intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Thanh toán trong kinh doanh quốc tế: Phân tích và so sánh phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay và tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa

Chia sẻ: Nguyễn Tâm | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

157
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận được thực hiện nhằm phân tích và so sánh phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay và tín dụng chứng từ khi xuất khẩu hàng hóa; những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi sử dụng các phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay và tín dụng chứng từ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Thanh toán trong kinh doanh quốc tế: Phân tích và so sánh phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay và tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN: THANH TOÁN TRONG KDQT ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN  CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN, NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ TRẢ NGAY VÀ  TÍN DỤNG CHỨNG TỪ KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA STT Họ và tên Lớp 1 2 3 4 5 6 THÁNG 6 NĂM 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TIỂU LUẬN MÔN: THANH TOÁN TRONG KDQT ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN  CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN, NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ TRẢ NGAY VÀ  TÍN DỤNG CHỨNG TỪ KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIẢNG VIÊN: HỒ VĂN DŨNG LỚP HỌC PHẦN: 420300253601 – DHKQ13D  NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7 STT Họ và tên Lớp Mức độ đóng  Hệ số  Ký tên góp (%) đóng góp 1 2 3 4 5 6
  3. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN  CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN, NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ TRẢ NGAY VÀ  TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện 1.1.1 Khái niệm Phương  thức   chuyển   tiền   là   phương   thức   thanh   toán   trong   đó   một   khách hàng (người trả  tiền, người mua, người nhập khẩu …) yêu cầu ngân  hàng   phục   vụ   mình   chuyển   một   số   tiền   nhất   định   cho   người   hưởng   lợi  (người bán, người xuất khẩu, người cung  ứng dịch vụ  …)  ở  một địa điểm  nhất định. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – TT):. bên mua hàng  yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương  tiện chuyển tiền (điện Swift/telex). 1.1.2. Các bên tham gia Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:  Người chuyển tiền (remitter/ MT103 ­> Ordering Customer): là người  yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài (người mua/ nhà nhập khẩu).  Người thụ hưởng (beneficiary): là người được nhận tiền chuyển (người bán/  nhà xuất khẩu).
  4. Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): là ngân hàng nhận  ủy thác  chuyển tiền của người chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền (paying bank/ beneficiary’s bank): là ngân hàng phục  vụ người thụ hưởng 1.1.3 Quy trình thực hiện 1.1.3.1 Quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước Mô tả các bước thực hiện chuyển tiền trả trước :  Bước 1: Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình   chuyển tiền cho người thụ hưởng.  Bước 2: NH phục vụ  người nhập khẩu sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ  vàđủ  khả năng thanh toán, sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền,   gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu.   Bước 3: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại  lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu.  Bước 4: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có đơn vị xuất khẩu.  Bước 5: Người Xuất Khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu đồng  thời chuyển giao toàn bộ  BCT (vận đơn, CI, PL, C/O, …) cho người nhập  khẩu
  5. 1.1.3.2 Quy trình thực hiện chuyển tiền trả sau  Mô tả các bước thực hiện chuyển tiền trả sau: •  Bước 1: Người XK tiến hành giao hàng cho người NK đồng thời chuyển  giao toàn bộ BCT (B/L, CI, PL, C/O, …) cho người NK.  •  Bước 2: Người NK sau khi kiểm tra BCT, lập lệnh chuyển tiền yêu cầu  NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. •  Bước 3: NH phục vụ  người NK sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ  và đủ  khả  năng thanh toán, sẽ  trích tài khoản của người NK để  chuyển tiền, gửi giấy   báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho đơn vị NK. • Bước 4: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại  lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người XK.  • Bước 5: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có cho đơn vị XK.  1.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ trả ngay 1.2.1 Khái niệm phương thức nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi  hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân  hàng thu hộ  tiền  ở  nhà nhập khẩu trên cơ  sở  chứng từ  (chứng từ  tài chính hoặc   chứng từ thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.
  6. Chứng từ  tài chính – financial documents là hối phiếu, ký phiếu, séc hoặc  các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.      Chứng từ  thương mại – commercial documents   là hóa đơn, vận tải đơn,  các chứng từ  về  quyền sở hữu hoặc các chứng từ  tương tự  hoặc bất cứ  chứng từ  nào không phải là chứng từ tài chính. 1.2.2 Các bên tham gia Người  ủy nhiệm (Principal): là người  ủy quyền xử  lý nghiệp vụ  nhờ  thu   cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng được người ủy  nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất  khẩu. Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng  ở  nước người nhập  khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ  thị nhờ thu. Ngân hàng thu hộ  (Collecting bank): là bất kỳ  ngân hàng nào có liên quan  đến nghiệp vụ  nhờ  thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường   được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình. Người trả  tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ  theo đúng chỉ  thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu. 1.2.3 Quy trình thực hiện 1.2.3.1 Nhờ thu trả tiền trao chứng từ Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment ­ D/P) là hình  thức thanh toán nhờ  thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ  lấy được bộ 
  7. chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này  được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay. (1). Căn cứ  vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng  cho người nhập khẩu. (2). Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm   hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người   nhập khẩu. (3). Ngân hàng nhận ủy thác chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để  thông báo cho người nhập khẩu. (4). Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi   nhà nhập khẩu. (5). Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà   nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu. (6). Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ. (7). Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả  nhờ thu sau   khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.
  8. 1.2.3.2 Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ Nhờ   thu   chấp   nhận   trả   tiền   trao   chứng   từ   (Documents   against   Acceptance ­ D/A)  là phương thức nhờ  thu kèm chứng từ, theo đó người trả  tiền  (người nhập khẩu) chỉ  cần chấp nhận trả  tiền hối phiếu sẽ  được ngân hàng trao   cho bộ  chứng từ  nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu có trách  nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả chậm,   trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng. (1). Căn cứ vào HĐTM đã ký, người XK tiến hành giao hàng cho người NK nhưng   không giao bộ chứng từ hàng hóa. (2). Người XKký phát và gửi hối phiếu có kỳ  hạn, kèm theo chỉ  thị  nhờ  thu và bộ  chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người NK. (3). NH nhận  ủy thác chuyển chỉ  thị  nhờ  thu và bộ  chứng từ  sang NH đại ký để  thông báo cho người NK. (4). Căn cứ vào chỉ thị nhờ  thu đã nhận được, NH xuất trình lập thông báo gửi nhà  NK.
  9. (5). Nếu người NK chấp nhận trả  tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối  phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì NH xuất trình giao bộ  chứng từ  hàng hóa  cho nhà NK (6). NH xuất trình thông báo nội dung chấp nhận TT của nhà NK cho NH chuyển   chứng từ. (7). NH chuyển chứng từ  thông báo kết quả  gửi chứng từ  nhờ  thu theo điều kiện   D/A cho người XK 1.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu   của khách hàng cam kết sẽ  trả  một số  tiền nhất định cho người thụ  hưởng hoặc   chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này  xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định nếu ra trong thư  tín dụng. Diễn giải:  Thư tín dụng (L/C) là: một cam kết bằng văn bản của  Ngân Hàng phát hành (Issuing bank) thực hiện theo yêu cầu của Người yêu cầu mở L/C (Applicant)  cam kết thanh toán cho  Người thụ hưởng (Beneficiary) khi nhận được  Bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng 1.3.2 Các bên tham gia Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for the credit)
  10. Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening bank) hay ngân hàng phát hành ( Issuing  bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank) Ngoài ra trong một vài trường hợp đặc biệt còn có còn có thể là các ngân hàng  khác tham gia trong phương thức này như: Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) Ngân hàng thanh toán (Paying bank): có thể  là ngân hàng mở  thư  tín dụng  hoặc vó thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay  mình thanh toán  Trường hợp ngân hàng làm nhiệm vụ  chiết khấu hối phiếu thì gọi là ngân   hàng chiết khấu hối phiếu hay ngân hàng thương lượng (Negotiating bank) 1.3.3 Quy trình thanh toán L/C 1. Căn cứ vào HĐNT hoặc hóa đơn chào hàng, người NK viết đơn yêu cầu mở  L/C gửi đến NH phục vụ  mình để  yêu cầu   mở  một L/C cho người XK   hưởng
  11. 2. NH mở L/C theo yêu cầu của người NK và chuyển L/C sang NH thông báo để  báo cho người XK biết 3. Khi nhận được thư  tín dụng do NH mở  L/C gửi đến, NH   thông báo sẽ  tiến  hành kểm tra tính xác thực của thư tín dụng rồi thông báo cho người XK biết   rằng L/C đã được mở 4. Khi nhận được L/C do NH thông báo gửi đến, đơn vị XK tiến hành kiểm tra,   đối chiếu với HĐNT đã kí trước đó. Nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu  không đồng ý thì đề nghị tu chỉnh L/C, đến khi nhận được L/C đã tu chỉnh thì   đơn vị XK mới tiến hành giao hàng. 5. Người XK sau khi giao hàng lập bộ  chứng từ  thanh toán gửi vào NH thông   báo để yêu cầu TT 6. NH thông báo chuyển bộ chứng từ TT sang để NH mở L/C xem xét trả tiền  7. NH mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển   sang NH thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ  chối TT và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK 8. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu 9. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu 10. Người NK xem xét chấp nhận trả  tiền và NH mở  L/C trao bộ  chứng từ  để  người NK có thể nhận hàng.
  12. CHƯƠNG 2:  PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN  CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN, NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ TRẢ NGAY  VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ KHI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 2.1 Những tiêu chí mà nhà xuất khẩu cần quan tâm khi lựa chọn phương thức  thanh toán 2.1.1. Phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng Mức phí giao dịch cũng  ảnh hưởng đến việc lựa chọn PTTT. Thông thường   các ngân hàng bao giờ cũng quy định mức phí tỷ lệ thuận với rủi ro mà ngân hàng có  thể gặp phải và trách nhiệm của ngân hàng. Khách hàng bao giờ cũng có xu hướng  lựa chọn những PTTT có phí tổn thấp nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có   thể áp dụng được PTTT này. Khách hàng luôn phải cân nhắc giữa mức phí giao dịch   với rủi ro mà mình có thể gặp phải.  2.1.2 Đặc điểm của từng phương thức thanh toán Có những loại hàng hóa nên áp dụng PTTT thích hợp với tính chất đặc thù  của nó 2.1.3 Mối quan hệ giữa các nhà xuất nhập khẩu Mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến mức độ  tin cậy giữa các bên và do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến viêc lựa chọn PTTT.
  13. 2.1.4 Đặc thù của thị trường người NK Nếu thị trường bạn hàng là quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị hay là quốc  gia đang có nhiều thay đổi về  cơ  chế  quản lý thì nguy cơ  đối mặt với rủi ro  về  chính trị hay hay rủi ro do cơ chế quản lý sẽ rất cao. Khi một quốc gia thay đổi các  chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, xuất nhập khẩu sẽ trực  tiếp  ảnh hưởng đến  hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) đối với các bên liên quan  2.1.5 Đặc điểm của hàng hoá Tùy thuộc vào tính chất, đặc thù của hàng hóa, để lựa chọn PTTT thích hợp 2.2 So sánh các phương thức thanh toán dựa vào các tiêu chí trên 2.2.1. Phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng Trong ba PTTT mà các NHTM Việt Nam thường áp dụng thì chuyển tiền có  mức phí thấp nhất. Một cách tổng quát thì phương thức chuyển tiền mang lại rủi ro   cho nhà xuất khẩu nhiều hơn. Còn với PTTT bằng L/C thì mức phí giao dịch thường   cao bởi vì trách nhiệm của ngân hàng trong PTTT này là rất lớn, ngân hàng sẽ đứng   ra cam kết trả tiền  cho nhà xuất khẩu cũng như kiểm tra bộ chứng từ cho nhà nhập  khẩu. 2.2.2 Đặc điểm của từng phương thức thanh toán PTTT ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM  PTTT nhanh nhất  Nhiều rủi ro cho nhà  CHUYỂN   TIỀN  XK trong trường hợp  BẰNG ĐIỆN  Mức phí thấp nhất chuyển   tiền   bằng   Quy   trình   nghiệp   vụ  điện trả sau.
  14. đơn giản  Nhà   XK   không   nhận  được   tiền   hàng   nếu  nhà   NK   không   chịu  nhận   hàng.   Trong  trường   hợp   này,   nhà  XK phải chịu chi phí  lưu kho bãi, phải bán  rẻ hoặc tái xuất  Nhà   XK   sẽ   thu   hồi  vốn châm nếu bị  nhà  NK kéo dài thời gian  thanh toán.  Bộ chứng từ chỉ được  NHỜ   THU   KÈM  giao   sau   khi   nhà   XK   Rủi ro tỷ giá CHỨNG TỪ  TT   hoặc   chấp   nhận   Tốc độ TT chậm TT  Vốn của nhà XK bị   ứ     Nhà   XK   có   quyền  động kiện   nhà   NK   ra   tòa,  nếu   nhà   NK   không   Người NK từ chối TT trả  tiền hối phiếu đã   Người  NK   có   thể   từ  ký chấp nhận TT khi  chối nhận chứng từ  đã đến hạn TT THƯ   TÍN   DỤNG     NH   sẽ   thực   hiện   Nếu   nhà   XK   không  L/C thanh   toán   đúng   như  xuất   trình   được   bộ  quy định trong L/C chứng từ phù hợp với   Chậm   trễ   trong   việc  quy   định   của   L/C  chuyển   chứng   từ  hoặc xuất trình muộn  được hạn chế tối đa so với  thời  hạn hiệu  lực của L/C thì NH sẽ   Khi   chứng   từ   được  từ chối TT tiền hàng. chuyển đến NH  phát   Nếu   có   sai   xót   trong  hành,   việc   TT   sẽ  khâu   kiểm   tra   chứng  được   tiến   hành   ngay  từ,   nhà   XK   sẽ   bị   từ 
  15. hoặc   vào   một   ngày  chối TT xác  định  (nếu là  L/C  trả chậm) 2.2.3 Mối quan hệ giữa các nhà xuất nhập khẩu Nếu mức độ tin cậy nhiều, DN thường áp dụng PTTT chuyển tiền; (2) Nếu mức độ  tin tưởng vừa sẽ áp dụng PTTT nhờ thu; (3) nếu mức độ tin cậy ít sẽ áp dụng PTTT  L/C. Trong quan hệ mua bán, phương thức chuyển tiền đước lựa chọn đối với các KH có   quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau. Vì khâu thanh toán dễ làm nảy sinh việc chiếm  dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố  tình dây dưa, kéo dài việc ra lệnh thanh   toán. 2.2.4 Đặc thù của thị trường người NK   Một ví dụ  về  rủi ro  cơ  chế  quản lý, như  rủi ro do chính sách tiền tệ  của  quốc gia thay đổi, đó là sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi có  thể  khiến năng lực tài chính của doanh nghiệp này  tăng lên và doanh nghiệp kia  giảm đi. Nguyên nhân rủi ro nền kinh tế thường làm thay đổi giá  trị đồng tiền của  mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Khi  nguy cơ  đối mặt với những rủi ro này lớn thì các bên nên áp dụng PTTT có độ  an  toàn cao như thanh toán bằng L/C thay cho PTTT chuyển tiền và nhờ thu. 2.2.5 Đặc điểm của hàng hoá Đối với những mặt hàng đã qua một lần sử  dụng thì nên áp dụng phương   thức chuyển tiền hay nhờ thu, vì việc định giá phần giá trị còn lại của hàng hóa rất   phức tạp, cần phải  ưu tiên cho người mua quền xem xét hàng hóa trước khi quyết 
  16. định TT. Đối với những mặt hàng đang có sự  biến động giá hoặc trường hợp hàng   hóa đó có xu hướng không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nhà XK nên áp  dụng PTTT bằng L/C. CHUYỂN   TIỀN  NHỜ   THU   KÈM  THƯ  TÍN DỤNG  BẰNG ĐIỆN CHỨNG   TỪ  L/C TIÊU CHÍ TRẢ NGAY Thời   gian  Nhanh nhất Chậm chậm thực hiện giao  dịch Khả   năng  Thấp nhất Trung bình Cao nhất thanh toán Mức   độ   tín  Cao nhất Trung bình Thấp nhất nhiệm đối với  KH Mức độ rủi ro Cao nhất Trung bình Thấp nhất Phí giao dịch Thấp nhất Trung bình Cao nhất Đặc điểm của  Mặt   hàng   đã   qua   một  Mặt   hàng   đã   qua  Mặt   hàng   có   sự  hàng hóa lần sử dụng một lần sử dụng  biến động về  giá/  không phù hợp với  thị hiếu NTD Bất   lợi  Quyền   lợi   của   người  Không   khống   chế  Tốn   thời   gian,  thường   gặp  XK     không  được   đảm  được việc trả  tiền  công sức và chi phí  của người XK bảo của nhà NK để   lập   và   hoàn  chỉnh bộ  chứng từ  phù hợp theo đúng  quy định của L/C Bảng. So sánh ba phương thức thanh toán
  17. CHƯƠNG 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP  XUẤT KHẨU VIỆT NAM KHI SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC  THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN, NHỜ THU KÈM CHỨNG  TỪ TRẢ NGAY VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang sử  dụng chuyển tiền thay  cho PTTT bằng L/C. Phương thức chuyển tiền chỉ  thực sự có hiệu quả  khi người  mua, người bán tin tưởng lẫn  nhau. NHTM tham gia phương thức trên chỉ  với  tư  cách trung gian hưởng hoa hồng, không đưa  ra bất kì sự  ràng buộc nào trong quá  trình thực  hiện dịch vụ. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, từ  chối thanh toán hay vi  phạm hợp đồng sẽ gây nên tổn thất nặng nề cho nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu.  Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch: lịch sử giao dịch,  uy tín, sản phẩm, dịch vụ, quy mô, khả năng thanh toán cũng như tham khảo ý kiến  ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác là điều quan trọng để hạn chế rủi ro.    Có rất nhiều hình thức lừa đảo,  gian lận cả  trong giao dịch xuất khẩu và  nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp sẽ  tránh được nếu nắm rõ đối tác. Một trong rất  nhiều cạm bẫy từ đối tác là chuyển tiền 30% ứng trước, để doanh nghiệp tin tưởng  giao hàng 100% theo phương thức DA/DP, hoặc trả trước 70% còn lại sau  khi nhận  hàng. Kết quả kẻ lừa đảo lấy chứng từ nhận hàng và tự giải tán.  Để hạn chế rủi ro trong các giao dịch thương mại quốc tế các doanh nghiệp  trước khi xuất hàng cần tìm hiểu kỹ thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro  tín dụng, kinh doanh của phía đối tác nước ngoài thông qua các nguồn tin công khai,  mua  dịch vụ  thẩm tra từ  các đơn vị  có uy tín, như  Trung tâm Thông tin tín dụng  Quốc gia Việt  Nam CIC (NHNN), hay qua kênh của Hiệp  hội tại các nước nhập  khẩu, cơ  quan đại diện  ngoại giao, thương vụ  và chi nhánh thương vụ  tại nước 
  18. xuất, nhập khẩu... Nhất là các đối tác mới giao dịch lần đầu, hay đối tác tìm được   qua kênh trung gian.    Nghiên cứu kỹ  quy  định về  điều khoản phạt hợp đồng trong đó  quy định  phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ; yêu cầu cả  hai  bên ký quỹ  tại một ngân hàng để  đảm bảo thực  hiện hợp đồng; tự  nâng cao nhận  thức của mình  về  pháp luật thương mại quốc tế, chủ  động  tìm hiểu về  quy định  pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại các thị  trường lớn để  đưa ra những đối  sách phù hợp; trong thanh toán quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lựa chọn  ngân hàng lớn uy tín trong nước để sử dụng dịch vụ. Các doanh nghiệp nên áp dụng PTTT hỗn hợp ví dụ như chuyển tiền 30% kết   hợp cùng nhờ  thu kèm chứng từ  trả  ngay D/P 70% chẳng hạn, để  hạn chế  rủi ro  trong trường hợp không thực hiện theo đúng hợp đồng. Việc lựa chọn PTTT quốc  tế  phù hợp là yếu tố  quan  trọng quyết định sự  thành công của mỗi một  giao dịch  thương mại quốc tế. Một PTTT có sự giám sát chặt chẽ của NHTM mang lại một   sự đảm bảo an toàn hơn cho các chủ  thể  tham gia vào giao dịch nhưng lại đi kèm  theo một mức phí dịch vụ  đáng kể. Chỉ  có nhà xuất khẩu và nhập khẩu với sự tư  vấn của NHTM sẽ biết một cách chính xác nhất PTTT quốc tế nào là phù hợp với  mình.
  19. Nguồn tham khảo: 1.  https://baohiemxangdau.net/lc­la­gi­uu­nhuoc­diem­cua­lc­trong­xnk.html  2.  https://sites.google.com/site/cnqtdn/phuongthucnhothukemchungtu  3.  https://mrhale.vn/khai­niem­va­dac­diem­cua­thu­tin­dung­lc/  4.  https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/thanh­toan­tt­la­gi­quy­trinh­lam­thanh­toan­  bang­dien­chuyen­tien­t­t.html 5. Trần Nguyễn Hợp Châu (2018), Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế  phù  hợp­ một số  khuyến nghị  đối với doanh nghiệp, Quản trị  ngân hàng và Doanh  nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2