phải rõ ràng,chung thực,chính xác Yêu cầu này đòi hỏi về vấn đề đảm bảo chất lượng tiếng động.Vì nhiều  khi tiếng động này sau khi đưa vào tác phẩm để truyền tải đến người  nghe thì người nghe lại nghe thành một tiếng động khác.Nó giống như tạp  âm. Điều này thì mỗi một nhà báo cần phải lưu ý trong quá trình ghi âm,từ  việc chọn thiết bị ghi âm,đặt điểm máy ghi âm sao cho âm thanh được ghi  lại rõ nét không pha tạp.Tránh âm thanh tiếng động khi ghi lại bị rè,vỡ gây  ảnh hưởng đến nội dung của tác phẩm. 1.6 Tiếng động phải đủ dài đủ sâu,để người nghe có thể hiểu rõ  ràng và cảm nhận. Ví dụ:  15
  16. Để miêu tả rõ ràng không khí nhộn nhịp,vui vẻ và ấm cúng của Tết Khu  Cù Tê của đồng bào La Chí­Hà Giang.Tác giả của bài phóng sự đã sử  dụng những tiếng động như tiếng trống,chiêng được đánh trong trong  ngày tết,tiếng mọi người nói chuyện với nhau.Những tiếng động này  được sử dụng ở dạng tiếng động độc độc lập sau lời dẫn của PTV và  được đưa vào sử dụng ở đoạn giữa của tác phẩm. 1.7 Thời điểm,thời lượng cũng như âm lượng của tiếng động trong  mỗi một tác phẩm phát thanh cần phải được sử dụng linh hoạt tùy  thuộc vào ý đồ chủ quan của nhà báo. Cho đến nay thì vẫn chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào về thời lượng  của tiếng động trong tác phẩm phát thanh,bởi vì tiếng động cũng là một  nghệ thuật,nó cần sự sáng tạo. Trong mỗi một tác phẩm phát thanh,tùy thuộc vào thể loại,nội dung của  tác phẩm mà nhà báo quyết định sử dụng tiếng động sao cho hợp lý. Đối với các tác phẩm tường thuật,giao lưu trực tiếp thì tiếng động có thể  đi suốt dọc theo chiều dài tác phẩm.Tiếng động lúc này kết hợp với các  thành tố khác như lời nói phóng viên,nhân vật,nhân chứng và âm nhạc sẽ  tạo nên  một tác phẩm,chương trình phát thanh hoản chỉnh. ­Trong những chương trình phát thanh trực tiếp như cầu phát than trực  tiếp thì tiếng động có thể được sử dụng trong suốt chiều dài của tác  phẩm.Tiếng động lúc này cùng kết hợp với âm nhạc cũng như lời dẫn  16
  17. của phóng viên và nhân vật­nhân chứng sẽ làm nên những chương trình  phát thanh trực tiếp. ­Còn đối với các tác phẩm,phóng sự,phỏng vấn ghi nhanh…mỗi nhà báo  đều tự quyết định về mặt thời lượng của các loại tiếng động được sử  dụng. Ví dụ Trong phóng sự “ Tiếng giao thời @”  được phát vào ngày 16/3/2015.Tác  phẩm có thời lượng là 5’50s.Tác giả đã sử dụng tiếng động từ tiếng động   độc lập đầu tác phẩm cho đến tiếng động đồng thời được sử dụng làm  nền cho lời dẫn của phóng viên và lời nói của nhân vật là 5’30s.Điều này  giúp cho tác phẩm chở nên chân thực và sinh động rất nhiều. Hay trong phóng sự: “Trạm Tấu:Khi người nghèo xuất ngoại” phát ngày   20/3/2015.Mở đầu tác giả sử dụng tiếng động đó chính là tiếng loa của  xe tuyên truyền lưu động giới thiệu chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao  động của Đảng và nhà nước được trung tâm văn hóa  thông tin huyện  Trạm Tấu tuyên truyền đến từng xã trong huyện.Tuy tiếng động chỉ được  sử dụng với thời lượng rất ngắn là 28s nhưng cũng đã đủ để giúp cho  người nghe cảm nhận rõ hơn không khí của vùng quê nghèo Trạm Tấu lúc   này. 1.8 Âm lượng của tiếng động trong tác phẩm phát thanh cần phải  linh hoạt 17
  18.  Âm lượng của tiếng động trong báo phát thanh luôn phải linh hoạt,lúc  to,lúc nhỏ phụ thuộc vào chính nội dung của tác phẩm.Cùng trong một tác  phẩm,có đoạn tiếng động có âm lượng to được vang lên một cách rõ  ràng,nổi bật, tạo điểm nhấn,gây ấn tượng cho người nghe.Nhưng cũng có những đoạn  tiếng động được cho âm lượng giảm dần,nhỏ dần xuống để hỗ trợ cho  thông tin bài viết.  Trong quá trình sử dụng tiếng động thì một điều rất đáng để lưu ý đó  chính là cần phải phân biệt đúng đâu là tiếng động,đâu là lời nói của nhân  chứng. Thực tế thì nhiều người,trong đó có cả một số phóng viên nhầm lẫn tiếng  động chính là lời nói của nhân chứng. Lời nói trên sóng phát thanh bao gồm lời nói của phát thanh viên,biên tập  viên và cả lời nói của nhân chứng.Cả nhà báo và nhân chứng đều phải  dùng ngôn từ để có thể truyền đạt thông tin,thể hiện cảm xúc,thái độ.Như  vậy lời nói của nhân chứng không phải là tiếng động mặc dù trong quá  trình được phóng viên nhà báo phỏng vấn thì đi kèm với lời nói của nhân  chứng là những tiếng động của môi trường xung quanh. 2.Cách thức khai thác và sử dụng tiếng động trong tác phẩm  báo phát thanh. Để có được những tác phẩm phát thanh đạt chất lượng,thu hút thính giả  thì đòi hỏi mỗi một nhà báo,phóng viên,biên tập viên phát thanh cần phải  luôn chú tâm đến việc sử dụng tiếng động,sao cho những tiếng động  được sử dụng phải phù hợp với nội dung của tác phẩm.Để có được điều  18
  19. đó,mỗi một nhà báo cần phải quan tâm tới những bước kỹ năng khai thác  tiếng động sau: Ý tưởng về sử dụng tiếng động cho nội dung tác phẩm được viết ra hoặc  là chỉ là những dự định trong đầu .Khi đến hiện trường thu thập thông  tin,thì chắc chắn nhà báo đã có thể xác định được chủ đề bái viết,những  nội dung thông tin sẽ có trong bài viết và xác định thể loại tác phẩm. Căn cứ từ những yếu tố nêu trên,nhà báo sẽ xác định được rằng tác phẩm  này có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có thì sẽ bao gồm những  tiếng động nào? Sử dụng tiếng động độc lập,tiếng động nền hay cả hai  dạng này? Và cuối cùng là nên đưa tiếng động vào những phần nội dung  nào của tác phẩm cho bố cục tác phẩm được hợp lý? Từ những câu hỏi nêu trên,chắc chắn rằng mỗi một nhà báo đều sẽ phác  thảo ra được ý tưởng sử dụng tiếng động cho tác phẩm báo phát thanh  của riêng mình. Ví dụ: Khi viết một phóng sự với chủ đề “Toàn cảnh vụ chặt 6700 cây  xanh ở thành phố Hà Nội”,nhà báo có thể đưa ra ý tưởng sử dụng tiếng  động của mình như sau: ­Xác định nội dung chính của bài phóng sự,bao gồm: Phần 1:Phản ánh thực trạng hiện nay là cây xanh ở thành phố Hà Nội  đang dần bị chặt hạ. Phần 2: Tiếng hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vụ việc này. Phần 3: Ý kiến của người dân Hà Nội về vụ việc này. 19
  20. Phần 4: Ý kiến của một số nhà chuyên môn về vấn đề này. ­Những tiếng động mà nhà báo cần sử dụng dựa theo nội dung của  từng phần như đã nêu trên trong phóng sự này  1,Tiếng xe cộ trên những tuyến đường có cây xanh đang bị chặt hạ. 2,Tiếng nói của những người công nhân có nhiệm vụ chặt hạ cây xanh. 3,Tiếng cưa máy.Tiếng dao chặt những cành cây nhỏ. 4,Tiếng ồn do người nói chuyện,tiếng máy ảnh trong một cuộc họp báo  chất vấn các nhà lãnh đạo của các cơ quan ngành có liên quan để tìm câu  trả lời xác đáng cho vụ việc này. Theo nội dung từng phần nhà báo có thể đưa tiếng động vào sử dụng như   sau: Phần 1: Có thể đưa toàn bộ những tiếng động 1,2,3  nêu trên làm tiếng  động độc lập tiếp sau đó sẽ dẫn lời của phóng viên,nhà báo. Phần2: Đưa những tiếng động cùng câu trả lời của những nhà lãnh đạo  có liên quan trong cuộc họp báo để làm phần lý giải nguyên nhân của vụ  việc này Phần 3: Bên cạnh những phần trả lời phóng vẩn của người dân về vụ  việc này,tác giả cũng có thể sử dụng những tiếng động 1,2,3 đưa nó trở  thành tiếng động nền,giúp cho tác phẩm trở nên sinh động,chân thực. Phần 4:Lấy ý kiến của các chuyên gia để đưa vào tác phẩm không cần  phải sử dụng tiếng động. Phần cuối: Kết thúc phóng sự này có thể đưa tiếng cưa máy,tiếng  những   cái cây sau cưa bị đổ xuống cùng với lời nói của phóng viên hiện trường. 2.2 Thu âm tiếng động tại hiên trường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2