intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và nguy hại: Tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R (Reduce, Reuse, Reproduce, Recyce)

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

76
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tiểu luận trình bày thực trạng quản lý chất thải rắn và nguy hại; quy trình quản lý chất thải rắn và nguy hại; tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R; quy trình quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và nguy hại: Tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R (Reduce, Reuse, Reproduce, Recyce)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI BÀI BÁO CÁO: TẬN DỤNG CHẤT THẢI RẮN & NGUY HẠI BẰNG BIỆN PHÁP 4R (REDUCE, REUSE, REPRODUCE, RECYCE) GVHD: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM THỰC HIỆN: 1. Trần Hùng An (14163015) 7. Phan Nguyễn Phát (14163202) 2. Nguyễn Thị Mỹ Duyên (14163057) 8. Nguyễn Thị Thanh Tâm (14163233) 3. Nguyễn Trương Gia Hân (14163088) 9. Nguyễn Vũ Đức Thịnh (14163264) 4. Huỳnh Ngọc Thu Hương (14163109) 10. Võ Minh Triều (14163298) 5. Lê Thị Thùy Loan (14163134) 11. Phạm Quốc Việt (14163320) 6. Nguyễn Huỳnh Như (14163194) 12. Trần Anh Vinh (14163321) TP. HCM 2017
  2. MỤC LỤC 6.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 3 6.2 TỔNG QUAN.................................................................................................... 4 6.2.1 Các khái niệm .............................................................................................. 4 6.2.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn và nguy hại .............................................. 4 6.2.3 Quy trình quản lý chất thải rắn và nguy hại ................................................ 5 6.3 TẬN DỤNG CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI BẰNG BIỆN PHÁP 4R ... 7 (REDUCE, REUSE, REPRODUCE, RECYCLE) .................................................. 7 6.3.1 Giảm thiểu (Reduce) ................................................................................... 7 a) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại sinh hoạt ............................ 7 b) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại công nghiệp .................... 10 c) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại nông nghiệp .................... 13 d) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại y tế .................................. 16 6.3.2 Tái sử dụng (Reuse) .................................................................................. 18 a) Tái sử dụng chai thủy tinh .......................................................................... 18 b) Quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng chai thủy tinh .................................... 18 c) Quy trình tái sử dụng chai tại nhà máy Molson Brewery, Canada............. 18 d) Ưu, nhược điểm của phương pháp tái sử dụng .......................................... 19 e) Quy trình quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh. ................... 20 6.3.3 Tái sản xuất (Reproduce) .......................................................................... 22 a) Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện tái sản xuất ..................................... 22 b) Một số công nghệ áp dụng trong lĩnh vực tái sản xuất .............................. 22 c) Lợi ích và khó khăn của quá trình tái sản xuất .......................................... 28 6.3.4 Tái chế (Recycle) ...................................................................................... 29 a) Hạt nhựa tái chế .......................................................................................... 29 b) Quá trình tái chế giấy về bột giấy............................................................... 33 c) Tái chế thủy tinh ......................................................................................... 37 6.4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44 Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 2
  3. 6.1 GIỚI THIỆU Hiện nay, tình hình gia tăng dân số cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế- xã hội, theo đó là sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là nguyên nhân chính làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800 ngàn tấn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê dựa trên số lượng chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình nên có độ chính xác chưa cao. Lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế hàng năm hiện chưa được thống kê đầy đủ nhưng thường ít hơn số lượng 800 ngàn tấn nêu trên, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhóm thực hiện chuyên đề “Tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R (Reduce, Reuses, Reproduce, Recycle)”. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 3
  4. 6.2 TỔNG QUAN 6.2.1 Các khái niệm Tiết giảm (Reduce): là giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống, cách tiêu dùng; cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch, … (Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) Tái sử dụng (Reuse): Tái sử dụng chất thải được hiểu là những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dáng vật lý, tính chất hóa học. (Theo Nguyễn Thế Chinh, 2006) Tái chế (Recycle): tái chế chất thải rắn là việc sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ để làm nguyên liệu chế tạo ra sản phẩm mới. (Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, NXB Xây Dựng, 2012) Tái sản xuất (Reproduce): là sử dụng phế thải của sản phẩm cũ để tạo ra sản phẩm mới. 6.2.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn và nguy hại a. Trên thế giới Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả chất thải rắn ở khu vực đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng. Ở nhiều quốc gia Châu Âu (Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức) và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Singapo) đã thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao về môi trường. b. Việt Nam Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 4
  5. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam chưa áp dụng phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu. 6.2.3 Quy trình quản lý chất thải rắn và nguy hại Công tác quản lý chất thải rắn ở đa số các nước trên thế giới đều quản lý theo quy trình quản lý tổng hợp chất thải. Theo tạp chí Khoa học 2011:20a 39-50, Trường Đại học Cần Thơ: Quản lý tổng hợp chất thải cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng, ...) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể. Vì vậy, để thực hiện tốt quy trình này việc quản lý phải thực hiện dựa trên một số quy tắc sau: Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ các chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã sử dụng. Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những CTR còn lại: Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một cách an toàn, bãi chôn lấp Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 5
  6. chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng. Cả hai phương 14 pháp này cần phải giám sát chặt chẽ vì đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 6
  7. 6.3 TẬN DỤNG CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI BẰNG BIỆN PHÁP 4R (REDUCE, REUSE, REPRODUCE, RECYCLE) 6.3.1 Giảm thiểu (Reduce) Giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại là bước tiến hành được ưu tiên thực hiện đầu tiên theo xu hướng của hệ thống quản lý chất thải rắn và nguy hại hiện nay. Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực như giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và y tế nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh trong điều kiện kinh tế và công nghệ phát triển ở nước ta như hiện nay. a) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại sinh hoạt Với sự gia tăng dân số hiện nay đã kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu của người dân làm phát sinh lượng chất thải sinh hoạt ngày một lớn. Việc xử lý chất thải rắn hiện nay chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, thay vì phải xử lý lượng chất thải nhiều như thế thì hãy tiến hành các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn ngay từ ban đầu để giảm được lượng chất thải phát sinh đến mức thấp nhất có thể. Khuyến khích người dân mua các loại sản phẩm có ít bao bì, các sản phẩm được gói bằng lá cây, hạn chế tối đa sử dụng các loại túi đựng bằng bao bì nilon, những vật dụng hay sản phẩm nào có thể tự tay cầm được thì không cần phải dùng đến các túi đựng; Tái sử dụng lại các túi đựng, thay vì dùng bao bì nilon rồi vứt đi một cách vô ý thức thì có thể dùng các túi vải để đựng các vật dụng, sản phẩm nhằm sử dụng được túi đựng nhiều lần; Sử dụng các bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, thân thiện với môi trường; Trong gia đình, các loại chai nhựa, thủy tinh sau khi dùng xong có thể tận dụng cho mục đích khác chứ không xả thải ra môi trường. Bên cạnh đó, một số vật dụng trong nhà khi hư hỏng, nếu vẫn còn bộ phận sử dụng được cho mục đích khác thì hãy tận dụng (ví dụ Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 7
  8. như lốp xe, các phụ kiện điện tử, cánh quạt máy…); Tại các hộ gia đình nên tiến hành phân loại rác tại nguồn để hỗ trợ cho công tác thu gom và vận chuyển được thuận tiện hơn để tránh trường hợp thu gom và vận chuyển một cách sơ suất, thiếu sót gây tồn đọng rác thải ở một số nơi làm phát sinh thêm lượng chất thải; Nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu phát sinh chất thải rắn và nguy hại trong gia đình thông qua các thói quen sinh hoạt (ví dụ như: thay vì sử dụng nhiều gói dầu gội nhỏ thì nên mua chai dầu gội lớn, mua và đặt các bóng đèn thắp sáng ở những nơi thực sự cần thiết,…). Có thể nói các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại trong sinh hoạt khá dễ dàng thực hiện và góp phần bảo vệ môi trường sống của người dân nếu người dân có nhận thức và ý thức cao hơn về môi trường. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, bên cạnh các hộ gia đình thực hiện tốt công tác môi trường vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa thực sự hiểu được lợi ích từ các biện pháp giảm thiểu trên nên cứ sử dụng các nguyên vật liệu một cách vô tư và vứt rác ra kênh rạch gần nhà hay các bãi đất trống là vấn đề thường xuyên gặp phải, đó là khó khăn mà chúng ta nên cải thiện trong thời gian tới. Ví dụ cụ thể: Tình hình sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường trong những năm gần đây ở nước ta Ngày 15/2/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố kết quả khảo sát tình hình sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường. Theo đó, có đến 90% kênh phân phối hiện đại bao gồm hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã và đang sử dụng túi nilon thân thiện môi trường. Loại túi này có khả năng tự phân hủy khi phát tán ra môi trường. Tại các hệ thống phân phối lớn như: Coop Mart, Metro, Big C… đã chuyển sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Theo đó, từ cuối năm 2013, Big C đã chính thức đưa túi tự hủy vào sử dụng làm bao bì đựng hàng hóa cho khách hàng, thay thế loại túi nilon được dùng trước đó trên toàn hệ thống Big C. Tại hệ thống siêu thị Metro cũng khuyến cáo khách hàng sử dụng túi sử dụng nhiều lần để đựng hàng khi mua sắm thay thế túi nilon thông thường, được phát miễn phí. Các túi thân thiện này có giá bán 10.000 đồng/chiếc. Lần mua sau, khách hàng có thể tái sử dụng chiếc túi này tại Metro. Nhờ đó đã làm giảm một lượng lớn túi nilon không phân hủy ra môi trường trong thời gian qua. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 8
  9. Thế nhưng, ngược lại gần như 100% chợ truyền thống vẫn sử dụng túi nilon không thân thiện môi trường. Phần lớn khách hàng sau khi mua sắm tại những địa điểm này cũng lại mang về cả đống đồ đựng trong những túi nilon khác nhau. Từ đồ ăn chế biến sẵn như giò, chả, bánh…đến những thực phẩm tươi sống như rau, thịt, đậu, cá trái cây, thậm chí chỉ vài củ tỏi, củ gừng, vài nhánh hành, vài quả ớt..., mỗi loại thực phẩm là một túi nilon riêng. Tại một số quầy bán hàng hình ảnh nhân viên thu ngân thường dùng rất nhiều các loại túi nilon với kích cỡ to, nhỏ khác nhau để đựng hàng hóa cho khách đã trở nên quen thuộc. Cứ mỗi lần đi mua sắm như thế, người tiêu dùng ít nhất cũng “sở hữu” khoảng dăm, bảy chiếc túi nilon là bình thường. Qua đó, thấy được tình trạng sử dụng bao bì nilon thân thiện với môi trường hiện nay vẫn còn chưa được đồng bộ, lý giải về sự không đồng bộ này, TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đó là do công tác đánh thuế sử dụng túi nilon không thân thiện môi trường chưa được thực hiện hiệu quả. Trên thực tế, việc đánh thuế các cơ sở sản xuất đã được thực hiện từ năm 2012 với mức thu thuế 40.000 đồng/kg túi nilon, tương đương với giá bán hiện tại. Thế nhưng hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cố tình không nộp thuế, thậm chí họ tìm nhiều cách để trốn tránh nộp thuế. Bên cạnh đó, mặc dù xét về kinh tế lẫn môi trường, túi sử dụng nhiều lần tiết kiệm chi phí hơn, hạn chế rác thải nhưng ưu điểm tiện lợi cũng như thói quen của người dân là điều khó thay đổi. Chia sẻ về điều này, một người dân cho biết: “Túi nilon đựng hàng có giá rẻ hay miễn phí đã khiến tôi vẫn giữ thói quen cũ và không muốn hoặc chưa sẵn sàng chuyển sang sử dụng bao bì tự hủy với giá cao hơn và điều kiện sử dụng ràng buộc”, cho thấy ý thức người dân vẫn còn chưa cao trong vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị các cơ quan chức năng liên quan cần đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt vấn đề thu thuế đối với các cơ sở sản xuất túi nilon. Các cơ quan chức năng cần kết hợp với lực lượng công an khu vực trong việc thu thuế đối với các hộ sản xuất túi nilon. Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng hạn chế dùng túi nilon trong dân cư, Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 9
  10. doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện để có cơ sở giảm giá thành sản phẩm, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiêu sử dụng, tăng sức cạnh tranh với túi nilon khó phân hủy, tạo thói quen sử dụng túi thân thiện cho người dân, góp phần giảm thiểu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường. b) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại công nghiệp Hiện nay thì trong bất kỳ ngành công nghiệp nào hầu như trong quá trình sản xuất cũng đều phát sinh chất thải rắn và nguy hại, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Công nghệ càng phát triển thì sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu cũng như sẽ thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải do đó tạo ra lượng chất thải càng lớn. Việc tận dụng chất thải rắn và nguy hại thông qua các biện pháp giảm thiểu trong công nghiệp như giảm thiểu tại nguồn, tái sinh, tái sử dụng chất thải trong các nhà máy xí nghiệp để giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh là hết sức cần thiết. Trong công nghiệp việc quản lý và kiểm soát chính xác toàn bộ qui trình sản xuất từ nguyên liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm đến trang thiết bị và các dòng thải là một kỹ thuật giảm thiểu quan trọng; Khi tiến hành mua nguyên vật liệu nên mua chính xác loại nguyên vật liệu thực sự cần thiết cho nhà máy, xí nghiệp để tránh trường hợp mua nhiều nhưng lại không sử dụng, làm phát sinh chất thải rắn, thậm chí là chất thải nguy hại; Thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay thế những nguyên liệu có thành phần độc ít hơn, an toàn hơn, dễ xử lý hơn thay cho các nguyên liệu có thành phần độc nhiều hơn, khuyến khích sử dụng chất thải của ngành này làm nguyên liệu cho ngành khác; Ngoài ra trong quá trình mua nguyên vật liệu, việc quyết định số lượng và thùng chứa cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải. Nên mua những loại thùng chứa có kích thước phù hợp, có thể tận dụng lại, tiện lợi cho quá trình thu gom, vận chuyển, để tránh được những sự cố làm phát sinh thêm lượng chất thải rắn và nguy hại; Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm thiểu tại nguồn có hiệu quả hơn. Nên tiến hành kiểm soát quá trình, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu do xảy ra các lỗi kỹ thuật trong lúc vận hành. Đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quá trình sản xuất hiện đại hơn, sử dụng Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 10
  11. nhiên liệu sạch hơn, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất, tạo ra sản phẩm có vòng đời dài hơn, sản phẩm ít độc và thân thiện với môi trường hơn; Ngoài lượng chất thải rắn và nguy hại trong các nhà máy xí nghiệp không có khả năng tái chế, tái sử dụng mà phải qua xử lý thì vẫn có một số chất thải rắn có thể được tận dụng lại như các thùng giấy, vật liệu nhựa…do đó nên tận dụng lại các vật liệu nếu có thể để giảm lượng chất thải rắn phát sinh; Bên cạnh đó, cần có chương trình tập huấn cho công nhân trong nhà máy xí nghiệp nắm được sự cần thiết của quá trình giảm thiểu chất thải trong nhà máy, nhấn mạnh lợi ích đến từ việc giảm thiểu cho công nhân như vấn đề sức khỏe, an toàn lao động,…để nâng cao nhận thức và ý thức của công nhân về vấn đề môi trường trong quá trình làm việc. Việc tận dụng lại chất thải rắn và nguy hại trong công nghiệp là hết sức cần thiết, nó góp phần giảm bớt chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn và nguy hại, giảm chi phí về nguyên liệu và năng lượng, giảm rủi ro đối với các công nhân và các thê hệ tương lai. Bên cạnh những nhà máy xí nghiệp đã thực hiện tốt được việc giảm thiểu này thì hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại do tình hình phát triển kinh tế không đều ở nước ta. Đối với các vùng kinh tế trọng điểm thì việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu là tương đối dễ dàng do họ có điều kiện về kinh tế, có nguồn kinh phí để đầu tư, ngược lại đối với các vùng kinh tế chậm phát triển, vùng nông thôn, nguồn kinh phí không có, buộc họ phải xử lý “cuối đường ống” chứ không thể thực hiện được các biện pháp thiểu tại nguồn. Ví dụ như Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để giảm thiểu phát sinh bụi, chất thải rắn tại Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ Sản xuất sạch hơn (SXSH) được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu có hiệu quả hơn, cải tiến trang thiết bị hiện đại hơn… Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trường. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 11
  12. Trong quá trình sản xuất, nhà máy thải ra hàm lượng bụi toàn phần vượt 1,3 lần tiêu chuẩn cho phép và một lượng lớn chất thải rắn do quá trình thất thoát nhiên liệu (than đá), trang thiết bị còn lạc hậu…Để giải quyết vấn đề này, năm 2007, công ty bắt đầu tham gia vào Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI). Ông Nguyễn Văn Độ - Phó tổng giám đốc công ty cho biết: "Để hoạt động SXSH tại công ty được thực hiện một cách bài bản và cho kết quả tốt nhất, các hoạt động của công ty đã được chia thành 2 giai đoạn và được thực hiện bài bản dưới sự giám sát của 14 thành viên đội đánh giá hiệu quả SXSH của công ty". Theo đó, công ty đã bắt đầu giai đoạn 1 với những hoạt động không tốn chi phí hoặc chi phí thấp, chủ yếu tập trung vào các mục tiêu giảm tiêu thụ điện, giảm lượng bụi thải ra môi trường và giảm tổn thất than. Cụ thể, để giảm tiêu thụ điện, đội SXSH của công ty đã đề ra các giải pháp như thay đổi vị trí các động cơ cho phù hợp với phụ tải; lắp thiết bị tiết kiệm điện cho các động cơ có tải dao động; thay thế đèn tín hiệu bằng các đèn công suất thấp, thay đèn chiếu sáng bằng đèn Compact 50W. Với tổng giá trị đầu tư cho nhóm giải pháp này là 970 triệu đồng, mỗi năm công ty tiết kiệm được 740.000 kWh, tương đương 740 triệu đồng. Tương tự như vậy, để giảm lượng bụi tiêu thụ, công ty đã thực hiện những giải pháp như thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh hệ thống lọc bụi; thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng; trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, với tổng vốn đầu tư là 250 triệu đồng cho giai đoạn này. Nhờ đó, mỗi năm công ty thu lại được 30 triệu đồng, đồng thời giảm phát thải 200 tấn bụi. Khi chưa tiến hành SXSH, lượng than tiêu thụ của công ty bị tổn thất rất lớn do chưa có kho chứa, công ty phải thường xuyên chất đống làm phát sinh chất thải rắn đáng kể. Bên cạnh đó, việc lò đốt cấp khí nóng quá cũ, thao thác thủ công cũng khiến lượng than thất thoát rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, công ty đã thực hiện ngay các giải pháp như bảo ôn các lò sấy; sửa chữa cửa lò đốt kín nhằm tránh tổn thất nhiệt qua cửa lò; dự trữ than vào khu nguyên liệu trong những ngày mưa… Nhờ hàng loạt những giải pháp Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 12
  13. với giá trị đầu tư khoảng 100 triệu đồng này, hàng năm, công ty tiết kiệm được 140 tấn than, tương đương 76 triệu đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với những kết quả khả quan, công ty đã bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 với những giải pháp đầu tư lớn hơn. Giải pháp được thực hiện trong giai đoạn này là đầu tư cho hệ thống đóng bao xi măng do trước đây, sử dụng máy đóng bao lạc hậu nên năng suất đóng bao thấp, lượng xi măng phát tán ra khu vực đóng bao rất nhiều và bao xi măng hỏng cũng khá nhiều. Để khắc phục, công ty đã thực hiện thay thế hệ thống máy cũ bằng máy đóng bao BHYW, mâm quay 8 vòi tự động, điều chỉnh bằng biến tần, công suất 80 –120 tấn/giờ, đồng thời lắp thêm 1 túi lọc bụi công suất 20.000m3/giờ để thu hút toàn bộ bụi phát sinh tại khu vực này; lắp mới hệ thống vận chuyển cho phù hợp. Với 1,933 tỷ đồng đầu tư, mỗi năm, công ty đã tiết kiệm được 534 triệu đồng, giảm tiêu thụ điện 0,135 kWh/tấn xi măng, giảm 200 tấn bụi/năm, giảm lượng bao bì hư hỏng đáng kể. Đặc biệt, để giải quyết triệt để việc tổn thất than, công ty đã xây dựng 1 nhà kho chứa than có sức chứa khoảng 7.000 tấn, đủ dự trữ cho hơn 2 tháng sản xuất. Với tổng giá trị đầu tư của nhóm giải pháp này là 2,211 tỷ đồng, hàng năm công ty thu lãi 800,1 triệu đồng từ việc giảm tiêu thụ than, tiết kiệm 1,3kWh điện sấy/tấn xi măng, giảm 77 tấn bụi/năm. Sau khi kết thúc 2 giai đoạn tham gia hợp phần sản xuất sạch hơn vào năm 2008, trước những thành quả đạt được, công ty quyết định kéo dài hoạt động của đội tư vấn SXSH, đồng thời thực hiện chế độ quan trắc môi trường 6 tháng/lần để duy trì những thành quả về cả kinh tế và môi trường đạt được sau khi tham gia SXSH. c) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành chủ yếu ở nước ta, lượng chất thải tạo ra trong nông nghiệp là một con số không hề nhỏ, bao gồm lượng lớn chất thải rắn và nguy hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất. Lượng chất thải phát sinh trong nông nghiệp phần lớn là chất thải hữu cơ chúng ta có thể tận dụng lại được. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp để giảm thiểu phát sinh lượng chất thải trong nông Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 13
  14. nghiệp bằng cách tận dụng lại các phế phẩm nông nghiệp và cần có những biện pháp quản lý để giảm thiểu ô nhiễm do thuốc trừ sâu và BVTV gây ra. Thực hiện giảm thiểu các loại chất thải phát sinh trong quá trình trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,…), tận dụng các phế phẩm trong quá trình thu hoạch nông sản (rơm rạ, trấu, thân ngô,…) bằng cách biến chúng thành nhiên liệu đốt (củi), làm phân bón cung cấp lại cho cây trồng (vừa biến chúng trở thành chất dinh dưỡng lại không tạo ra chất thải trong quá trình trồng trọt). Các bao bì đựng sản phẩm nông nghiệp nên được tận dụng để sử dụng lại cho các lần sau. Các chai lọ thủy tinh chứa thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nên thu gom một cách cẩn thận sau khi sử dụng xong, tránh vứt bừa bãi làm vỡ chai lọ, phát sinh thêm ô nhiễm và chất thải rắn khó thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thay đổi thói quen của người nông dân bằng cách sử dụng phân bón vi sinh thay cho phân bón hóa học, các chế phẩm sinh học thay vì thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thiên địch thay vì các loại thuốc trừ sâu độc hại. Cần tập huấn và tuyên truyền cho nông dân cách quản lý chất thải rắn và nguy hại thông qua việc mua đúng các loại thuốc cần thiết trong quá trình sản xuất, thuốc đúng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng nhằm giảm thiểu các rủi ro do sử dụng thuốc (mua và sử dụng sai thuốc, sai cách sẽ tạo ra lượng chất thải lớn hơn), cần có chính sách hỗ trợ nông dân thu gom, phân loại chất thải tại nguồn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thân thiện với môi trường, đó là điều kiện tốt để áp dụng trong nông nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại, góp phần cải thiện chất lượng đất nông nghiệp, an toàn hơn cho sức khỏe người nông dân, tạo ra nông sản chất lượng hơn. Bên cạnh thuận lợi đó vẫn còn tồn tại một vài khó khăn, đó là công tác quản lý ở các cấp chưa chặt chẽ, vẫn còn phần lớn người dân mua thuốc không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đầu ra của sản phẩm, dẫn đến phát sinh nhiều chất thải nguy hại ra môi trường hơn. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 14
  15. Ví dụ như Tận dụng rơm rạ làm phân bón tại tỉnh Thái Bình Tại xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng, Thái Bình đã góp phần mở ra hướng đi mới cho việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch của người nông dân. Năm 2012 - 2013, Liên hiệp các hội khoa học tỉnh Thái Bình và Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Biotech, hợp tác xã Trọng Quan đã tuyên truyền hướng dẫn các hộ nông dân tích cực thu gom các sản phẩm rơm rạ sau thu hoạch, xác cây thực vật và phân thải của gia súc, gia cầm dùng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR ủ thành phân hữu cơ vi sinh bón cho tất cả các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và tận dụng được nguồn chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quy trình kỹ thuật ủ rơm rất đơn giản: Nguyên liệu gồm 1 tấn rơm rạ tươi; chế phẩm Fito-Biomix RR: 1 gói 200 gam; phân NPK 1kg; nilon hoặc bạt để che đậy, dụng cụ tưới nước. Chọn nơi tiện nguồn nguyên liệu, tiện nguồn nước, bố trí tập trung để tiện quản lý kỹ thuật. Các nguyên liệu sau khi thu gom được chất đống, chiều rộng khoảng 2 mét, độ dài thì tùy theo lượng nguyên liệu. Cứ mỗi lớp 30 cm rơm rạ thì tưới một lượng dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR. Khu ủ rơm rạ có độ ẩm 80%. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao đạt 1,5 đến 1,6 mét. Che kín cả trên nóc lẫn xung quanh, bảo đảm nhiệt độ đống ủ từ 45 đến 500C. Sau 10 – 15 ngày kiểm tra và đảo trộn, nếu chỗ nào chưa bảo đảm độ ẩm thì tưới bổ sung để nguyên liệu hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân hữu cơ, có thể bón ngay trong vụ hoặc bảo quản để bón cho vụ sau. Năm 2012, ông Trần Minh Bằng, Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trọng Quan cho biết, sau khi được tiếp nhận mô hình, xã đã chọn 100 hộ thực hiện, năm 2013 chọn 150 hộ. Được cán bộ Công ty CP Công nghệ sinh học tổ chức tập huấn kỹ thuật, tận dụng được các nguyên liệu sẵn có sau khi thu hoạch lúa, hoa màu, các phế thải nông nghiệp. Khi đưa loại phân này ra sản xuất giúp cây trồng phát triển, ra rễ hình thành Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 15
  16. tia củ nhanh hơn, thân và lá to, khỏe, sức sinh trưởng tốt; giảm tỷ lệ bệnh héo xanh, năng suất cao hơn từ 20 đến 25%; tỷ lệ củ to nhiều, hình thức củ đẹp; tiết kiệm chi phí, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với dùng các loại phân hữu cơ vi sinh khác. Cuối năm 2012, mô hình này đã được đoàn kiểm tra, đánh giá của Bộ Khoa học công nghệ Thái Bình về nghiệm thu, đánh giá có hiệu quả cao. Đến nay, không chỉ có dùng phân hữu cơ này cho trồng cây khoai tây, nhiều hộ nông dân của xã Trọng Quan đã dùng để trồng rau màu, tạo ra nguồn rau sạch phục vụ nhân dân trong vùng. Qua đánh giá của bà con nông dân thì những diện tích dùng phân hữu cơ vi sinh được ủ bằng chế phẩm sinh học cho năng suất vượt trội hơn từ 20 -25 %. Từ đó đã tạo được niềm hứng khởi cho bà con nông dân hưởng ứng quy trình sản xuất của công nghệ này trong sản xuất tại nhiều địa phương của tỉnh Thái Bình. d) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại y tế Một trong những lĩnh vực tạo ra lượng chất thải rắn và nguy hại đáng kể chính là y tế. Trong ngành y tế vì phải đảm bảo tính an toàn tuyệt đối đòi hỏi phải sử dụng nhiều các trang thiết bị và dụng cụ hiện đại, tiệt trùng, do đó việc tái sử dụng lại các thiết bị dụng cụ là khá hạn chế. Chất thải rắn y tế có tính nguy hại tiềm ẩn cao, khả năng lây nhiễm, gây tổn thương và có thể truyền bệnh cho những người phơi nhiễm. Nếu ta không có biện pháp để giảm thiểu các loại chất thải này thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người trầm trọng. Do đó cần phải có những biện pháp để giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại trong y tế. Nên giảm thiểu ngay tại nguồn bằng trong quá trình mua các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất nên mua đúng chức năng sử dụng, mua vừa đủ dùng, tránh lãng phí, có hạn sử dụng lâu dài. Mua các loại sản phẩm y tế thân thiện với môi trường hơn, giảm độc tính hơn (thay ống nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử…). Khi sử dụng các nguyên vật liệu (thuốc, bông gòn,..) nên sử dụng từ cũ rồi đến mới, mua trước thì sử dụng trước cho đến khi hết, không để dư thừa tạo ra chất thải. Làm sạch các thiết bị, dụng cụ trong quá trình khám chữa bệnh bằng phương pháp vật lý nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thay cho các phương pháp làm sạch bằng hóa chất. Tận dụng lại các thùng chứa, các dụng cụ y tế sau Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 16
  17. khi sử dụng đã qua khử trùng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhằm hạn chế phải mua thêm các loại dụng cụ không thực sự cần thiết. Đào tạo nhân viên y tế làm việc chuyên nghiệp hơn trong vấn đề thu gom, phân loại và vận chuyển các chất thải rắn và nguy hại trong bệnh viện nhằm hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường do sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện công tác môi trường. Bên cạnh những lợi ích từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong y tế như giảm lượng chất thải tạo ra, giảm chi phí cho bệnh viện, an toàn hơn trong công tác môi trường thì việc thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu trong y tế vẫn chưa triệt để tại một số nơi. Vẫn còn một số nơi chưa đặt biệt quan tâm đến các lợi ích giảm thiểu này, hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị còn chưa được hiện đại, nguồn kinh phí không đủ để thay thế các trang thiết bị dụng cụ tốt hơn, thân thiện với môi trường hơn. Nhìn chung, trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều tạo ra chất thải rắn và nguy hại và mỗi lĩnh vực đều có các biện pháp để giảm thiểu khác nhau và đều mang lại các lợi ích cũng như còn tồn tại nhiều khó khăn, việc chúng ta cần làm là góp phần thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu trên để nâng cao hiệu quả của các biện pháp, phát huy các ưu điểm hiện có cũng như góp phần khắc phục các khó khăn đã và đang tồn tại để giảm thiểu lượng chất thải rắn và phát sinh đến mức thấp nhất. Ví dụ như Bệnh viện Quân Y 103 đã áp dụng các biện pháp kháng khuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường. Bệnh viện đã áp dụng khử trùng các dụng cụ y tế bằng phương pháp như: khử trùng bằng tia cực tím, hay sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước để khử trùng thay vì sử dụng các hóa chất. Việc áp dụng này mang lại hiệu quả tốt hơn vì có tính khử trùng cao và thời gian xử lý nhanh đồng thời mang lại uy tín cho bệnh viện, giúp các bệnh nhân yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Qua đó, không phải sử dụng hóa chất làm hạn chế được những rủi ro mang lại làm phát sinh thêm chất thải rắn và nguy hại. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 17
  18. 6.3.2 Tái sử dụng (Reuse) Hiện nay, việc tái sử dụng chưa thật sự được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong sản xuất vì hiệu quả mang lại của nó chưa thật sự cao. Ở mặt khác, người ta dường như không có khái niệm sử dụng lại những đồ đã qua sử dụng vì cảm giác không hợp vệ sinh. Chỉ một số ít nơi phát triển công nghệ tái sử dụng chai lọ thủy tinh, nội dung dưới đây chủ yếu trình bày công tác tái sử dụng chai lọ thủy tinh ở một số nhãn hàng trên thế giới. a) Tái sử dụng chai thủy tinh Chai thủy tinh là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu, Canada và cho đến Hoa Kỳ. Ở Đan Mạch, 98% số chai thủy tinh được tái sử dụng và trả về với người tiêu dùng. Ở một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, và Brazil, chi phí năng lượng cho việc tái sử dụng chai lọ thủy tinh tiết kiệm từ 20-30% so với việc sản xuất mới. Tái sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh: là sử dụng những sản phẩm bằng thủy tinh đã cũ, có tuổi thọ lâu, hoặc đã qua sử dụng, được sử dụng lại với mục đích ban đầu hoặc thực hiện với nhiều mục đích khác mà tính chất cơ học, hóa học, lý học ban đầu không bị mất đi. b) Quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng chai thủy tinh Sau đây là quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh đang được áp dụng ở nhiều nơi: Chai thủy tinh theo chuỗi chuyền từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ thông qua các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Một phần chai thủy tinh này được chính người tiêu dùng tái sử dụng lại trong gia đình như dùng làm đồ đựng chất lỏng, một số vật dụng,…Một phần khác sẽ thải ra ngoài hoặc được các đại lý thu gom để đưa vào hệ thống xúc rửa và quay trở lại các nhà máy sản xuất nước ngọt hoặc đồ uống đóng chai. c) Quy trình tái sử dụng chai tại nhà máy Molson Brewery, Canada Quy trình tái sử dụng chai thủy tinh tại nhà máy Molson Brewery ở Canada như sau: Sau khi sản phẩm được bán ra tại các của hàng, ở đây sẽ đặt các thùng thu hồi chai. Chai được tập trung và vận chuyển về nhà máy. Tại đây sẽ loại bỏ những chai có bị hư Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 18
  19. như vỡ hay mẻ. Số chai còn lại được đưa vào một thiết bị súc rửa bằng xà phòng. Sau đó theo dây chuyền sẽ đưa vào máy rà quét vết sước và tiếp tục loại bỏ những chai lỗi. Sau đó những chai đảm bảo được đưa và máy tiệt trùng với nhệt độ 61oC - nhiệt độ đủ để giết chết sinh vật gây bệnh và giúp tăng tuổi thọ của bia. Tiếp theo đưa vào khu vực ổn định nhiệt độ ở 28oC, cho sản phẩm vào, dán nhãn và đưa ra thị trường. Tất cả các công đoạn này chỉ mất 2h30’. Điều này có nghĩa nhà máy này đã tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ so với việc sản xuất chai lọ mới. Vì thế, các nước khác trong đó có Việt Nam cần nên học hỏi phương pháp này. d) Ưu, nhược điểm của phương pháp tái sử dụng Nói đến ưu điểm của phương pháp tái sử dụng chai lọ thì tinh thì rất nhiều. Trước hết lag tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng như một sản phẩm có thể dùng lại thường rẻ hơn so với nhiều sản phẩm duy nhất sử dụng nó thay thế. Việc tái sử dụng làm giảm số lượng chai lọ cần sản xuất. Và thông thường một số mặt hàng cũ tốt hơn và được đánh giá cao về giá trị. Và cuối cùng làm giảm nhu cầu xử lý và chi phí và tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, việc tái sử dụng cũng có những nhược điểm sau đây: Nó thường đòi hỏi phải làm sạch, vận tải, trong đó có chi phí môi trường. Việc sắp xếp và chuẩn bị các mặt hàng để tái sử dụng cần có thời gian, mà là bất tiện cho người tiêu dùng và chi phí tiền cho các doanh nghiệp. Các ngành công nghiệp đồ uống không thích quá trình tái sử dụng vì công ty sẽ phải loại bỏ mẫu mã riêng của mình để chai không còn nhà sản xuất cụ thể, thuận lợi cho việc tái sử dụng trong việc giảm thiểu khoảng cách vận chuyển (công ty nào cũng có thể tiêu thụ chai thủy tinh đã qua sử dụng vì mẫu mã không khác nhau). Gây khó khăn trong việc quản lý thu tiền và gửi hoàn tiền lại cho khách hàng dẫn đến nhiều cửa hàng không quá nhiệt tình với ý tưởng đó. Hiện nay xu hướng con người muốn vứt mọi thứ đã qua sử dụng vào thùng rác nên cần phải thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 19
  20. Mặc dù việc tái sử dụng có những ưu nhược điểm như vậy nhưng đó là một phương pháp mà hiện nay các nước trên thế giới đang khuyến khích để áp dụng một cách rộng rãi. e) Quy trình quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh. Công tác quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh hiện nay đa phần đều giao cho nơi bán sản phẩm với chính sách chủ yếu là mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng với mức độ khá thấp, cụ thể ở một số nơi: Ở Beer in Quito (Anh), chai thủy tinh sau khi được bán cho người tiêu thụ, sau đó người tiêu dùng sẽ mang chai này đem lại của hàng hoặc siêu thị gần nhất, ở đây sẽ đặt 1 cái máy để thu chai. Mỗi lần như vậy bạn sẽ nhận được 1 phiếu tích điểm và áp dụng cho những lần mua sắm tiếp theo. Coca-cola (Cananda), khi bạn mua bất kì sản phẩm nào của nhãn hàng này, bạn đều phải trả thêm 1 khoản tiền nhỏ. Sau đó nếu bạn mang chai lại thì bạn cũng sẽ được nhận lại khoản phí này. Green Dot Systerm (Đức), những quán bar bán bia, rượu tự thu gom lại lượng chai thủy tinh này, mà không nhận lại được chi phí nào. Sau khi tiến hành thu gom tại từng địa điểm, chỉ một phần được các công ty sản xuất đưa về để tái sử dụng nhờ các hoạt động xúc rửa, diệt vi sinh. Nhìn chung công tác quản lý này chưa thực sự đem lại hiệu quả, do các nguyên nhân sau: Vì lợi ích mang lại không cao nên việc người tiêu dùng dường nhưng không mấy hứng thú với chương trình này; Bản thân nhà sản xuất và nơi bán sản phẩm chưa có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ để thu hồi lại những chai lọ thủy tinh này; Tâm lý chung đại đa số người tiêu dùng không thích dùng lại những chai đã được sử dụng trước đó, họ cảm thấy không hợp vệ sinh. Nên không tham gia việc tái sử dụng chai lọ. Thật sự lợi ích mang lại của việc tái sử dụng chai lọ thủy tinh chưa được xã hội đánh giá cao. Vì vậy công tác quản lý quá trình này chỉ mang tính chất lẻ tẻ ở cấp độ từng doanh nghiệp. Những yếu tố trên là mấu chốt của vấn đề tái sử dụng chưa được nhân Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2