Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây)
lượt xem 9
download
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương trình bày đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử và khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây; các phương thức tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây Chương 3: Vấn đề hư cấu và xu hướng huyền thoại hóa trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN THÙY MINH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH THỂ LOẠI (QUA VIỆC KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN THÙY MINH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH THỂ LOẠI (QUA VIỆC KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Hương Hà Nội - 2009
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................... 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 6 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN ................... 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 8 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 11 Chương 1: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ....................................................................... 11 1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: ......................................................................... 11 1.1.1. Giới thuyết khái niệm tiểu thuyết lịch sử: ...................................... 11 1.1.2. Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử: ..................................... 13 1.2. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .................................................... 20 1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam qua các thời kì phát triển: ............... 20 1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong khuynh hướng phát triển chung của thể loại tiểu thuyết những năm gần đây: ............................................ 22 Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ..................................................... 28 2.1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN .................................................. 28 2.1.1. Những vấn đề lý thuyết: ................................................................. 28 2.1.2. Khảo sát tác phẩm: ......................................................................... 34 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 1
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh 2.2. GIỌNG ĐIỆU: ...................................................................................... 48 2.2.1. Giọng điệu tự hào trước lịch sử :..................................................... 49 2.2.2. Giọng điệu hoài nghi trước lịch sử : .............................................. 51 2.2.3. Giọng điệu mang tính nhân đạo sâu sắc: ........................................ 52 3.3. THỜI GIAN: ......................................................................................... 54 2.4. KẾT CẤU: ............................................................................................ 59 2.4.1. Tính “vòng tròn” của kết cấu: ........................................................ 60 2.4.2. Sự xâm nhập của các thể loại vào trong kết cấu tiểu thuyết: ......... 61 Chương 3: VẤN ĐỀ HƯ CẤU VÀ XU HƯỚNG HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 64 3.1. NHÂN VẬT: ........................................................................................ 64 3.1.1. Hệ thống nhân vật có thực trong lịch sử: ....................................... 65 3.1.1.1. Kiểu nhân vật lập trường tư tưởng hoặc tâm lý: ..................... 66 3.1.1.2. Kiểu nhân vật số phận – tính cách: ......................................... 74 3.1.2. Hệ thống nhân vật hư cấu hoàn toàn: ............................................. 79 3.1.2.1. Các nhân vật nữ:...................................................................... 80 3.1.2.2. Nhân vật mang tính chất huyền ảo: ......................................... 82 3.2. XU HƯỚNG HUYỀN THOẠI HÓA:.................................................. 85 3.2.1. Không gian huyền ảo: .................................................................... 86 3.2.2. Việc sử dụng văn hóa dân gian và mô típ “vật hóa” nhân vật:........... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 92 THƯ MỤC THAM KHẢO ................................................................................. 94 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 2
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong khi các nhà phê bình và bạn đọc tâm huyết còn đang loay hoay với câu hỏi tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu thì tiểu thuyết, từ trong nội tại vẫn tồn tại và phát triển, thậm chí là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam đương đại. Đặc biệt, những năm gần đây (chúng tôi tính từ năm 1986 đến nay), tiểu thuyết Việt Nam đang cố gắng đổi mới để theo kịp thế giới và theo kịp sự vận động của lý luận thể loại. Dù chưa có những thành tựu đặc biệt, những cố gắng cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời gian qua là đáng ghi nhận. Trong hiện trạng chung trên, tiểu thuyết lịch sử (TTLS) nổi lên như một mảng sáng dù nhỏ nhoi nhưng cũng để lại khá nhiều cảm xúc. Xét trong không nhiều những tiểu thuyết gây được sự chú ý của giới phê bình và bạn đọc thì có đến gần một nửa là TTLS. Ngoài việc nhận được sự quan tâm của độc giả, TTLS cũng “thu hoạch” được khá nhiều giải thưởng chính thức. Năm 2003, giải thưởng tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam được trao cho cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Năm tiếp theo, giải thưởng này lại được trao cho một tiểu thuyết lịch sử khác là Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Dường như nhà văn Nguyễn Xuân Khánh rất có duyên với TTLS vì một tác phẩm khác của ông, Mẫu thượng ngàn, cũng đã nhận được giải thưởng tiểu thuyết của Hội nhà văn Hà Nội năm 2006. Nói như vậy để thấy rằng, TTLS Việt Nam những năm gần đây là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Vì thế, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu, phê bình và luận văn, luận án viết về TTLS Việt Nam . Tuy nhiên, vẫn Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 3
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh thực sự cần có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống nhìn từ góc độ đặc trưng thể loại. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (Qua việc khảo sát một số tác phẩm những năm gần đây)” cho luận văn của mình. Chúng tôi tiếp cận đối tượng từ góc độ loại hình thể loại vì TTLS cũng là một tiểu loại trong thể loại tiểu thuyết. Nó mang những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết và cũng có một số đặc điểm riêng biệt của tiểu loại TTLS. Chúng tôi hi vọng rằng luận văn này sẽ góp phần để có một sự tổng hợp rộng hơn (không dám nói là toàn diện) về TTLS Việt Nam những năm gần đây. Và nếu may mắn thì có thể tìm ra được một số qui luật nào đó trong sự phát triển của TTLS Việt Nam. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Mặc dù TTLS là một đối tượng hấp dẫn, nhưng chưa có những công trình nghiên cứu công phu về nó, đặc biệt là hầu như chưa có công trình nào được xuất bản thành sách hay chuyên luận. Chỉ có chuyên luận Tiểu thuyết lịch sử của GS.VS Phan Cự Đệ được in trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Tuy nhiên, chuyên luận này chỉ dừng lại ở việc khảo sát TTLS Việt Nam đến hết thế kỷ XX, còn các tác phẩm gần 10 năm đầu thế kỷ XXI thì chưa được nhắc đến. Những bài nghiên cứu chủ yếu được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành hoặc trên mạng internet. Theo khảo sát của chúng tôi, về TTLS Việt Nam những năm vừa qua có các bài nghiên cứu sau: - Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm 2005: Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại), của Nguyễn Danh Phú. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 4
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh - Bài nghiên cứu Tiểu thuyết và lịch sử của Lại Nguyên Ân đăng trên diễn đàn “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu” của báo điện tử Vietnamnet ngày 31/10/2005. - Bài nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, suy nghĩ từ những tác phẩm mang chủ đề lịch sử và báo cáo khoa học Cá nhân hóa hư cấu của TS. Phạm Xuân Thạch, được đăng trên website cá nhân của tác giả. - Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2008: Hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu của Lê Thị Bích Hòa. - Bài báo của nhà phê bình Hoài Nam có tên: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: tiểu thuyết hay truyện kể đăng trên diễn đàn “Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu” của Vietnamnet ( http://www.vnn.vn ngày 17/10/2008). - Bài nghiên cứu của TS. Trần Thị An trên Tạp chí nghiên cứu văn học: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu thượng ngàn”. - Bài phỏng vấn của nhà văn Trung Trung Đỉnh với tác giả Nguyễn Xuân Khánh và Ngô Văn Phú Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần hư cấu được đăng trên báo điện tử: http://www.vietbao.com - Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1999, Luận án tiến sĩ ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, năm 1999 của Nguyễn Văn Lợi. Những bài viết và công trình nghiên cứu trên đã tìm hiểu tiểu thuyết trên nhiều khía cạnh khác nhau, như: nghệ thuật hư cấu, hình tượng nhân vật, ảnh hưởng của văn hóa đến TTLS hay quá trình cá nhân hóa lịch sử... Tuy nhiên, thường những công trình ấy chỉ tập trung vào một vấn đề hoặc một tác phẩm cụ thể. Chúng ta chưa thấy sự tổng hợp hệ thống các đặc trưng trong nhiều tác phẩm. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 5
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh Điểm dừng đó chính là gợi ý cho chúng tôi lựa chọn và thực hiện luận văn này. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Trong luận văn của mình, chúng tôi xuất phát từ góc độ loại hình thể loại để nghiên cứu TTLS Việt Nam. Như đã nói, TTLS là một loại hình của thể loại tiểu thuyết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát đối tượng ở khía cạnh đặc trưng của thể loại tiểu thuyết trên các cấp độ: phương thức tự sự và hình tượng thẩm mỹ. Trong đó, cấp độ phương thức tự sự bao gồm các vấn đề: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, thời gian và kết cấu văn bản; cấp độ hình tượng thẩm mỹ gồm vấn đề hư cấu (được thể hiện ở các khía cạnh: hình tượng nhân vật và xu hướng huyền thoại hóa). 3.2. Về mặt tác phẩm, do dung lượng mỗi cuốn tiểu thuyết rất lớn và giới hạn phạm vi đề tài nên chúng tôi không thể khảo sát tất cả TTLS đã từng xuất bản mà chỉ tập trung vào một số tác phẩm xuất bản từ năm 1986 đến nay, là thời kỳ mà tiểu thuyết Việt Nam nói chung có nhiều biến đổi đáng kể. Cụ thể là các tác phẩm sau: - Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần (4 tập) gồm: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa và Vương triều sụp đổ (Hoàng Quốc Hải) - Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) - Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) - Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) - Giàn thiêu (Võ Thị Hảo) Sự lựa chọn tác phẩm hoàn toàn dựa trên quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Đây là những TTLS gây được sự chú ý của độc giả và những người Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 6
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh nghiên cứu văn học. Trong số đó, chúng tôi chọn tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (một nhà văn gốc Việt đang định cư ở Mỹ) vì thứ nhất, về mặt ngôn ngữ thì đây là một tiểu thuyết viết bằng tiếng Việt; thứ hai, về mặt nội dung, tiểu thuyết này nói về một thời kỳ lịch sử của Việt Nam, mang đậm văn hóa Việt. Cũng vì xét trên hai phương diện đó nên một cuốn TTLS gây được tiếng vang lớn trong giới phê bình về sự cách tân hình thức và nội dung là Vạn Xuân của Yveline Feray không thuộc đối tượng tìm hiểu của luận văn. Bởi, đây là cuốn tiểu thuyết do một nhà văn Pháp viết bằng tiếng Pháp, và mặc dù nội dung về lịch sử Việt Nam nhưng được nhìn với con mắt của một người nước ngoài. Trong số các tác phẩm trên, cùng là đối tượng khảo sát nhưng mức độ khảo sát của luận văn đối với từng tác phẩm cũng không giống nhau. Do định hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung hơn vào các tác phẩm: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) và Giàn thiêu (Võ Thị Hảo). Hai tác phẩm còn lại được khảo sát với mục đích tạo tính hệ thống và toàn diện cho đối tượng nghiên cứu. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Luận văn hướng tới một số mục tiêu cụ thể như sau: - Tìm hiểu sự vận động, biến đổi của TTLS Việt Nam từ 1986 đến nay về phương diện thể loại trên hai trục: lịch đại (trong tiến trình vận động, phát triển của TTLS Việt Nam ) và đồng đại (so sánh tương quan với sự vận động của thể loại tiểu thuyết với tư cách là một bộ phận trong đó). - Tiến hành phân tích tác phẩm trên các vấn đề thuộc về lý thuyết thể loại tiểu thuyết là: phương thức tự sự và hình tượng thẩm mỹ. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 7
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh - Bước đầu nêu lên qui luật vận động của TTLS Việt Nam từ 1986 đến nay; đồng thời tìm hiểu xu hướng biến đổi của TTLS Việt Nam trong bối cảnh cách tân của tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Với việc hướng đến những mục tiêu cụ thể trên, luận văn hi vọng đạt được ý nghĩa: Qua việc khảo sát một số tác phẩm, bước đầu xâu chuỗi các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây thành một đối tượng thống nhất và nghiên cứu đối tượng này trên cơ sở lý thuyết về thể loại. Từ đó, có cái nhìn khái quát hơn về đặc trưng, cũng như sự vận động, phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đúng như tiêu đề, luận văn chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu loại hình học, cụ thể là loại hình học thể loại (typolopgy of genres). Vì TTLS chỉ là một bộ phận của thể loại tiểu thuyết nên thuật ngữ “thể loại” được nhắc đến ở đây chính là thể loại tiểu thuyết. Và khi nghiên cứu trên lý thuyết của thể loại tiểu thuyết, chúng tôi chủ yếu sử dụng lý luận, phương pháp luận và các thuật ngữ, khái niệm của tự sự học/trần thuật học (narratology). Bên cạnh đó lý thuyết của thi pháp thể loại (poetist of genres) cũng cung cấp cho chúng tôi một số công cụ hữu ích để tiến hành luận văn này. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ như: phương pháp nghiên cứu văn hóa, phương pháp so sánh,… 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Như trên đã nói, nội dung của luận văn là tìm hiểu TTLS Việt Nam những năm gần đây trên lý thuyết của thể loại tiểu thuyết ở hai cấp độ: cấp độ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 8
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh phương thức tự sự (bao gồm các vấn đề: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, thời gian và kết cấu văn bản); cấp độ hình tượng thẩm mỹ (gồm vấn đề hư cấu trên hai khía cạnh chính: nhân vật và xu hướng huyền thoại hóa). Dĩ nhiên, việc phân chia hai cấp độ trên cũng mang tính tương đối vì có những vấn đề vừa ở cấp độ phương thức tự sự, lại vừa ở cấp độ hình tượng thẩm mỹ, ví dụ như vấn đề thời gian, vấn đề hư cấu. Những nội dung trên được chúng tôi triển khai trong luận văn theo kết cấu sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử và khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây Chương 2: Các phương thức tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây Chương 3: Vấn đề hư cấu và xu hướng huyền thoại hóa trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 9
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 10
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: 1.1.1. Giới thuyết khái niệm tiểu thuyết lịch sử: Theo M.Bakhtin thể loại là “nhân vật chính” của nền văn học trong sự so sánh tương quan với các phạm trù khác như trào lưu hay trường phái…Ông cho rằng “Thể loại là hình thức điển hình của toàn bộ tác phẩm, của toàn bộ sự biểu hiện nghệ thuật” [4,tr.150]. Nói một cách đơn giản, thể loại là phạm trù phân loại tác phẩm, là qui ước chung trong nhận thức của mọi người như một mô hình cấu tạo văn bản vừa để biểu đạt vừa để định hướng cho sự tiếp thu biểu đạt. Trong phạm vi mỗi “loại” văn học (tự sự, trữ tình, kịch) là các “thể” (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ trữ tình…), sự phân chia của chúng chủ yếu dựa trên các tiêu chí: tố chất thẩm mỹ chủ đạo, giọng điệu, dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm. TTLS là một loại hình của thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về TTLS. Chúng ta lược qua một số khái niệm trong các công trình chính thống: Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi xuất bản năm 1992 thì “tiểu thuyết lịch sử” không có khái niệm riêng mà được gộp trong khái Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 11
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh niệm “thể loại văn học lịch sử”, và được hiểu là “các tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử” [6,tr.205]. Còn trong cuốn Từ điển văn học của nhiều tác giả, nhà xuất bản Thế giới, năm 2004 thì định nghĩa: “Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử chỉ một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử, trong ý nghĩa khái quát là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội”[41,tr.1725]. Ngoài ra, trong Literary Terms and Definitions, thuật ngữ TTLS cũng được định nghĩa: “Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết trong đó nhân vật hư cấu tham gia vào các sự kiện lịch sử, có liên quan đến các sự kiện lịch sử hoặc đóng vai trò là chứng nhân của các sự kiện lịch sử có thật; và có quan hệ qua lại với các nhân vật lịch sử” (tạm dịch) [46]. Như vậy có thể nhận thấy, tất cả các quan niệm trên đều khá thống nhất nhau ở điểm: TTLS là một loại hình tiểu thuyết có đề tài lịch sử, cụ thể hơn là các nhân vật hư cấu có liên quan đến lịch sử. Tuy nhiên, tất cả các khái niệm trên đều chưa nói rõ được như thế nào thì được coi là lịch sử và nhân vật hư cấu liên quan đến lịch sử ở mức độ nào thì được coi là tiểu thuyết lịch sử. Vì sự chưa rõ ràng và cụ thể đó nên việc xác định tác phẩm nào là TTLS còn thiếu thống nhất. Bởi vì, lịch sử, trong nhận thức mang tính phổ quát và ở nội dung đơn giản nhất có thể, là cái thuộc về quá khứ. Mà hầu hết các tác phẩm văn học đều viết về quá khứ. Tuy nhiên, không phải quá khứ nào cũng sẵn sàng được coi là lịch sử và dĩ nhiên không thể coi tất cả các tiểu thuyết viết về quá khứ đều là TTLS. Ví dụ rõ nhất là các tiểu thuyết Việt Nam viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - quãng cách thời gian so với hiện tại ít nhất cũng đã trên 30 năm – nhưng chúng ta khó có thể gọi đó là tiểu thuyết lịch sử, mà các tiểu thuyết này thường được gọi là tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 12
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh cách mạng. Vậy, quá khứ như thế nào mới được gọi là lịch sử và tiểu thuyết nào mới được gọi là tiểu thuyết lịch sử? Trên thực tế, chưa có bất cứ một hệ thống lý thuyết hay công cụ lý luận nào để xác định đâu là tiểu thuyết lịch sử. Thường những tác phẩm được gọi là tiểu thuyết lịch sử đều do các nhà phê bình và bạn đọc mặc nhận mà thôi. Điều đó dẫn đến việc một số tác phẩm được người này định danh là tiểu thuyết lịch sử (hay tiểu thuyết về đề tài lịch sử), người khác lại nói rằng không. Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một ví dụ. Vì thế, để tránh những mâu thuẫn trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, trong luận văn của mình chúng tôi cũng xin giới thuyết khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” như sau: TTLS là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Trong đó các nhân vật hư cấu tham gia trực tiếp vào các sự kiện lịch sử, có liên quan đến các sự kiện lịch sử hoặc đóng vai trò là chứng nhân của các sự kiện lịch sử có thật; và có quan hệ qua lại với các nhân vật lịch sử. Cụ thể, lịch sử phải là quá khứ xa. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhà phê bình Hoài Nam cho rằng: “lịch sử đích thực phải là lịch sử xa, thứ lịch sử mà con người hiện tại được thừa hưởng (hoặc phải chịu đựng) như một thắt buộc định mệnh của quá khứ trong khi họ hoàn toàn vô can với nó (xét theo hành vi)”. Một tiểu thuyết được coi là TTLS “chính danh” trong văn học Việt Nam từ trước tới nay chính là những tiểu thuyết lấy chất liệu từ loại “lịch sử” mà đối với người viết hay người đọc là bất khả tư nghị. Chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát của luận văn này cũng dựa trên quan điểm trên. 1.1.2. Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử: 1.1.2.1. Trước hết, TTLS là một loại hình của thể loại tiểu thuyết nên nó cũng có những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 13
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh Có lẽ, quan điểm chính xác nhất về đặc trưng của tiểu thuyết chính là thể loại này không có đặc trưng cố định, khép kín và hoàn tất. Bakhtin cho rằng tiểu thuyết có “tính biến đổi”, “tính không hoàn thành” và vì thế không thể có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết được coi là ra đời từ thời Hy Lạp – La Mã với những đoạn văn “Đối thoại theo lối Sokrates”, nhưng phải đến thời kỳ Phục Hưng, và chính xác hơn đến tận cuối thế kỷ XVIII nó mới có được vai xứng đáng trong đời sống văn học. Đó là bởi vì trong thế giới cổ đại không diễn ra quá trình định hướng vào hiện tại và tương lai, mà chỉ có xu hướng quay về quá khứ. Bắt đầu từ thời Phục Hưng cái hiện tại không chỉ là sự tiếp nối của quá khứ mà được coi là sự khởi đầu cho tương lai và khi đó tiểu thuyết mới phát huy được vai trò của mình. Khi mà thế giới hiện đại càng ngày càng phức tạp, sâu sắc, con người trở nên tỉnh táo và đòi hỏi hơn thì tiểu thuyết phát huy sức mạnh lấn át của mình bên cạnh các thể loại đã trở nên khô cứng và dường như bị “cốt hóa” và tiểu thuyết trở thành “sử thi của thời đại chúng ta”. Tính “chưa hoàn bị” đó dẫn đến việc tiểu thuyết không hề có những qui phạm về cả nội dung lẫn hình thức. Tiểu thuyết có khả năng lấn át cũng như thu hút, hấp dẫn, dung nạp trong mình rất nhiều thể loại khác. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình….Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết khả năng uyển chuyển của nó” [4,tr.23]. Bakhtin cho rằng tiểu thuyết “gây nên tác động trong quá trình lịch sử chỉ là từng hình mẫu tiểu thuyết riêng biệt chứ không phải một qui phạm thể loại cố định” [4, tr.24]. Không có một cái khuôn nào có thể đúc vừa mọi hình thể của tiểu thuyết: lịch sử tiểu thuyết là lịch sử vượt qua, giễu nhại và chối bỏ những hình thức được kiến tạo trước đó của chính mình. “Đó (tiểu thuyết) là thể loại mãi mãi tìm Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 14
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh tòi, mãi mãi tự khảo sát bản thân mình và xét lại tất cả những dạng thức đã định hình của mình” [4,tr.84]. Tuy nhiên, trong quá trình “cố gắng tìm ra những đặc điểm cấu trúc cơ bản nhất của cái thể loại mềm mại nhất này”, Bakhtin đã đưa ra ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với tất cả các thể loại khác: 1. Tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết. 2. Sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết. 3. Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực xúc tiếp tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó. [4,tr.36] Có thể nói, ba đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết mà Bakhtin đưa ra trên đã khái quát chính xác các đặc trưng tự sự của thể loại này. Đặc điểm thứ ba cho thấy bản chất của thể loại tiểu thuyết xét trên cấp độ hình tượng thẩm mỹ. Đây là đặc trưng khiến cho tiểu thuyết khác biệt cơ bản với sử thi. Tiểu thuyết là sự “đoạn tuyệt tuyệt đối” với sử thi. Nếu như đối tượng của sử thi phải là “cái quá khứ dân tộc anh hùng”, “cái quá khứ tuyệt đối” và thế giới của sử thi phải được cách ly với hiện tại bởi “một khoảng cách sử thi tuyệt đối” thì đối tượng của tiểu thuyết chính là cái hiện tại dang dở, và thế giới của tiểu thuyết xúc tiếp trực tiếp và tối đa với thế giới hiện tại. Thế giới trong tiểu thuyết là thế giới hiện tại của tác giả, của bạn đọc. Giữa tác giả, bạn đọc và những nhân vật của tiểu thuyết không hề có bất cứ khoảng cách nào. Tiểu thuyết kéo tất cả mọi thứ xuống thấp hơn, gần cuộc sống hơn. Khi mà những qui định, những Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 15
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh chuẩn mực đã có độ vênh nhất định với cuộc sống, khi mà những hình tượng nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng không còn nhận được niềm tin của con người mà thay vào đó là những con người cá nhân phức tạp hơn, đòi hỏi hơn thì chính là lúc các “thể loại cao thượng” phải nhường chỗ cho tiểu thuyết. Bakhtin khẳng định: “Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ được thời đại mới kế thừa ở dạng đã hoàn tất (…) do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi” [4,tr.30]. Cũng bàn về khía cạnh này của tiểu thuyết, Kundera cho rằng tiểu thuyết không chỉ là một thể loại văn học mà nó là một cấp độ trong tư duy nghệ thuật. Văn học đạt đến tư duy tiểu thuyết là khi nó từ bỏ niềm tin về tuyến tính nhân quả, về tính tất định của cuộc đời, và hiểu ra rằng ở đời có vô số chân lý cùng tồn tại đồng thời. Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần của thế giới hiện đại, của thời đại mà khi “chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau”. Milan Kundera cho rằng tiểu thuyết thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của lưỡng lự”. Tiểu thuyết không đưa ra các câu trả lời mà đặt ra câu hỏi. Trong tác phẩm Nghệ thuật tiểu thuyết, ông viết: “Tiểu thuyết không khảo sát hiện thực mà khảo sát cuộc sống. Và cuộc sống không phải những gì diễn ra, cuộc sống là vùng các khả năng của con người, tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì nó có thể” [15,tr.22]. Hiện thực đã là cái bề bộn, vậy mà tiểu thuyết không khảo sát hiện thực mà khảo sát cuộc sống (hiện sinh) và khảo sát “vùng khả năng của con người”. Vì vậy có lẽ tiểu thuyết sẽ phải mãi mãi tìm cách để thực hiện sứ mạng của mình – một sứ mạng không có sự kết thúc. Bởi sẽ không bao giờ con người khám phá hết Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 16
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh khả năng của mình và càng ngày con người càng có nhiều dạng để trở nên và có nhiều hơn khả năng có thể. Tính chất phức tạp và bề bộn trong sự xúc tiếp tối đa với “cái hiện tại ở thì không hoàn thành” có tính quyết định và chi phối hai đặc trưng còn lại của tiểu thuyết (các đặc trưng ở cấp độ phương thức tự sự) là tính chất đa ngữ của ngôn ngữ và tính chất thay đổi của thời gian. Trong đó, có thể nói, đặc trưng về thời gian là đặc trưng nổi bật ở tiểu thuyết. Tiểu thuyết có ưu thế vượt trội so với các thể loại khác trong việc phản ánh cuộc sống một phần nhờ vào đặc trưng thời gian của nó. Tiểu thuyết có khả năng nhấn mạnh tính chất quá trình, tính chất dòng chảy thời gian của đối tượng tự sự. Thời gian trong tiểu thuyết có thể căng ra hết cỡ, có thể rút ngắn hết cỡ một cách linh hoạt. Chính vì vậy, trong khi nghiên cứu tiểu thuyết, phạm trù thời gian được chú ý hơn nhiều so với phạm trù không gian. Thời gian trong tiểu thuyết được hiểu là một yếu tố tổ chức cốt truyện, vừa là trục tồn tại của nhân vật. Nó là phạm trù vừa thuộc về kĩ thuật tự sự, vừa thuộc cảm quan thẩm mỹ của người viết. 1.1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử có tất cả những đặc trưng trên của tiểu thuyết. Ngoài ra, TTLS còn có những đặc trưng riêng khác biệt so với các loại hình tiểu thuyết khác. Những đặc trưng đó xuất phát từ đối tượng TTLS là lịch sử. Phải chăng có mâu thuẫn khi mà ở trên chúng ta đã nói rất nhiều đến đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết là sự “xúc tiếp tối đa với hiện tại ở thì không hoàn thành” trong khi TTLS lại nói đến quá khứ, thậm chí là “quá khứ xa”, là cái “lịch sử tuyệt đối”. Có vẻ như xét từ góc độ đối tượng phản ánh thì TTLS gần với sử thi hơn là tiểu thuyết. Tuy nhiên, chính quá trình cố gắng để không trở thành sử thi mà trở thành tiểu thuyết đã tạo nên đặc trưng của TTLS so với các loại hình tiểu thuyết khác. Đó là đặc trưng về nghệ thuật hư cấu. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 17
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thùy Minh Nếu như đối với các loại hình tiểu thuyết khác, người viết có thể mặc sức hư cấu tất cả những gì mình muốn thì đối với TTLS lại không có được sự tự do như vậy. Người viết TTLS như một người thợ sửa chữa lại một ngôi nhà cũ chứ không được phép xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn theo ý muốn của mình. Và công việc sửa chữa ấy đôi khi lại đòi hỏi kĩ thuật và sức sáng tạo nhiều hơn. Người viết TTLS chỉ được hư cấu trên những cứ liệu có sẵn, thậm chí đã trở thành những nhận thức cố định trong suy nghĩ của mỗi người. Hư cấu làm sao để vừa phải đúng với những gì đã diễn ra trong lịch sử vừa phải làm cho cái “đã có”, “đã từng sống” ấy sinh động như cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Dù cho người viết muốn tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử to lớn hay chỉ coi “lịch sử như là chiếc đinh để treo bức tranh cuộc sống” (nhà văn A.Dumas) thì sự hư cấu của người viết vẫn phải nằm trong “vòng kim cô” của những gì đã là lịch sử. Dù cho A.Dumas muốn kể về một thời kì lịch sử phong kiến Pháp khác đi so với những gì được ghi trong chính sử thì ông vẫn phải dựa vào những cứ liệu lịch sử (như các sự kiện lịch sử lớn, phong tục tập quán, phong cách sống của thời kì đó) để tái hiện một cuộc sống “giống như lịch sử” ở mức độ nhất định mà người đọc có thể chấp nhận, để người đọc không phải tự hỏi đó là lịch sử nước Pháp hay lịch sử nước Anh hay lịch sử bất cứ quốc gia nào khác. Và dù cho Dumas muốn lãng mạn hóa các ông hoàng bà chúa bằng những mối tình thơ mộng thì cũng không thể tách họ ra khỏi những biến cố lớn đã từng xảy trong cuộc đời họ (mà lịch sử đã ghi nhận). Như vậy có thể thấy rằng, nghệ thuật hư cấu trong TTLS khác biệt so với nghệ thuật hư cấu trong các loại hình tiểu thuyết khác. Đó là “hư cấu trong giới hạn”. Nói như vậy không có nghĩa sự hư cấu ở TTLS ít hơn so với các loại hình tiểu thuyết khác, mà thậm chí ở TTLS còn đòi hỏi phải sáng tạo Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại…. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 310 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 231 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 192 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn