intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Tiếng Việt thực hành: Hiện tượng từ vay mượn trong Tiếng Việt

Chia sẻ: Phạm Ngọc Như Quỳnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

2.561
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận nhằm giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, vai trò xuất hiện của từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt. Làm rõ vai trò của từ thuần Việt và từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếng Việt; làm rõ vai trò của từ thuần Việt và từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Tiếng Việt thực hành: Hiện tượng từ vay mượn trong Tiếng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC ĐỀ TÀI:  HIỆN TƯỢNG TỪ VAY MƯỢN TRONG  TIẾNG VIỆT Môn học: Tiếng Việt Thực Hành      Giảng viên hướng dẫn:          Nhóm sinh viên thực hiện: 
  2. HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2018 ­2019 TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC ĐỀ TÀI:  HIỆN TƯỢNG TỪ VAY MƯỢN TRONG  TIẾNG VIỆT Môn học: Tiếng Việt Thực Hành      Giảng viên hướng dẫn:          Nhóm sinh viên thực hiện: 
  4. HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2018 ­2019 TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2019
  5. MỤC LỤC 5
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. (Chủ  tịch Hồ  Chí Minh).  Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có gốc nguồn xa xưa nhất   trên hoàn cầu. Tiếng nói của người Việt Nam đã được hình thành và phát triển qua  hàng ngàn năm gắn liền với lịch sử  dân tộc. Nhờ  được sinh sống trên đất Tổ,  người Việt Nam ngày xưa đã có thể  hình thành được một ngữ  hệ  dân tộc vững  chắc, hòng sau đó tuy bị gần ngàn năm Bắc thuộc, vẫn bảo tồn được tiếng nói của  mình. Sau ngàn năm tiến hoá, tiếng Việt đã hoàn thiện mình với những gì nó vốn có  và những gì học hỏi được từ  những ngôn ngữ  khác. Nhu câu giao tiêp gi ̀ ́ ưa nh ̃ ưng ̃   ngươi noi cac ngon ng ̀ ́ ́ ̂ ữ khac nhau đa khiên cho yêu tô cua ngon ng ́ ̃ ́ ́ ́ ̉ ̂ ữ nay xuât hi ̀ ́ ện   ̂ ư kia va ngu trong ngon ng ̃ ̀ ̛ơc lai.  ̣ ̣ Hiện tượng vay mượn từ trong tiếng Việt không còn là hiện tượng mới nhưng  vẫn luôn là vấn đề nhức nhối thường trực đối với người Việt Nam. Trong quá trình  giao lưu ngôn ngữ, người Việt tiếp thu được rất nhiều lợi ích nhưng điều này cũng   đặt ra những thách thức đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hiểu được điều đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề  tài hiện tượng vay   mượn từ ngữ trong tiếng Việt để làm rõ sự Việt hoá từ mượn, nhu cầu, nguồn gốc   của từ  mượn trong tiếng Việt và lợi ích của nó cũng như  thực trạng đáng lo ngại  của hiện tượng chêm xen từ ngữ. Từ đó chúng ta sẽ có ý thức hơn về việc sử dụng   từ mượn có chọn lọc và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: từ thuần Việt và từ vay mượn trong tiếng Việt. 3.  Mục đích nghiên cứu 6
  7. Giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, vai trò xuất hiện của từ  thuần Việt  và từ vay mượn trong tiếng Việt. Làm rõ vai trò của từ thuần Việt và từ vay mượn trong ngôn ngữ tiếng Việt. Làm rõ cách sử  dụng của từ  thuần Việt và từ  vay mượn trong ngôn ngữ  tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp logic, thống kê. Sưu tầm tài liệu và sắp xếp theo mục tiêu đề tài. Truy cập internet. 7
  8. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HIỆN TƯỢNG TỪ VAY  MƯỢN TRONG TIẾNG VIỆT 1.1 Khái niệm Căn cứ  vào nguồn gốc của các từ, các nhà nghiên cứu chia từ  vựng tiếng Việt  thành  hai lớp: từ thuần Việt và từ mượn hay còn gọi là từ ngoại lai. Từ mượn (hay còn được gọi là từ vay mượn, ngoại lai) là những từ  vay mượn   của nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị  sự  vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ  thích hợp để  biểu thị  nhằm tạo sự phong phú cho ngôn ngữ. Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú   thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ  nhận. Gần như  tất cả các ngôn ngữ  trên thế  giới đều có từ  mượn, vì một ngôn ngữ  vốn dĩ không có đủ  vốn từ  vựng để  định   nghĩa cho tất cả   các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang   ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.  Tuy nhiên, việc tạo mới và sử  dụng các từ  mượn cũng cần hết sức quan tâm để  tránh   làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để  tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không   có từ  thay  thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp (Theo WikipediA­ Bách khoa   toàn thư mở). Từ  mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ  khi từ  đó được nhiều người nói ngôn  ngữ đó  sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ  mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán (từ  Hán­ Việt gốc   Trung   Quốc   và từ   Hán­Việt   gốc   Nhật),   tiếng   Pháp,   tiếng   Anh,   tiếng  Nga...  Ví dụ:  8
  9. Từ thuần Việt: cưới nhau, đàn bà, người già Từ Hán­Việt: hôn nhân, phụ nữ, phụ lão Từ   mượn   tiếng   Pháp: ba   tê   (tiếng   Pháp: pâté),   bánh   ga   tô   (gâteau),   bia  (bière), bít tết (bifsteck), bơ (beurre), búp bê (poupée), ghi­ta (guitare)… Từ mượn tiếng Anh: in­tơ­nét (tiếng Anh: internet), láp­tóp (laptop), xe gíp  (jeep), oẳn tù tì (one two three), săn­quích (sandwich)… Từ   mượn   tiếng   Nga:   Bôn­sê­vích   (Đảng   Bolshevik   của   Nga),   Mác­xít  ( Marksist), Xô­viết (Soviet)… 1.2 Nhu cầu sử dụng từ vay mượn trong tiếng Việt Như  chúng ta đã biết tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay chứa đựng nhiều từ  ngữ  giống nhau hoặc tương tự  với từ  ngữ  trong nhiều thứ  tiếng khác nhau như:  tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày­Nùng, tiếng Bana, tiếng Gia­lai, tiếng Ê­đê,  tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga… Từ mượn giúp làm phong phú thêm cho vốn từ  vựng của ngôn ngữ nhận. Trong một số trường hợp, một ngôn ngữ buộc phải dùng  từ  mượn do không có từ  tương đương thay thế  hoặc do sự tiện lợi, phổ biến của   từ mượn. Từ mượn góp phần làm cho kho tàng từ ngữ tiếng Việt trở nên đa dạng,   phong   phú   hơn,   dễ   hiểu,   sinh   động   và   trực   quan   hơn.   Theo   thống   kê   của H.  Maspéro, vào năm 1972 thì có hơn 60% từ Việt có gốc Hán. Tiếng Việt thời kì đầu  còn thiếu rất nhiều từ, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, văn học – nghệ  thuật,  luật pháp, chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Để bổ sung những từ còn thiếu,   người Việt một mặt đã tạo ra một số từ mới trên cơ sở các nguyên tắc cấu tạo từ  tiếng Việt, song mặt khác cũng đã vay mượn một số lượng lớn từ ngữ tiếng Hán.  Việc vay mượn các từ ngữ tiếng Hán đã diễn ra trong một thời gian rất dài, ngay từ  khi tiếng Việt còn chưa trở thành ngôn ngữ độc lập. Do được sử dụng nhiều nên từ  ngữ  tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ  giao tiếp hàng ngày. Điều đó làm   cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát.   Để  khắc phục tình trạng này, tiếng Việt vay mượn một số  từ  ngữ  tiếng Hán có  9
  10. nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa   khác. Điều này làm xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ  thuần Việt và   từ Hán­Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ: Từ thuần Việt gây cảm giác thô tục, ghê sợ  hoặc đau đớn còn từ  Hán­Việt   tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Ví dụ: Từ thuần Việt: chảy máu, chết, nôn Từ Hán­Việt: xuất huyết, từ trần, thổ Nước Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du  nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ đó người Việt đã  vay mượn nhiều từ  gốc Pháp để  chỉ  những khái niệm mà thường thì trong tiếng  Việt không có. Phần lớn các từ  đó đã bị  thay đổi cả  về  cách đọc lẫn chữ  viết để  phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình và đặc biệt  trong thời gian gần đây là tiếng Anh. Tiếng Việt mượn khá nhiều từ  tiếng Anh   trong ẩm thực, thể thao và giải trí. Bởi vì tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp  quốc tế. Ngoài ra  ở  Việt Nam tiếng Anh còn là ngôn ngữ  bắt buộc trong chương   trình giáo dục phổ  thông và cũng là ngoại ngữ  được sử  dụng rộng rãi.  Vì thế  dù  nhiều từ  đã có từ  thuần Việt nhưng mọi người vẫn quen sử dụng từ mượn tiếng   Anh. Trong xu thế  chung như  giai đoạn hiện nay thì sự  tiếp xúc ngôn ngữ  đang  ngày càng phát triển sâu rộng trên nhiều mặt của đời sống kinh tế  ­ chính trị  ­ xã  hội nên các từ mượn không chỉ dừng lại ở các thuật ngữ chuyên ngành mà còn rất  đa dạng và phong phú bởi các từ liên quan đến đời sống bình thường phục vụ cho  nhu cầu giao tiếp hàng ngày (ẩm thực, trang phục, giải trí, tình cảm…). Vì vậy, “có  thể  coi các từ vay mượn là các kí hiệu ngôn ngữ  ­ xã hội” vì các từ  lúc này “Phản   ánh những biến động trong xã hội của ngôn ngữ  đi vay” (Nguyễn Văn Khang, Từ  ngoại lai trong tiếng Việt, 2007). Điều đó giúp thể  hiện rõ ràng hơn về  tình hình   phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay. Điển hình như nước việc sử dụng tiếng   Anh phổ biến hơn trong xã hội ngày nay cho thấy nước Việt Nam ta cũng đang trên  đà hội nhập quốc tế để  phấn đấu trở  thành một nước CNH­HĐH. Tuy nhiên, mỗi  10
  11. một người Việt Nam cần phải học cách sử dụng từ vay mượn nước ngoài sao cho  thật hay, thật hợp lí, mang lại hiệu quả cao nhất trong diễn đạt ngôn ngữ mà không  làm mất đi sự trong sáng thuần túy của tiếng Việt. 11
  12. 1.3  Sự việt hóa từ mượn Cũng giống như  những ngôn ngữ  khác, hiện tượng tiếp nhận từ  ngữ  của một   ngôn ngữ  vào tiếng Việt không diễn ra một cách đơn giản mà các từ  mượn phải   chịu sự biến đổi theo quy luật của tiếng Việt. Quá trình đồng hoá các từ  ngoại lai   diễn ra trên cả bốn mặt là ngữ âm, chữ viết và ngữ nghĩa. 1.3.1 Việt hóa ngữ âm Về mặt ngữ âm, hệ thống ngữ âm của tiếng Việt được hình thành dần dần trên  cơ  sở  phương ngữ  Bắc Bộ  với sự  bổ  sung thêm một số  yếu tố  của các phương  ngữ  khác. Vì thế, đứng trước những biến thể  địa phương, cần lựa chọn biến thể  nào phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt. Chẳng hạn, giữa các biến   thể dô và vô, nhâng dâng và nhân dân, dĩa và đĩa, gáo và gạo,... thì vô, nhân dân, đĩa,  gạo,... là chuẩn. Khi các địa phương dùng các từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật,  hiện tượng thì từ của phương ngữ Bắc Bộ được coi là chuẩn. Chẳng hạn, giữa các   từ mô và đâu, nỏ và không, chộ và thấy,...   thì   các   từ đâu,   không,   thấy là   chuẩn.  Thực tế, chuẩn ngữ âm hình thành dần dần, không thể đòi hỏi các địa phương trong  cả  nước phát âm các từ  thống nhất ngay được. Tuy nhiên, không thể  coi nhẹ  vấn  đề  chính âm. Vai trò của nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng là vô  cùng quan trọng trong vấn đề  này. Cách phát âm của các từ  mượn cần phải phù   hợp với hệ  thống ngữ  âm tiếng Việt, những âm mà tiếng Việt không có hoặc có   nhưng xuất hiện  ở những vị trí bất thường, trái với ngữ  âm tiếng Việt sẽ  bị  biến   đổi thành các âm tiếng Việt có cách phát âm gần giống hoặc bị  bỏ  qua, không   chuyển đổi thành âm tiếng Việt nào.  Ví dụ: poupée: búp bê; équipe: ê kíp.  Tiếng Việt gọi sự chuyển đổi ngữ  âm này là "phiên âm". Tiếng Việt không có  các tổ hợp phụ âm nên khi được phiên âm sang tiếng Việt các tổ hợp phụ âm sẽ bị  loại bỏ theo các cách sau:  12
  13. Âm tiết hóa các phụ âm cấu thành nên các tổ hợp phụ âm đó. Nguyên   âm thêm vào để tạo thành âm tiết thường là "ơ". Ví dụ: địa danh tiếng  Pháp "Genève" /ʒə.nɛv/ được phiên âm là "Giơ­ne­vơ", phụ  âm /v/   được âm tiết hóa thành "vơ". Bỏ   qua   một   bộ   phận   của   tổ   hợp   phụ   âm.   Ví   dụ:   từ   tiếng   Pháp   "gramme" /gram/ được phiên âm là "gam", phụ  âm /r/ trong phụ  âm  kép /gr/ bị bỏ qua. Áp dụng đồng thời cả hai cách trên. 1.3.2 Việt hóa chữ viết Về  mặt chữ  viết, chữ  quốc ngữ  là cơ  sở  tốt để  thống nhất chính tả  giữa các   vùng. Ngôn ngữ  trước hết là để  nói, nhưng trong thực thế  giao lưu văn hoá và xã  hội ngày nay, chữ  viết có một tác dụng quyết định đối với cuộc sống. Vì thế,   chuẩn chính tả  là cơ  sở  để  bảo đảm và củng cố  tính thống nhất của ngôn ngữ.   Người miền Nam có thể nói coong cháo, nhâng dâng, gất... nhưng khi viết thì phải  viết con cháu, nhân dân, rất…Người miền Bắc có thể  phát âm lẫn lộn châu với  trâu, nồi với lồi, xung với sung…nhưng khi viết thì phải viết con trâu, châu báu,   xung đột, bổ sung, lồi lõm, cái nồi…Trong việc chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt, cần  lưu ý ba mảng khác nhau: các từ thông thường, các tên riêng, và các thuật ngữ khoa   học, kĩ thuật. Khi viết bằng chữ quốc ngữ theo đúng cách phát âm trong thực tế của   từ mượn. Trong tiếng Việt chúng được nói như  thế  nào thì ghi lại bằng chữ quốc   ngữ  đúng như  thế. Các âm tiết có thể  được viết liền nhau hoặc viết tách rời, có  khoảng trắng giữa các âm tiết hoặc nối với nhau bằng các dấu gạch ngang đặt  giữa các âm tiết, ví dụ : vali, va li, va­li. Các từ mượn được viết tách rời các âm tiết  thường là từ có hai âm tiết. Trong một số trường hợp khi các âm tiết được viết liền  nhau, không có khoảng trắng hoặc dấu gạch ngang xen vào giữa các âm tiết, nếu   không được chỉ rõ cách đọc từ trước người đọc có thể đọc sai hoặc phân vân không  biết nên đọc thế  nào mới đúng vì không biết một chữ  cái nào đó là chữ  cái cuối   cùng của một âm tiết hay là chữ cái đầu tiên của một âm tiết khác sau âm tiết đó. 13
  14. 1.3.3 Việt hóa ngữ nghĩa Về  mặt ngữ  nghĩa, một đơn vị  từ  vựng hợp chuẩn là đơn vị  có khả  năng diễn  đạt chính xác nhất nội dung cần diễn đạt, tự thân nó lại ngắn gọn, không gây hiểu  lầm. Trước đây, có người đã dùng từ  "mẹo" để  diễn đạt khái niệm "ngữ  pháp".  Mặc dù từ "mẹo" ngắn gọn, lại rất Việt Nam nhưng không chính xác, dễ gây hiểu  lầm nên không thể  coi là từ  hợp chuẩn. Khi dùng từ  này, người ta dễ  liên tưởng   đến nghĩa gốc của nó là "cách khôn ngoan, thông minh được nghĩ ra trong một hoàn   cảnh nhất định để  giải quyết việc khó", trong khi ngữ  pháp lại là quy luật khách   quan, không phải con người tự  nghĩ ra. Mặt khác, khi cần diễn đạt khái niệm "ý  nghĩa ngữ  pháp" thì nếu nói "ý nghĩa mẹo" thì thật khó mà hiểu được. Ví dụ: để  diễn đạt khái niệm "performative" nếu dùng thuật ngữ  "ngữ  vi" cũng dễ  nhầm là  phạm vi ngôn ngữ. Theo chúng tôi, thuật ngữ  "ngôn hành" là thích hợp hơn. Khi  tiếp nhận, tiếng Việt có thể  thể  không tiếp nhận tất cả  các ý nghĩa của từ  trong  ngôn ngữ khác hoặc mang một ý nghĩa hoàn toàn mới. Ví dụ: từ "balle" trong tiếng  Pháp có các nghĩa là "quả  bóng" và "đầu đạn", nhưng tiếng Việt chỉ  tiếp nhận từ  này với ý nghĩa "quả bóng". Trong việc chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt, cần lưu ý ba mảng khác nhau:  các từ  thông thường, các tên riêng, và các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật. 1.4 Hiện tượng chêm xem ngôn ngữ 1.4.1 Khái niệm và thực trạng về  việc chêm xem ngôn ngữ   ở  nước ta hiện nay Trong quá trình hội nhập và phát triển tất yếu sẽ  kéo theo sự  tiếp xúc,  ảnh  hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa, trong đó có ngôn ngữ. Đây cũng là hiện  tượng mang tính phổ biến mà Việt Nam chúng ta cũng không phải và không thể là   trường hợp ngoại lệ. Mặt tích cực là đã góp phần làm phong phú thêm cho kho từ  vựng của ngôn ngữ  dân tộc, đặc biệt là những thuật ngữ  mới trong các lĩnh vực   khoa học và kỹ thuật; làm đa dạng hơn các hình thức giao tiếp, và về phương diện   14
  15. nào đó, nó giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận nhanh với những nền văn hóa và văn   minh phát triển hơn. Bên cạnh đó, về  văn hóa nói chung, nó cũng có thể  gây nên   những tác động tiêu cực, đó là sự  xô bồ, lai căng, thậm chí chủ  nhân văn hóa còn  quay lưng lại với văn hóa truyền thống nếu chủ  thể  tiếp nhận chưa có được sự  chuẩn bị đầy đủ khả năng lựa chọn; về ngôn ngữ nói riêng, những biểu hiện trong   cách nói, cách viết “khác lạ” đã làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Câu hỏi   đặt ra là làm thế nào để  những giá trị  của văn hóa truyền thống, mà cụ  thể  là văn  hóa ngôn ngữ  không bị  phủ  định bởi sự  phát triển của văn minh và ngược lại, nó   không trở thành lực cản cho sự phát triển ấy; chúng phải trở thành điểm tựa và thúc   đẩy lẫn nhau trên con đường phát triển của xã hội. Trong lời ăn tiếng nói, trong văn bản tiếng Việt hiện nay rất phổ  biến hiện  tượng chêm xen từ ngữ ngoại (chủ yếu là tiếng Anh).  Ví dụ  “Mày fair play quá”, “Download xong chưa?”, “Nhiều fan hâm mộ  ghê”,  “Open tour này dành cho nhóm khách teen”, “Lập trình viên là một hot­job nhất bây  giờ” thậm chí có thể gồm cả cách nói có từ viết tắt như: “Khu công nghiệp này xây  bằng vốn ODA”, “Mức độ tăng trưởng GDP là 8,5%”…  Đáng chú ý là có những từ  gốc ngoại đã được Việt hoá từ  lâu, nay trong không  khí cởi mở  thời mở  cửa, hội nhập, lại “vô tư” phục hồi nguyên dạng: xe  bus (so  sánh:   xe   buýt),   vải line (lanh), tole Hoa   Sen   (tôn   lợp   mái),   bếp gas (ga),  may complete (com lê), gatau sinh nhật (bánh ga tô). 1.4.2 Hậu quả của hiện tượng chêm xem ngôn ngữ Việc sử dụng ngôn ngữ này trong một thời gian dài, liên tục, không có sự tự giác  và kiểm soát sẽ hình thành một thói quen vào trong tiềm thức của mọi người khiến   cho họ  sử  dụng nó trong vô thức. Làm cho đa số  các bạn trẻ  hiện nay đều gặp   không ít rắc rối với việc viết sao cho đúng chính tả, đặt câu sao cho đúng ngữ pháp  hay sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng với ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh. 15
  16. 1.4.3 Những giải pháp thiết thực nhằm đẩy lùi hiện tượng chêm  ngôn ngữ Nhà nước cần có các văn bản quy định cụ thể về cách sử dụng tiếng nước ngoài   trong các loại hình văn bản, trên các hình thức truyền thông, quảng cáo. Các cơ  quan báo chí, truyền thông, bên cạnh việc tuyên truyền, khuyến cáo, họ  phải trở  thành những người mẫu mực trong việc sử dụng ngôn từ.  Ở  nhà trường, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh thấy rõ được cái đẹp, cái  tinh tế, bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt chúng ta, với phương châm: có hiểu   mới yêu, có yêu mới trân trọng, mới làm tốt việc giữ  gìn sự  trong sáng của tiếng   Việt, các thầy cô giáo phải là tấm gương trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Ngôn  ngữ  của các thầy cô giáo phải trong sáng, chuẩn mực, phù hợp với quy tắc và   phong cách tiếng Việt. Giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ  là hiện tượng xã hội. Để  hạn   chế  những tiêu cực trong tiếp nhận, sử dụng cần có sự  tham gia của toàn xã hội,  trong đó gia đình và các tổ  chức đoàn thể  xã hội đóng vai trò quan trọng. Gia đình  cần thường xuyên nhắc nhở và giáo dục con em mình trong việc sử dụng ngôn ngữ  đúng chuẩn mực; cần thận trọng trong việc sử  dụng ngôn ngữ  khi giao tiếp với  nhau giữa các thành viên gia đình, tập thể; không để  những hiện tượng xấu trong   giao tiếp ngôn ngữ ảnh hưởng tiêu cực đến con em mình. Các tổ chức đoàn thể mà   hạt nhân là đoàn thanh niên, tổ chức các diễn đàn, bên cạnh tìm hiểu kiến thức về  tiếng Việt còn hướng tới việc tạo môi trường thực hành ngôn ngữ, đồng thời cần  kịp thời điều chỉnh những sai lạc trong tiếp nhận, sử dụng các ngôn ngữ ngoại lai. 16
  17. CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI TỪ VAY MƯỢN THEO  NGUỒN GỐC 2.1 Từ mượn tiếng Hán 2.1.1 Từ mượn Hán­Việt Sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội  người Việt khá sâu đậm. Ðặc biệt là chữ  Hán đã được dùng làm chữ  viết chính  thức của ta trong hàng thế  kỷ, chính vì thế, tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là   điều không thể  tránh khỏi. Về  mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt  nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được  người Việt vay mượn rất nhiều. Hiện nay, số lượng từ Hán Việt chiếm hơn 60%   trong vốn từ vựng tiếng Việt. Ða số từ Hán Việt là từ đa âm tiết.Tuy nhiên, các từ  tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ  thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán­Việt. Cách đọc này đã được  hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X­ XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó   có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ  – âm  tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm   tiếng Việt. Không  những  thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố  gốc Hán để  tạo ra  từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu  tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để  tạo ra từ  mới, ví dụ:  binh lính, tàu hỏa,  đói khổ.  Ngày nay, khi muốn sử  dụng một thuật ngữ mới, người ta  đều có xu  hướng dùng từ Hán­Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa",…Ngoài ra, còn có  các từ  gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ  với phát âm của một   phương ngữ  nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mì chính, quẩy, hủ  tiếu,...  Những từ này là từ mượn và thường không được xem là từ Hán–Việt. 2.1.2 Mục đích vay mượn từ Hán­Việt Nhìn chung, tiếng Việt vay mượn các từ tiếng Hán nhằm hai mục đích như sau: 17
  18.  Thứ nhất: bổ sung những từ còn thiếu: Trong thời kì đầu, tiếng Việt còn thiếu rất nhiều từ  cần bổ  sung, người Việt   một mặt đã tạo ra một số từ mới trên cơ sở các nguyên tắc cấu tạo từ tiếng Việt,   song mặt khác cũng đã vay mượn một số  lượng lớn từ ngữ tiếng Hán. Những từ  ngữ  vay mượn từ  xa xưa của tiếng Hán đã bị  thay đổi nhiều trong tiếng Việt và  chúng hoạt động giống như từ thuần Việt nên nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là từ  thuần Việt, ví dụ: buồn, mây, chè… Vì vậy, khi nói đến từ  ngữ  gốc Hán trong  tiếng Việt, người ta thường nghĩ đến những từ được vay mượn trong thời kì tiếng   Việt đã trở thành ngôn ngữ độc lập và được đọc theo một nguyên tắc chung giống   nhau: đọc theo âm Hán­Việt. Ví dụ: Các từ trong lĩnh vực văn hóa: lễ nghi, lễ hội, văn minh. Các từ  trong lĩnh vực văn học­nghệ  thuật: tiểu thuyết, hội họa, điêu  khắc. Các từ trong lĩnh vực luật pháp: hiến pháp, luật sư, tòa án, quy định. Các từ  trong lĩnh vực chính trị: chính phủ, độc lập, phụ  thuộc, dân  chủ. Các   từ   trong   lĩnh  vực   kinh  tế: công  nghiệp,   tư   bản,   tỷ   giá,   chứng  khoán. Có thể thấy rằng, đây chủ yếu là những thuật ngữ khoa học­chuyên môn.  Thứ  hai: Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ  đã có trong tiếng   Việt: Trong giao tiếp hàng ngày, tiếng Việt được sử  dụng nhiều nên mất đi sắc thái   trang trọng hay khái quát. Do đó,  ta đã vay mượn một số từ ngữ tiếng Hán có nghĩa  cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác.  Điều này làm xuất hiện những cặp từ  đồng nghĩa, trong đó từ  thuần Việt và từ  Hán­Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ: ̀ ́ ́ ́ ̃ ́ ́ ́ ́ ̃ ừu tượng, khai quat nên mang tinh chât Vê săc thai y nghia: co săc thai y nghia tr ́ ́ ́ ́  ̣ tinh tai, không g ̃ ợi hinh. ̀ Ví dụ: Thao môc ̉ ̣  = cây co, viêm ̉  = loet, ̉ ́  thô huyêt ̣ ́ = hôc mau… ́ 18
  19. ́ ̉ ̉ ̉ ̀ ừ han Viêt mang săc thai trang trong, thanh Vê săc thai biêu cam, cam xuc: nhiêu t ̀ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣   ̃ ́ ̀ ừ thuân Viêt mang săc thai nha( trong khi đo nhiêu t ̀ ̣ ́ ̣ ́   thân mât, trung hoa, khiêm ̀ ́   nha…) ̃ Ví dụ: Phu nhân = vợ, hi sinh = chêt… ́ ́ ừ Han Viêt co phong cach got giua va th Vê săc thai phong cach: t ̀ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̃ ̀ ương đ ̀ ược dung ̀   ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̣    nhin chung co trong phong cach khoa hoc, chinh luân, hanh chinh( con tiêng Viêt ́ ̀ ́  ̣ ̉ ́ ̣ ̣ mau săc đa phong cach: giot giua, cô kinh, sinh hoat, thông dung… ̀ ́ ́ ̃ Ví dụ: huynh đệ = anh em, băng h ̀ ưũ  = ban be, ̣ ̀ thiên thu = mai mai, ̉ ̣ ̃ ̃  khâu phât tâm   ̣ ̣ xà = miêng nam mô bung bô dao găm… ̀ 2.2 Từ mượn tiếng Pháp Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên tiếng Pháp có điều kiện du nhập vào   Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa và ngôn ngữ  đó người Việt đã vay   mượn nhiều từ gốc Pháp để  chỉ  những khái niệm mà thường thì trong tiếng Việt   không có. Phần lớn các từ  đó đã bị  thay đổi cả  về  cách đọc lẫn chữ  viết để  phù   hợp với đặc trưng của tiếng Việt.  Ví dụ: ban công (balcon), buýt (bus), áp phích  (affiche), cà rốt (carotte),… 2.3 Từ mượn tiếng Nga Ngay từ  thời xa xưa, Nga đã là một nước có mối quan hệ  về  văn hóa, thương  mại, quân sự, chính trị  với nhiều nước trên thế  giới nên không thể  tránh khỏi quá   trình du nhập từ vay mượn vào ngôn ngữ của mình. Lịch sử cho thấy mối quan hệ  của Việt Nam với Liên Xô trước đây, và với Liên Bang Nga ngày nay luôn nồng   ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và những biến động của lịch sử.  trong những năm tháng cam go của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam  luôn nhận được sự ủng chí tình của nhân dân Liên Xô không chỉ về tiền bạc, hiện   vật mà các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển về  kinh  tế, văn hóa, xã hội…Đặc biệt là khi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin, Hồ Chí Minh   đã dịch và viết lại bằng tiếng Việt cho phù hợp với cách tiếp cận của người Việt   lúc bấy giờ. Ngôn ngữ Nga cũng theo đó du nhập vào Việt Nam, và từ mượn tiếng  19
  20. Nga cũng theo đó ra đời. Ví dụ: Bôn­sê­vích (Большевик), Mác­xít (mарксист), xô  viết (cовет)… 2.4 Từ mượn tiếng Anh Ở  Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ  bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ  thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Không những thế hệ thuật ngữ  quốc tế  cũng chủ  yếu dựa trên tiếng Anh nên việc vay mượn từ  tiếng Anh trong   thuật ngữ là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ như trong lính vực lập trình khoa học   máy tính, người ta thống nhất sử dụng những thuật ngữ đo lường bộ nhớ máy tính   như  bit (byte), kilobyte (KB), megabyte (MG)… Ngay cả đối với các hệ  thống đo  lường cũng vậy. Ví dụ: gam (gram), lit (litre), met (metre)… Và có rất nhiều từ  mượn tiếng Anh chúng ta sử dụng tong đời sống hằng ngày rất quen thuộc. Ví dụ:   cờ­líp (clip), in­tơ­nét (internet), pi­a (PR), tivi (TV), sô (show)… 2.5 Từ mượn các ngôn ngữ khác Ngoài những ảnh hưởng của tiếng Hán, tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng của một   số ngôn ngữ châu Á khác, đặc biệt là các ngôn ngữ Khơme (Khmer), ngôn ngữ Tày­ Thái, ngôn ngữ Ấn Độ (tiếng Phạn, tiếng Pali). 2.5.1 Ảnh hưởng của ngôn ngữ Khơme Có  ảnh hưởng lớn nhất trong số  các ngôn ngữ  kể  trên là tiếng Khơme. Do sự  tiếp   xúc   khá   thường   xuyên   với   tiếng   Khơme,   một   số   lượng   khá   lớn   từ   tiếng   Khơme đã đi vào tiếng Việt và giữ vai trò quan trọng trong lớp từ cơ bản của tiếng   Việt. Trong thời gian gần đây (từ khoảng thế kỉ XIX), giữa tiếng Khơme và tiếng   Việt đã có những mối quan hệ trực tiếp mà chủ yếu là qua phương ngữ Nam Bộ.   Các mối quan hệ  này đã để  lại một số  từ  chỉ  các loại cây cỏ  đặc trưng cho vùng   Nam Bộ  như: xoài, thốt nốt, sầu riêng, hay từ  biểu thị  hoạt động, cách thức hoạt   động   của   người   và   động   vật   như: nhậu (=   ăn   và   uống), tùm   lum (=   lung  tung), xài(ăn, dùng), cà lăm, cà nhắc, ba lăng nhăng. Nói chung, các từ  ngữ  gốc Khơme được Việt hóa cao độ  trong tiếng Việt nên   nhiều người Việt vẫn coi đây là những từ thuần Việt. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2