Tiểu luận Lịch sử Việt Nam: Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986
lượt xem 44
download
Tiểu luận trình bày hoàn cảnh lịch sử; đường lối đối ngoại của Đảng; mối quan hệ của Việt Nam với các nước; quan hệ Việt Nam với Trung Quốc; quan hệ với Lào và Campuchia... Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận để nắm chi tiết nội dung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Lịch sử Việt Nam: Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ Đề tài: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986 Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1.1 Tình hình thế giới Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chống của cách mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh: Nhật – Tây Âu đã trở thành hai trung tâm lớn của thế giới. + Hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng phạm vi. + Tình hình kinh tế xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định. + Đông Nam Á cũng có những chuyển biến. 1973 khủng hoảng năng lượng. Sau 1975 Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á. Khối quân sự SeaTo tan rã. 2/1976 cả nước ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á mở ra cục diện hòa bình và hợp tác trong khu vực. 2.2 Tình hình trong nước Thuận lợi: + Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Việt Nam hòa bình thống nhất. + Cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được một số thành tựa quan trọng. Khó khăn:
- + Vừa phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. + Các thế lực thù địch chống phá cách mạng. Tư tưởng chủ quan nóng vội muốn tiến nhanh đến chủ nghĩa xã hội nên gây khó khăn về kinh tế xã hội. Thuận lợi và khó khăn nó ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đường lối đối ngoại của Đảng.
- CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG 2.1. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng qua 2 đại hội 2.1.1. Nội dung đại hội IV Đại hội lần thứ 4 của Đảng (tháng 121976) xác định nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới là phải: “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nước ta”. Trong quan hệ với các nước, Đại hội IV chủ trương củng cố tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt NamLào Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi . Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh 1 số chủ trương chính sách đối ngoại như: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xôcoi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do, trung lập và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng kinh tế đối ngoại. 2.1.2. Nội dung của đại hội V
- Đại hội lầm thứ V của Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta. Về quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên các cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Thực tế cho thấy, ưu điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 19751986 là xây dựng hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch . 2.2. Mối quan hệ của Việt Nam với các nước 2.2.1. Quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng , Việt Nam thống nhất đất nước và đi vào xây dựng trong hòa bình, Liên Xô tiếp tục ủng hộ và giúp
- đỡ Việt Nam về nhiều mặt trong khôi phục, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu cao chủ trương đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô như “ hòn đá tảng của chính sách đối ngoại” trong đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam . Việt Nam đã tích cực, chủ động tăng cường quan hệ với Liên Xô và đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 9 năm 1975 nhân dịp tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô, hai bên đã kí 1 số hiệp định hợp tác kinh tế, theo đó Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng 1 số cơ sở kinh tế quan trọng như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bỉm Sơn...v..v Hợp tác khai thác dầu khí từ đó hình thành liên doanh ViệtXô. Pê trô 1 trong những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Tổng số viện trợ và cho vay của Liên Xô cho Việt Nam năm 19751980 trị giá hơn 2,4 tỷ rúp chuyển đổi. Tháng 5/1977, Việt Nam gia nhập ngân hàng của hội đồng kình tế (SEV). 29/6/1978, tại cuộc họp của hội đồng kinh tế ở Bucaret (Rumani) Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Từ đó, Việt Nam đã gia nhập các hoạt động của SEV. Và có đại diện thường trực tại cơ quan thường trực của SEV ở Matxcova. Ngày 3 tháng 10/1978, Việt Nam và Liên Xô kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác cùng với năm hiệp nghị kèm theo. Ngày 12/5/1979, hai nước kí kết hiệp nghị liên chính phủ về việc cho phép tàu thuyền hải quân Liên Xô được ra vào,ghé đậu và máy bay Liên Xô được hạ cánh ở Cam Ranh.Theo hiệp định này cảng Cam Ranh là thuộc chủ quyền của Việt Nam; Việt Nam thỏa thuận để Liên Xô tạm
- thời được sử dụng cảng Cam Ranh cung cấp dịch vụ cho các tàu chiến trong 1 thời gian nhất định vì lợi ích chung của 2 nước; Cam Ranh không phải là 1 căn cứ quân sự. Việt Nam gia nhập SEV và kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô là 1 bước ngoặc và 1 sự phát triển mang ý nghĩa chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại, tác động to lớn đến nhiều mối quan hệ quốc tế trọng yếu và truyền thống của Việt Nam. Sau khi hiệp ước ViệtXô có hiệu lực, Liên Xô đẩy mạnh hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, giáo dục, quân sự, khoa học, kỹ thuật đào tạo hàn vạn cán bộ , công nhân lành nghề và nhận hơn 10 vạn người lao đọng ở Việt Nam sang làm việc ở Liên Xô. Viên trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong các năm 19811985 tăng gấp đôi so với 5 năm trước, giá trị tương đương hơn 4,5 tỷ đô la Mỹ. Việc trao đổi hàng hóa hàng năm giữa 2 nước phát triển thuận lợi. Ngày 27 tháng 6 năm 1986 tổng Bí thư Lê Duẫn thăm Liên Xô, Liên Xô quyết định tăng viện trợ kinh tế cho Việt Nam hơn 2 lần so với giai đoạn 19811985 trị giá 8,7 tỷ rúp chuyển đổi. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đường lối đối nội, đối ngoại của Liên Xô, đồng thời cùng với Liên Xô phối hợp hành động và tích cực đóng góp vào việc củng cố và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau khi Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, nhất là từ khi Viêt Nam trở thành thành viên chính thức của hội đồng tương trợ kinh tế, quan hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã kí 1 loạt hiệp ước hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, theo đó việc hợp tác trên các
- lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học ,kỹ thuật và đã được triển khai thực hiện với những kết quả đáng khích lệ. 2.2.2. Quan hệ với Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước láng giềng có chung biên giới đất liền và biển. nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, đã từng đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh cách mạng, giữa 2 nước có nhiều nét tương đồng. Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc về sự ủng hộ mạnh mẽ về chính trị và tinh thần, sự giúp đỡ to lớn và quan trọng về vật chất trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam và luôn coi trọng việc gìn giữ quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác với Trung Quốc. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuối tháng 9 năm 1975, Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và nhà nước Việt Nam do Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẫn dẫn đầu, thăn Trung Quốc để bày tỏ sự biết ơn chân thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời bàn biện pháp tiếp tục củng cố và quan hệ giữa hai nước. Nhân dịp này, Chính phủ Trung Quốc cam kết thực hiện các khoản viện trợ đã hứa cho Việt Nam trước năm 1975 để xây dựng 111 công trình. Tháng 10 năm 1976, Trung Quốc giúp Việt Nam một số vũ khí phòng thủ. Năm 1977, Trung Quốc cho Việt Nam vay 900.000 tấn lương thực.
- Sau khi nổ ra xung đột biên giới Việt – Trung tại khu vực Cao Bằng Lạng Sơn cuối năm 1976 và tháng 3 năm 1977 giữa lúc tình hình biên giới phía Tây Nam của Việt Nam ngày càng căng thẳng, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới Cao Lạng Quảng Tây. Đoàn Trung Quốc đề nghị bàn biện pháp ngăn ngừa xung đột, giữ quyền trạng trong khi chờ chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Trung Việt. Đoàn Việt Nam đã yêu cầu bàn biện pháp chấp dứt các vụ vi phạm biên giới lịch sử. Ngày 25 tháng 7 năm 1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm thông báo cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc đồng ý hai bên đàm phám về vấn đề biên giới vào hạ tuần tháng 9 năm 1977 ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Cuộc đàm phán đã diễn ra ba vòng: hai vòng đầu gồm tám phiên từ ngày 20 tháng Chín đến 2 tháng Mười hai 1977 ở Bắc Kinh: vòng ba từ ngày 13 đến 26 tháng Mười hai ở Hà Nội. các vòng đàm phán đã không đạt kết quả. Từ ngày 20 đến 25 tháng Mười một năm 1977, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn thăm Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, hai bên bất đồng sâu sắc về vấn đề Campuchia. Tháng tư 1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề người Hoa ở Việt Nam được Trung Quốc nêu lên. Ngày 12 tháng Năm 1978, Trung Quốc gửi công hàm thông báo Chính phủ Trung Quốc cắt 21 hạng mục công trình viện trợ cho Việt Nam. Ngày 30 tháng Năm 1978, Trung Quốc tuyên bố cắt thêm 51 hạng mục công trình viện trợ và ngày 3 tháng Bảy, tuyên bố cắt toàn bộ viện
- trợ kinh tế, rút hết chuyên gia về nước. các vụ xung đột liên tiếp diễn ra trên biên giới Trung Việt. Tháng tám 1978, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu đàm phán về vấn đề người Hoa. Hai bên tiến hành bảy phiên họp nhưng không đạt kết quả. Ngày 17 tháng Hai 1979, 60 vạn quân Trung Quốc tiến công vào sâu Ngày 1 tháng Ba 1979, Trung Quốc đề nghị tiến hành đàm phán T trong lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh biên giới Bắc Việt Nam. Quan hệ Việt Nam Trung Quốc bước vào giai đoạn căng thẳng. rung Việt ở cấp thứ trưởng ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ, ngày 14 tháng Ba 1979, Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam. Ngày 18 thánh Tư 1979, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán ở Hà Nội, tiếp theo là vòng hai tại Bắc Kinh từ ngày 9 tháng Sáu 1979. Tại cuộc đàm phán này, đoàn Việt Nam đưa ra đề nghị về “ những nguyên tắc và nội dung chủ yếu cho giải pháp về những vấn đề trong quan hệ biên giới Việt Nam – Trung Quốc” đề nghị nêu những biện pháp cấp bách để bảo vệ hòa bình, ổn định ở vùng biên giới hai nước; khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử do các hiệp ước Trung Pháp 1887 1895 hoạch định. Phía Trung Quốc đưa ra lập trường tám điểm, yêu cầu Việt Nam công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, rút quân khỏi Trường Sa, thay đổi chính sách đối với Lào Capuchia, nêu lên quan điểm của
- Trung Quốc về giải quyết vấn đề Campuchia. Cuộc hợp chỉ đạt được việc trao trả người bị bắt. Đầu năm 1980 đàm phán đình chỉ. Lập trường của Việt Nam trong quan hệ Trung Qu ốc đã được thể hiện trong báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V, tháng 3 1982; “ kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương quan hệ bình thường với hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng”. Trong vòng Bảy năm (19801987). Việt Nam đã 17 lần gửi công hàm đề nghị nối lại đàm phán Việt Trung. Năm 1982, tại các cuộc đàm phán giữa Liên Xô và Trung Quốc ở cấp thứ trưởng ngoại giao nhằm bình thường hóa quan hệ XôTrung, Trung Quốc nêu vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia. Cũng tại diễn đàn này, trong các năm 19831984, Trung Quốc luôn nêu ba trở ngại: Liên Xô ở biên giới Xô Trung, quân Liên xô ở Apganixtan và việc Liên Xô tiếp tục ủng hộ quân đội Việt Nam tại Campuchia, và nhấn mạnh trở ngại thứ ba là quan trọng nhất. Phối hợp với diễn đàn đàm phán Liên XôTrung Quốc, Việt Nam thông báo cho Liên Xô lập trường của Việt Nam về vấn đề Campuchia, về quan hệ Việt Nam Trung Quốc và đề nghị Việt Nam và Trung Quốc trực tiếp đàm phán các vấn đề liên quan đến hai nước. 2.2.3. Quan hệ với Lào và Campuchia 2.2.3.1. Quan hệ với Lào
- Trong thời kì 1975,1985, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào phát triển mạnh mẽ. Hai nước đã kí 1 loạt các văn kiện hợp tác toàn diện như: Tuyên bố chung , Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Hiệp ước về hoạch định biên giới và Hiệp định hợp tác kinh tế ngày 18/7/1977. Đây là cột mốc quan trọng nâng cao quan hệ Việt Lào lên tầm cao mới. 2.2.3.2. Quan hệ với Campuchia Khác với mối quan hệ Việt Lào trong quan hệ Viêt Nam Campuchia sau năm 1975 xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp. Ngay sau khi giải phóng Phnom Penh (4.1974), các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước Campuchia đã phủ nhận sự thật lịch sử, thậm chí đổi trắng thay đen, vu cáo Việt Nam xâm lược, muốn làm cho Camphuchia trở thành “nô lệ của Việt Nam”. Đây là một âm mưu đối ngoại lớn đi song song với kế hoạch diệt chủng bên trong của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Campuchia, làm cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng và ngay nên tình trạng bất ổn liên tục ở biên giới Tây Nam nước ta . Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi trên bán đảo Đông Dương, chính quyền Campuchia dân chủ do Pol Pot (Pôn Pốt) cầm đầu thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào của họ, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Ngày 1.5.1975 , tập đoàn Pol Pot đã dùng lực lượng quân sự tấn công, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, tiến hành giết hại Việt kiều trên đất Campuchia. Sau những sự kiện nghiêm trọng đó, hai bên nhiều lần trao đổi những đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước để thảo luận các vấn đề liên quan đến biên giới. tuy vậy, từ
- năm 1977, quan hệ giữa hai bên ngày càng xấu đi do những hành động xâm lấn tăng cường của phía Campuchia. Trung tuần tháng 12.1978, chính quyền Pol Pot tập trung 19 trong tổng số 25 sư đoàn chủ lực tấn công Việt Nam ở khu vực biên giới Tây Nam. Ngày 25.12.1978, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập vào ngày 2.12.1978, do ông Hensomring làm chủ tịch, các lực lượng quân đội Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang của Mặt trận phản công. Ngày 7.1.1979, liên quân tiến vào giải phóng Phnom Penh. Phản ứng quốc tế đối với việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia không thuận lợi cho Việt Nam. Chỉ có Liên Xô, Lào và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra tuyên bố ủng hộ. Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia ASEAN..v..v.. ra tuyên bố lên án Việt Nam xâm lược, nhiều thế lực thù địch lợi dụng con bài Campuchia, ra sức chống phá và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện chính sách bao vây cấm vận nhằm làm suy yếu và tạo sức ép với Việt Nam. Theo yêu cầu của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia, Việt Nam để lại một lực lượng quân tình nguyện giúp nhân dân Campuchia ổn định tình hình và xấy dựng lại đất nước. Hai nước đã kí hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác vào 2.1979. Từ năm 1982, hàng năm một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia được rút về nước.Song các nước ủng hộ chính quyền ba phái ( lực lượng Pol Pot liên kết với phái Hoàng gia và phái Son San thành lập vào tháng 6.1981) vịn vào việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia để thực hiện chính sách cấm vận và các hoạt động chống phá Việt Nam. Họ
- đòi Việt Nam rút quân khỏi Canpuchia như một điều kiên tiên quyết cho một giải pháp về vấn đề chính trị ở Campuchia, cho việc bình thường hóa và cải thiện quan hệ giữa họ và Việt Nam. Từ đầu năm 1985, tình hình có nhiều chuyển biến mới. xu hướng hòa hoản phát triển mạnh trên thế giới. Các nước lớn liên quan như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ không muốn cuộc xung đột Camphuchia kéo dài, làm ảnh hưởng đến việc triển khai quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với khu vực Đông Nam Â.5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thành lập nhóm p5 về vấn đề Campuchia. Tuy vậy do tính chất phức tạp nên trải qua nhiều năm. Nhiều cuộc hội nghị, đàm phán, vấn đề Campuchia mới được giải quyết triệt để. Còn trong những năm cuối thập kỷ 1980, đây vẫn là một trong những điểm nóng thu hút sự quan tâm, dính liếu của nhiều nước trên thế giới. 2.2.4. Quan hệ với các nước Đông Nam Á khác Ngay sau năm 1975 các nước Đông Nam Á có nhiều nguy ngại trong quan hệ với Việt Nam, họ lo sợ Chủ nghĩa Cộng sản đối với đất nước họ , họ lo sợ học thuyết Domino của Mỹ sẽ ứng nghiệm. trong bối cảnh đó tháng 1.1976, Hội nghị ngoại giao lần thứ 12 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đưa ra tuyên ngôn về hoạt động đối ngoại của Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ “phấn đấu cho một Đông Nam Á độc lập, hoà bình, trung lập, không có quân đội và căn cứ của đế quốc. Đến tháng 7.1976, bộ trường ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đưa ra chính sách ngoại giao 4 điểm của nước ta đối với các nước Đông Nam Á . Nội dung của tuyên bố này phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp ước Bali nên được các nước ASEAN hoan nghênh. Trên cơ sở đó quan hệ Việt
- Nam với các thành viên ASEAN trước khi phát sinh vấn đề Campuchia đã từng bước cải thiện, chuyễn dần từ quan hệ đối đầu căng thẳng sang đối thoại và xúc tiến bình thường hóa. Việt Nam lần lượt thiết lâp quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN. Bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh, sau đó là thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm các nước ASEAN vào 12.1977 và 9.1978. Tuy nhiên, từ cuối năm 1978, ở Đông Nam Á xuất hiện những luồng gió ngược chiều khi xung đột biên giới Campuchia Viêt Nam bộc lộ công khai. Khi quân đội Việt Nam vượt qua biên giới tràn qua lãnh thổ Campuchia giải phóng thủ đô Phom Penh theo lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Đoàn kết cứu nước Campuchia ( 12.1978), các nước ASEAN lo ngại chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và có thể kéo họ vào cuộc xung đột khu vực, nên quan hệ giữa các nước này và Việt Nam trở nên căng thẳng, đối đầu kéo dài hơn một thập kỷ về vấn đề Campuchia. Đông Nam Á bị phân thành hai nhóm nước, nhóm ba nước Đông Dương và nhóm nước thành viên ASEAN. 2.2.5. Quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa và không liên kết Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược 1975, Việt Nam có uy tín lớn trong các nước dân tộc chủ nghĩa và không liên kết và đã tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần phát huy vai trò tích cực của phong trào không liên kết trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình, độc lập và chủ quyền của các dân tộc. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước thế giới thứ ba: Nê Pan, Mianma ( từ Tổng lãnh sự lên đại
- sứ quán ), Mandivo, Côoét, Thổ Nhĩ Kỳ, Gioocdani, Li Băng, A Rập, Xarauy, Xây Sen ( Xri Lanka), Dimbabue, Sát, Xie Raleon, Guyana,GaBông, TôGô, Nigie, Li Bi, Mô dăm bích, Capve, Ruanđa, Côtđivoa, Ăng gô la, Êtiopia, Nigieria, Xao Tô mê và Prin xi pe, Mê Hi Cô,Panama,Giamaica, Cotxta Rica, Cô lôm bi a, Grenada,Nicaragoa, Êcuadoa. Trong các năm 19781980, các đoàn chính thức do phó chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ và Đại Tướng Võ Nguyên Gíap dẫn đầu đã thăm 19 nước trung đông Châu Phi.Một số nguyên thủ quốc gia như tổng thống Ghinê xích đạo ( 1977 ), Xây xen (1980), chủ tịch MôDămBích (1984) đã sang thăm Việt Nam . Với Ấn Độ và một số nước Arập tiến bộ có tiềm lực kinh tế, Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác, tranh thủ vốn, vay dầu và lương thực, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của họ trong vấn đề hợp tác khai thác dầu khí. Số vốn tranh thủ được từ khu vực này từ năm 19761980 là 1,036 tỷ đô la Mỹ, trong số này khoảng 80 triệu là viện trợ không hoàn lại và 956 triệu đô la là vốn vây ưu đãi; trong đó các nước Arập cho vay 913 triệu, riêng Irắc trên 513 triệu đô la Mỹ, viện trợ không hoàn lại 40 vạn tấn dầu, 5 triệu đô la tiền mặt và 200 máy kéo; Li Bi cho vay dầu thô trị giá 102,7 triệu đô la Mỹ; Angieri cho vay dầu thô trị giá 253,6 triệu đô la Mỹ, Côoet cho vay tiên mặt với điều kiện ưu đãi 53 triệu đô la Mỹ để Việt Nam xây dựng 1 số công trình cơ sở hạ tầng. Trong thời gian Mỹ và 1 số nước phương tâu thi hành chính sách bao vây, cấm vận đối với Việt Nam, nhiều nước dân tộc chủ nghĩa, nhiều
- nước thành viên Phong trào Không Liên kết vẫn duy trì quan hệ tốt với Việt Nam, đặc biệt là Ấn Độ, Irắc, Angiêri ,Li Bi..v..v.. Tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ năm 1976 tại Côlômbô ( Xri Lanka), hội nghị cấp cao lần thứ sáu năm 1979 tại LaHaBaNa và hội nghị cấp cao lần thứ bảy năm 1983 tại NiuĐêLi, Việt Nam đã tích cực và chủ động phối hợp với các nước thành viên tích cực của phong trào nhằm thực hiện các mục tiêu của phong trào và có lập trường đúng đắn, trong vấn đề CamPuChia 2.2.6. Quan hệ với các nước Tư Bản và các Tổ chức quốc tế Trong thời gian từ năm 1976 đến 1986, Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với các nước TBCN, thiết lập các cơ quan đại diên ngoại giao Nhật Bản, Canada, CH Liên Bang Đức, Ôxtraylia. Từ năm 1976 đến trước khi xảy ra vấn đề Campuchia, nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước Tây Âu, Bắc Áu, Nhật Bản nhằm mở ra quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các nước thuộc khu vực này. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Pháp , Phần Lan và Đan Mạch năm 1977. Đây là thời kì Việt Nam vay được vốn và tranh thủ được viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, thiết bị kỹ thuật của 1 số nước tư bản phương tây. Trong thời gian 1976 1980, Việt Nam đã tranh thủ từ các nước này 2,263 tỷ đô la Mỹ, trong đó 54 phần trăm là cho vay, 46 phần trăm là viện trợ không hoàn lại. Chỉ tính riêng các nước Bắc Âu , từ sau năm 1975 đến cuối 1978, đã dành cho Việt Nam 612 triệu đô la Mỹ, trong đó 91 phần trăm là viện trợ không hoàn lại. Thụy Điển và Pháp nằm trong số những nước viện trợ quan trọng. Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với
- nhiều nước Tây Âu và Bắc Âu như Pháp, Thụy Điển, Bỉ và các hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty dầu khí lớn của Pháp, Đức, Italia. Trong thời gian chiến tranh, Việt Nam đã có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế. Từ sau ngày giải phóng, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức quốc tế và 19 điều ước quốc tế. Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp quốc. Sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Campuchia, từ giữa năm 1979 quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước TB phát triển ngày giảm sút hẳn; đối với một số nước quan hệ trở nên băng giá.Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Châu Á cũng ngừng cấp vốn cho Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ của Việt Nam với 1 số tổ chức quốc tế vẫn được duy trì và có những lĩnh vực được đẩy mạnh. Từ năm 19771986, hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 527,9 triệu đô la Mỹ, trong đó phải kể đến chương trình lương thực thế giới (WFP) với 253 triệu đô la Mỹ ..v..v.. Sự tham gia và hợp tác của Việt Nam với các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của Liên Hợp Quốc thời kì này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật, đáng chú ý là: 1. Giúp khắc phục một phần những khó khăn về kinh tế, xã hội do chiến tranh để lại; hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát triển và xã hội, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh công cộng. 2. Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ ở Việt Nam. Thời kỳ này có 104 viện nghiên cứu của Việt Nam có
- quan hệ hợp tác với các tổ chức của Liên Hợp Quốc trên các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thăm dò địa chất, luyện kim, nông lâm thủy sản. khoảng 5 nghìn lượt cán bộ khoa học kỹ thuật đã được cử đi đào tạo và khảo sát ở nước ngoài; hàng chục nghìn người đã được tập huấn kỹ thuật ngắn hạn theo dự án. 3. Góp phần phục hồi, xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Từ năm 19771986, Chính phủ Việt Nam đã cùng chương trình lương thực thế giới triển khái một số dự án quan trọng. Nguồn vốn của chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc được sử dụng vào các lĩnh vực công nghiệp. nguồn vốn này cũng đã được sử dụng để triển khai những chương trình, dự án kinh tế có tính vĩ mô như quy hoạch tổng thể, tổng quan vùng kinh tế, góp phần giúp Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới được khởi sướng từ năm 1986. Trong các hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, những người Việt Nam “di tản” hay”những người ra đi bất hợp pháp”, “thuyền nhân” là vấn đề đã bị một sô thế lực thù địch với Việt Nam lợi dùng hòng gây khó khăn cho Việt Nam ở trong nước và trên Quốc Tế. Sau ngày 30/4/1975, dòng người ra đi bất hợp pháp diễn ra ồ ạt trong những năm 19781979 dòng người ra đi bất hợp pháp tăng lên. Hầu hết những người di tản đều đi bằng thuyền tới các nước lân cận Việt Nam do đó được thế giới gọi là “thuyền nhân”, sau đó phần lớn đi sang Mỹ, một số sang các nước phương Tây khác. Nguyên nhân chính là các thế lực thù địch kích động dòng người Việt Nam ra đi bất hợp
- pháp nhằm làm giảm uy tín quốc tế của Việt Nam, làm cho Việt Nam mất ổn định về chính trị xã hội, phá hoại đoàn kết dân tộc, gây bất hòa giữa Việt Nam với các nước láng giềng, là nơi tạm trú đầu tiên của những người ra đi bằng thuyền. Cũng có người ra đi với hy vọng sẽ có được cuộc sống kinh tế khá hơn ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam coi vấn đề người di tản là vấn đề nhân đạo và chủ trương giải quyết vấn đề đó trên tinh thần nhân đạo, đồng thời đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực, chủ động ngăn chặn dòng người di tản và chống lại những âm mưu tổ chức đưa người Việt Nam ra đi bất hợp pháp, tăng cường biện pháp tuyên truyền và tổ chức cho người xuất cảnh hợp pháp.Chính Phủ Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với cơ quan Cao ủy liên Hợp quốc về người tị nạn ( HCR) và tổ chức di cư quốc tế ( IOM). Theo một hiệp định ký ngày 1161975 giữa Việt Nam và HCR , cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc được lập một phái đoàn đại diên tại Hà Nội với chức năng chủ yếu là súc tiến sự giúp đở vật chất cho những người di chuyển do chiến tranh ở Việt Nam . Ngày 3051979, Viêt Nam và HCR kí bản ghi nhớ bảy điểm để phối hợp tổ chức xuất cảnh có trật tự, gọi là chương trình ODP. Trong vòng 10 năm ( từ 19801990) đã có 243.995 người được xuất cảnh thông qua chương trình ra đi có trật tự. Ngày 3/12/1988, hai bên đã kí thỏa thuận về việc tổ chức hồi hương những người tự nguyện trở về từ các nước cho tạm trú. Việc giải quyết cho một số người ra đi bất hợp pháp trở về là vấn đề rất phức tạp, mang tính nhân đạo, nhân quyền và chủ quyền của
- các quốc gia. Do tính chất phức tạp đó nhà nước Việt Nam đã đàm phán với Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (HCR), tổ chức di cư quốc tế (IOM), liên minh Châu Âu và các nước liên quan như Canada, Mỹ, Hà Lan, Đức, một số nước ASEAN để giải quyết vấn đề hồi hương trên cơ sở vừa đáp ứng được nguyện vọng của những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp tự nguyện trở về Tổ quốc để đoàn tụ gia đình, làm ăn, sinh sống, đồng thời tháo gỡ các trở ngại, thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với các nước liên quan.Đồng thời, Việt Nam kiên quyết phản đối việc cưỡng bức hồi hương dưới bất cứ hình thức nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam
63 p | 2213 | 358
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến đến 1945 (diện mạo và đặc điểm)
214 p | 234 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
112 p | 201 | 32
-
Tiểu luận Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975
26 p | 105 | 26
-
Bài tiểu luận Lịch sử kinh tế Việt Nam: Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy
20 p | 330 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
188 p | 112 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 p | 56 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây)
100 p | 47 | 9
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam với di tích lịch sử tại địa phương ở trường Trung học phổ thông tỉnh Nghệ An
25 p | 77 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lí luận văn học: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại - nhìn từ góc độ thể loại
29 p | 36 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại
15 p | 88 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải thích của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông
178 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
162 p | 76 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT thành phố Bắc Ninh
114 p | 37 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
132 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Vận dụng qua chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918)
284 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
129 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn