TIỂU LUẬN:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ
lượt xem 209
download
i Trong thời kì hội nhập hiện nay Việt Nam cần đối mặt với nhiều thử thách để phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta đạt được sự phát triển đó chính là nguồn vốn nhân lực, đặc biệt là vai trò quan trọng của Cán bộ quản lý kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề nan giải mà nước ta đang gặp phải, các chính sách kinh tế là do các nhà Quản lý kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ Môn: Kinh tế Vĩ mô 2 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 1
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Phần 1 Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Trong thời kì hội nhập hiện nay Việt Nam cần đối mặt với nhiều thử thách để phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta đạt được sự phát triển đó chính là nguồn vốn nhân lực, đặc biệt là vai trò quan trọng của Cán bộ quản lý kinh tế. Đây cũng chính là vấn đề nan giải mà nước ta đang gặp phải, các chính sách kinh tế là do các nhà Quản lý kinh tế đưa ra, nó quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước, thế nhưng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế chưa được chú trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam”. Đối tượng của đề tài Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Mục tiêu của đề tài Tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam như thế nào để phù hợp với thời kỳ hội nhập của đất nước. Phương pháp làm đề tài - Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở có liên quan về ngoại tác tiêu cực, sự can thiệp của Nhà Nước, cũng như các vấn đề liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. - Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những giải pháp mang tính chủ quan. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 2
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Phần 2 Nội dung Chương 1 CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Cán bộ quản lý kinh tế Cán bộ quản lý kinh tế là tất cả các cá nhân thực hiện những chức năng quản lý nhất định trong bộ máy quản lý kinh tế. Phân loại cán bộ quản lý kinh tế: - Cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế: là những người làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoặc có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Trong đội ngũ công chức nhà nước về kinh tế lại phân thành 3 nhóm cơ bản: + Nhóm 1: các nhà hoạch định chính sách kinh tế + Nhóm 2: các chuyên gia phân tích kinh tế + Nhóm 3: các nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật - Cán bộ quản lý sản xuất- kinh doanh: là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất. 1.2 Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế Để tìm hiểu một cách tổng quát về vai trò của cán bộ quản lý trong nền kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta sẽ xem xét vị trí của cán bộ quản lý trong hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế: Nền kinh tế quốc dân Việt Nam với tư cách là một hệ thống có: Đối tượng quản lý là các quá trình kinh tế đang diễn ra với cơ cấu kinh tế tương ứng bao gồm các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế… GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 3
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Các chủ thể quản lý là các hệ thống, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở gắn với cơ chế quản lý tương ứng, thực hiện chức năng quản lý các quá trình kinh tế xã hội ở các cấp khác nhau. Giữa đối tượng quản lý và chủ thể quản lý có sự gắn bó với nhau trong một hệ thống, trong đó cơ cấu kinh tế với tư cách là đối tượng quản lý là mặt quyết định mà chủ thể quản lý phải phù hợp. Mặt khác, chủ thể quản lý có tác động tích cực ngược trở lại, có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của cơ cấu kinh tế. Không có phân hệ quản lý phù hợp, có hiệu lực, tích cực thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng tự phát, vô tổ chức, không thể phát triển có hiệu quả. Ngược lại không xuất phát thực trạng và xu hướng tất yếu phát triển cơ cấu kinh tế, tức là từ sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, quản lý sẽ rơi vào chủ trương, duy ý chí, kìm hãm sức sản xuất xã hội. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình tái sản xuất xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế Bản thân phân hệ quản lý nếu xét một cách độc lập cũng là một hệ thống với các hệ thống con, bao gồm 2 phân hệ chính: - Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế với tư cách là chủ thể quản lý, bao gồm những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối quan hệ phụ thuộc theo chiều dọc và chiều ngang để thực hiện chức năng quản lý quản lý trong nền kinh tế. - Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức mà qua đó bộ máy quản lý tác động vào nền kinh tế để kích thích, định hướng, hương dẫn, tổ chức, điều tiết nền kinh tế vận động đến các mục tiêu đã định. Cơ chế quản lý kinh tế do chủ thể quản lý hoạch định thông qua các quan hệ pháp luật, tổ chức theo luật định. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 4
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Như trên, chúng ta thấy rằng Cán bộ quản lý kinh tế thuộc Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế (chủ thể quản lý) nên cán bộ quản lý kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Và cụ thể vai trò cụ thể của Cán bộ quản lý kinh tế bao gồm: Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, mọi thể chế, kế hoạch, chính sách. Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, biến đổi đường lối trở thành hiện thực trong hiện thực, và góp phần hoàn thiện đường lối đó. Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp tạo môi trường, điều kiện và sử dụng công cụ, thực lực kinh tế để tác động quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường. Cán bộ quản lý sản xuất-kinh doanh trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất để làm giàu cho từng doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung. 1.3 Yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế hiện nay Vì vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay nên yêu cầu đối với một cán bộ quản lý kinh tế không thể coi nhẹ. Họ cần phải là một người có đức có tài, và thực sự phải coi trọng sự sống còn của nền kinh tế nước nhà. Họ phải có phẩm chất về chính trị, đạo đức và năng lực a/ Phẩm chất về chính trị: - Có quan điểm lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên định trong công việc được giao. - Có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị. - Biết nhận thức chính trị của mình thành nhận thức chính trị của mọi người, tạo được lòng tin đối với mọi người. b/ Phẩm chất đạo đức - Sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức công dân GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 5
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam - Công bằng, công tâm, khách quan, có văn hóa, tôn trọng con người… - Là tấm gương tốt cho người dưới quyền c/ Yêu cầu về năng lực • Năng lực chuyên môn: - Có kiến thức chuyên môn về vấn đề được giao trách nhiệm quản lý, biết tập hợp và sử dụng các chuyên gia giỏi, giao đúng việc cho người dưới quyền và tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng chuyên môn. - Hiểu được bản chất thị trường, cơ chế vận động và công cụ điều tiết thị trường. - Có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại. - Hiểu được thực trạng của từng địa phương cũng như nền kinh tế cả nước để quản lý một cách có hiệu quả. • Năng lực tổ chức quản lý: Có bản lĩnh và khả năng quan sát được từ tổng thể đến chi tiết các nhiệm vụ. Bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán dứt khoát trong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết xử lý và lường trước mọi tình huống. Biết sử dụng đúng tài năng của từng người, đánh giá đúng con người, xử lý tốt đẹp các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống, quan hệ dưới quyền và trên quyền. Ngoài ra còn các yêu cầu khác mà trong mỗi ngành cụ thể sẽ yêu cầu như ngoại ngữ, tin học,… GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 6
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Chương 2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam 2.2.1 Điểm mạnh: Đến nay các kiến thức, kinh nghiệm, trình độ và năng lực thực tiễn của người cán bộ quản lý kinh tế đã được nâng cao hơn trước rất nhiều; tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học đã tăng lên rõ rệt. Ở trung ương, số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 6.08%, trung cấp là 10.06%, đại học là 73.39% và trên đại học là 7.79%. Còn ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ sơ cấp là 11.18%, trung cấp là 18.52%, đại học là 67.6% và trên đại học là 2.7%. Số cán bộ quản lý ở trong các bộ ngành Kinh tế tổng hợp ( Văn phòng Chính Phủ, các bộ: Tài Chính, Thương Mại, Công Nghiệp, Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Kế hoạch và đầu tư, Lao động-thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê...) có tới 55% được đào tạo quản lý kinh tế. ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 53% số cán bộ quản lý được đào tạo quản lý kinh tế. Điều đó cho ta thấy về số lượng tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo về quản lý kinh tế trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung là khá cao, về chất lượng cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hiện nay. Cùng với đó thì trình độ sử dụng máy vi tính và khả năng ngoại ngữ của cán bộ quản lý kinh tế cũng ngày được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính là khá cao(tỷ lệ chung ở các đơn vị này là 64%), đặc biệt 100% các cán bộ trẻ( dưới 35 tuổi đều biết sử dụng máy tính phục vụ cho công tác của mình. Hầu hết các cán GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 7
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam bộ quản lý kinh tế hiện nay đều biết ngoại ngữ, có một số cán bộ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài mà không phải qua phiên dịch. Bên cạnh đó, trình độ lý luận chính trị của các cán bộ quản lý kinh tế cũng được nâng lên, tất cả các cán bộ quản lý kinh tế đều đã được trải qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về lý luận chính trị. 2.2.2 Hạn chế: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế chưa được phủ đều trên tất cả các khối. Số cán bộ quản lý kinh tế có trình độ tập trung chủ yếu ở các cơ quan trung ương, sau đó đến tỉnh và huyện, càng xuống cấp dưới thì trình độ của các cán bộ quản lý kinh tế càng giảm xuống. Thậm chí ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng cán bộ quản lý kinh tế bị mù chữ. Có một bộ phận không nhỏ cán bộ ở các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế không được đào tạo và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế hoặc nếu có được đào tạo thì chỉ trong một thời gian rất ngắn. Hiện tại, tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế được đào tạo trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp còn rất cao, có khoảng 65% tốt nghiệp trước năm 1989. Số cán bộ được đào tạo và số cần được đào tạo lại chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau (khoảng 50%). Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng chưa được tiến hành một cách khoa học và thống nhất. Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa gắn chặt với việc sử dụng cán bộ quản lý kinh tế, nó còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của các lãnh đạo cao cấp. Nơi nào được quan tâm nhiều thì vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và việc phân bổ sử dụng cán bộ sau đào tạo khá hợp lý, còn nơi nào thiếu sự quan tâm thì việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế bị thả nổi. Điều đó dẫn đến tình trạng người cần học thì không được học và không có chỗ để học; người không cần học lai được cử đi học đã gây ra sự lãng phí không nhỏ. Thêm vào đó, việc xây dựng thái độ, hành vi, tư tưởng chính trị...cho các cán bộ quản lý kinh tế cũng ít được chú trọng. Theo tài liệu điều tra, có tới trên 60% cân GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 8
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam bộ quản lý kinh tế mới có trình độ lý luận sơ cấp và chưa đầy 5% có trình độ lý luận cao cấp. Ta có thể thấy rõ rằng số lượng cán bộ quản lý kinh tế có trình độ lý luận thấp còn chiếm khá đông. Chính vì vậy mà có thể nói rằng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế chưa thực sự được nâng cao, qua đó thấy rằng chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. Điều đó đã góp phần dẫn đến tình trạng trì trệ trong nền kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho những hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền tồn tại và phát triển trong hệ thống các cơ quan Nhà nước và đặc biệt là trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế. Vẫn có sự chênh lệch về giới tính và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi trong đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Tỷ lệ nam bình quân chiếm trên 65%, nữ chỉ có khoảng 34%. Tỷ lệ nam chiếm cao nhất ở Bộ Thương mại (81%) và tỷ lệ nữ chiếm đông nhất là ở Ngân hàng Nhà nước (48%). Trong các cơ quan có tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa lớp cán bộ trẻ với lớp cán bộ lớn tuổi, số lượng cán bộ trong từng nhóm tuổi kế tiếp nhau không đồng đều nên dễ dẫn đến sự hụt hẫng về cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai. Nếu trong vòng hơn chục năm nữa số cán bộ cốt cán lớn tuổi và dày dạn kinh nghiệm này về nghỉ hưu thì lớp cán bộ trẻ khó có thể đảm đương nổi những công việc quản lý kinh tế trong tương lai. 2.2 Yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, việc đó có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tư mà trong nước không thể cung cấp với giá tương ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tưởng từ những nước phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trường vốn và hàng hóa quốc tế có thể giúp chúng ta giải quyết một số hạn chế cố hữu để tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ. Kinh nghiệm của những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 9
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam kinh tế cao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là phải kết hợp tốt giữa việc mở cửa tự do hóa với việc duy trì mức tiết kiệm - đầu tư cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nước tốt. Thế nên yêu cầu của nền kinh tế hiện nay là: Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước Cải thiện chính sách đầu tư gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh Giải quyết vấn đề mất việc làm và thay đổi ngành nghề của người lao động 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam và thực trạng của các nhân tố đó hiện nay tại Việt Nam Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay, trong đó có một số nhân tố cơ bản sau: Cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế Cơ quan sử dụng cán bộ Nhà nước quản lý kinh tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 10
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Từ phía các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế: Xác định đúng đối tượng cần được bồi dưỡng, vấn đề này nhất thiết cần được các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế nhìn ra dựa vào yêu cầu của cơ quan và của nền kinh tế trong hiện tại và cả tương lai. Như vậy, cơ quan đào tạo đúng người, đúng việc. Đặt ra những yêu cầu trong thời kì phát triển kinh tế đối với cán bộ quản lý, để họ có thể tự giác học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cũng như trình độ quản lý kinh tế. Tạo động lực cho cán bộ nâng cao năng lực của bản thân bằng các chính sách ưu đãi đối với cán bộ có trình độ cao bằng các hình thức khác nhau về mức lương, thăng chức, tuyên dương… Thực trạng: - Chưa hiểu được tầm quan trọng của cán bộ quản lý kinh tế trong nền kinh tế dẫn đến chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý. - Chưa nhìn nhận được xu thế phát triển kinh tế, sự cần thiết trong việc nối tiếp, chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Còn tình trạng coi trọng người thân trong các cơ quan hơn là người tài, có đủ năng lực nên vẫn còn bất cập trong việc chọn lựa cán đưa đi đào tạo, nâng cao chất lượng. - Các cơ quan nhiều khi cử cán bộ đi đào tạo là chỉ lấy lệ nhằm nâng tỷ lệ cán bộ của mình đã qua đào tạo lên để chạy theo số lượng, chạy theo thành tích chứ không có sự kiểm tra, giám sát và quản lý đối với các cán bộ quản lý kinh tế được cử đi học nên việc đào tạo và bồi dưỡng gần như được thả nổi và không được coi trọng Từ phía các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế: GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 11
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam • Nhận diện được nhu cầu đào tạo ai, đào tạo như như thế nào của những tổ chức cần sử dụng cán bộ quản lý kinh tế từ đó đưa ra nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ. • Cung cấp môi trường học tập, nâng cao kiến thức cho cán bộ. Như chúng ta biết, nếu cơ sở đào tạo không đưa ra được nội dung, hình thức, phương pháp và tạo môi trường đào tạo tốt và phù hợp với nhu cầu thì việc đào tạo cũng chỉ la lãng phí tiền bạc và công sức mà thôi. Còn ngược lại, chúng ta sẽ có những cán bộ giỏi, đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế trong hiện tại và trong tương lai. Thực trạng: - Chưa có sự phối hợp giữa cơ sở sử dụng và cơ sở đào tạo cán bộ - Thiếu tính hệ thống trong việc đào tạo về kiến thức cần nâng cao, cũng như thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng. - Còn sự bất cập trong chất lượng giảng dạy của người huấn luyện và chịu trách nhiệm đào tạo. - Chưa gắn được lý thuyết vào thực tiễn để vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam. Từ phía nhà nước: Phân tích nhu cầu đào tạo và nâng cao một cách tổng thể để đưa ra một hệ thống đào tạo toàn diện, phù hợp với tổng thể nền kinh tế đang trong thời kì phát triển. Sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Nhà nước sẽ đảm bảo cho các cơ quan sử dụng cũng như cơ quan đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có thể tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 12
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Đưa ra các chính sách, cơ chế tiêu chuẩn đánh giá cán bộ. Nếu làm tốt khâu này, thiết nghĩ, việc đào tạo và chắt lọc những cán bộ giỏi phục vụ cho nền kinh tế là không khó. Thực trạng: - Công việc giám sát, đánh giá công tác đào tạo chưa được khắt khe. - Trong việc định hướng, xác định mục tiêu tổng thể, xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn chưa thực sự khoa học và hợp lý. Trong đó chưa đảm bảo được tính kế thừa và liên tục; chưa có sự hợp lý về cơ cấu giới tính, độ tuổi... giữa các thế hệ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy Nhà nước. Việc phát triển đồng bộ và toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên tất cả các vùng miền của đất nước chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong quy hoạch nói trên. Nhà nước còn thiếu sự chú ý tới việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng, lĩnh vực kinh tế đặc biệt khó khăn của đất nước. - Mức đầu tư của Nhà nước cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng so với các nước khác trên thế giới là vẫn còn ở mức thấp. Với mức đầu tư thấp như vậy thì các cơ sở chỉ đủ chi cho việc trả lương cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia, đội ngũ nhân viên phục vụ trong trường; chi cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập trong trường và cho việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên một số trang thiết bị giảng dạy chưa không có điều kiện để hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng. - Các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp lụât của nhà nước quy định về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tuy đã được bổ sung hoàn thiên rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa chặt chẽ. Với thực trạng chất lượng cán bộ quản lý kinh tế và yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam thời kì hội nhập, việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 13
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam kinh tế là điều cần thiết và cần được thực hiện ngay vì yêu cầu của thời kì hội nhập kinh tế ngày càng cao còn trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế còn chưa phù hợp với sự thay đổi này. Hiện nay, nguồn nhân lực có thể nói là giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đầu tư cho nhân lực là đầu cho cho một tương lai bền vững. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 14
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Chương 3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1 Các nhân tố cần được quan tâm trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng Việc nâng cao chất lượng đào tạo là điều cần thiết, và việc nâng cao phải dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo: từ phía cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế, cơ quan đào tạo và nhà nước. Một điều quan trọng là phải xác định được mục tiêu đào tạo, đưa ra được chính sách, phương pháp. Điều này nhất thiết cần sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 nhân tố kể trên. Chúng ta có thể xem xét mô hình sự tác động của 3 nhân tố để đưa ra định hướng tốt nhất cho sự đào tạo và nâng cao. Nhà nước Cơ quan Cơ quan sử đào tạo dụng cán bộ quản lý kinh tế GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 15
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế đưa ra những điểm cần đào tạo thêm của cán bộ quản lý cho Nhà nước và Cơ quan đào tạo. Chúng ta cần chú ý, vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý kinh tế thường do Nhà nước bỏ tiền ra, các doanh nghiệp tư nhân coi đây là một đầu tư mạo hiểm nên họ không tham gia. Vì vậy, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trọng vấn đề này. Nhà nước tổng hợp những yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế từ phía Các cơ quan sử dụng cán bộ cũng như nhu cầu thực tế của nền kinh tế hiện nay. Sau đó triển khai thành hệ thống đào tạo xuống các cơ quan đào tạo cán bộ và đặt ra các yêu cầu đối với cán bộ quản lý kinh tế. Cơ quan đào tạo cán bộ phải xem xét kỹ càng việc đào tạo như thế nào sao cho phù hợp với yêu cầu do nền kinh tế đặt ra sao cho không tốn kém khi đầu tư sai người, sai việc. Chính vì cần sự kết hợp hài hòa giữa cả 3 nhân tố, thế nên chương trình đào tạo phải phù hợp và đồng nhất với nhau. 3.2 Phương pháp đào tạo Chúng ta có thể xem xét một số phương pháp đào tạo nhưng quan trọng là cần phải gắn với thực tế. - Nghiên cứu tình huống: Phương pháp này thường áp dụng để đào tạo và nâng cao năng lực quản trị. Học viên phải nhận các tình huống về vấn đề kinh tế hiện nay rồi đứng trên cương vị nhà lãnh đạo, đưa ra cách giải quyết đối với các doanh nghiệp như thế nào, đối với nền kinh tế cả nước ra sao. Yêu cầu của các tình huống: + Mang tính thực tiễn + Học viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thảo luận - Phương pháp hội thảo GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 16
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Các cuộc hội thảo thường được tổ chức nhằm nâng cao khả năng thủ lĩnh, khả năng giao tiếp, khả năng xếp đặt mục tiêu, khả năng kích thích, khả năng ra quyết định,... Các đề tài cần phải liên quan đến vấn đề kinh tế thời sự, các vấn đề quản trị doanh nghiệp, quản lý nền kinh tế. - Phương pháp nhập vai Nếu trong tình huống đó, học viên cần phải làm gì? Giải quyết vấn đề đó ra sao? Ngoài ra, chúng ta cần tìm hiểu thêm nhiều phương pháp khác phù hợp với từng đối tượng và đặc biệt phù hợp với mục tiêu đào tạo mà đã xác định ban đầu. 3.3 Đánh giá chất lượng đào tạo và nâng cao trình độ Việc đào tạo cần phải được đánh giá chất lượng một cách chính xác, xác định được ưu điểm và nhược điểm của công tác đào tạo. Lọc ra được những cán bộ đạt tiêu chuẩn đào tạo và nâng cao. Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Cán bộ đã tiếp thu được gì sau khóa đào tạo? Giai đoạn 2: Cán bộ áp dụng những kiến thức đã được nâng cao vào việc quản lý kinh tế như thế nào? Hiệu quả ra sao? Chúng ta có thể sử dụng 1 số phương pháp để đánh giá chất lượng đào tạo cho cán bộ quản lý như sau: - Phân tích thực nghiệm: Chọn hai nhóm, một nhóm không được đi đào tạo nâng cao, một nhóm được đi đào tạo nâng cao. Chúng ta sẽ so sánh chất lượng làm việc và quản lý của cán bộ quản lý kinh tế như thế nào giữa 2 nhóm đối tượng lựa chọn trên rồi đưa ra kết luận. - Đánh giá những thay đổi của cán bộ: Phản ứng của cán bộ được đào tạo với chương trình (dùng bảng khảo sát cán bộ) GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 17
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Kiểm tra chất lượng tiếp thu kiến thức như thế nào -Hành vi thay đổi: hành vi của cán bộ có thay đổi gì do kết quả tham dự khóa đào tạo nâng cao chất lượng đó không? ở đây chúng ta sử dụng các tiêu chí về yêu cầu của cán bộ quản lý kinh tế như đã nêu trên. Mục tiêu: chất lượng công việc tại nơi làm việc của cán bộ đã được đào tạo có được tăng lên không. - Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo Đào tạo cũng là một hình thức đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào tạo người ta phải tính toán chi phí bỏ ra và lợi ích thu được sau khi học viên được hoàn thành khóa đào tạo. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 18
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Phần 3 Kết luận Cán bộ quản lý kinh tế giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế là việc cần được chú trọng. Đây là vấn đề mà cần được sự chú ý của các Cơ quan chính quyền nhà nước để tìm ra những phương pháp đào tạo nâng cao có hiệu quả. Việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế có hiệu quả, tương lai nền kinh tế nước nhà sẽ phát triển một cách vững mạnh hơn. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 19
- Nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý kinh tế tại Việt Nam Tài liệu tham khảo PGS. TS. Nguyễn Văn Luân, bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 TS. Nguyễn Văn Sáu, Giáo trình quản lý kinh tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội-2003 Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo Dục Phan Đình Quyền & Cung Thị Tuyết Mai, Phát huy tiềm lực của đội ngũ viên chức quản lý kinh tế vĩ mô ở nước ta. http://vov.vn/Home/Nghi-quyet-Dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-XI-Dang- Cong-san-Viet-Nam/20111/164964.vov http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-tot-nghiep-nang-cao-chat-luong-dao-tao-va- boi-duong-can-bo-quan-ly-kinh-te-o-nuoc-ta-hien-n.185658.html GVHD: PGS. TS. Nguyễn Văn Luân Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở Đảng bộ xã Long Kiến, huyện Chợ Mới đến năm 2015 – Thực trạng và giải pháp
24 p | 789 | 147
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức UBND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
105 p | 248 | 73
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
110 p | 185 | 41
-
Tiểu luận:Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt
39 p | 190 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
99 p | 61 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
102 p | 51 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cơ quan UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
111 p | 57 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ
108 p | 68 | 12
-
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
20 p | 36 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
101 p | 24 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lào Cai
122 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
102 p | 63 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cục Thuế tỉnh Lạng Sơn - Nguyễn Mai Huyền
85 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hành chính thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
145 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh An Giang
125 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Sài Gòn
64 p | 22 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp xã tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
128 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn