BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG<br />
<br />
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM<br />
DỰA VÀO ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG<br />
KẾT HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH<br />
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số: 8340201<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN<br />
2. PGS. TS. NGÔ VIẾT LIÊM<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018<br />
<br />
Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi :<br />
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh<br />
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc :<br />
1. PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN.<br />
2. PGS. TS. NGÔ VIẾT LIÊM<br />
Phaûn bieän 1 :.......................................................................<br />
............................................................................................<br />
Phaûn bieän 2 :.......................................................................<br />
............................................................................................<br />
Phaûn bieän 3 :.......................................................................<br />
............................................................................................<br />
Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp trường hoïp<br />
taïi ........................................................................................<br />
............................................................................................<br />
Vaøo hoài<br />
<br />
giôø<br />
<br />
ngaøy<br />
<br />
thaùng<br />
<br />
naêm<br />
<br />
Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän :<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu<br />
Kinh doanh ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thương hiệu, giúp ngân hàng dễ dàng huy động vốn từ công chúng,<br />
một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.<br />
Định giá thương hiệu NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm: ngân hàng, marketing, quản trị ngân<br />
hàng, định giá tài sản vô hình…Vì vậy, phương pháp và mô hình định giá thương hiệu ngân hàng đòi hỏi phải<br />
xem xét đến nhiều yếu tố, nhiều chỉ tiêu tài chính lẫn phi tài chính. Khi thương hiệu được ghi nhận vào bảng<br />
cân đối tài sản như là một trong những tài sản vô hình có giá trị hay được mua bán trên thị trường, thì việc<br />
định giá thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng để kết quả định giá hay giá cả trao đổi được tiệm<br />
cận với giá trị thật của thương hiệu.<br />
Thương hiệu là tài sản vô hình khó định giá trị, chưa có sự thống nhất trong việc ước tính giá trị và có chi phí<br />
định giá cao. Ngoài ra, mô hình định giá thương hiệu của các tổ chức định giá nổi tiếng như Interbrand và<br />
Brand Finance được áp dụng cho các ngành sản xuất, dịch vụ nói chung, chưa có mô hình định giá đặc thù<br />
dành riêng cho ngân hàng thương mại. Mặt khác, chưa có nghiên cứu về định giá thương hiệu ngân hàng<br />
thương mại kết hợp các chỉ số tài chính (FBBE) và nghiên cứu thị trường (CBBE), là một hướng nghiên cứu<br />
hàn lâm về thương hiệu theo cảm nhận của khách hàng.<br />
Trên thế giới, thương hiệu đã được ghi nhận là tài sản vô hình có giá trị trên báo cáo tài chính. Tại Việt Nam,<br />
Bộ Tài chính ban hành thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 về giá trị tài sản vô hình, trong đó có<br />
thương hiệu, với các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình. Như vậy, về mặt pháp lý, Việt Nam đã có văn<br />
bản công nhận giá trị thương hiệu, tiến tới việc ghi nhận giá trị thương hiệu trong báo cáo tài chính của ngân<br />
hàng.<br />
Tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng chỉ chính thức thuê định giá thương hiệu ngân hàng khi tiến hành cổ<br />
phần hóa hoặc mua bán, sáp nhập vì chi phí định giá thương hiệu rất cao. Trong khi đó, việc xác định được giá<br />
trị thương hiệu ngân hàng là một nhu cầu cần thiết để ghi nhận giá trị thương hiệu trong bảng cân đối kế toán,<br />
góp phần quan trọng vào việc quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó<br />
cục trưởng cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), việc xây dựng, phát triển và định giá đúng giá trị thương<br />
hiệu là nhu cầu thiết thực đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Ông nhận định “Hiện nay, doanh nghiệp thiệt<br />
thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập vì không xác định được giá trị<br />
thương hiệu. Thậm chí, các đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thẩm định giá vẫn còn<br />
lúng túng trong việc xác định giá trị thương hiệu...”. Vì chưa xác định được giá trị thương hiệu, hoặc xác định<br />
chưa đầy đủ gây nên những trở ngại không đáng có trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Ông Vũ An<br />
Khang, Giám đốc Công ty CP định giá và tài chính Việt Nam nhận định, hiện nhà nước đã có quy định về định<br />
giá tài sản vô hình bao gồm cả nhãn hiệu, rất nhiều vấn đề phải tính toán nhưng không có công thức nhất định<br />
nào được áp dụng cụ thể (Nguyễn Quỳnh, 2017).<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu<br />
Mục tiêu chính của luận án là xây dựng một mô hình hoàn chỉnh về định giá thương hiệu NHTM Việt Nam<br />
dựa vào đánh giá của khách hàng (CBBE) kết hợp với các chỉ tiêu tài chính (FBBE), thể hiện được những đặc<br />
trưng riêng có của ngành ngân hàng, cũng như đảm bảo tính hợp lý, khả thi của mô hình khi áp dụng để định<br />
giá thương hiệu NHTM. Để thực hiện được mục tiêu chính, luận án phải giải quyết hai mục tiêu cụ thể liên<br />
quan đến CBBE (mục tiêu số 1) và FBBE (mục tiêu số 2) như sau:<br />
1. Xác định các thành phần “Tài sản thương hiệu” của NHTM dựa trên CBBE và tỷ trọng của các thành<br />
phần. Từ đó đo lường “Chỉ số vai trò thương hiệu” trong mô hình định giá thương hiệu NHTM.<br />
2. Đo lường hệ số Beta thị trường của NHTM và “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” của NHTM.<br />
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Thương hiệu của một NHTM Việt Nam và các khách hàng của ngân hàng.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất mô hình định giá thương hiệu NHTM Việt Nam.<br />
1.4 Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu các chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo<br />
sát “Tài sản thương hiệu NHTM Việt Nam” và xác định các thành phần cũng như tiêu chí đánh giá của “Chỉ<br />
số sức mạnh thương hiệu”.<br />
Nghiên cứu định lượng: phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập từ kết quả khảo sát khách hàng và dữ liệu thứ<br />
cấp từ thị trường chứng khoán, báo cáo tài chính nhằm xác định trọng số các thành phần “Tài sản thương hiệu<br />
NHTM Việt Nam” và hệ số Beta NHTM<br />
<br />
2<br />
1.5 Những đóng góp mới của luận án<br />
Về lý luận<br />
Tác giả xây dựng mô hình định giá thương hiệu NHTM Việt Nam kết hợp FBBE và CBBE. Cụ thể là sử dụng<br />
các nghiên cứu về “Tài sản thương hiệu” (CBBE) để xác định “Chỉ số vai trò thương hiệu” trong mô hình định<br />
giá thương hiệu theo chỉ số tài chính (FBBE). Đây là cách kết hợp chưa được thực hiện trong các nghiên cứu<br />
trước về định giá thương hiệu. Theo hiểu biết của tác giả, lý do đến nay chưa cho sự kết hợp là vì CBBE là hướng<br />
nghiên cứu các phạm trù trừu tượng về thương hiệu theo cảm nhận của khách hàng, là một hướng nghiên cứu<br />
hàn lâm. Trong khi đó, FBBE là hướng nghiên cứu giá trị kinh tế của thương hiệu theo các chỉ số tài chính, nhằm<br />
ứng dụng vào thực tiễn để xác định thương hiệu là một giá trị tài chính cụ thể. Trong đó, “Tài sản thương hiệu”<br />
theo hướng nghiên cứu CBBE và “Chỉ số vai trò thương hiệu” theo hướng nghiên cứu FBBE có những điểm<br />
chung. Việc nghiên cứu “Tài sản thương hiệu” của NHTM góp phần đưa những nghiên cứu hàn lâm của CBBE<br />
về “Tài sản thương hiệu” vào mô hình định giá thương hiệu NHTM, thông qua “Chỉ số vai trò thương hiệu”.<br />
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một mô hình định giá thương hiệu hoàn chình, cụ thể hóa phương pháp xác định<br />
các chỉ số quan trọng trong mô hình, bao gồm: (i) Xác định “Chỉ số vai trò thương hiệu” thông qua “Tài sản<br />
thương hiệu” là biến proxy, với các thành phần phù hợp với thương hiệu NHTM; (ii) Đo lường hệ số Beta thị<br />
trường của NHTM; (iii) Xác định “Chỉ số sức mạnh thương hiêu”, tiêu chí đánh giá và thang đo các yếu tố.<br />
Mô hình được đề xuất trong luận án là một mô hình định giá thương hiệu hoàn chỉnh, mang những yếu tố đặc<br />
trưng, riêng có của NHTM, là nghiên cứu độc lập và chưa được công bố của tác giả. Để kiểm định tính khả thi<br />
của mô hình, tác giả sử dụng các chỉ số tài chính và khảo sát khách hàng của một NHTM điển hình để xác định<br />
giá trị thương hiệu.<br />
Ngoài ra, luận án cũng thể hiện tính mới trong phương pháp nghiên cứu khi xác định các yếu tố đo lường “Chỉ<br />
số vai trò thương hiệu” theo phương pháp định lượng<br />
Về ứng dụng thực tiễn<br />
Kết quả mô hình thẩm định giá NHTM Việt Nam giúp khẳng định thương hiệu là một tài sản có giá trị, cần<br />
được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán như các tài sản khác, từ đó ảnh hưởng lớn đến phương pháp hạch toán<br />
và đóng thuế. Mô hình có thể được sử dụng để định giá thương hiệu trong các dự án sáp nhập, hợp nhất,<br />
nhượng quyền thương hiệu hoặc cổ phần hóa ngân hàng. Phương pháp tính hệ số Beta thị trường có điều chỉnh<br />
đòn bấy tài chính cho NHTM có thể áp dụng được cho các ngân hàng chưa có cổ phiếu được niêm yết trên thị<br />
trường chứng khoán.<br />
Mô hình đề xuất trong luận án sẽ giúp NHTM có thể tự thực hiện định giá thương hiệu ngân hàng hàng năm<br />
với chi phí thấp. Kết quả định giá sẽ sử dụng cho các mục tiêu quản trị thương hiệu, là cơ sở để xác định vị trí<br />
ngân hàng trên thị trường, giúp cho các nhà quản trị ngân hàng xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu,<br />
đồng thời hướng tới sự minh bạch trong các báo cáo tài chính.<br />
1.6 Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, hình ảnh và danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,<br />
nội dung chính của đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 6 chương.<br />
Chương 1 – Tổng quan về nghiên cứu<br />
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết về định giá thương hiệu, tài sản thương hiệu, chỉ số sức mạnh thương hiệu<br />
và hệ số Beta NHTM<br />
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu “Chỉ số vai trò thương hiệu”<br />
Chương 5 – Kết quả nghiên cứu “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” và hệ số Beta NHTM<br />
Chương 6 –Kiểm định mô hình với các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất các nhóm giải pháp<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU, TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU, CHỈ SỐ SỨC<br />
MẠNH THƯƠNG HIỆU VÀ HỆ SỐ BETA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
2.1 Cơ sở lý thuyết về định giá thương hiệu<br />
2.1.1 Thương hiệu và giá trị thương hiệu<br />
Thương hiệu dùng trong đề tài nghiên cứu này mang nội dung của thuật ngữ “brand” trong tiếng Anh, bao gồm<br />
“brand valuation” (định giá thương hiệu) và “brand equity” (tài sản thương hiệu). Thương hiệu được định<br />
nghĩa theo 3 cách tiếp cận khác nhau: theo quan điểm marketing, theo quan điểm kế toán và theo quan điểm<br />
kinh tế. Thương hiệu trong luận án sẽ dựa vào cách tiếp cận theo quan điểm kinh tế. Thông qua cách tiếp cận<br />
này, thương hiệu là tài sản vô hình bao gồm cả tài sản vô hình có thể nhận biết được (dưới hình thức nhãn<br />
<br />
3<br />
hiệu, có đăng ký bản quyền) và tài sản vô hình không thể nhận biết được (cảm nhận của khách hàng về thương<br />
hiệu).<br />
Đo lường giá trị thương hiệu dựa trên số liệu tài chính (FBBE) có 3 cách tiếp cận: cách tiếp cận từ chi phí,<br />
cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ thu nhập. Giá trị thương hiệu lúc này được xác định là một con số<br />
tài chính cụ thể tại một thời điểm nhất định. Trong khi đó, “tài sản thương hiệu” dựa vào đánh giá của khách<br />
hàng (CBBE) giúp cung cấp thông tin cho một tầm nhìn chiến lược về hành vi khách hàng, giúp nhà quản lý<br />
có thể phân bổ nguồn lực hợp lý, phát triển chiến lược thương hiệu phù hợp về mặt tiếp thị.<br />
2.1.2 Thương hiệu ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng có những điểm khác biệt so với các đơn vị kinh tế khác trong nền kinh tế là hoạt động kinh doanh<br />
trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào lòng tin và mức độ tín<br />
nhiệm của khách hang, nên thương hiệu đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy<br />
động vốn của NHTM. Khác với thương hiệu của sản phẩm hàng hóa cụ thể, nhận biết và đánh giá thương hiệu<br />
ngân hàng của khách hàng tập trung nhiều vào những đánh giá tổng thể đối với ngân hàng đó, hơn là đánh giá<br />
về một hoặc vài sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, thương hiệu ngân hàng chính là hình ảnh hợp nhất<br />
và toàn diện về ngân hàng với các yếu tố đặc trưng, riêng biệt của ngân hàng được thể hiện qua thái độ, cảm<br />
nhận của khách hàng (Bravo, 2012). Ngày nay, khi các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá phổ biến, tiêu<br />
chuẩn hóa và khả năng sao chép không quá khó khăn, thì sự khác biệt, độc đáo, định vị thương hiệu ngân hàng<br />
trong tâm trí khách hàng là yếu tố trọng tâm trong xây dựng và quản lý thương hiệu (Kotler, 2011).<br />
2.2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về định giá thương hiệu NHTM Việt Nam<br />
Theo Cohen (2009) và Reilly & ctg (1999, 2013), có ba cách tiếp cận khi định giá thương hiệu. Trong đó, cách<br />
tiếp cận từ thu nhập mang tính khách quan hơn so với cách tiếp cận từ thị trường hay cách tiếp cận từ chi phí,<br />
vì phản ảnh những ảnh hưởng của thương hiệu đến kết quả kinh doanh, cũng như thể hiện tiềm năng trong<br />
tương lai của thương hiệu và những giá trị tài chính mà thương hiệu mang lại cho chủ sở hữu. Theo tác giả,<br />
cách tiếp cận từ thu nhập là phù hợp để định giá thương hiệu NHTM với mục đích ghi nhận giá trị thương hiệu<br />
vào tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời xem xét giá trị thương hiệu tại thời điểm hiện tại để cho chiến lược<br />
xây dựng và phát triển trong tương lai.<br />
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về định giá thương hiệu theo cách tiếp cận từ thu nhập<br />
Trong cách tiếp cận từ thu nhập, có nhiều phương pháp để định giá tài sản doanh nghiệp, bao gồm tài sản hữu<br />
hình và tài sản vô hình (bảng 2.1)<br />
Bảng 2.1: Các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập<br />
STT<br />
<br />
Tên phương pháp<br />
<br />
01<br />
<br />
Giá cao cấp<br />
<br />
02<br />
<br />
Nhu cầu Driver/ Brand Strength<br />
Analysis<br />
<br />
03<br />
04<br />
05<br />
<br />
So sánh tổng lợi nhuận<br />
So sánh lợi nhuận hoạt động<br />
Tỷ lệ tiền bản quyền (tỷ lệ phí<br />
cấp phép)<br />
<br />
06<br />
07<br />
08<br />
<br />
Dòng tiền biên<br />
Phân tích cạnh tranh cân bằng<br />
Giá trị TH cốt lõi + giá trị tài<br />
sản khác quan<br />
Dựa trên khái niệm vòng đời<br />
(CLV)<br />
Khác biệt về giá cả<br />
So sánh với các khoản thu nhập<br />
từ các sản phẩm có nhãn hiệu<br />
tương đương<br />
Chi phí của việc phát triển<br />
TSTT + % của thu nhập lịch sử<br />
Dựa trên các số liệu kế toán<br />
Tỷ lệ vốn hóa thị trường của<br />
TSTT<br />
<br />
09<br />
10<br />
11<br />
<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Nguồn<br />
<br />
Ambler & ctg (1998), Tollington (1999), Smith & ctg (2000),<br />
Zimmerman & ctg (2001), Boos (2003), Salinas (2007, 2008)<br />
Brand Finance (2000), Zimmerman & ctg (2001), Band<br />
Economics (2002), Sattler & ctg (2002), Brandient (2004), Brand<br />
Metrics (2004), Interbrand (2004), Zintzmeyer & ctg (2004),<br />
Mussler & ctg (2004), AC Nielsen (2006), Salinas (2007, 2009)<br />
Smith (1997)<br />
Smith (1997), Smith & ctg (2000)<br />
Barwise & ctg (1989), Aaker (1991), Smith (1997), Ambler & ctg<br />
(1998), Fernanderz (2001), Intangible Business (2001), Whitwell<br />
(2003), Zimmerman & ctg (2001), Boos (2003), BBDO (2004),<br />
Anson (2005), Salinas (2007, 2009)<br />
Lamb (2002) Smith (1997)<br />
Moreno (2005), Salinas (2007,2009)<br />
Anson (2005)<br />
Fischer &ctg (2007)<br />
Damodaran (1996), Fernander (2001)<br />
Birkin (1994), Haigh (1994), Meschi (1995), Walker (1995),<br />
Motameni & ctg (1998), Tollington (1999), Fernandez (2001),<br />
Seetharaman & ctg (2001)<br />
Zimmerman & ctg (2001)<br />
Hirose (2002), Beccacece & ctg (2006), Salinas (2007, 2009)<br />
Callaman (2002), Corebrand (2004), Salinas (2007, 2009)<br />
<br />