intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Nấm độc và những hiểu biết liên quan đến nấm độc

Chia sẻ: Until You | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

202
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài tiểu luận đi tìm hiểu các nhóm nấm độc và độc tố của chúng, phân biệt giữa nấm độc và nấm lành, tìm hiểu các triệu chứng và biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc bởi nấm. Đề tài sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về các dạng nấm độc và độc tố của chúng, bên cạnh đó cũng một số thông tin, và cách phòng tránh khi ăn phải nấm độc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Nấm độc và những hiểu biết liên quan đến nấm độc

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2 1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2 Chương I: CÁC LOẠI NẤM ĐỘC VÀ ĐỘC TỐ NẤM ĐỘC..........................................3 1. Đại cương về nấm độc..................................................................................................3 1.1. Cấu tạo hình thái của loài nấm độc............................................................................3 1.2. Các loại độc tố trong nấm độc...................................................................................3 1.3. Những bệnh tật do nấm độc gây ra ...........................................................................4 2. Các nhóm độc tố..............................................................................................................5 2.1. Độc tố hủy hoại chất nguyên sinh tế bào và các loài nấm gây ngộ độc.................5 2.1.1. Độc tố Amatoxin...............................................................................................5 2.1.2. Độc tố Phallotoxin............................................................................................8 2.1.3. Độc tố Gyromitrin, Monomethylhydrazine .....................................................9 2.1.4. Độc tố Orellanine ............................................................................................11 2.1.5. Ngộ độc hệ thần kinh......................................................................................12 2.1.6. Ngộ độc do Psilocybin.....................................................................................16 2.1.7. Độc tố Coprine và Disulfiram­Like.................................................................18 Chương II: NHẬN BIẾT NẤM ĐỘC VÀ ỨNG DỤNG..................................................21 2.1. Phân biệt nấm độc và nấm ăn....................................................................................21 2.2. Triệu chứng khi bị ngộ độc do ăn phải nấm độc......................................................21 2.3. Các biện pháp sơ cấp cứu khi ngộ độc nấm.............................................................23 2.4. Phòng ngộ độc nấm....................................................................................................24 Chương III: CÁC LOẠI NẤM ĐỘC THƯỜNG GẶP  Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC  LÂN CẬN ........................................................................................................................26 3.1. Tình hình chung ..........................................................................................................26 3.2. Đại diện một số nấm độc thường gặp ở Việt Nam................................................27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................30 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nấm là nguồn thực phẩm bổ  dưỡng và con người đã biết nó một để  bổ  sung  dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày như  nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm kim   chi, nấm bào ngư… bên cạnh đó là các nấm được dùng làm dược liệu như  các loài  nấm trong Lục Bảo Linh Chi. Đối với một số loài chúng có thể mang lại những lợi   ích về  kinh tế  và sức khỏe cho con người, nhưng không ít loài đang là mối lo cho  chúng ta hiện nay. Trong tự nhiên, có hơn 100 loài nấm khác nhau, trong đó chỉ có 30­40 loài có thể  ăn được, còn lại chủ  yếu là nấm không ăn được. Chúng mọc xen lẫn nhau trong   cùng môi trường, và rất khó để nhận biết nếu không có thông tin chính xác. Việc thu   nhầm nấm độc trong mùa lấy nấm là chuyện thường gặp, và rất nguy hiểm, vì nó   rất độc. Gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống của con người. Ngộ độc do nấm rất nguy hiểm vì thời gian biểu hiện là khác nhau tùy theo loài,  và thường dẫn đến tử  vong nếu phát hiện quá muộn. Nhưng những điều này chúng  ta có thể ngăn chặn được nếu có một cơ sở thông tin cần thiết để mọi người có thể  tự nhận biết được các loài nấm độc để không thu hái chúng, không sử dụng chúng. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Nấm độc và những hiểu biết liên quan đến nấm   độc”, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể  về  các dạng nấm độc và độc tố  của   chúng, bên cạnh đó cũng một số thông tin, và cách phòng tránh khi ăn phải nấm độc.  2. Mục đích nghiên cứu ­ tìm hiểu các nhóm nấm độc và độc tố của chúng. 3. Nội dung nghiên cứu ­ Tìm hiểu các nhóm nấm độc và độc tố của chúng. ­ Phân biệt giữa nấm độc và nấm lành ­ Tìm hiểu các triệu chứng và biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc bở nấm 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp và so sánh các nguồn tìa liệu. 2
  3. Chương I CÁC LOẠI NẤM ĐỘC VÀ ĐỘC TỐ NẤM ĐỘC 1. Đại cương về nấm độc 1.1. Cấu tạo hình thái của loài nấm độc Thông thường cây nấm có 3 bộ phận: Mũ, thân và chân nấm. Các loại nấm khác   nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị  của nấm  cũng rất đa dạng. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng... Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm   nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ  hay màu tạp, có rãnh, vết  nứt, có vòng quanh thân…, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra.  Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn   được thường thơm hoặc không mùi. Mũ nấm Phiến nấm   Vòng nhẫn  Thân Bao nấm Hệ sợi nấm (rễ) Hình 1: Hình thái chung của một loài nấm độc 1.2. Các loại độc tố trong nấm độc 1. Các Loại nấm trồng để  ăn thường không độc hại, nhưng những loại nấm   hoang dại thì có rất nhiều loài có chứa độc tố  gây ngộ  độc thậm chí tử  vong cho   người. 2.   Độc   tố   chứa   trong   nấm   độc   gồm   có:   Amanitin,   Gyromitrin,   Orellanine,   Muscarine, Ibotenic Acid, Muscimol, Psilocybin, Coprine 3
  4. 3. Các kiểu gây ngộ độc gồm có 5 loại: ­ Độc tố nguyên sinh chất tế bào (Protoplasmic)  ­ Độc tố thần kinh (Neurotoxin) ­ Độc tố kích thích đường tiêu hóa (Gastrointinstinal Irritant)  ­ Độc tố vô hiệu hóa cầu disulfure (Disulfiram­like)  ­ Độc tố hỗn hợp (Miscellaneous)   1.3. Những bệnh tật do nấm độc gây ra  1. Chất độc tác động lên nguyên sinh chất tế  bào (protoplasmic poisons):  Nhóm  chất độc thuộc loại này phá hủy các tế bào, từ đó nó làm hư hại một số cơ quan, tổ  chức trong cơ thể. 2. Nhóm độc tố  tác động lên hệ  thống thần kinh (neurotoxins):  Nhóm chất độc  này gây ra các triệu chứng thần kinh như: Sự  ra mồ hôi quá độ, hôn mê, chứng co  giật, ảo giác, chứng kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng...  3. Nhóm   chất   độc   kích   thích   đường   tiêu   hóa   dạ   dày   ­   ruột   (Gastrointestinal   irritants): Nhóm chất độc này tác động nhanh chóng gây buồn nôn, ói mữa, đau bụng,   “dọp bẽ chuột rút” và kích thích gây tiêu chảy.  4. Nhóm chất độc tác động lên trao đổi chất, vô hiệu hóa cầu disulfur trong   enzyme (disulfiram­like toxins):  Do cấu trúc gần giống với cầu disulfure nên nó  ức  chế các hoạt chất sinh học có cấu trúc cầu sulfure, gây rối loạn trao đổi chất.  Chẩn đoán phân biệt ban đầu sự ngộ độc do ăn nấm độc. Thời gian xuất hiện  triệu chứng sau khi  Kiểu gây ngộ độc Mối nguy nhiểm độc Xảy ra muộn Rất nguy hiểm đến tính  Hại tế bào Protoplasmic (6 ­ 72 giờ) mạng Xảy ra nhanh Hại đường tiêu hóa  Không nguy hiểm đến tính  (15 ph ­ 2 giờ) G.I.irritant mạng* Xảy ra nhanh Hại thần kinh  Không nguy hiểm đến tính  15 – 30 phút Neurological mạng* Xảy ra nhanh Không nguy hiểm đến tính  Disulfiram­like 5 – 30 phút mạng* * Xảy ra thường xuyên nhất, sẽ qua khỏi, nhưng cần phải có sự giúp đở chữa trị của   4
  5. Bác sĩ. 5
  6. 2. Các nhóm độc tố 2.1. Độc tố  hủy hoại chất nguyên sinh tế  bào và các loài nấm gây ngộ  độc   (Protoplasmic poisoning)    Hình 2: Amanita bisporigera 6
  7. a   b Hình 3: Amanita phalloides đỏ (a) và Amanita Phalloides xám (b) Các   loài   nấm   sản   sinh   độc   tố   có   cấu   trúc   peptid   mạch   vòng   Cyclopeptide   (Amatoxin và phallotoxin): Các loại nấm sinh độc tố chính thức ghi nhận:  + Amanita: Amanita bisporigera, Amanita ocreata, Amanita phalloides, (the Death  Cap),  Amanita verna, Amanita virosa,  +  Galerina: Galerina autumnalis, Galerina marginata, Galerina venenata  Các loài nấm có khả năng gây độc chưa ghi nhận chính thức: +   Amanita: Amanita suballiacea, Amanita tenuifolia.  +  Conocybe: Conocybe filaris. Nấm độc Amanita phalloides có rất nhiều màu sắc, chúng rất độc, thường mọc  trên thảm cỏ trong rừng, trong mùa lấy nấm. Nếu không phân biệt với nấm ăn sẽ rất  nguy hiểm. Trong đó phải kể đến như là nấm độc Amanita phalloides đỏ là loài nấm  độc nhất đến nấm Amanita Phalloides xám cùng nhiều loài khác. 2.1.1. Độc tố Amatoxin (Amanitin) 7
  8. Hình 4: cấu trúc hóa học của Amanitine ­   Cấu   trúc   phân   tử   của   Amanitine   (Amatoxin),   là   một   peptide   mạch   vòng  (cyclopeptide), có 8 amino acids liên kết thành mạch vòng. Hai loại độc tố  tìm thấy  trong nấm Amanita phalloides. * Cơ chế gây độc của Amatoxin ­ Nó là nguyên nhân tàn phá tế bào. ­ Nó tấn công sự phân hóa tế bào với tốc độ cao.   ­ Trước tiên tấn công đường tiêu hóa, làm tổn thương dạ  dày gây ra các triệu   chứng ban đầu – ói mửa, tiêu chảy, đau đớn. ­ Toxin được hấp thu vào máu và đi đến gan, ở đây amatoxin tàn phá làm hư hại  gan. Hình 5: Bốn dẫn xuất gây ngộ độc mạnh nhất trong các loại độc tố của nấm  độc * Cấu trúc và vị trí kết dính của Amatoxin 8
  9. Hình 6: cấu trúc và vị trí kết dính của Amatoxin * Amatoxin đi vào được trong gan ­ Toxin chiếm lĩnh nhân của những tế bào gan. ­ Làm hư hỏng nhân tế bào và ức chế mRNA polymerase. ­ Độc tố  theo vòng tuần hoàn đến thận và tấn công tế  bào thận và cũng theo  dòng máu đi trở lại gan để tiếp tục sự tàn phá tiếp. ­ Amatoxin là độc tố gây chết người nguy hiểm nhất so với các loại độc tố nấm   khác. * Các giai đoạn ngộ độc và triệu chứng: Amatoxin (amanitin)  ức chế    sự    tổng hợp mRNA, điều này gây ra cho tế  bào  ngừng   tổng   hợp   protein   vì   thiếu   mRNA   là   khuôn   mẫu   cho   sự   tổng   hợp   protein   (Ammirati, et al. 81).    Thời kỳ  nung bệnh sau khi sau khi ăn  Những triệu chứng biểu hiện ra. phải  Amatoxin Rất mạnh mẽ  và ói mữa liên tục kéo  Giữa 5 đến 24 giờ  (12 giờ  đầu bình  dài,   Tiêu   chảy   liên   tục,   đau   bụng   kinh  thường) khủng,   chuột   rút,   vọp   bẻ   chân   và   cẳng  Sau 12 giờ xuất hiện triêu chứng chân. Shock rất mạnh do cơ  thể  mất nhiều  1 đến 3 ngày nước trong thời gian này. Gan và thận hư  hỏng, xảy ra sự  thay   4 đến 11 ngày đổi rất khác thường. Biến   chứng   phức   tạp   gây   ra   triệu  chứng thứ phát như: thương tổn tuyến tụy   12 ngày và sau đó và tổ chức cơ tim. Rất khó có cơ hội sống  sót. 9
  10. * Tình hình nhiểm độc trên thế giới: Trường hợp ngộ độc loại độc tố này được ghi nhận như sau: Năm 1931:  Ở  Poznan, thuộc Balan có 31 đứa trẻ  đã bị  chết do ăn buổi trưa bị  ngộ độc nấm Amanita phalloides.  Năm 1953­1962: cũng ở Poznan, thuộc Balan có 126 trường hợp nhiểm độc nấm  Amanita phalloides  với 40 trường hợp tử vong. Năm 1970 có 3 người trưởng thành và 4 trẻ  em bị  nhiểm độc lấy trong rừng   thông không phân biệt được giữa nấm ăn được và nấm độc nên bị nhiểm độc 2 loại  nấm độc Amanita verna hoặc A. phalloides. Trong số này có 1 người trưởng thành và  1 trẻ em bị chết.  Năm 1988 (see Readers Digest, July 1989, pp. 43­48) do nh ằm l ẫn v ới n ấm ăn ở  địa phương, một người phụ nữ lựa nấm lẫn với nấm độc Amanita phalloides đã làm  cho những đứa trẻ ở Korea bị nhiểm độc. 5 người đã ăn nấm độc này thì có 4 người   chết. 2.1.2. Độc tố Phallotoxin (Phalloidin) * Cấu tạo và cơ chế gây độc của Phallotoxins Hình 7: Cấu tạo hóa học của phallotoxin ­ Cyclopeptides (amino acids liên kết thành mạch vòng). ­ Phallotoxins gồm có 7 amino acids trong mạch vòng. ­ Tàn phá làm hư hỏng tế bào trong gan. ­ Tấn công màng tế bào – gắn với protein receptor của tế bào. ­ Tế bào bị thủng Ca++ đi vào trong tế bào thay vì K+. ­ Độc tố vào tế bào chất và tấn công làm vở màng lysosome. 10
  11. ­ Người ta nghĩ rằng độc tố phalloidin có thể không gây tử vong bời vì nó không  hấp thu qua đường ruột trong thí nghiệm trên động vật. 2.1.3. Độc tố Gyromitrin, Monomethylhydrazine  * Cấu trúc hóa học của độc tố:  Cấu   trúc   hóa   học   của   độc   tố   Monomethylhydrazine   (CN2H6),   Hydrazine   (Gyromitrin) (N2H4)      Hình 8: cấu trúc hóa học của Monomethylhydrazine  và Hydrazine (Gyromitrin) * Các loại nấm sinh độc tố thuộc chi Helvella và Sarcosphaera:   Hình 9: Helvella elastica  Hình 10: Helvella lacunose    Hình 11: Helvella Acetabulum  Hình 12: Sarcosphaera crassa 11
  12. * Các loại nấm sinh độc tố Gyromitrin thuộc chi Gyromitra: Các loài nấm độc thuộc chi  Gyromitra rất độc và có nhiều hình thái, màu sắc  khác nhau   Hình 13: Gyromitra ambigua Hình 14: Gyromitra brunnea   Hình 15: Gyromitra californica  Hình 16: Gyromitra caroliniana   Hình 17: Gyromitra esculenta  Hình 18: Gyromitra fastigiata   Hình 19: Gyromitra gigas  Hình 20: Gyromitra infula 12
  13. * Triệu chứng ngộ độc: Sau khi ăn nấm độc 6 – 8 giờ thì xuất hiện các triệu chứng: ­ Toàn thân sưng phù húp híp có thể cảm nhận được.  ­ Buồn nôn và ói mữa dữ dội.  ­ Đi tiêu chảy ra nước đôi khi có lẫn máu.  ­ Cơ bị chuột rút, vọp bẻ.  ­ Rất đau đớn ở vùng bụng.  ­ Những ca ngộ độc nặng có thể gây ra:  → Hư hại nặng tổ chức gan. → Nhiểu loạn tế bào máu và hệ thống thần kinh.  → Sốt cao  → Xuất hiện chứng co giật.  → Hôn mê. → Cuối cùng chết (thường chết sau 2 – 4 ngày sau khi ăn phải nấm độc). Từ  năm 1953­1962  ở  Balan có 138 ca ngộ  độc do nấm  Gyromitra esculenta,  trong đó có 100 người phải đưa vào bệnh viện, có 6 người chết.  2.1.4. Độc tố Orellanine  * Các loại nấm sản sinh ra chất độc: Độc tố  này do nấm độc  Cortinarius orellanus  sinh ra, cơ  chế  tác động của nó  cũng giống như độc tố Amanitin.  Hình 21: Cortinarius orellanus 13
  14. * Công thức cấu tạo của độc tố: Hình 22: Công thức cấu tạo hóa học của độc tố orellanine * Triệu chứng ngộ độc:  ­ Xuất hiện sau khi nhiểm độc 3 – 14 ngày.  ­  Trước tiên nạn nhân khát nước dữ  dội (polydipsia), uống   nhiều nước và do  đó đi tiểu nhiều (polyuria), đó là dấu hiệu đầu tiên của sự ngộ độc.  ­ Sau đó buồn nôn, đau đầu, đau nhứt bắp cơ,  ớn nóng lạnh, co thắt và mất ý   thức.  ­ Trường hợp nặng, ống niệu trong thận bị hoại tử rất nặng.   ­ Thận hư  nên máu không được lọc thải chất độc, cuối cùng là tử  vong, tỷ  lệ  chết 15%.  ­ Gan cũng bị thoái hóa mỡ, rất dễ bị viêm. Đi kèm theo đó ruột cũng bị hư hại.  ­ Nếu cấp cứu qua khỏi thì thời gian bình phục cũng mất vài ba tháng. 2.1.5. Ngộ độc hệ thần kinh (Neurotoxins) 2.1.5.1. Ngộ độc Muscarine (Muscarine Poisoning)   * Cấu tạo hóa học của Muscarine Hình 23: Cấu tạo hóa học của Muscarine * Các loài nấm chứa độc tố muscarine thuộc các chi: +   Clitocybe:  Clitocybe   dealbata,   Clitocybe   cerussata,   Clitocybe     rivulosa,   Clitocybe truncicola  14
  15. + Inocybe: trong loại này có ít nhất 30 loài.  + Amanita: Amanita muscaria và Amanita pantherina 15
  16.   Hình 24: Clitocybe dealbata   Hình 25:  Clitocybe cerussata Hình 26: Clitocybe rivulosa    Hình 27: Clitocybe truncicola Hình 28: Clitocybe truncicola    Hình 29: Inocybe sororia Hình 30: Inocybe geophylla  Hình 31: Inocybe haemacta 16
  17. * Triệu chứng ngộ độc  • Đổ mồ hôi rất nhiều và kéo dài.  • Gây ra sự  tiết nước bọt rất mạnh và nước mắt, triệu chứng y xảy ra rất   nhanh, xuất hiện sau khi ăn nấm độc từ 15 – 30phút. • Một vài trường hợp mạch đập chậm, huyết áp tuột xuống thấp đến mức nguy  hiểm.  • Trong khi đó loài nấm Clitocybe với gốc độc cơ bản chỉ  gây ra đổ  nhiều mồ  hôi thôi.  • Muscarine tinh khiết gây cho tim động vật TN ngừng đập. • Ăn với một liều lượng lớn nấm độc có chứa muscarine thì có thể xảy ra triệu  chứng đau bụng, buồn nôn, đi tiêu chảy, mờ mắt, hô hấp rất khó khăn.  • Triệu chứng ngộ độc giảm bớt sau 2 giờ. Hiếm khi tử vong, nó chỉ xảy ra khi  nào bị ngộ độc quá nặng, gây rối loạn, hư hỏng tim mạch và hô hấp. * Các trường hợp ngộ độc muscarine được ghi nhận trê thế giới:  • Chỉ  có một loài  Inocybe patouillardii  thì đã có thông báo gây ra cái chết cho  con người.  • Trong 2 năm nghiên cứu độc tố  nấm  ở  Switzerland, đã có ít nhất 19 trường  hợp được thông báo là ngộ độc muscarine.  Số người ngộ độc nấm có 2 trường hợp   do Clitocybe rivulosa, 7 trường hợp do  Clitocybe nebularis, 6 trường hợp do Inocybe  patouillardii, trong số trường hợp ngộ độc trên có 2 người chết.  • Ở  Balan có 15 ca ngộ độc do Inocybe patouillardii được thông báo, không có  người chết.  2.1.5.2. Ngộ độc Acid Ibotenic/Muscimol (Ibotenic Acid ­ Muscimol Poisoning)  *  Cấu tạo hóa học:    Hình 32: Công thức cấu tạo hóa học của độc tố Ibotenic Acid và Muscimol * Các loài nấm có chứa chất độc:  + Amanita:  Amanita cothurnata, Amanita gemmata, Amanita muscaria, Amanita   pantherina, Amanita smithiana, Amanita rubescens, Amanita strobiliformis.  17
  18. + Tricholoma: Tricholoma muscarium (từ Nhật bản) * Một vài loài Amanita và Tricholoma có độc tố Ibotenic Acid ­ Muscimol    Hình 33: Amanita rubescens và  Amanita pantherina   Hình 34: Amanita cothurnata Hình 35:  Amanita gemmata   Hình 36: Amanita muscaria Hình 37:  Amanita smithiana 18
  19. Hình 38: Tricholoma terreum 19
  20. * Triệu chứng lâm sàng khi trúng độc  Triệu chứng ngộ  độc thông thường xảy ra sau 1 – 2 giờ ăn phải nấm độc. Sau  đây là trình tự của những triệu chứng thần kinh: ­ Bắt đầu là sự đau bụng rất khó chịu có khi có cũng có khi không  ­ Sau đó mất thăng bằng loạn choạng giống như người say rượu.  ­ Tiếp theo là hiện tượng ảo giác, nhìn thấy hào quang.  ­ Kế đến là xuất hiện các hành vi, cử chỉ thất thường.  ­ Sau đó bắt đầu vào cơn mê sảng.  ­ Cuối cùng liệm đi trong giấc ngủ sâu li bì.  Những triệu chứng này chứng tỏ hệ thần kinh bị tổn thương rất nặng.  * Tình hình nhiểm độc trên thế giới: Loại nấm này phổ biến nhất ở vùng Tây­Bắc Thái bình dương châu Mỹ, nấm có  hình mũ lưỡi trai Amanita panterina.  Rất nhiều ca ngộ độc do nhóm nấm này gây ra, nhưng rất ít trường hợp tử vong.   Duy   nhất   chỉ   có   một   người   đàn   ông   tử   vong   do   ăn   lằm   12   cây   nấm    Amanita   muscaria. Người đàn ông này bị  sụp đổ  sức lực sau nữa giờ  ăn trúng nấm độc, có   triệu chứng co giật mạnh, mất ý thức cảm giác và chết sau 1 ngày. Sau khi chết mổ  khám tử thi với bệnh tích suy tim rất nặng.  Một trường hợp khác xảy ra với một bé gái 2 tuổi nhiểm đôc nấm  Amanita   gemmata vì sự  sơ  ý của cha mẹ  nó, đã gây ra triệu chứng kích thích rất mạnh làm  cho bé trở  nên cáu kỉnh, bơ phờ, rồi trãi qua một cơn co giật  đau đớn dữ  dội, cuối  cùng nấm độc đã cướp đi sinh mạng đứa bé.  2.1.6. Ngộ độc do Psilocybin (Psilocybin – Psilocin poisoning, Hallucinogenic)  * Các loài nấm sinh độc tố:   1. Psilocybe:  Psilocybe baeocystis, Psilocybe caerulescens, Psilocybe caerulipes,   Psilocybe   cyanescens,   Psilocybe   cubensis,   Psilocybe   pelliculosa,   Psilocybe   semilanceata, Psilocybe strictipes, Psilocybe stuntzii.  2.   Panaeolus:  Panaeolus   castaneifolius,   Panaeolus   cyanescens,   Panaeolus   fimicola, Panaeolus foenisecii, Panaeolus sphinctrinus, Panaeolus subbalteatus.  3. Conocybe: Conocybe cyanopus, Conocybe smithii,  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0