intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

107
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc nhằm trình bày khái niệm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Một mô hình xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Trung Quốc được thực hiện bởi Công ty dịch vụ đa quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc

  1. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông Tiểu luận MỘT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC GVHD: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG 1
  2. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3 NỘI DUNG........................................................................................................................................4 I. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG T ÍN NHIỆM QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ T Ổ CHỨC XẾP HẠNG T ÍN NHIỆM T RÊN T HẾ GIỚI: .................................................................................................................4 1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm quốc gia: ...................................................................................4 2. Giới thiệu về một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới:........................................................4 2.1. Standard & Poor’s:................................................................................................................4 2.2. Moody's Investors Service:....................................................................................................6 2.3. Fitch Group:.........................................................................................................................9 II. Một mô hình xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Trung Quốc được thực hiện bởi Công ty dịch vụ đa quốc gia A.M.Best:........................................................................................................................... 11 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Trung Quốc:................................................................................ 11 1.1. Địa lý: ................................................................................................................................ 11 1.2. Kinh tế:.............................................................................................................................. 12 1.3. Con người: ......................................................................................................................... 13 1.4. Chính trị:............................................................................................................................ 14 1.5. Quan hệ ngoại giao: ............................................................................................................ 14 2.Mô hình xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc của A.M.Best:............................................................... 15 2.1. Giới thiệu sơ lược về A.M.Best:........................................................................................... 15 2.2. Giới thiệu về chỉ số xếp hạng tín nhiệm CRT (Country Risk Tier) của A.M.Best:.................... 15 2.3. Cách xếp hạng tin nhiệm rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc của A.M.Best:........................... 17 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 23 T ÀI LIỆU T HAM KHẢO................................................................................................................. 24 2
  3. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là một nhà đầu tư quốc tế, có một số vốn lớn trong tay chắc hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy đắn đo rằng mình nên đầu tư vào quốc gia nào trên thế giới? Liệu chiến lược đầu tư vào quốc gia đó có hiệu quả không, có tiềm ẩn rủi ro không? Câu trả lời của bạn sẽ được giải đáp phần nào nhờ những công ty, những tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Chính họ là n gười tạo ra một cơ sở dữ liệu so sánh tổng thể nhất những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi quốc gia thông qua cấp bậc xếp hạng mà họ đánh giá dành cho mỗi quốc gia đó. Kết quả xếp hạng này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, nếu được đánh giá tốt thì tất yếu đây sẽ là một thị trường tốt thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thêm nhiều quan hệ ngoại giao quốc tế, thị trường tài chính sẽ có cơ sở để phát triển mạnh hơn... và ngược lại. Vậy họ dựa vào những yếu tố nào để đo lường, đánh giá rủi ro quốc gia đối với một nước? Bài viết này của nhóm chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó thông qua mô hình xếp hạng tín nhiệm đối với Trun g Quốc của Công ty A.M .Best thuộc Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ. 3
  4. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRÊN THẾ GIỚI: 1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm quốc gia: - Hệ số tín nhiệm của quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia được xem như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro của quốc gia đó. Hệ số tín nhiệm càng thấp thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng cao. Hệ số tín nhiệm quốc gia được công bố bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. - Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện việc phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia để đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia đó - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là các tổ chức độc lập chuyên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như Standard & Poor's (S&P), M oody's, A. M . Best, Fitch Ratings… 2. Giới thiệu về một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới: 2.1. S tandard & Poor’s: - Là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ. Đây là công ty con của M cGraw-Hill. Standard & Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (hai công ty còn lại là M oody's và Fitch Ratings). Standard & Poor's đưa ra các đánh giá tín dụng cả dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức công và tổ chức tư. Đánh giá về quốc gia thì hơn hẳn Fitch và Moody’s, năm 2011 lần đầu tiên trong lịch sử hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ xuống AA+ trong khi 2 hãng còn lại giữ nguyên xếp hạng AAA. - S&P đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng dẫn liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực) hoặc không chắc chắn (trung gian) Đánh giá đầu tư  AAA: những người vay tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định.  AA: những người vay tốt, có độ rủi ro cao hơn AAA một chút, bao gồm: 4
  5. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông  AA+: tương ứng với bậc Aa1 của Moody's và Fitch  AA: tương ứng bậc Aa2  AA-: tương ứng bậc Aa3  A: những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh kinh tế nhất định  A+: tương ứng bậc A1  A: tương ứng bậc A2  BBB: những người vay ở bậc tầm trung, nhưng trong điều kiện kinh tế bất lợi hay hoàn cảnh thay đổi có thể làm giảm khả năng trả nợ. Đánh giá phi đầu tư  BB: ít bị ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưn g khi đối diện với vấn đề bất ổn và kinh doanh không thuận lợi, điều kiện tài chính, kinh tế có thể dẫn tới khả năng không trả được nợ.  B: bị ảnh hưởng nhiều hơn BB nhưng hiện tại vẫn có khả năng trả nợ.  CCC: hiện tại dễ bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế thuận lợi để thực hiện được cam kết trả nợ.  CC: độ ảnh hưởng cao, trái phiếu đầu cơ.  C: độ ảnh hưởng cao, có khả năng bị vỡ nợ hoặc đang bị truy thu nhưng vẫn trả tiền theo giao ước.  CI: quá hạn chưa trả.  R: chịu sự kiểm soát theo quy định do hoàn cảnh tài chính.  SD: đã vỡ nợ có đối với vài giao ước.  D: đã vỡ nợ với các giao ước và sẽ vỡ nợ với phần lớn hoặc tất cả các giao ước.  NR: không đánh giá Đánh giá ngắn hạn  A-1: khả năng thực hiện trả nợ rất cao. 5
  6. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông  A-2: nhạy cảm với các hoàn cảnh tài chính bất lợi nhưng khả năng đáp ứng các giao ước tài chính của người vay là thõa đáng.  A-3: những hoàn cảnh tài chính bất lợi có thể làm yếu khả năng đáp ứng cam kết tài chính của người vay  B: có những đặc điểm đầu cơ rõ nét. Người vay hiện vẫn có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính nhưng đối mặt với những vấn đề không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới cam kết tài chính theo giao ước.  C: hiện có khả năng không thanh toán và người vay phải phu thuộc vào những yếu tố kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi để đáp ứng cam kết tài chính theo giao ước.  D: không có khả năng trả nợ (vỡ nợ với các khoản phải trả). Giao ước không được thực thi đúng thời hạn và thời gian ân hạn đã hết. M ức độ này cũng được dùng khi nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của S&P tính đến tháng 7/2012 2.2. Moody's Investors Service: - M oody’s Corporation là công ty chủ quản của các công ty dịch vụ đầu tư thuộc tập đoàn M oody's, thực hiện các nghiên cứu và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp và các thể chế. Công ty còn đánh giá xếp hạng tín dụng cho những nhà đầu tư bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn 6
  7. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông đánh giá có quy mô. M oody’s Investors Service là công ty đánh giá thuộc tập đoàn M oody’s Corporation., được thành lập năm 1909 bởi John M oody. M ột trong những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet. Hiện tại M oody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên toàn thế giới. Hệ thống đánh giá các trái phiếu dài hạn của Moody’s - M oody's Investors Service, còn gọi là M oody’s, là tổ chức xếp hạng tín dụng trái phiếu của M oody’s Corporation. M oody's Investors Service cung cấp những nghiên cứu về tài chính quốc tế dựa trên những trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ, cùng với Standard & Poor's và Fitch Group, là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín trên thế giới. - Công ty xếp hạng uy tín tín dụng của người vay bằng cách sử dụng bảng đánh giá tiêu chuẩn dựa trên những mất mát dự kiến của nhà đầu tư trong từng trường hợp. M oody's Investors Service đánh giá các chứng khoán nợ ở một số phân khúc thị trường có liên quan đến công chúng và chứng khoán thương mại trong thị trường trái phiếu. Bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp quản lý đầu tư như thị trường tiền tệ, quỹ có lợi tức cố định và quỹ đầu cơ, các tổ chức tài chính như ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng; và các nhóm tài sản trong tài chính phân lớp. Hệ thống xếp hạng của M oody's Investors Service được đánh giá từ mức Aaa tới mức C, Aaa là mức cao nhất và C là mức thấp nhất Đánh giá đầu tư Hạng trái phiếu nên đầu tư  Trong dài hạn  Aaa: Các trái phiếu có chất lượng cao nhất, độ rủi ro thấp nhất.  Aa1, Aa2, Aa3: Các trái phiếu có chất lượng cao, rủi ro thấp.  A1, A2, A3: Trái phiếu có chất lượng tốt, rủi ro thấp tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố có khả năng dẫn đến sự suy yếu trong tương lai.  Baa1, Baa2, Baa3: Trái phiếu có rủi ro tương đối, được coi là các trái phiếu có chất lượng trung bình và có những yếu tố không đáng tin cậy.  Trong ngắn hạn  Từ Aaa đến A1 được xét là có khả năng trả nợ trong ngắn hạn.  Từ A2 đến A3 được xét là có khả năng hoặc có khả năng cao trả nợ ngắn hạn. 7
  8. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông  Baa1 được xét có khả năng cao trả nợ ngắn hạn.  Baa2 có khả năng hoặc khả năng chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn.  Baa3 khả năng chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn. Hạng trái phiếu không nên đầu tư  Ba1, Ba2, Ba3: Các trái phiếu có chất lượng tín dụng không rõ ràng.  B1, B2, B3: Các trái phiếu có độ rủi ro tín dụng cao và chất lượng tín dụng khá thấp.  Caa1, Caa2, Caa3: Trái phiếu có chất lượng kém, rủi ro tín dụng rất cao. Các công ty phát hành trái phiếu này có thể đang mất khả năng trả nợ.  Ca: Trái phiếu có độ rủi ro rất cao, các công ty phát hành thường đang mất khả năng trả nợ.  C: Trái phiếu chất lượng thấp nhất trong bảng xếp hạng, các công ty phát hành thường không còn khả năng thanh toán và khả năng phục hồi thấp. Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody tính đến tháng 7/2012 8
  9. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 2.3. Fitch Group: - Fitch Group thuộc sở hữu của Fimalac và Hearst Corporation. Ngày 12/04/2012, Hearst tăng cổ phần trong Fitch Group đến 50%. Fitch Rating và Fitch Solutions đều thuộc Fitch Group . Fitch Rating có trụ ở New York và Luân Đôn, là một trong ba Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc cùng với Moody’s và Standard & Poor’s. Đánh giá dài hạn Xếp hạng tín dụng trong dài hạn của Fitch Rating được phân theo thứ tự alphabetic từ “AAA” tới “D”, được sử dụng năm 1924 và sau đó được thông qua và cấp giấy phép bởi S &P (Moody’s cũng sử dụng tỉ lệ tương tự, nhưng tên từng loại thì khác.). Đánh giá đầu tư  AAA: Những công ty tốt nhất, đáng tin và ổn định.  AA: Những công ty tốt, rủi ro cao hơn AAA  A: Tình hình kinh tế có thể ảnh hưởng đến đầu tư.  BBB: Những công ty ở mức trung bình, đạt yêu cầu tại thời điểm hiện tại. Đánh giá phi đầu tư  BB: Dễ bị thay đổi theo nền kinh tế  B: Tình hình tài chính thay đổi rõ rệt.  CCC: Dễ bị ảnh hưởng và đáp ứng các cam kết với điều kiện kinh tế thuận lợi.  CC: Bị ảnh hưởng cao, đầu cơ trái phiếu.  C: Bị ảnh hưởng cao, có thể phá sản hoặc nợ nhưng phải tiếp tục trả nợ để hoàn thành nghĩa vụ.  D: Vỡ nợ và Fitch tin rằng công ty bị vỡ nợ hầu hết hoặc tất cả.  NR: Không công khai xếp hạng. Đánh giá ngắn hạn  F1+: Mức độ tốt nhất, cho thấy có khả năng rất tốt trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. 9
  10. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông  F1: M ức độ tốt nhất, cho thấy có khả năng tốt trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính.  F2: Mức độ tốt, đáp ứng được các thõa thuận tài chính đã cam kết.  F3: Mức độ vừa phải có thể đáp ứng các nghĩa vụ đã cam kết nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bất lợi.  B: Có tính đầu cơ và bên có nghĩa vụ gặp khó khăn trong việc thực thi các nghĩa vụ và dễ bị ảnh hưởng khi có những tác động trong kinh tế và tài chính.  C: Khả năng vỡ nợ cao và các cam kết tài chính phụ thuộc vào kinh doanh bền vững, thuận lợi và các điều kiện kinh tế.  D: Vỡ nợ và thất bại trong việc thực hiện các điều khoản cam kết Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Fitch tính đến tháng 7/2012. 10
  11. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông II. Một mô hình xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Trung Quốc được thực hiện bởi Công ty dịch vụ đa quốc gia A.M.Best: 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Trung Quốc: Thủ đô: Bắc Kinh 2 Diện tích: 9.596.960 km Dân số: 1.339.724.852 2 M ật độ: 139,6 người /km GDP (danh nghĩa): tổng số 7.260 tỷ $, bình quân đầu người 5.419 $ (tính đến hết năm 2011) Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index): 0,687 (hạng 105) 1.1. Địa lý: - Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á. Phía bắc giáp M ông Cổ, Nga; phía tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan; phía nam giáp Nepal, Bhutan, My anma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía đông giáp Bắc Triều Tiên và Biển Đông. Hiện nay, có thể coi rằng Trung Quốc là nước có đường biên giới tương đối dài trên thế giới. Ngày 12 tháng 1 năm 2011, Quốc hội Tajikistan đã bỏ phiếu đồng ý trao 1,000 km vuông (386,1 dặm vuông) lãnh thổ cho Trung Quốc, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ giữa hai nước. - CHNDTH là nước lớn thứ tư trên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau. Phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cư rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và miền nam đặc trưng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng Hà và Dương Tử. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thương Giang (M ê Kông), Brahmaputra và Hắc Long Giang. 11
  12. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông - Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lưu ý nhất là dãy Hy M ã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng như của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc như Takla-M akan và sa mạc Gobi. Do hạn hán kéo dài và có lẽ kỹ thuật canh tác nông nghiệp nghèo nàn, các cơn bão cát thường xuyên xảy ra vào mùa xuân ở Trung Quốc. Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc, sa mạc Gobi đang mở rộng và trở thành khởi nguồn của những cơn bão cát ảnh hưởng đến Trung Quốc và các khu vực khác ở đông bắc Á như Đài Loan, Triều Tiên và Nhật. Cát bụi từ đồng bằng phía bắc Trung Quốc còn tìm thấy ở Bờ Tây nước Mỹ. Việc vứt chất thải tiêu dùng cũng như chất thải công nghiệp bừa bãi vào các con sông, việc sử dụng tài nguyên nước không hiệu quả cho tưới tiêu và tiêu dùng, việc xây dựng nhiều đập chứa nước, cũng như vấn đề sói mòn đất đai đang trở thành mối quan ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. 1.2. Kinh tế: - Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trun g Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán tron g nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản. - Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới để tăng năng suất. Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài. - Đại lục Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công dồi đào, rẻ tiền. M ột công nhân trong một xí nghiệp đặt tại nông thôn Trung Quốc thường được trả 50 xu tới 1 đô la Mỹ mỗi giờ (trung bình là 0,86 đô la), so với 2$ đến 2,50 đô la một giờ tại M êhicô và 5,50 đô la tại Mỹ là mức lương tối thiểu. Thêm vào đó đa số công nhân Trung Quốc thường không thích tham gia công đoàn. Đây là một điểm lợi đối với giới chủ vì cho họ cơ hội tận dụng thoải mái nguồn lao động. Sự thiếu vắng công đoàn lao động tại Trung Quốc có thể được giải thích bởi sự e ngại rằng công đoàn là nơi để Đảng cộng sản Trung Quốc tìm những nhân vật bất đồng chính kiến. - Hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đã đưa Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có khả năng soán ngôi Mỹ vươn lên thành nền 12
  13. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông kinh tế số một thế giới trong vòng hai thập kỷ tới hoặc thậm chí sớm hơn thế. Tuy nhiên những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại, trong khi nguy cơ lạm phát tăng vọt, chi phí lao động cao và nợ của các chính quyền địa phương đe dọa làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. M ặc dù vẫn còn tranh luận về khó khăn và thách thức kinh tế của Trung Quốc, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế số 2 thế giới này đang bên bờ khủng hoảng lạm phát. Trung Quốc hiện đang đối mặt với "bong bóng" bất động sản và một khi bong bóng này nổ tung, nó có thể gây nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng, khiến kinh tế bất ổn và tạo ra một cú sốc đối với toàn thế giới. Vấn đề nợ công ở Trung Quốc cũng khá nghiêm trọng. Lạm phát là chỉ số được theo dõi sát sao nhiều nhất trong những tháng gần đây, do giới đầu tư muốn tìm hiểu liệu Bắc Kinh có sắp thay đổi lập trường chính sách sau 9 tháng thực thi chính sách thắt chặt. Với đà tăng liên tục trong 34 tháng qua, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc trong tháng 6/2011 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 5,5% trong tháng 5/2011. - M ặc dù hầu như không hề dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại xuống mức dưới 8% trong năm tới, nhưng giới phân tích kinh tế vẫn phác họa một bức tranh kinh tế Trung Quốc với nhiều mảng tối. Thị trường chứng khoán Trun g Quốc sụt giảm tron g hầu hết hai năm qua, trong khi thị trường bất động sản suy yếu và lạm phát đứng ở mức cao nhất trong 34 năm trở lại đây. Xuất khẩu của Trun g Quốc trong tháng 6/2011 tăng 17,9%, mức tăng cao kỷ lục trong một tháng (161,98 tỷ USD), nhưng có dấu hiệu yếu đi trong những tuần gần đây. Cơ quan thống kê của Hải quan Trung Quốc và Credit Suisse cùng cảnh báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng trong những năm tới, một phần do nhu cầu của Mỹ và châu Âu giảm sút. - Theo Credit Suisse, các số liệu được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) công bố gần đây cho thấy tín dụng ở Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức "báo động", vượt xa dự báo của các nhà phân tích. Credit Suisse cũng hạ mức dự báo lợi nhuận đối với các công ty Trung Quốc và các ngân hàng quốc doanh cũng như tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, trong bối cảnh lo ngại một số khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đang tăng trưởng chậm lại. - Kể từ sau khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng của thế giới, nhưng trong hầu hết năm 2010, Trung Quốc phải nỗ lực kiểm soát tình trạng cho vay quá mức để kiềm chế lạm phát và giá bất động sản tăng vọt. 1.3. Con người: - Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,34 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. N gay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự 13
  14. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. N gười Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây. 1.4. Chính trị: - Chính phủ CHNDTH do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Tổng bí thư: Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng: Ôn Gia Bảo. - Tại CHNDTH hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù các đảng phái này thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong ĐCSTQ. ĐCSTQ phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (HNHTCTNDTQ) do ĐCSTQ lãnh đạo. M ặc dù vậy, hiệu quả các đảng phái này trong chính quyền còn rất yếu. Với vai trò cố vấn không có quyền lực, HNHTCTNDTQ giống như một con mắt bên ngoài, mặc dù có các viên chức của hội đồng này hầu hết là nằm tron g các bộ ngành của chính quyền. 1.5. Quan hệ ngoại giao: - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, và yêu cầu công nhận Đài Loan là một phần không thể tách khỏi của CHNDTH cũng như không có quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao với CHNDTH. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, cũng như Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. - Quan hệ Hoa-Mỹ đã gặp trở ngại nhiều lần trong một vài thập niên. Sau chiến thắng của phe Cộng sản trên toàn bộ Hoa lục năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập không mấy thân thiện với Mỹ. M ao Trạch Đông trong tháng 6/1946 đã ra lệnh thực hiện chiến dịch bài M ỹ. Lực lượng của M ao đã sách nhiễu người Mỹ ở Trung Quốc. M ột nhà ngoại giao M ỹ đã bị cảnh sát của Mao ở Thượng Hải đánh đập. Tổng lãnh sự Mỹ ở Thẩm Dương cũng bị quản thúc trong một năm liền và tháng 10/1950 khi quân cộng sản Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, chống lại các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo khi lực lượng này đang cố gắng đẩy lui cuộc xâm lăng miền Nam của quân Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành chỉ huy thì Quan hệ N goại giao giữa 2 nước chấm dứt. Năm 1972, quan hệ này mới được khôi phục sau Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon - Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã có nhiều thay đổi. Đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật Bản, ra nhiều tuyên bố về chủ quyền các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, đơn phương khai thác tài n guyên vùng biển chồng lấn, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đôn g và biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các 14
  15. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn độ và Pakistan. Trung quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc". 2.Mô hình xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc của A.M.Best: 2.1. Giới thiệu sơ lược về A.M.Best: - AM Best Company, Inc, có trụ sở ở Oldwick, New Jersey, là một cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm và thống kê quốc gia (NR SRO) thuộc Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1899 bởi Alfred M . Best ở thành phố New York, công ty chuyển đến M orristown, New Jersey, vào năm 1965, và sau đó là Oldwick, New Jersey, vào năm 1974. Nó cũng duy trì văn phòng tại London và Hồng Kông và một văn phòng tin tức tại Washington, DC. - AM Best là công ty lớn nhất và lâu đời nhất, thành lập dành cho việc phát hành các báo cáo chuyên sâu và xếp hạng sức mạnh tài chính của các tổ chức bảo hiểm. Không giống như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor, Moody và Fitch Ratings - cả ba đều xếp hạng đối với các doanh nghiệp chuyên ngành - AM Best đã tập trung độc quyền trên thị trường bảo hiểm. - AM Best là một tổ chức xếp hạng phát hành nợ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm chứng khoán và các công cụ tài chính khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, các thôn g tin được thu thập và được sử dụng bởi các tổ chức phát hành thị trường vốn và các chuyên gia trên toàn thế giới. - Ngoài ra, AM Best còn xuất bản sách, các sản phẩm đĩa CD-ROM và các dịch vụ trên Internet liên quan đến ngành công nghiệp bảo hiểm. Sản phẩm tập trung vào thông tin bảo hiểm của công ty tài chính, bảo lãnh phát hành thông tin, các nhà cung cấp đại diện pháp lý và tuyên bố điều chỉnh dịch vụ cho ngành công nghiệp bảo hiểm, và thông tin phân tích công ty cụ thể hoặc toàn ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Trung Đông và thị trường bảo hiểm châu Á. - Các ấn phẩm như Best's Insurance Reports, A.M. Best's Financial Suite, Best's Aggregates & Averages, Best's Directories of Recommended Insurance Attorneys & Adjusters là cơ sở dữ liệu, báo cáo bảo hiểm tốt nhất; nguồn thông tin hàng đầu, đáng tin cậy; chính xác và toàn diện của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và trên toàn thế giới 2.2. Giới thiệu về chỉ số xếp hạng tín nhiệm CRT (Country Risk Tier) của A.M.Best: HƯỚ NG DẪN VỀ THÔ NG SỐ CRT A.M. B định nghĩa rủi ro quốc gia là rủi ro mà những nhân tố riêng của quốc gia có t hể ảnh hưởng xấu đến khả năng hoàn t rả của một công ty bảo hiểm. Rủi ro quốc gia được đánh giá và được xem như một nhân tố trong tất cả những xếp hạng của Best. Những quốc gia được đưa vào một trong năm bậc, xếp hạng t ừ “ CRT -1” biểu thị cho môi trường ổn định với rủi ro thấp nhất, 15
  16. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông đến “ CRT -5” cho những quốc gia rủi ro nhiều nhất, vì vậy thử thách lớn nhất cho nhà bảo hiểm là ổn định tài chính, bền vững và hiệu quả. Theo AMB t hì CRT không xếp hạng t ín dụng và không t hể trực tiếp so sánh với những xếp hạng nợ hay đánh giá khả năng và sự sẵn lòng của chính phủ với nghĩa vụ trả nợ. Các cấp bậc rủi ro Cấp bậc Định nghĩa CRT -1 M ôi trường pháp lý, hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng minh bạch và có thể dự đoán được, quy tắc hệ thống taì chính phức tạp, thị trường vốn có chiều sâu, khuôn khổ ngành bảo hiểm chắc chắn. CRT -2 M ôi trường pháp lý, hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng minh bạch và có thể dự đoán được, quy tắc hệ thống taì chính tương đối, khuôn khổ ngành bảo hiểm chắc chắn. CRT -3 M ôi trường pháp lý, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang phát triển với sự phát triển của thị trường vốn, cấu trúc bảo hiểm đang phát triển. CRT -4 Chính trị, pháp luật và môi trường kinh doanh không thể dự đoán tương đối với thị trường vốn kém phát triển, cấu trúc không hoàn chỉnh. CRT -5 Chính trị, pháp luật và môi trường không rõ ràng và không thể dự đoán; bị giới hạn hoặc không tồn tại thị trường vốn, phát triển nguồn nhân lực thấp và không ổn định xã hội, ngành bảo hiểm còn non trẻ. Báo cáo rủi ro quốc gia Báo cáo rủi ro quốc gia của AM B ở dạng tóm tắt, mức độ cao, giải thích một vài yếu tố chính quyết định rủi ro quốc gia, không nhằm mục đích tổng kết ý kiến của AM B về bất cứ chi tiết nào của thị trường bảo hiểm, hay gợi mở cho thị trường này. Danh mục các loại rủi ro Báo cáo phân tích rủi ro đưa ra 5 mức thang điểm cho từng loại rủi ro được đánh giá ở mỗi quốc gia. Những thang điểm này là: (1): Rất thấp, (2) Thấp, (3) Trung bình, (4) Cao, (5) Rất cao Loại rủi ro Định nghĩa Rủi ro kinh tế Là khả năng những yếu điểm cơ bản tồn tại t rong một nền kinh t ế của một nước gây ra những t ác động bất lợi đối với các công ty bảo hiểm. Sự đánh giá rủi ro kinh t ế của A.M.Best nhìn nhận trên những khía cạnh sau: thực t rạng của nền kinh t ế trong nước, nguồn ngân sách của chính phủ, các giao dịch thương mại quốc tế cũng như là triển vọng về sự tăng trưởng và ổn định của quốc gia đó trong t ương lai Rủi ro chính trị Là khả năng chính phủ hay sự quan liêu, những căng thẳng t rong xã hội, hệ thống pháp luật không đầy đủ hoặc nhừng căng t hẳng t rong quan hệ quốc t ế của một nước gây ra những t ác động bất lợi đối với các công ty bảo hiểm. Rủi ro chính trị bao gồm các yếu tố: sự ổn định của chính phủ và xã hội, mức độ tốt trong quan hệ ngoại giao, độ tin cậy và tính hoàn thiện của hệ thống pháp lý và cở sở hạ tầng kinh doanh, sự hoạt động hiệu quả của bộ máy chính quyền, sự phù hợp cũng như t ính hiệu quả của các chính sách điều hành kinh tế của chính phủ. Rủi ro hệ thống tài Rủi ro hệ thống tài chính (bao gồm cả rủi ro được bảo hiểm và rủi ro chính không được bảo hiểm) là rủi ro biến động t ài chính xảy ra do các chuẩn mực báo cáo không đầy đủ, hệ thống ngân hàng yếu kém, thị trường giao 16
  17. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông dịch các loại t ài sản tài sản và / hoặc hệ thống các quy định kèm theo chưa hoàn thiện. Đi cùng với nó là loại rủi ro mà các yếu tố như mức độ phát t riển của ngành công nghiệp bảo hiểm và sự nhận thức của cộng đồng về rủi ro, mức độ minh bạch và hiệu quả quy định và chuẩn mực báo cáo và mức độ quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng sẽ có thể gây nên sự bất ổn định cho hệ thống tài chính và gây nguy hại cho việc thực hiện các cam kết bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Các yếu tố thuộc về rủi ro chính trị Để cung cấp chi t iết thông tin bổ sung về loại rủi ro chính trị A.M.Best đã đưa ra danh mục các yếu t ố được dùng để đánh giá, phân tích loại rủi ro này. Bảng danh mục này được thể hiện dưới dạng một biểu đồ dạng sóng radar hiển thị điểm số trong chín khía cạnh khác nhau của rủi ro chính trị ghi trên thang điểm từ 1-5, với mức độ 1 là mức độ thấp nhất và mức độ 5 là mức độ cao nhất Tên yếu tố Định nghĩa Chính sách ngoại Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc điều hành chế độ tỷ giá hối đoái và thương quản lý tiền tệ Chính sách tiền tệ Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc thực thi chính sách tiền tệ Chính sách tài khoá Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc thực thi chính sách tài khoá Môi trường kinh Đánh giá tổng thể môi t rường kinh doanh và sự dễ dàng khi kinh doanh doanh tại quốc gia đó T ính linh hoạt của thị Đánh giá mức độ linh hoạt, năng động cũa thị trường nhân lực, bao gồm trường lao động cả khả năng tuyển dụng và sa thải lao động của các doanh nghiệp Sự ổn định của bộ Đánh giá mức độ ổn định của bộ máy chính quyền máy chính quyền Sự ổn định của khu Đánh giá tính ổn định của khu vực, vùng lân cận của một quốc gia vực Hệ thống pháp lý Đánh giá mức độ minh bạch và mức độ tham nhũng trong hệ thống pháp lý của quốc gia Lưu ý về chỉ số CRT (Country Risk Tier) Chỉ số CRT không phải là một chỉ số đánh giá xếp hạng t ín nhiệm hoàn chỉnh, nó chỉ đại diện cho kết quả đánh giá dựa trên các thành tố mà Công ty A.M.Best đề ra. Các nhà đầu t ư không nên dựa vào chỉ số này để đưa ra quyết định mua, hay nắm giữ bất kỳ một loại chứng khoán nào, hay kí các hợp đồng bảo hiểm, kí các cam kết về những nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các loại hợp đòng. 2.3. Cách xếp hạng tin nhiệm rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc của A.M.Best: Theo chỉ số Country Risk Tier (CRT) của AM Best Company đánh giá rủi ro quốc gia thì cần xem xét đến 3 loại rủi ro: rủi ro về kinh tế, rủi ro về chính trị, rủi ro hệ thống tài chính. - Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên được đánh giá ở mức CRT-3. M ặc dù có những khó khăn về môi trường bên ngoài trong 3 năm qua nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì tương đối ổn định do hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ. - Hầu hết các quốc gia được xếp hạng ở mức CRT-3 hay CRT-4, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc ở mức cao hơn CRT-2. Riêng Việt Nam duy nhất là CRT-5. Qua đó, các quốc gia trên 17
  18. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông thế giới có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, bao gồm 3 trong 4 nước BRIC (Brasil, N ga, Ấn Độ, Trung Quốc). - Khu vực Đông Á là một trong những khu vực có các quốc gia với nền kinh tế lớn và tiên tiến trên thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản đều thuộc tốp 5 quốc gia hàng đầu về tổng sản phẩm quốc nội GDP. - Sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, nhiều khu vực đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế truyền thống và tài chính đơn phương sang hội nhập quốc tế sâu rộng 18
  19. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông - Các quốc gia đã cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cầu nồi địa được kích thích bởi sự hỗ trợ của chính quyền. Rủi ro Kinh tế (Economic Risk): Thấp - Trung Quốc, một đất nước nổi tiếng, nền kinh t ế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng nhanh được tạo nên bởi một khu vực xuất khẩu mạnh mẽ, chi tiêu công, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Lạm phát luôn được giữ ở mức thấp từ năm 2003, cao nhất ở mức 6% năm 2008, đến năm 2009 nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, sau đó duy t rì ở mức 4% trong những năm tiếp theo. Trong khi đó, GDP luôn ở mức cao t rên 10% giai đoạn 2003-2007, đặc biệt t ốc độ tăng trưởng GDP đạt t rên 14% năm 2007, sau đó có sự giảm sút vào năm 2008-2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2010 19
  20. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông và 2011, chính phủ đáp lại sự giảm sút kinh tế toàn cầu bằng những chương trình kích cầu giúp khôi phục nền kinh tế một cách mạnh mẽ, tình hình trở nên khả quan hơn, GDP quay t rở lại mức trên 10% và chính phủ kỳ vọng duy trì ở mức này trong các năm tiếp theo. - T uy nhiên, hiện nay, nhu cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm sút đặc biệt là thị trường châu Âu và các triển vọng bi quan của các đối tác thương mại có thể sẽ cản trở sự tiến lên của T rung Quốc, điều này làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Rủi ro chính trị (Political Risk): Cao Bắc Kinh đang tìm kiếm thế cân bằng kinh tế so với các nền kinh t ế tư bản chủ nghĩa phương T ây. - Mặc dù là một quốc gia rộng lớn, T rung Quốc vẫn chỉ được xem là một nước đang phát triển do GDP, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các quy định pháp lý cũng như sự minh bạch thị trường chưa cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1