intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Quản lí chất thải rắn và nguy hại: Luật và hệ thống luật trong quản lí chất thải nguy hại

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

80
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận trình bày Hiến pháp nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013; luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Quản lí chất thải rắn và nguy hại: Luật và hệ thống luật trong quản lí chất thải nguy hại

  1. HIẾN PHÁP 1992 HIẾN PHÁP 2013 QH11 Sửa đổi QH13 (Điều 29) (Điều 63) LUẬT 52/2005/QH11 LUẬT 55/2014/QH13 NGHỊ ĐỊNH Kế thừa NGHỊ ĐỊNH NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP 38/2015/NĐ-CP 19/2015/NĐ-CP Thông tư Thông tư Thông tư 58 05 36 Quyết định 170 HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHÚ THÍCH: Còn hiệu lực: Hết hiệu lực: Hết hạn 1 phần: 1
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN ------ TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI Chƣơng 2: LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT TRONG QUẢN LÍ CHẤT THẢI NGUY HẠI Giảng viên hƣớng dẫn: TH.S LÊ TẤN THANH LÂM Nhóm 2: Tiết 10, 11, 12 Thứ 5 1. Lê Nguyễn Đăng Khoa--------------------------------------------- 14163116 2. Lê Thị Tuyết Phụng ------------------------------------------------ 14163205 3. Trương Chí Đức ---------------------------------------------------- 14163068 4. Trần Thị Thanh ----------------------------------------------------- 14163240 5. Trần Văn Danh ------------------------------------------------------ 15163006 6. Lê Duy Tân ---------------------------------------------------------- 15163061 7. Nguyễn Thị Hồng Liễu -------------------------------------------- 15163033 8. Hà Thị Dung--------------------------------------------------------- 15163008 9. Nguyễn Thị Luyên -------------------------------------------------- 15163036 10. Bùi Thị Quỳnh Như------------------------------------------------ 15163049 11. Nguyễn Thị Phượng ----------------------------------------------- 15163055 12. Hùng Thị Như Ý ---------------------------------------------------- 15163099 Tháng 3.2017 2
  3. MỤC LỤC 2.1.HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 2013 ................................................................ 5 2.2. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐ 55/2014/QH13 ........................................................... 5 Chương IX: QUẢN LÝ CHẤT THẢI ....................................................................................... 5 Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải rắn .................................................................. 5 Mục 2: Quản lý chất thải rắn nguy hại .................................................................................. 5 2.3. CÁC NGHỊ ĐỊNH ................................................................................................................... 6 2.3.1. Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường ................................................................................................................................... 6 2.3.2. Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải phế liệu ............................................. 6 Chương II: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ............................................................... 6 2.3.3. Nghị định 59/2007/NĐ-CP Về quản lí chất thải rắn ...................................................... 7 Chương II: QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, ĐẦU TƯ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RĂN .............................................................................................................................. 7 Mục 1: Quy hoạch quản lý chất thải rắn................................................................................ 7 Mục 2: Đầu tư quản lý chất thải rắn ...................................................................................... 7 2.4. CÁC THÔNG TƯ .................................................................................................................... 8 2.4.1. Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Về quản lý chất thải nguy hại ..................................... 8 Chương II: DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI .................................................................... 8 Chương III: ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI .......................................................................................................................................... 8 Mục 1: Đăng kí chủ nguồn thải nguy hại .............................................................................. 8 Mục 2: Trình tự thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại; thu hồi giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép quản lý chất thải nguy hại ............ 9 Chương IV: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ.............................................................. 9 Chương V: CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI .................................... 10 2.4.2. Thông tư 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT............................................................ 10 2.4.3. Thông tư 58/TTLT-BYT-BTNMT ................................................................................ 11 Chương II: QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ........................................................................ 11 Mục 1: Phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường.............................................................................................. 11 Mục 2: Vận chuyển và xử lý chất thải y tế.......................................................................... 11 2.5. Quyết định 170/2012/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 .......................................................................................................... 11 3
  4. 2.6. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất thải nguy hại ........................................................ 11 2.6.1. Tiêu chuẩn ....................................................................................................................... 11  TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại - phân loại ........................................................ 11  TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo ......................................... 11 2.6.2. Quy chuẩn: QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại ............................................................................................................................................... 11 PHỤ LỤC A: trích dẫn Luật Bảo vệ môi trường Số 55/1204/QH13 ......................................... 12 PHỤ LỤC B: trích dẫn Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ............................................................... 14 PHỤ LỤC C: trích dẫn Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ............................................................... 21 PHỤ LỤC D: trích dẫn thông tư số 38/2015/BTNMT ............................................................... 28 PHỤ LỤC E: trích dẫn thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT................................ 44 PHỤ LỤC F: trích dẫn thông tư số 58/TTLT-BYT-BTNMT .................................................... 46 PHỤ LỤC G: trích dẫn quyết định số 170/QĐ-TTg ................................................................... 52 PHỤ LỤC H: trích dẫn hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chất thải nguy hại ........... 59 H.1. Tiêu chuẩn ......................................................................................................................... 59 H.1.1. TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại - phân loại.................................................... 59 H.1.2. TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo..................................... 61 H.2. Quy chuẩn: QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại .................................................................................................................................................... 63 4
  5. 2.1.HIẾN PHÁP NƢỚC CHXHCN VIỆT NAM 2013 Trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Điều 63: 1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.” 2.2. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SỐ 55/2014/QH13 Chƣơng IX QUẢN LÝ CHẤT THẢI Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải rắn Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải Mục 2: Quản lý chất thải rắn nguy hại Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường Ngày 26/11 UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định xử phạt hành chính Cty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Ánh Dương. Căn cứ Mục 2 Điều 91, 92, 93 Luật BVMT 55/2013/QH13 về việc phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy 5
  6. hại. Do cty trên không đủ điều kiện vế quản lý xử lý, tiêu hủy và không có giấy phép quản lý. 2.3. CÁC NGHỊ ĐỊNH 2.3.1. Nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trƣờng Mục 2: Bảo hiểm trác nhiệm bồi thƣờng thiệt hại môi trƣờng Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật: d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Ngoài ra, ở Phụ lục II của văn bản này quy định: Tất cả khu tái chế, xử lý, chôn lấp, tiêu hủy chất thải nguy hại thu gom từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường; còn ở Phụ lục III quy định việc xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại là hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ. Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên đã ban hành Công văn số 509/STNMT-MT triển khai Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nhằm nổ lực đưa Luật bảo vệ môi trường vào cuộc sống. 2.3.2. Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải phế liệu Chƣơng II QUẢN LÍ CHẤT THẢI NGUY HẠI Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại 6
  7. Điều 9. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại Công Ty TNHH Tài Tiến với các hệ thống, thiết bị xử lý đã đầu tư, Công ty Tài Tiến có khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải các loại bao gồm cả chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải hoạt động trong các ngành kinh doanh khác nhau như: Vật liệu xây dựng, Gia công cơ khí chế tạo, Xe máy, ôtô….Căn cứ Điều 8,9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về việc thu gom, vận chuyển và điều kiện để cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 2.3.3. Nghị định 59/2007/NĐ-CP Về quản lí chất thải rắn Chƣơng II QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, ĐẦU TƢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Mục 1: Quy hoạch quản lý chất thải rắn Điều 7. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ Điều 9. Cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ Điều 10. Trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn Điều 11. Nguồn vốn cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn Mục 2: Đầu tƣ quản lý chất thải rắn Điều 13. Đầu tư quản lý chất thải rắn Điều 14. Nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu tư 7
  8. Điều 15. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn Điều 16. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn Điều 17. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn Điều 18. Chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn Công ty cổ phần Việt Úc Vinausen: Thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải nhân viên và phương tiện vận chuyển của VINAUSEN sẽ đến địa điểm của Chủ nguồn thải để nhận chất thải.Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải. Căn cứ Điều 7, 9 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về nội dung và cơ sở quản lý chất thải rắn. 2.4. CÁC THÔNG TƢ 2.4.1. Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT Về quản lý chất thải nguy hại Chƣơng II DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Điều 5. Danh mục CTNH, mã CTNH, mã số quản lý CTNH Điều 6. Phân định, phân loại CTNH Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện cấp phép xử lý CTNH Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH Điều 10. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Chƣơng III ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Mục 1: Đăng kí chủ nguồn thải nguy hại Điều 12. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH 8
  9. Điều 13. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH Điều 15. Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH Mục 2: Trình tự thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại; thu hồi giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép quản lý chất thải nguy hại Điều 16. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH Điều 18. Cấp lại Giấy phép xử lý CTNH Điều 19. Điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH Điều 20. Việc tích hợp và thay thế một số thủ tục liên quan đến cấp phép xử lý CTNH Điều 21. Thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH Chƣơng IV MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP ĐẶC THÙ Điều 22. Vận chuyển xuyên biên giới CTNH Điều 23. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại Điều 24. Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH bằng phương tiện, thiết bị không ghi trên Giấy phép xử lý CTNH Điều 25. Tái sử dụng CTNH Điều 26. Thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền Điều 27. Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTNH trong môi trường thí nghiệm Điều 28. Các trường hợp khác 9
  10. Chƣơng V CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Điều 29. Đối tượng đào tạo, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH Điều 30. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo quản lý CTNH Điều 31. Thẩm quyền, trách nhiệm đào tạo, cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH Điều 32. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý CTNH Điều 33. Cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH Căn cứ Điều 24 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về việc thu gom, vận chuyển, lưu trữ , trung chuyển CTNH. Ngày 8/11/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng dự thảo“ Kế hoạch tăng cường hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, trong đó trọng tâm là tổ chức hệ thống thu gom CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có phát sinh số lượng CTNH thấp (dưới 600kg/năm) chưa chuyển giao CTNH do chưa tìm được đơn vị xử lý CTNH phù hợp. 2.4.2. Thông tƣ 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT Điều 3. Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Điều 4. Vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Căn cứ Điều 3 Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật và Điều 7 Trách nhiệm của UBND các cấp thuộc Thông tư 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với UBND xã Hiệp An – huyện Đức Trọng triển khai mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thuộc chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”. 10
  11. 2.4.3. Thông tƣ 58/TTLT-BYT-BTNMT Chƣơng II QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Mục 1: Phân định, phân loại, thu gom, lƣu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thƣờng Điều 4. Phân định chất thải y tế Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế Điều 6. Phân loại chất thải y tế Điều 7. Thu gom chất thải y tế Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế Mục 2: Vận chuyển và xử lý chất thải y tế Điều 11. Vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế Điều 12. Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung Điều 13. Xử lý chất thải y tế nguy hại Căn cứ Kế hoạch 126/2016/KH-UBND và Điều 11, 12, 13 Thông tư 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT về việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế. UBND Tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh. 2.5. Quyết định 170/2012/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 2.6. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất thải nguy hại 2.6.1. Tiêu chuẩn  TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại - phân loại  TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo 2.6.2. Quy chuẩn: QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngƣỡng chất thải nguy hại 11
  12. PHỤ LỤC A LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐ 55/2014/QH13 (trích dẫn) Chương IX QUẢN LÝ CHẤT THẢI Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải rắn Điều 85. Yêu cầu về quản lý chất thải 1. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. 2. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại. 3. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải. Điều 86. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải 1. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại. 2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng. Điều 87. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ 1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. 2. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định. 3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ. 4. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau: 1. Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn. 2. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn. 3. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Điều 89. Trách nhiệm của chủ đầu tƣ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải 1. Bố trí mặt bằng tập kết chất thải trong phạm vi quản lý. 2. Xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Mục 2: Quản lý chất thải rắn nguy hại Điều 90. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại 1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 12
  13. 2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại. Điều 91. Phân loại, thu gom, lƣu giữ trƣớc khi xử lý chất thải nguy hại 1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường. Điều 92. Vận chuyển chất thải nguy hại 1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 2. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 93. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại 1. Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người. 3. Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 4. Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 5. Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp. 6. Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng. 7. Có phương án bảo vệ môi trường. 8. Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động. 9. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt. Điều 94. Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trƣờng 1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải. 2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn. 3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng. 4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý. 5. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại. 6. Nguồn lực thực hiện. 7. Tiến độ thực hiện. 8. Phân công trách nhiệm. 13
  14. PHỤ LỤC B NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU (Số 38/2015/NĐ-CP) (trích dẫn) Chương II QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Điều 5. Phân định, áp mã, phân loại và lƣu giữ chất thải nguy hại 1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại. 2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp. 3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định này. 4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý. Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại 1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường theo một trong các hình thức sau: a) Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây gọi là thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); b) Tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại và không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với một số trường hợp đặc biệt (trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng phát sinh, loại hình và thời gian hoạt động); c) Đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống thông tin với đầy đủ thông tin tương tự như việc lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. 2. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở. Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ. 14
  15. 3. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được tích hợp với việc đăng ký các phương án: tự tái sử dụng hoặc sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải. Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại 1. Đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này. 2. Có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý. 3. Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. 4. Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp. 5. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các trường hợp sau: a) Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi; b) Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp. 6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định. 7. Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng. Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại 1. Việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 3. Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đặc biệt như công-ten-nơ, phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển hoặc các phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được sự chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Vận chuyển chất thải nguy hại phải theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông. Điều 9. Điều kiện để đƣợc cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại 15
  16. 1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau: a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này; b) Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động. 2. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật. 3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. 4. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định. 5. Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau: a) Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định; b) Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học; c) Nhân sự nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế củatổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại; d) Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị. 6. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại. 7. Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại. 16
  17. 8. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động. 9. Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai việc cải tạo, nâng cấp. 10. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại: a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm; c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm). 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này. Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại 1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này lập hồ sơ đăng kýcấp phép xử lý chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc. 3. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại. 4. Thời hạn Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. 5. Thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thay thế các thủ tục: Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương); xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường (trong trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường); các thủ tục về môi trường khác có liên quan đến giai đoạn hoạt động của cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. 17
  18. 6. Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại làm căn cứ tạm thời cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận hành thử nghiệm với thời hạn không quá 06 (sáu) tháng. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại 1. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại trong các trường hợp sau: a) Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hết thời hạn; b) Đổi từ giấy phép quản lý chất thải nguy hại đã được cấp theo các quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực; c) Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng. 2.Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được điều chỉnh khi có thay đổi về: Địa bàn hoạt động; số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý; các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng); số lượng trạm trung chuyển; số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại. 3. Quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này không áp dụng đối với việc cấp lại, điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này. 4. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại, điều chỉnh với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp lại, điều chỉnh; trừ trường hợp chủ xử lý chất thải nguy hại chỉ đề nghị điều chỉnh một phần của Giấy phép và giữ nguyên thời hạn của Giấy phép đã được cấp. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại 1. Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tiếp nhận, vận chuyển, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại bằng các phương tiện, hệ thống, thiết bị được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ chất thải nguy hại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 2. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý. Trường hợp xử lý được hoàn toàn các chất thải nguy hại, chủ xử lý chất thải nguy hại không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 3. Thực hiện đầy đủ các nội dung của hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận kèm theo Giấy phép. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải nguy hại. 4. Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (bằng văn bản riêng hoặc tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ) trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 (sáu) tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại. 18
  19. 5. Đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có nhu cầu liên kết để vận chuyển các chất thải nguy hại không có trong Giấy phép của mình cho chủ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp để xử lý. 6. Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; hoặc 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động. 7. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Trường hợp chủ xử lý chất thải nguy hại đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì được tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường. 8. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động, nộp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động. Điều 13. Trách nhiệm của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong quản lý chất thải nguy hại 1. Thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc và ban hành quy định về: a) Danh mục, mã và ngưỡng chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại và việc thực hiện trách nhiệm trong giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải nguy hại; b) Trình tự, thủ tục về: Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; cấp và thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tích hợp và thay thế các thủ tục có liên quan đến đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép xử lý chất thải nguy hại; cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại; c) Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; tổ chức thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền và đầu mối Công ước Basel tại Việt Nam; d) Các trường hợp đặc thù: Trường hợp không thể thực hiện được việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải có số lượng phát sinh thấp hoặc các chủ nguồn thải ở vùng sâu, vùng xa và khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thực hiện vận chuyển bằng các phương tiện được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, các chất thải nguy hại chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tái sử dụng chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế. 19
  20. 2. Tổ chức quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý chất thải nguy hại. 3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải nguy hại; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 4. Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải nguy hại phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường. Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trong quản lý chất thải nguy hại 1. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại). 2. Cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 3. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý chất thải nguy hại, việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1