Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 1975) ở trường trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án "Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 1975) ở trường trung học phổ thông" là khẳng định tầm quan trọng của phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu quá trình vận dụng phương pháp tích hợp trong các thành tố cơ bản của quá trình dạy học Lịch sử, từ đó đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 1975) ở trường trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯƠNG TRUNG PHƯƠNG vËn dông ph-¬ng ph¸p tÝch hîp trong qu¸ tr×nh d¹y häc lÞch sö viÖt nam (1945 - 1975) ë tr¦êng trung häc phæ th«ng Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hưởng - Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Đàm Thị Uyên - Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. Đoàn Nguyệt Linh - Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TT Tên công trình Năm Tên tạp chí/Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các Các mức độ tích hợp kiến thức trường Đại học Sư phạm toàn quốc 1 trong dạy học lịch sử ở trường 2018 lần thứ VII năm 2018, Số: ISBN THPT hiện nay 978-604-54-4525-9, Trang: 557-560, Sự cần thiết của phương pháp tích Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1- 2 hợp trong dạy học lịch sử ở trường 2019 2/2019), Trang: 29-32. trung học phổ thông hiện nay Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư Phương pháp tích hợp trong dạy 3 2019 phạm Hà Nội, Số: 2A, 2019, Trang: học lịch sử ở trường THPT 230 - 239. Hệ thống phương pháp dạy học Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư lịch sử theo định hướng phát 4 2020 phạm Hà Nội, Số 4C, 2020, Trang: triển năng lực học sinh ở trường 296-303. trung học phổ thông Dạy học tích hợp nội dung “Cuộc kháng chiến toàn quốc Tạp chí Giáo dục, Số 484 (Kì 2- 5 2020 chống thực dân Pháp (1946- 8/2020), Trang: 32-37. 1954)” cho học sinh lớp 12 Thực trạng và giải pháp vận Hội thảo khoa học Chương trình giáo dụng phương pháp tích hợp trong dục phổ thông 2018 và sách giáo 6 2021 dạy học lịch sử ở trường trung khoa Lịch sử mới từ nội dung đến học phổ thông thực tiễn triển khai, Trang 303-316. Khai thác một số nguồn tư liệu về chủ quyền biển đảo để sử Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 7, 7 2022 dụng trong dạy học phần lịch sử (6/2022), Trang 16-21. Việt Nam thời cổ trung đại. Một số biện pháp tích hợp tư liệu Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số đặc 8 biển, đảo trong dạy học lịch sử ở 2022 biệt 2 (7/2022), Trang 148-150. trường trung học phổ thông
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trên thế giới, TH trong giáo dục nói chung đã được nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả từ những năm 60 của thế kỉ XX. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, việc xây dựng và tổ chức DHTH các môn học không những góp phần phát triển ở HS năng lực tổng hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để vận dụng vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn giúp giảm số môn học, giảm áp lực thi cử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ GV. Xuất phát từ xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng, trong bối cảnh khối lượng tri thức nhân loại đang gia tăng theo cấp số nhân mỗi ngày nhưng thời gian học tập của HS có hạn, dẫn đến việc vận dụng PPTH vào quá trình dạy học nói chung trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục. 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2022 xác định rõ sự cần thiết của việc tích hợp về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học - là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống của HS. 1.3. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy chất lượng dạy học nói chung và chất lượng DHLS nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: sự bất cập của chương trình, SGK; GV chưa đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, PPDH; cơ sở vật chất, phương tiện, tư liệu dạy học ở các trường phổ thông còn thiếu,… Do đó, bên cạnh yêu cầu đổi mới tất cả các mặt, các khâu của quá trình dạy học thì việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông trở thành yêu cầu cấp bách. Đối với bộ môn Lịch sử, vận dụng PPTH trong dạy học là cách thức để khắc phục những hạn chế của lối dạy học “khép kín”, giúp HS lĩnh hội tri thức tổng hợp, hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, nhất là năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. 1.4. Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Môn Lịch sử mang trong mình sứ mệnh trang bị hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị truyền thống, văn hóa tiêu biểu của dân tộc và nhân loại. Từ đó, vun đắp, bồi dưỡng các giá trị truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái… niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhân dân ta trong xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước, góp phần hình thành ý thức trách nhiệm công dân, phẩm chất và bản lĩnh người Việt Nam trong xu thế phát triển của thời đại. 1.5. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng, là thời kỳ đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, nội dung phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có những ưu thế và thuận lợi căn bản để vận dụng PPTH vào quá trình dạy học nhằm phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất của người học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Vận dụng PPTH trong quá
- 2 trình DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT” làm đề tài luận án Tiến sĩ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình vận dụng PPTH trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS, PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành lịch sử. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận về PPTH nói chung và PPTH trong DHLS nói riêng; việc vận dụng PPTH trong quá trình DHLS; Chương trình môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975); PPDH tích hợp phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. - Địa bàn và thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông nói chung, tập trung chủ yếu ở cấp THPT trên phạm vi cả nước (Bắc Kạn, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang); Đề tài giới hạn địa bàn TNSP tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời thời gian từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2021 - 2022. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của PPTH trong DHLS hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu quá trình vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS, từ đó đề xuất các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận về TH, PPTH trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông; Đánh giá thực trạng vận dụng PPTH trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trên phạm vi cả nước; Đề xuất PPTH để tổ chức dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT; Tiến hành TN sư phạm đối chiếu kết quả thu được từ các lớp TN và các lớp ĐC để rút ra những kết luận về tính khoa học, tính khả thi của luận án. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về giáo dục và giáo dục lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Phương pháp quan sát, Phương pháp điều tra xã hội học); Phương pháp TNSP; Phương pháp thống kê toán học. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được những nội dung lịch sử có thể khai thác để vận dụng PPTH, những định hướng vận dụng PPTH trong các thành tố của quá trình DHLS và đề xuất được các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. 6. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định được tầm quan trọng của việc vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT; Phác họa được bức tranh toàn cảnh về thực trạng vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT; Xác định
- 3 được các yêu cầu cần đảm bảo khi vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT; Xác định được cách thức vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS ở trường THPT; Đề xuất được các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn về PPTH trong dạy học nói chung, PPTH trong DHLS nói riêng. - Giúp GV biết cách vận dụng PPTH vào thực tiễn DHLS ở trường THPT để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn; Là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường - khoa sư phạm nói chung, GV ở các trường THPT nói riêng. 8. Cấu trúc của luận án Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Vấn đề vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Lí luận và thực tiễn Chương 3. Vận dụng phương pháp tích hợp trong các thành tố cơ bản của quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông Chương 4. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu về phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận, phân tích và tổng hợp nội dung các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Những cơ sở của lí luận dạy học của B.P. Êxipốp, Giáo dục học của I.A. Ilina, Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông của M.N. Iacôplep, Phát triển tư duy học sinh của M. Alêcxêep, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? Của I.F. Kharlamôp, Lí luận dạy học của trường trung học phổ thông - Một số vấn đề của lí luận dạy học hiện đại của các tác giả M.A. Đanilop, M.N. Xcatkin, Relevance, Balance and Integration of the Content of General Education: Achievements, Trend and Issues - A Synthetic (Tính phù hợp, sự cân bằng và tích hợp trong giáo dục tổng quát: Kết quả từ sự tổng hợp thành tích, xu hướng và các vấn đề liên quan của A. Mihanda Ranaweera, Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường? của Xavier Roegiers, Curiculum intergration: Designing the core of democaratic education (Tích hợp chương trình giáo dục: Thiết kế cốt lõi của nền giáo dục dân chủ) của J.A. Beane, Meeting Standards Through Intergrated Curriculum (Đáp ứng các tiêu chuẩn thông qua chương trình giảng dạy tích hợp) của Susan M. Drake, Rebecca C. Burns, Creating Standards - Based Intergrated Curriculum (Xây dựng chương trình tích hợp dựa trên chuẩn) của Susan M. Drake,...
- 4 Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng hầu hết các nghiên cứu nêu trên mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau song đều tập trung làm rõ lí luận liên quan đến quá trình dạy học, PPDH, nguyên tắc dạy học...; về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học như: nội dung, hình thức, PPDH...; về TH và các hình thức TH trong dạy học nói chung; về mối quan hệ giữa các môn học khác nhau và sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ đó trong việc dạy học ở nhà trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu trong các công trình nêu trên là cơ sở quan trọng để tác giả luận án khẳng định tính vững chắc về mặt lí luận và thực tiễn. Từ đó, đề xuất cách thức vận dụng PPTH trong quá trình dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT hiện nay. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Khi đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về lí luận dạy học như: quá trình dạy học, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở các công trình nghiên cứu trong nước như: Giáo dục học của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Quan điểm sư phạm tích hợp trong việc biên soạn giáo trình Đại học Sư phạm của Nguyễn Quang Uẩn, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới của Thái Duy Tuyên, Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn về tự nhiên và xã hội của Nguyễn Thị Thấn, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa của Trần Bá Hoành, Phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn sau năm 2015 của Nguyễn Anh Dũng, Dạy học tích hợp ở trường phổ thông Australia của Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng, Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông của Nguyễn Thị Kim Dung, Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn, Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học của Đỗ Hương Trà, Giải pháp nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho GV trung học cơ sở các tỉnh khu vực Nam Bộ của Ngô Minh Oanh,... Chúng tôi nhận thấy, nội dung các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học trong nước đã đề cập đến những vấn đề cụ thể như: khái niệm TH; các mức độ TH; vai trò, ý nghĩa của việc TH trong dạy học. Đặc biệt, nhiều công trình đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc vận dụng PPTH trong xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động dạy học ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã cung cấp, làm vững chắc thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của luận án. 1.2. Những nghiên cứu về phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông của A.A. Vaghin, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? của N.G. Đairi, Lịch sử là gì? của N.A. Erôphêép, Những yêu cầu đối với một bài học lịch sử về mặt lí luận dạy học của P.X. Lâybêngrúp, Understanding Shared Histories: A Teaching Package for Southeast Asia (Chia sẻ hiểu biết chung về lịch sử: Sách hướng dẫn giảng dạy về Đông Nam Á) của các tác giả Vanessa Achilles, Simon Hinds, Sarinthorn Vidhayasirinun,... đã phần nào đề cập đến mối quan hệ giữa lịch sử với các lĩnh vực khoa học khác; mối quan hệ giữa các phần, các nội dung, các yếu tố trong bản thân môn Lịch sử; sự cần thiết phải sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu trong quá trình DHLS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục HS. Đây chính là sự khẳng định tính thiết thực và ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu vận dụng PPTH
- 5 trong quá trình DHLS ở trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu của các tác giả sẽ là định hướng quan trọng để chúng tôi vận dụng trong quá trình triển khai các nội dung của luận án này. 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Các công trình nghiên cứu của nhà khoa học trong nước như: Phương pháp giảng dạy lịch sử của các tác giả Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường, Phương pháp dạy - học lịch sử của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học của Kiều Thế Hưng, Một số chuyên đề phương pháp dạy - học lịch sử (2002) của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường, Tích hợp kiến thức các bộ môn Khoa học xã hội trong DHLS ở trường phổ thông của Nguyễn Anh Dũng, Hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông của Đỗ Hồng Thái, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông của Nguyễn Thị Côi, Đề xuất phương án đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông của Nguyễn Anh Dũng, Một số suy nghĩ ban đầu về định hướng xây dựng chương trình và SGK môn lịch sử sau năm 2015 của Nghiêm Đình Vỳ, Một vài ý kiến về chương trình, SGK Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và những định hướng đổi mới của Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông của các tác giả Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp của các tác giả Hà Thị Lịch, Trần Vân Anh, Dạy học tích hợp - Những vấn đề cần nhận thức và thực tiễn của Nguyễn Đức Cương,... đã tập trung làm rõ khái niệm TH, DHTH, lí do của việc tổ chức DHTH, các mức độ và quy trình tổ chức DHTH, về định hướng TH trong xây dựng chương trình, SGK qua đó cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng cho vấn đề mà luận án đang tập trung giải quyết. Bên cạnh đó, các tài liệu này cũng đã giới thiệu một số chủ đề TH theo định hướng phát triển năng lực, đây sẽ là những gợi ý cho tác giả luận án trong việc xây dựng các chủ đề TH. Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu và giải quyết vấn đề về vận dụng PPTH trong quá trình DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT một cách triệt để và sâu sắc. Đây là nhiệm vụ cơ bản mà luận án cần làm sáng tỏ. 1.3. Khái quát chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát chung về các công trình đã công bố và những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu Từ thông tin do các nguồn tài liệu cung cấp, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, vấn đề TH đã được nhiều nhà giáo dục thế giới quan tâm từ nửa sau thế kỷ XIX. Một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới từ lâu đã tiến hành biên soạn chương trình, SGK, tổ chức DHTH và thật sự đem lại kết quả tích cực. Thứ hai, ở Việt Nam qua nhiều lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa, vấn đề TH đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở chương trình giáo dục tiểu học song lại chưa thực sự khả thi ở bậc THCS và THPT. Quan điểm hiện nay là tiếp tục TH sâu ở cấp học dưới và phân hóa dần ở những cấp học cao hơn. Thứ ba, TH trong dạy học môn Lịch sử đã được quan tâm và từng bước áp dụng ở các trường phổ thông Việt Nam, song trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa nắm vững cơ sở lí luận và hạn chế về năng lực vận dụng PPTH trong quá trình DHLS.
- 6 Thứ tư, hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông. Vấn đề làm thế nào để DHTH và vận dụng PPTH trong quá trình DHLS, qua đó đem lại hiệu quả và góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải thỏa đáng. Đó cũng là nhiệm vụ cơ bản mà luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và giải quyết. Trên cơ sở phân tích nội dung các công trình đã được công bố, luận án sẽ kế thừa những vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất, phương pháp luận nghiên cứu về PPDH nói chung. Các con đường, biện pháp, hình thức nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông hiện nay. Thứ hai, những vấn đề lý luận về TH, DHTH, các nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện TH, các mức độ TH trong chương trình môn học; PPTH và các PPDH có thể vận dụng trong DHLS ở trường phổ thông. Thứ ba, hệ thống tư liệu về TH trong dạy học ở trường THCS và THPT; kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; TH trong dạy học các môn ở trường phổ thông nói chung; các mức độ, hình thức và PPTH trong DHLS nói riêng. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết - Hệ thống hóa đầy đủ hệ thống lý thuyết về TH nói chung, TH trong dạy học nói riêng. Đi sâu phân tích làm rõ các quan niệm về TH, DHTH, PPTH, cơ sở của việc TH trong dạy học. - Luận giải, làm rõ lý thuyết và thực tiễn vấn đề TH trong dạy học bộ môn Lịch sử: quá trình DHLS, PPTH trong môn Lịch sử; các mức độ TH, hình thức, PPTH phù hợp với đặc thù bộ môn. - Tiến hành điều tra thực trạng DHLS ở trường phổ thông hiện nay, chú trọng tìm hiểu việc TH trong DHLS ở một số trường phổ thông trên phạm vi cả nước. Nghiên cứu chương trình, SGK phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), làm cơ sở để xác định nội dung, hình thức, phương pháp có thể TH trong dạy học giai đoạn lịch sử này. - Kết quả nghiên cứu nhằm tiếp tục làm rõ lý luận, thực tiễn của việc TH trong DHLS ở trường phổ thông. Xác định được mục tiệu, nội dung, các hình thức tổ chức, biện pháp dạy học phù hợp với trình độ HS, điều kiện thực tiễn, góp phần hình thành năng lực người học. - Tiến hành TNSP để rút ra những kết luận mang tính thực tiễn cao đồng thời khẳng định tính khoa học, tính khả thi của luận án. Chương 2 VẤN ĐỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông 2.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài - Khái niệm tích hợp TH là một khái niệm rộng được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. TH là thuật ngữ có nguồn gốc Latinh với nghĩa là sự xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
- 7 Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tích hợp là sự lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”. Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm TH với nội hàm dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, làm cho con người phát triển hài hòa, cân đối đã xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ XVIII. Trong dạy học các bộ môn, TH được hiểu theo hai khía cạnh: - Là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung kiến thức, kỹ năng từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới; - Là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung cơ bản của từng môn học nhưng chưa tạo ra môn học mới. TH trong dạy học là sự liên kết, phối hợp giữa các yếu tố của cơ bản quá trình dạy học ở những môn học khác nhau có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ, tác động qua lại hoặc trong cùng một môn học tạo thành một thể thống nhất cùng giải quyết một hay một số vấn đề, tình huống cụ thể. - Quan niệm phương pháp tích hợp Xuất phát từ quan niệm về phương pháp nói chung kết hợp với khái niệm về TH, chúng tôi cho rằng PPTH là con đường, cách thức tạo ra cái chung, cái tổng thể trên cơ sở liên kết các bộ phận, các yếu tố riêng lẻ. Xét trong bối cảnh chung của quá trình DHTH, PPTH được xem là một phần quan trọng của quá trình này. PPTH chính là cơ sở, cách thức để GV lựa chọn, huy động, tổ chức TH nội dung, hình thức, PPDH cùng các yếu tố khác của quá trình DHTH cùng thực hiện mục tiêu dạy - học. - Quan niệm dạy học tích hợp Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo: “DHTH là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng”. Xuất phát từ việc tiếp cận dạy học phát triển năng lực, một số nhà nghiên cứu cho rằng: “DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”. Như vậy, có thể hiểu DHTH là quá trình GV sử dụng năng lực sư phạm của bản thân để huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm tổ chức cho HS giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng mới và góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học. - Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Dạy học nói chung, DHLS nói riêng là một quá trình sư phạm phức tạp, trong đó GV giữ vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động dạy - học, còn HS tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, hình thành các phẩm chất, năng lực một cách chủ động và sáng tạo. Bản chất của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình nhận thức. DHLS là một quá trình sư phạm phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, chương trình, SGK, phương tiện dạy học, hoạt động của GV, hoạt động của HS, môi trường dạy học, kiểm tra - đánh giá..... Thiếu một trong những yếu tố ấy thì quá trình dạy học sẽ không hoàn chỉnh, quá trình dạy học phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực cũng do sự tham gia của các yếu tố kể trên. Như vậy, quá trình DHLS là sự thống nhất biện chứng, có sự tác động qua lại giữa hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS. Đây là một quá trình sư phạm
- 8 phức tạp, nó tuân thủ quy luật nhận thức nói chung và quy luật nhận thức lịch sử nói riêng, giúp HS nắm vững bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử cũng như quy luật vận động và phát triển của xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố, các mặt bên trong của quá trình DHLS và quy luật nhận thức lịch sử chính là cơ sở lí luận, là điều kiện cơ bản để vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông. - Phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử Theo nghĩa rộng, PPTH là con đường, cách thức, biện pháp liên kết, phối hợp các yếu tố của quá trình dạy học thành một thể thống nhất trong mối liên hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, nhằm giúp GV tổ chức hiệu quả hoạt động dạy - học. Theo nghĩa hẹp, PPTH là con đường, cách thức, biện pháp liên kết, phối hợp các PPDH khác nhau thành một hệ thống PPDH nhằm giúp GV tổ chức hiệu quả hoạt động dạy - học với đối tượng, nội dung, thời gian và không gian xác định. Trong phạm vi của đề tài luận án, chúng tôi tiếp cận khái niệm PPTH theo nghĩa rộng. Từ đó, có thể hiểu PPTH trong dạy học bộ môn Lịch sử là con đường, cách thức, biện pháp liên kết các yếu tố cơ bản của quá trình DHLS thành một thể thống nhất, xuyên suốt, tác động hỗ trợ qua lại để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động dạy học, giúp HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng có được để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong thực tiễn cuộc sống. - Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử Trên cơ sở kết hợp khái niệm vận dụng với khái niệm PPTH trong quá trình DHLS, chúng ta có thể đi đến kết luận, vận dụng PPTH trong quá trình DHLS là sự áp dụng lí luận về cách thức, con đường TH để tổ chức hoạt động DHLS nhằm đạt được mục tiêu dạy học. 2.1.2. Cơ sở xuất phát của việc vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việc vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường phổ thông xuất phát từ: Tính tất yếu của việc tích hợp trong giáo dục trên thế giới và Việt Nam; Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam; Quan điểm tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử hiện nay. 2.1.3. Phân loại phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Dựa trên cách phân loại của các nhà giáo dục học, căn cứ vào đặc trưng của việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt, xuất phát từ mối liên hệ giữa chặt chẽ, biện chứng giữa các yếu tố cơ bản của quá trình DHLS, chúng tôi đề xuất cách phân loại PPTH trong quá trình DHLS như sau: Phương pháp tích hợp về mục tiêu dạy học, Phương pháp tích hợp về nội dung dạy học, Phương pháp tích hợp về hình thức tổ chức dạy học, Tích hợp về phương pháp dạy học, Phương pháp tích hợp trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS. 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, việc nghiên cứu lí luận về PPDH nói chung, PPTH trong quá trình DHLS ở trường phổ thông nói riêng có vai trò, ý nghĩa quan trọng. - Về vai trò: TH đóng vai trò như là một xu thế tất yếu trong giáo dục; PPTH là cầu nối các yếu tố của quá trình DHLS và giữa các môn học trong nhà trường; Vận dụng
- 9 PPTH trong quá trình DHLS góp phần phát triển năng lực của GV; Vận dụng PPTH trong quá trình DHLS là cơ sở để kết hợp đa dạng, hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học và PPDH. - Về ý nghĩa: Vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức, phát triển phẩm chất và năng lực HS. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông 2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp điều tra - Mục đích điều tra: Tìm hiểu nhận thức của GV và HS về PPTH trong DHLS; Tìm hiểu thực trạng vận dụng PPTH trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975); Tìm hiểu những khó khăn của GV khi vận dụng PPTH trong DHLS và đề xuất giải pháp điều chỉnh; Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của việc vận dụng PPTH đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực ở HS. - Đối tượng điều tra: Để đánh giá được thực trạng vận dụng PPTH trong DHLS và phân tích được nguyên nhân thực trạng đó chúng tôi tiến hành điều tra cơ bản với các đối tượng GV bộ môn Lịch sử (197 GV cấp THCS, THPT) và 986 HS ở các trường phổ thông trên cả nước. - Nội dung điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra đối với GV và HS thông qua bộ câu hỏi được xây dựng với nội dung cụ thể như sau: + Đối với GV: Khảo sát thực trạng nhận thức và vận dụng PPTH trong DHLS ở trường THCS, THPT; Đánh giá về tầm quan trọng của PPTH trong hệ thống PPDH môn Lịch sử; Ghi nhận những khó khăn gặp phải trong vận dụng PPTH và lắng nghe những trao đổi, đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của GV đối với việc vận dụng PPTH trong DHLS. + Đối với HS: Khảo sát nhận thức của HS về PPTH và thực trạng vận dụng PPTH trong học tập môn Lịch sử; tinh thần, thái độ và năng lực của HS khi GV vận dụng PPTH trong DHLS. - Phương pháp điều tra: Triển khai điều tra thực trạng thông qua phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập cơ sở thực tiễn cho quá trình triển khác các nội dung của luận án, nhất là nội dung TNSP. Hoạt động điều tra được tiến hành thông qua phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp, thăm dò ý kiến. 2.2.2. Kết quả điều tra Từ kết quả khảo sát đối với GV và HS, có thể dễ dàng nhận thấy, vấn đề vận dụng PPTH trong DHLS ở Việt Nam đã được GV tiếp cận, thực hiện với những mức độ khác nhau. Quá trình vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của nó trong việc góp phần kích thích hứng thú học tập, nâng cao kiến thức, phát triển phẩm chất và năng lực HS. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông vẫn còn gặp phải những hạn chế cơ bản như: tính chưa đồng đều giữa các đối tượng GV, nhiều GV còn tỏ ra lúng túng khi thực hiện TH về nội dung, hình thức tổ chức dạy học, PPDH,... do chưa nắm vững các nguyên tắc và biện pháp vận dụng PPTH trong quá trình DHLS dẫn đến chất lượng, hiệu quả các bài dạy chưa cao, chưa đáp ứng được kì vọng.
- 10 Chương 3 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1975) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Nội dung kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông có thể tích hợp các thành tố cơ bản của quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) cấp THPT có thể phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21 tháng 7 năm 1954: Những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); Giai đoạn từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày 30 tháng 4 năm 1975: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, bảo vệ độc lập dân tộc (1954 - 1975). Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức cơ bản của phần LSVN (1945 - 1975), GV có thể khai thác để thiết kế thành các chủ đề TH các thành tố cơ bản của quá trình DHLS ở trường phổ thông chủ yếu trên các mặt: TH về nội dung dạy học, TH về PPDH. 3.2. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông Khi vận dụng PPTH trong quá trình DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như: Đáp ứng mục tiêu giáo dục, mục tiêu bộ môn và mục tiêu bài học; Đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục; Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học; Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập của HS; Đảm bảo tính vừa sức; Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo khi TH các PPDH; Đảm bảo phát triển năng lực HS. 3.3. Vận dụng phương pháp tích hợp để xác định mục tiêu dạy học TH các yếu tố của mục tiêu dạy học chính là sự TH của kiến thức, năng lực và phẩm chất từ các yếu tố độc lập thành một thể thống nhất, định hướng chung cho hoạt động dạy - học. Nhìn cả quá trình dạy học thì ba yếu tố cơ bản của mục tiêu dạy học luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là sự kết hợp của mục tiêu nhận thức (kiến thức) - đặt ra nhiệm vụ tiếp nhận kiến thức, phát triển tư duy logic cho HS; mục tiêu năng lực - yêu cầu về các năng lực cần đạt ở HS thông qua hoạt động vận động, thao tác tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học; mục tiêu phẩm chất biểu hiện qua sự thay đổi các thái độ, sẵn sàng hành động và việc phát triển các quan điểm giá trị của bản thân HS. Trong mối quan hệ này, kiến thức trở thành xuất phát điểm, là cơ sở để phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Theo đó, để đạt được mục tiêu về kiến thức, HS buộc phải vận động cả về tư duy lẫn tác động vào cứu tài liệu, đồ dùng học tập, giao tiếp, hợp tác với bạn học…, quá trình này lặp đi lặp lại qua nhiều giai đoạn của tiến trình học tập và qua nhiều bài học nhờ đó HS có năng lực học tập bộ môn Lịch sử, năng lực chung và phẩm chất của HS cấp THPT. Bên cạnh việc TH các mặt của mục tiêu dạy học, việc TH mục tiêu dạy học trong từng bài dạy còn được thể hiện thông qua sự TH các mục tiêu của từng hoạt động dạy học. Cụ thể, mỗi hoạt động dạy học sẽ được xác định với những mục tiêu riêng, các mục tiêu riêng này chính là sự cụ thể hóa của mục tiêu bài dạy trong từng nội dung dạy học nhất định, giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện các mục tiêu riêng chính là góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả bài dạy. 3.4. Vận dụng phương pháp tích hợp để xác định nội dung dạy học * Tích hợp kiến thức nội môn TH nội môn được hiểu là việc TH trong nội bộ từng môn học, được tiến hành thông
- 11 qua việc TH những nội dung có liên quan theo những chủ đề hoặc bài dạy cụ thể. Đối với bộ môn Lịch sử, TH nội môn có thể được tiến hành thông qua việc TH kiến thức LSTG và khu vực với LSVN, TH kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương, TH kiến thức trong SGK với tin tức thời sự hàng ngày. - TH kiến thức LSTG và khu vực với LSVN TH kiến thức LSTG, lịch sử khu vực để dạy học LSVN là một giải pháp mang tính khả thi và hoàn toàn phù hợp, giúp HS hiểu được bối cảnh, tác động của LSTG, khu vực đối với LSVN cũng như vị trí của LSVN trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại đối với LSTG, lịch sử khu vực. Điều này không những góp phần làm vững chắc thêm kiến thức, phát triển năng lực HS mà còn hình thành ở HS thế giới quan biện chứng, khoa học và là cơ sở để HS hội nhập quốc tế thuận lợi nhưng vẫn giữ vững được bản sắc dân tộc trong bối cảnh “khu vực hóa” và “toàn cầu hóa” đang trở thành xu thế tất yếu của nhân loại. - TH kiến thức LSĐP với lịch sử dân tộc Lịch sử dân tộc và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, LSĐP chính là tế bào, là sự biểu hiện cụ thể, là sự minh họa lịch sử dân tộc. Tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam luôn mang đậm dấu ấn LSĐP. Nói như vậy không có nghĩa lịch sử dân tộc là phép cộng đơn giản lịch sử các địa phương mà LSĐP được xuất hiện trong dòng chảy của lịch sử dân tộc thông qua các sự kiện, hiện tượng cụ thể với những nét đặc trưng, điển hình nhất. Có những sự kiện LSĐP có mối liên quan mật thiết với lịch sử dân tộc hoặc trở thành những biến cố quan trọng trong lịch sử dân tộc. Cùng với lịch sử dân tộc, LSĐP có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS cấp THPT. Việc TH kiến thức LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc không những góp phần cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng, hình thành các khái niệm lịch sử phức tạp ở HS, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc mà còn giúp HS hiểu biết hơn về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, về truyền thống và vai trò của địa phương trong tiến trình lịch sử dân tộc. Từ đó, hình thành ở HS xúc cảm tự hào, tình yêu, sự trân trọng lịch sử địa phương và trở nên có trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước. - TH kiến thức trong SGK với tin tức thời sự hàng ngày Trong quá trình DHLS, tin tức thời sự hàng ngày là nguồn thông tin có giá trị phục vụ hoạt động dạy học của GV. Thực tế cho thấy nội dung lịch sử trong SGK thường nhanh chóng trở nên lạc hậu sau một thời gian áp dụng ở trường THPT, có một số thông tin, thậm chí quan điểm, đánh giá mới được phát hiện song không được cập nhật ngay vào nội dung SGK đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động nhận thức của HS. Giữa kiến thức trong SGK và tin tức thời sự hàng ngày có mối quan hệ nhất định. Vì vậy, việc TH tin tức thời sự vào nội dung dạy học bên cạnh góp phần bổ sung, điều chỉnh, làm rõ nội dung kiến thức SGK, tin tức thời sự còn là cơ sở để HS kết nối quá khứ với hiện tại, cũng như phát huy năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để đánh giá và liên hệ giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong cuộc sống. - TH kiến thức trong SGK với tư liệu lịch sử gốc Với tính chân thực cao, tư liệu lịch sử gốc rất có giá trị trong quá trình dạy học, thường được GV sử dụng để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng nhằm tạo biểu tượng lịch sử; giải thích, chứng minh một luận điểm; minh họa cho sự kiện lịch sử đang trình bày; ôn
- 12 tập, kiểm tra, đánh giá hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử. Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong DHLS bên cạnh góp phần khẳng định tính chính xác, cụ thể của sự kiện lịch sử, khắc phục được hiện tượng “hiện đại hóa” lịch sử còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập và phát triển năng lực HS. Tư liệu lịch sử gốc có thể được GV sử dụng trong tất cả các khâu của bài học lịch sử ở trường THPT. Khi sử dụng tư liệu lịch sử gốc GV cần chú ý đến nguồn gốc của tài liệu, tính chính xác và phải lựa chọn tài liệu một cách kĩ lưỡng để tài liệu được sử dụng phù hợp với nội dung và trình độ nhận thức của HS. * Tích hợp kiến thức liên môn Trong xu thế đổi mới giáo dục những năm gần đây, dạy học chủ đề nói chung và dạy học chủ đề liên môn nói riêng đã được GV vận dụng rộng rãi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Để xây dựng và tổ chức DHTH liên môn đòi hỏi GV phải có kiến thức lịch sử vững chắc, đồng thời phải có kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác, trước hết là các môn học có mối quan hệ với môn Lịch sử như: Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Dưới đây là một số gợi ý về biện pháp TH kiến thức liên môn trong DHLS ở trường THPT. - TH kiến thức địa lí Kiến thức địa lí là sự phản ánh những hiểu biết chung nhất về các vấn đề như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của một địa phương, quốc gia, khu vực… được con người tiếp nhận và lưu giữ lại thông qua những kênh thông tin khác nhau. Trong DHLS, kiến thức địa lí thường tồn tại dưới các dạng cơ bản như: kiến thức về không gian diễn ra sự kiện lịch sử; những số liệu cụ thể về kinh tế - xã hội; hình ảnh, lược đồ, bản đồ… Kiến thức lịch sử và địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc giải thích các sự kiện, hiện tượng. Trong DHLS, kiến thức địa lí giữ một vai trò quan trọng. Một sự kiện lịch sử luôn gắn với một không gian xác định, không gian đó bao gồm tên đất, tên làng, đặc điểm địa hình, địa vật và con người… Đối với DHLS việc sử dụng tài liệu địa lí nhất là kiến thức về điều kiện tự nhiên, dân cư… có tác dụng quan trọng trong việc tái hiện không gian lịch sử, giúp HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức lịch sử… Việc TH kiến thức địa lí trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975) có thể được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể như: TH kiến thức địa lí để cụ thể hóa, tạo biểu tượng về không gian của sự kiện lịch sử; để giải thích tầm quan trọng về chiến lược của một địa danh, một khu vực… trong tiến trình lịch sử; để đánh giá nghệ thuật quân sự Việt Nam trong việc lựa chọn, xây dựng và tổ chức chiến đấu bảo vệ căn cứ cách mạng qua đó góp phần giáo dục sự kính trọng, tự hào của HS đối với các thế hệ đi trước. - TH kiến thức văn học Trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975), tài liệu văn học có thể được sử dụng để tạo biểu tượng về nhân vật, sự kiện lịch sử; tạo hứng thú học tập; làm sáng tỏ, khắc sâu nội dung kiến thức lịch sử; giáo dục tinh thần quả cảm, đoàn kết, hăng say lao động, yêu chuộng hòa bình… ở HS. Với ưu thế đặc biệt của mình, kiến thức văn học đã được GV bộ môn Lịch sử thường xuyên sử dụng để thực hiện đổi mới nội dung, PPDH. Thực tế DHLS đã cho thấy việc TH kiến thức văn học thực sự đem lại hiệu quả tích cực, giờ học lịch sử đã trở nên mềm mại, hấp dẫn hơn, HS tích cực và hứng thú nhiều hơn, chất lượng dạy học cũng vì thế được nâng lên rõ rệt.
- 13 - TH kiến thức liên môn Giáo dục công dân Bộ môn Lịch sử và Giáo dục công dân có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ trong chương trình giáo dục phổ thông. Kiến thức lịch sử là bức tranh sinh động về các biểu hiện cụ thể về truyền thống, phẩm chất, cốt cách con người hỗ trợ cho môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục HS, ngược lại kiến thức Giáo dục công dân góp phần định hình các nội dung giáo dục trong môn Lịch sử. Sự tác động tương hỗ này giúp GV có thêm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả hơn. - TH kiến thức âm nhạc cách mạng Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn gắn liền với nhiều sự kiện LS trọng đại của dân tộc, giai đoạn dân tộc Việt Nam phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng cách mạng… Do đó, nhiều tác phẩm âm nhạc kiệt xuất đã ra đời, gắn liền với tên tuổi của các nhạc sĩ nổi tiếng như: Đỗ Nhuận, Hoàng Việt, An Thuyên, Trần Hoàn, Huy Du, Phan Huỳnh Điểu… Chính vì vậy, TH âm nhạc cách mạng trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là một biện pháp khả thi, góp phần thực hiện các mục tiêu của môn học. Âm nhạc cách mạng có thể được sử dụng để tạo hứng thú học tập, tổ chức trò chơi, tạo biểu tượng sự kiện, nhân vật hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS. Vì thế, GV cần căn cứ vào điều kiện thực tế, mục tiêu, nội dung dạy học cụ thể để thực hiện các biện pháp TH một cách phù hợp, hiệu quả. - TH kiến thức Giáo dục quốc phòng - An ninh Mối quan hệ chặt chẽ về mục tiêu giữa hai bộ môn là điều kiện quan trọng để thực hiện việc TH kiến thức liên môn Giáo dục quốc phòng - An ninh trong DHLS ở trường THPT. Thông qua việc tiếp cận, lĩnh hội các kiến thức về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật xây dựng lực lượng vũ trang, nghệ thuật lập thế trận tiến công, phản công, nghệ thuật chiến đấu du kích, nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, đánh điểm - diệt viện, nghệ thuật nghi binh… HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân thắng lợi trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, làm tăng thêm lòng tự hào, khâm phục về truyền thống đánh giặc sáng tạo của cha ông. Từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của HS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc TH kiến thức liên môn Giáo dục quốc phòng - An ninh có thể tiến hành ở tất cả các khâu của bài học lịch sử. Trong quá trình thực hiện GV cần căn cứ thời lượng, mục tiêu, các nội dung cụ thể của bài học để TH một cách phù hợp, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu phát triển năng lực HS, cần triệt để tránh sự gượng ép, máy móc gây phản tác dụng. 3.5. Vận dụng phương pháp tích hợp để xác định các hình thức tổ chức dạy học - TH các hình thức bài học lịch sử ở trên lớp Dựa trên quan niệm về vị trí, vai trò, cấu trúc và nhiệm vụ của bài học, các nhà giáo dục học trong nước đã phân chia bài học lịch sử thành các loại như: bài nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết; bài kiểm tra kiến thức và bài hỗn hợp. Trong đó, bài nghiên cứu kiến thức mới có nhiệm vụ cung cấp, làm giàu thêm lượng kiến thức mới, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết giúp HS khái quát, tổng hợp, củng cố kiến thức đã học cho HS; bài kiểm tra kiến thức thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập, làm cơ sở cho việc xếp loại HS và điều chỉnh hoạt động dạy - học; bài hỗn hợp là dạng bài kết hợp các yếu tố của các loại bài nêu trên. Xuất phát từ cách phân loại trên, có thể thấy rằng trong quá trình DHLS ở trên lớp, GV thường tổ chức hoạt động dạy học dưới hình thức bài dạy hỗn hợp. Bởi lẽ, để có thể hình thành, làm vững chắc kiến thức, phát triển các phẩm chất và năng lực ở HS thì các dạng bài nghiên
- 14 cứu kiến thức mới, ôn tập, sơ kết, tổng kết hay kiểm tra kiến thức không thể thực hiện riêng rẽ được. Do đó, GV sẽ tiến hành TH chúng trong dạng bài hỗn hợp. Trong bài hỗn hợp, các yếu tố cơ bản của tiến trình dạy học như: đặt vấn đề, nêu mục đích, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu kiến thức mới, tổng kết, đánh giá buổi học và hướng dẫn tự học sẽ được phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện mục tiêu bài học. Như vậy, dạng bài hỗn hợp trong quá trình DHLS chính là sự thể hiện cụ thể của việc TH các hình thức bài học lịch sử ở trên lớp. - TH dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới trên lớp với ngoài lớp Dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới trên lớp và dạy học ngoài lớp tuy khác nhau về không gian tổ chức nhưng có mối quan hệ khá chặt chẽ trong quá trình DHLS ở trường THPT. Cả hai hình thức tổ chức dạy học đều hướng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS và cùng được tiến hành trên cơ sở nội dung đã được quy định trong chương trình môn học. Khi đặt hai hình thức tổ chức dạy học này vào bối cảnh cụ thể của từng bài học, từng chủ đề chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ, sự bổ sung quan trọng cho nhau của chúng để cùng thực hiện thành công mục tiêu của bài học, chủ đề. - TH hình thức tổ chức dạy bài nghiên cứu kiến thức mới với HĐNK Xuất phát từ mục tiêu của bộ môn, TH hình thức tổ chức dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới với HĐNK là hoàn toàn khả thi, nội dung HĐNK sẽ góp phần làm phong phú, sâu sắc, xây dựng niềm tin của HS đối với những kiến thức lịch sử mà HS đã lĩnh hội được trong bài nghiên cứu kiến thức mới, nói cách khác đó chính là làm rõ những nội dung kiến thức cơ bản của các khóa trình lịch sử ở trường THPT. HĐNK lịch sử khá đa dạng về hình thức tổ chức như: đọc sách, kể chuyện lịch sử, nghe nói chuyện lịch sử, xem phim lịch sử, dạ hội lịch sử, tham quan lịch sử, trò chơi lịch sử…. Vì vậy, tùy vào mục đích, quy mô, thời gian và trình độ của HS mà GV tiến hành việc TH cho phù hợp cụ thể như TH hình thức dạy học trên lớp với hoạt động đọc sách, với hoạt động kể chuyện, với hoạt động nói chuyện, với trò chơi lịch sử, với xem phim lịch sử. - Tích hợp HĐTN trong giờ nghiên cứu kiến thức mới và HĐNK Thứ nhất, tích hợp HĐTN trong giờ nghiên cứu kiến thức mới: Tích hợp HĐTN trong giờ nghiên cứu kiến thức mới là một hình thức dạy học được nhiều GV quan tâm áp dụng. Bởi lẽ thông quan hoạt động trải nghiệm HS hiểu sâu sắc nội dung lịch sử, rèn luyện được các kĩ năng bộ môn, chủ động, tích cực, trách nhiệm hơn trong học tập và hứng thú nhiều hơn đối với môn học. Việc tích hợp HĐTN trong giờ nghiên cứu kiến thức mới có thể được tiến hành ngay chính tại không gian lớp học hoặc ngoài không gian lớp học. Thứ hai, tích hợp HĐTN trong hoạt động ngoại khóa lịch sử: HĐTN và HĐNK có những có những điểm tương đồng nhất định chính vì vậy việc tích hợp HĐTN trong HĐNK mang tính khả thi cao, sẽ là một sự cộng hưởng, bổ sung làm tăng tính hiệu quả của hoạt động DHLS. 3.6. Vận dụng phương pháp tích hợp để xác định phương pháp dạy học Trong dạy học nói chung và quá trình DHLS nói riêng, PPDH là một yếu tố quan trọng “mang tính chiến lược, chỉ rõ phương hướng, cách thức hoạt động dạy - học của GV và HS, nhằm giúp HS lĩnh hội tốt kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực tư duy và hành động”. Điều này đã đặt ra cho GV nhiệm vụ phải đảm bảo sự kết hợp các PPDH một cách linh hoạt và mềm dẻo nhằm phát huy tối đa ưu thế của từng PPDH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở trường THPT. Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) có nội dung hết sức phong phú, đa dạng, biểu hiện một cách toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao… Do đó,
- 15 trong quá trình dạy học, việc GV nắm vững PPDH thôi chưa đủ mà còn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn chúng lại với nhau và với các yếu tố khác cùng thực hiện mục tiêu bài học. Việc nắm vững các PPDH giúp cho GV sử dụng chúng một cách phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, trong khi đó việc biết cách kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH có mối tương quan sẽ giúp GV triển khai hoạt động dạy học hiệu quả hơn so với việc áp dụng các PPDH riêng lẻ. Việc TH các PPDH trong quá trình DHLS còn được thể hiện trong tiến trình tổ chức bài dạy cụ thể của GV. Theo đó, ứng với mỗi hoạt động trong tiến trình một bài dạy là những PPDH tương ứng, chúng được TH với nhau để cùng thực hiện mục tiêu của từng hoạt động, đồng thời kết hợp với các PPDH ở những hoạt động tiếp theo tạo ra một chỉnh thể thống nhất của việc TH các PPDH và các yếu tố khác cùng thực hiện mục tiêu bài dạy. Cũng cần phải lưu ý rằng, PPDH chính là cầu nối để GV truyền đạt tri thức và tổ chức hoạt động học tập của HS. Do đó, không thể diễn ra hoạt động dạy học mà không có các PPDH và không có bất kì PPDH nào là toàn năng để có thể tổ chức mọi hoạt động dạy học mà không cần có sự TH với các PPDH khác. Có chăng, trong từng trường hợp cụ thể sẽ có một PPDH giữ vai trò chủ đạo cho một hoạt động dạy học và xoay xung quanh nó sẽ là các PPDH bổ trợ nhằm giúp GV triển khai hoạt động học tập của HS theo kịch bản đã định sẵn. 3.7. Vận dụng phương pháp tích hợp để tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng trong chu trình khép kín của quá trình dạy học nói chung và DHLS nói riêng nhằm mục đích xác nhận sự tiến bộ của người học. Kiểm tra - đánh giá có tác động đến cả GV và HS. Đối với GV, thông qua hoạt động này, GV sẽ thu được những thông tin cần thiết về mức độ hình thành các phẩm chất, năng lực ở HS từ đó có phương án điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Kiểm tra - đánh giá giúp HS nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong sự đối sánh với bạn học và với chính bản thân so với các yêu cầu cần đạt do GV đặt ra, từ đó có ý thức điều chỉnh và nỗ lực hơn trong quá trình học tập. Như đã đề cập trong nội dung chương 2 của luận án, vận dụng PPTH trong kiểm tra - đánh giá HS là một trong những vấn đề quan trọng của việc đổi mới PPDH bộ môn Lịch sử. Trong kiểm tra - đánh giá, PPTH được thực hiện thông qua một số trường hợp cụ thể như: kết hợp sử dụng các loại tài liệu, phương tiện dạy học để tổ chức đánh giá HS; kết hợp hình thức đề thi tự luận với trắc nghiệm để tổ chức đánh giá HS; TH đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì; TH đánh giá của GV với đánh giá đồng đẳng của HS. Chương 4 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1975) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới 4.1.1. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tập cho HS trong hoạt động mở đầu bài học Trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng hoạt động mở đầu bài học luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động còn lại của tiến trình dạy học. Hoạt động mở đầu góp phần thực hiện song song hai nhiệm vụ là tạo hứng thú
- 16 học tập cho HS và khái quát được nội dung học tập của một bài học cụ thể. Chính vì vậy, việc triển khai hoạt động mở đầu có ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS. GV có thể TH các PPDH khác nhau để tổ chức hoạt động mở đầu trong mỗi tiết học, cụ thể như: PP kể chuyện, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan, KWL, trò chơi, bài tập tình huống... Tùy vào mục tiêu của từng bài dạy, nội dung học tập, điều kiện dạy học và đối tượng HS mà GV có thể TH các PPDH để tổ chức hoạt động mở đầu một cách phù hợp và hiệu quả. Thông thường đối với mỗi bài dạy khác nhau, với những đối tượng HS khác nhau, mỗi GV sẽ có những phương án khác nhau trong việc tổ chức hoạt động mở đầu, chính vì vậy việc TH các PPDH trong hoạt động này cũng hết sức đa dạng. 4.1.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới Trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng hoạt động hình thành kiến thức mới là giữ vai trò trung tâm trong tiến trình dạy học một bài/chủ đề cụ thể. Chính vì vậy, hầu hết các mục tiêu của bài dạy đều được tập trung giải quyết thông qua hoạt động này. Trước đây, với quan điểm dạy học tiếp cận nội dung, hoạt động hình thành kiến thức mới luôn giữ vai trò là trung tâm của tiến trình dạy học, là nơi để GV tập trung thời lượng và sự đầu tư chuẩn bị nhằm truyền đạt cho HS được càng nhiều nội dung kiến thức càng thể hiện sự hiệu quả của hoạt động dạy học. Trong khi đó, các hoạt động còn lại bị xem nhẹ và không có sự đầu tư chuẩn bị. Điều này không phải không có ý nghĩa, việc tập trung truyền thụ về nội dung kiến thức giúp HS có sự lĩnh hội toàn diện, sâu sắc các sự kiện, hiện tượng, biến cố của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Đảm bảo được con đường nhận thức lịch sử của HS là đi từ biết lịch sử đến hiểu và hiểu sâu sắc về lịch sử. Theo quan điểm dạy học phát triển năng lực HS, quá trình học tập của HS không chỉ dừng lại ở việc HS biết nội dung kiến thức mà phải hướng đến việc HS sẽ vận dụng được kiến thức đã học như thế nào để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong môi trường học tập và thực tiễn cuộc sống. Với quan điểm này, hoạt động hình thành kiến thức sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trang bị cho HS hệ thống kiến thức về khoa học lịch sử làm nền tảng để HS vận dụng chúng vào giải quyết các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Song song với đó là góp phần hình thành ở HS các năng lực chung và năng lực bộ môn thông qua nội dung học tập nhằm giúp HS dần hình thành khả năng thích ứng với môi trường học tập và cuộc sống không ngừng thay đổi. Chính vì vậy, bản chất hoạt động hình thành kiến thức mới đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung và cách thức thực hiện. Sự đổi mới này đã đặt ra yêu cầu thay đổi về cách thức tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới. Thói quen truyền thụ một chiều những nội dung kiến thức có trong SGK sẽ trở nên lạc hậu, thay vào đó GV phải xem SGK chỉ là một loại tài liệu tham khảo về mặt nội dung dạy học giống như một số loại tài liệu tham khảo khác. Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đó, GV phải chọn ra những nội dung kiến thức cốt lõi để tổ chức cho HS chiếm lĩnh và vận dụng chúng một cách hiệu quả thông qua sự TH đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo các PPDH truyền thống và hiện đại. Bên cạnh việc TH các PPDH, việc TH nội dung kiến thức nội môn hoặc các môn học, lĩnh vực liên quan cũng là một trong những định hướng giúp GV vận dụng PPDH tích hợp hiệu quả trong quá trình DHLS ở trường THPT. Xuất phát từ mối quan hệ giữa nội dung dạy học với PPDH trong quá trình DHLS, việc TH nội dung kiến thức sẽ được tiến hành thông các PPDH nhằm giúp HS khai thác, chiếm lĩnh thông tin, báo cáo sản phẩm học tập và vận dụng hiểu biết của bản thân vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Yêu cầu đặt ra đối
- 17 với việc TH nội dung dạy học là góp phần kích thích hứng thú, tạo cơ sở để HS khai thác, giải quyết các nhiệm vụ học tập nhưng không dẫn đến tình trạng quá tải. Chính vì vậy, GV cần lựa chọn, sử dụng hợp lí nội dung kiến thức nội môn, liên môn được TH trong quá trình DHLS nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động này. 4.1.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tổ chức hoạt động luyện tập Trong tiến trình dạy học, hoạt động luyện tập được bố trí ngay sau hoạt động hình thành kiến thức mới nhằm giúp HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Hoạt động luyện tập cũng là cơ sở để GV đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng đã học, đánh giá kết quả hoạt động nhận thức độc lập của HS từ đó có phương án điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chúng. Thông thường, hoạt động luyện tập có thể được tách thành một hoạt động độc lập song cũng có thể TH vào quá trình tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới. Trong trường hợp này, GV sẽ linh hoạt lồng ghép những nhiệm vụ luyện tập vào ngay sau quá trình tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức cụ thể. Việc được luyện tập đối với những kiến thức, kĩ năng vừa được lĩnh hội có ý nghĩa tích cực đối với quá trình phát triển năng lực của HS, giúp tạo ra sự vững chắc trong sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng đã học. Để triển tổ chức hoạt động luyện tập hiệu quả, việc GV nghiên cứu phương án và thực hiện TH các PPDH trong hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Trong quá trình TH các PPDH, GV cần chú ý sự phù hợp của các PPDH với mục tiêu, nội dung của hoạt động, tính chất phức tạp của nội dung kiến thức, kĩ năng cần luyện tập, năng lực của HS và bối cảnh dạy học nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả. Theo đó, việc TH các PPDH trong hoạt động luyện tập có thể diễn ra theo các phương án: TH các PPDH để tổ chức cho HS luyện tập theo cá nhân. TH các PPDH để tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm. 4.1.4. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tổ chức hoạt động vận dụng Trong tiến trình tổ chức bài dạy lịch sử trên lớp, hoạt động vận dụng là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động học của HS. Đúng với nội hàm của tên gọi, chức năng, nhiệm vụ chính của hoạt động này là giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu lịch sử, tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, hình thành ý thức và năng lực học tập lịch sử suốt đời. Trong bối cảnh định hướng dạy học phát triển năng lực trở thành định hướng chủ đạo nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục như hiện nay, hoạt động vận dụng trong từng bài dạy/chủ đề dạy học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trên thực tế, thời lượng của một tiết dạy ở cấp THPT là không lớn (mỗi tiết 45 phút) điều này gây ra những khó khăn nhất định đối với GV trong việc triển khai thực hiện hoạt động vận dụng. Và vì thế xảy ra một nghịch lí khó khắc phục được trong bối cảnh hiện tại đó là mặc dù giữ vai trò quan trọng, là biểu hiện rõ nhất của quan điểm dạy học phát triển năng lực song hoạt động vận dụng thường được thực hiện ở bên ngoài thời gian tiết học và không gian lớp học. Điều này dẫn đến cách thức triển khai, đối tượng thực hiện hoạt động vận dụng cũng có những điểm khác hơn so với các hoạt động trước đó. Theo đó, vào cuối mỗi tiết học, GV sẽ dành từ 3-5 phút để giới thiệu nhiệm vụ vận dụng và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ đó ở nhà, cũng chính vì điều này nên đối tượng thực hiện nhiệm vụ thường mang tính cá nhân (khi ở nhà HS khó hợp tác với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ) và cũng không bắt buộc tất cả HS trong lớp đều phải thực hiện hoạt động vận dụng. Đây chính là sự thể hiện quá trình dạy học phân hóa đối tượng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn