Tiểu luận: Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh
lượt xem 22
download
Nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư với mật độ lớn nhất của cả nước, nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đ ng đ u gi a các qu n n i ô và khu v c ngo i thành. Trên toàồ ề ữ ậ ộ ự ạ n thành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh
- Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh
- Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU ................................................................ ...............................4 Phần I. KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY CAM CANH ................................6 1. Kỹ thuật nhân giống cam Canh ................................ ...............................6 1.1. Xây dựng vườn tập đoàn cây mẹ ưu tú cung cấp mắt ghép ...............6 1.2. Xây dựng vườn cây mẹ từ các lô nhân nhanh ...................................8 1.3. Chọn giống gốc ghép: ......................................................................8 1.4. Thu hái quả, tách hạt và bảo quản hạt gốc ghép:...............................9 1.5. Kỹ thuật ươm gieo, nhân giống: ......................................................9 2. Kỹ thuật canh tác cây cam Canh ........................................................... 13 2.1. Kỹ thuật chọn giống ......................................................................13 2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ........................................................... 13 2.2.2. Thời vụ, mật độ, cách trồng ......................................................... 14 2.2.3. Chăm sóc sau khi trồng ............................................................... 14 2.3. Các loại sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ ......................... 21 2.3.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) .................................21 2.3.2. Rầy chổng cánh D iaphorina citri Kuway. ...................................22 2.3.3. Nh ện ............................................................................................ 23 2.3.4. Rệp muội màu đen Toxoptera aurantii (Fonsc) ............................ 23 2.3.5. Bệnh loét ..................................................................................... 24 2.3.6. Bệnh sẹo ...................................................................................... 26 7.2.3. Bệnh chảy gôm ............................................................................27 2.3.7. Bệnh Greening (Liberobacterium asiaticium) ............................. 28 2.3.8. Bệnh Tristera ...............................................................................28 2.4. Thu hoạch và bảo quản ......................................................................29 2.4.1. Thu hoạch ................................................................ ................... 29 2.4.2. Phân loại và bảo quản.................................................................30 2
- Phần II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐỂ THÂM CANH CÂY CAM CANH THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHÙ HỢP VỚI VÙNG NGHIÊN C ỨU ..............................................34 2.1. Tổng quan về vùng nghiên cứu .......................................................... 34 2.1.1. Vị trí địa lý Hưng Yên ................................................................ 34 2.1.2. Tài nguyên nước ........................................................................34 2.1.3. Tài nguyên đất ............................................................................34 2.1.4. Khí hậu, thủy văn ................................ .......................................35 2.2. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với vùng nghiên cứu .................... 35 2.2.1. Kỹ thuật nhân giống ....................................................................35 2.2.2. Kỹ thuật chọn giống ....................................................................35 2.2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ......................................................... 36 2.2.4. Kỹ thuật phòng trừ các loại sâu, bệnh hại chính .............................. 40 2.2.5. Thu hoạch và bảo quản..................................................................41 2.2.6. Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau khi thu hoạch................................ 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................44 3
- LỜI MỞ ĐẦU Nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư với mật độ lớn nhất của cả nước, n ên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại th ành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung b ình 1.979 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thì quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đ ạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Hàng năm, trên đ ịa bàn thành phố tính đến năm 2020 bình quân hàng năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như hiện nay khiến cho hàng chục ngàn hecta đ ất sản xuất nông nghiệp m àu mỡ phải như ờng chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị mới. Trong khi sức ép gia tăng dân số của thủ đô và yêu cầu về chất lượng cuộc sống nói chung và nhu cầu tiêu dùng nói riêng đã làm cho phát triển nông nghiệp truyền thống gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thành phố bắt đầu chuyển h ướng phát triển các vùng chuyên canh rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung phục vụ Thủ đô ra các vùng ven đô và nhập từ nơi khác về để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng như hiện nay và trong những năm tới. Trên thực tế các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô Hà Nội được cung cấp bởi các địa phương khác là chính, bao gồm một số huyện phía tây của Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên có vị trí thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm tươi sống như rau, hoa, quả,… Diện tích đất nông nghiệp ở các vùng này còn khá lớn, người dân đã có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và có khả năng sản xuất một số mặt hàng trái vụ cho Thủ đô. Mặc dù đ ã có những quy hoạch nông nghiệp tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên một số sản phẩm có giá trị hàng 4
- hóa cao vẫn chưa được khai thác và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Và đ ể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng h àng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật m ới vào sản xuất là việc quan trọng, nhằm đem tới sản phẩm sạch tới tay người tiêu dùng mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người sản xuất, lại góp phần cải tạo môi trường sinh thái, môi trường sản xuất nông nghiệp từ lâu đ ã b ị ô nhiễm do việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt là đối với những loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao như cam Canh thì việc đẩy nhanh áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo h ướng hàng hóa là việc hết sức cấp thiết. Chính vì những nguyên nhân trên tôi tiến h ành thực hiện nghiên cứu chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cam Canh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với vùng nghiên cứu. 5
- Phần I. KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY CAM CANH 1. Kỹ thuật nhân giống cam Canh Hiện nay nhân giống cam canh chủ yếu là bằng phương pháp ghép, do hệ số nhân giống cao. Song thực tế sản xuất đang có nhiều b àn cãi về vấn đề này vì một số người cho rằng quả cam thu được từ cây ghép có chất lượng kém hơn so với từ cây chiết cành, đây có thể là kết quả của sự lai tạo nào đó giữa cành ghép và gốc ghép. Trong sản xuất hiện nay, người ta thường ghép cam Canh lên gốc bưởi. Việc chọn mắt, cành cam là việc hết sức quan trọng, nó ảnh hư ởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây cũng như ch ất lượng quả sau n ày. Do đó, người ta thường chọn những cành đã có tuổi phát dục tương đối già (ra qu ả 5 – 7 n ăm, sản lượng, phẩm ch ất đã ổn định), để ghép lên gốc bưởi có tuổi phát dục non (trên dưới một năm tuổi). Như th ế đ ứng về khả năng bảo thủ tính di truyền thì cành ghép m ạnh hơn gốc ghép, do vậy mà tính di truyền của cành ghép rất ít bị lay động, tức là gốc ghép ít bị ảnh hưởng đến phẩm chất của cành ghép. 1 .1. Xây d ựng v ư ờn tập đo àn cây m ẹ ư u tú cung c ấp mắt ghép Vườn cây mẹ cung cấp mắt ghép được trồng bằng cây giống được nhân ra từ những cây đầu dòng chọn lọc, không có sâu bệnh những cây n ày có thể coi là những cây giống gốc, được duy trì và chăm sóc trong điều kiện an toàn tối ưu để tránh tái nhiễm bệnh. Vườn cây mẹ cũng phải được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của sâu bệnh hại, những vùng xây dựng vườn ươm mà điều kiện cách ly về không gian, không có sự xuất hiện của các bệnh hại nguy hiểm (b ệnh Greening, Tristera) thì có thể trồng ngoài trời, còn ngư ợc lại thì ph ải thực hiện 1 trong 2 cách: hoặc là xây dựng các lô nhân nhanh, trồng với mật độ rất cao và được bảo vệ định kì bằng việc xử lí các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc là trồng trong các nhà lưới cách ly * Vườn cây mẹ trồng ngoài trời - Chuẩn bị đất và trồng mới: + Chọn đất, làm đất, đào hố trồng và bón lót phân phải đư ợc tiến h ành sớm, đảm bảo yêu cầu nói trên. + Khoảng cách trồng: Hàng x cây = 4 x 3 m. - Kỹ thuật chăm sóc vườn cây mẹ sau khi trồng 6
- + Bón phân: Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11. Lượng bón: Loại phân K hối lượng (kg /cây) Phân hữu cơ hoai mục 5-20 Đạm Urê 0,1-0,2 Super lân 0,2-0,5 Kali 0,1-0,2 Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Thời gian Loại hình bón Loại phân sử dụng K hối lượng phân bón (kg/cây) Phân hữu cơ + Super 30kg + 1kg + 0,8kg Bón cơ b ản 15/8 – 15/11 lân + Vôi. Đạm Urê + Kali. Bón cành xuân 15/1 -15/3 1 kg + 0,2 kg Đạm Urê + Kali. Bón thúc cành thu 15/7 - 15/8 1 kg + 0,2 kg Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước. Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ. + Cắt tỉa: Cắt tỉa nhằm kích thích sự đâm chồi của các cành non mới, nên được tiến hành thường xuyên và sớm hơn so với vườn đại trà. + Tưới nước: Luôn bảo đảm đủ ẩm cho vườn cây, nếu trời không mưa cứ 3 ngày tưới 1 lần. + Phòng trừ sâu bệnh hại: Được thực hiện thường xuyên hơn so với vườn sản xuất, để tránh sự lây lan của các lo ài sâu, bệnh từ bên ngoài vào. - Sản xuất và thu hoạch m ắt ghép: + Cành ghép sử dụng tốt nhất ở độ tuổi 4 - 6 tháng tuổi. Những cành non hơn cũng có thể khai thác được nhưng để cho ghép đoạn cành hoặc ghép nối ngọn. + Cành ghép phải được cắt rời bằng kéo đã được khử trùng trư ớc và sau khi cắt xong 1 cây bằng nước Javel thương m ại có 120 Chlor nguyên chất, sau đó cắt bỏ lá, cắt sát điểm kết nối của cuống lá, rồi bó lại th ành từng bó khoảng 25 - 30 7
- cành/ bó, bọc kín trong vải ẩm, dán nh ãn và ghi số hiệu của giống, sau đó ngâm trong dung dịch Benomyl 5% hoặc Captan 5% đ ể khử trùng bề mặt. + Sau khi lau và để khô dần trong chỗ râm mát, mắt ghép có thể đem sử dụng. Nếu chưa sử dụng hoặc phải vận chuyển đi xa trong vòng 24 giờ phải bịt kín 2 đầu mắt ghép bằng parafine và giữ trong các túi PE hàn kín. Nếu để lâu hơn cần bảo quản cành ghép ở điều kiện nhiệt độ 10C0 , ẩm độ không khí 75 - 90%. 1 .2. Xây d ựng v ư ờn cây mẹ từ các lô nhân nhanh Mục đích của việc xây dựng vườn cây mẹ từ các lô nhân nhanh là để phòng khi vườn tập đo àn cây m ẹ cho mắt ghép không thể cung cấp đủ mắt ghép theo yêu cầu của sản xuất, hoặc trong trường hợp vườn cây mẹ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như: Tristeza, Greening,...thì cần tiến hành nhân vật liệu trồng vườn tập đoàn cây mẹ cung cấp mắt ghép với m ật độ dày 8000 cây/ha, tức là với khoảng cách 1,8 m x 0,7 m và chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Các lô nhân nhanh được chăm sóc trong những điều kiện thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng của cây (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng) cũng như các điều kiện về phòng chống dịch bệnh bằng sử dụng thuốc hoá học, hoặc trồng trong các nhà lưới cách ly 2 cửa. Thu hoạch cành mắt ghép có thể bắt đầu sau khi ghép được 6 tháng, sau đó mỗi năm thu hoạch 3 đợt (4 tháng 1 lần). Kết quả trong 3 năm như sau: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Số cành Cây có 3 cành đôi Cây có 3 cành Cây có 3 cành 3 Số mắt thu được/ 3 cành x 10 mắt/ 2 x 3 x 10 = 60 mắt 3 x 3 x10 = 90 m ắt cành = 30 m ắt cây Số mắt thu được/ 2 .400 4 .800 7 .200 100 m 2 ( 80 cây) 1 .3. Ch ọn giống gốc ghép: Hiện nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về gốc ghép cho cây cam Canh có sức thuyết phục, vì thế trước mắt có thể dùng giống bưởi đ ể làm gốc ghép. Giống bư ởi có khả năng sinh trưởng nhanh trong vườn ươm, kh ả năng tiếp hợp tốt, có tỉ lệ ghép sống cao. Tuy nhiên, gốc ghép bưởi rất mẫn cảm với bệnh 8
- ch ảy gôm, bệnh loét và cây ghép trên gốc b ưởi những năm đầu bói quả chất lượng quả chưa ổn định. 1 .4. T hu hái qu ả, tách hạt v à b ảo quản hạt gốc ghép: Thu hoạch quả khi quả đã đạt độ chín sinh lí (khi quả chuyển từ màu xanh sang mầu vàng, số quả chuyển m ầu từ 80% trở lên ). Tách hạt khỏi quả và rửa sạch hạt khỏi lớp dịch nhầy, để ráo nư ớc, ngâm trong dung dịch Aliette 80WP 0,2% kho ảng 5 phút để khử các mầm bệnh. Các hạt thường đư ợc trộn đều rồi rải thành lớp mỏng ở nơi khô mát thông gió, tránh ánh sáng trực xạ. Khi hạt khô ráo tiến hành loại bỏ những hạt lép, kếm chất lượng rồi đóng vào các túi PE nhỏ có ghi rõ tên giống, nguồn gốc, ngày thu hái và đóng gói. Các gói h ạt được bảo quản ở nhiệt độ 3 - 4C0 và ẩm độ 80 - 9 0% 1 . 5 . K ỹ thuật ư ơm gieo, nhân gi ốn g: * Gieo h ạt - Chuẩn bị đất Đất vư ờn ươm nên chọn đất có 20% đất sét, 30% đất thịt, 50% cát thô. Kết cấu này xẽ đảm bảo tiêu thoát nước tốt. Diện tích dành cho gieo hạt thường bằng 1/20 diện tích ra ngôi, nghĩa là 500m2 gieo hạt xẽ đủ cho ra n gôi 1 ha (khoảng 30.000 cây). Đất gieo hạt được bón phân như sau (tính cho 1 ha): 80 tấn phân chuồng hoai mục, 800kg Supe lân, 1 tấn Đôlômít., 500kg Kali. Tất cả các loại phân trên được trộn với nhau rồi rải đều trên m ặt vườn sau đó cày, bừa kỹ để phân trộn đều với đ ất. Lên luống rộng 1m, cao 30cm. Đất trên bề mặt luống (sâu 5 - 10cm) đ ập nhỏ như đất gieo hạt rau, khử trùng b ằng thuốc trừ nấm hoặc làm ải đất bằng cách xới đảo đất nhiều lần trong những ngày trời nắng để diệt trừ nấm bệnh. - Gieo hạt và chăm sóc sau gieo hạt. Hạt được gieo th ành hàng ngang trên luống, hàng cách hàng 12cm, hạt cách hạt 1 - 2 cm, sâu 2 - 3 cm. Dùng rơm ho ặc cỏ khô sạch phủ một lớp mỏng 5cm trên mặt luống, sau đó tưới nước đẫm. Nên làm giàn che bằng lưới đen, căng cách mặt luống khoảng 70cm đến 1m. Thường xuyên tư ới nư ớc giữ ẩm. Thông thường trời không mưa tưới một lần vào buổi chiều, lượng nước tưới khoảng 10 lít/m 2 cho đ ến khi hạt nẩy mầm (15 đ ến 9
- 20 ngày sau khi gieo). Khi hạt mọc mầm dỡ bớt rơm, cỏ phủ trên mặt luống để cây mọc thẳng không b ị cong queo. * Ươm trong bầu để ngoài trời - Ưu điểm: Là tiết kiệm đư ợc diện tích đất khi xuất cây, đất vườn ươm không bị mất đi và không cần phải chọn đất tốt như vườn ươm trồng trực tiếp lên luống. - Nhược điểm: Cây sinh trư ởng chậm hơn, đ ầu tư ban đ ầu nhiều hơn vì phải mua cả đất đóng bầu và vật tư làm giàn che. Tuy nhiên cũng có thể không cần làm giàn che nếu như lấp kín 2/3 chiều cao bầu để giảm sự mất nước. * Bầu trồng cây và hỗn hợp trồng: Sử dụng túi bầu PE, có đường kính và chiều cao tương ứng là 12 x 25cm, đáy có đục lỗ thoát nước. Hỗn hợp trồng cây cần phải đảm bảo đư ợc các yêu cầu sau: - Xốp thoáng khí nhưng lại phải giữ n ước và thoát nước tốt. - Bổ sung được dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. - Phải sạch mầm mống của sâu bệnh. - Đảm bảo môi trư ờng trung tính pH = 6,5 - 7,0. Tu ỳ điều kiện ở từng nơi mà có th ể sử dụng vật tư khác nhau đ ể phối trộn hỗn hợp trồng thích hợp. Sau đây là m ột số công thức làm hỗn hợp mà trong sản xuất thường dùng: 2 /4 đất b ãi ven sông + 1/4 trấu + 1/4 phân chuồng hoai mục, ho ặc 2/3 đất mầu tốt + 1/3 phân chuồng hoai mục. Cứ 1m3 hỗn hợp của các công thức trên trộn thêm với 1kg Supe lân (hoặc 5 kg phân lân vi sinh) và 0,5 kg Sunfát Kali, 1kg vôi bột. * Ra ngôi, chăm sóc và ghép. - Xếp b ầu cây vào luống: Các bầu được xếp vào luống ngoài vườn ươm. Mỗi luống 4 hàng, khoảng cách giữa các luống là 45 - 50cm đ ể thuận tiện cho khi ghép. Trong trường hợp hệ thống tưới không tốt vẫn phải tưới thủ công thì nên chôn 2/3 bầu dưới đất để giữ ẩm thường xuyên. - Trồng cây vào bầu: Bứng cây con ở vườn ươm gieo hạt, không làm dập, đứt rễ. Xử lí to àn bộ cây bằng dung dịch Aliette 0,2% trước khi trồng vào b ầu. * Chăm sóc cây sau khi ra ngôi: - Tưới n ước: Lần đâu sau khi ra ngôi tưới thật đẫm, các lần sau tưới để giữ cho bầu thường xuyên ẩm, không để bầu khô cứng hoặc ngập úng. 10
- - Bón phân: Đạm và Kali 15 ngày bón 1lần. Mỗi lần bón 3g Ure và 2g Kali, xăm trộn phân với đất trong bầu sau đó tư ới nước bằng ô roa cho tan hết phân. - Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý trong giai đo ạn này cần phun thuốc phòng - Tỉa cành, bấm lộc: Quá trình cây lớn các cành mọc ra ở phần thân trong khoảng 25 - 30cm từ mặt đất đều cắt bỏ để thân phát triển thẳng, tròn tạo đều kiện cho ghép sau này đư ợc thuận tiện. Trư ớc khi ghép vệ sinh gốc ghép một lần nữa, cắt bỏ các chồi bên, gai và các lá cây ở độ cao 35cm tính từ gốc, phần trên của cây vẫn để nguyên. - Ghép nhân giống: Trong sản xuất hiện nay đang sử dụng một số phương pháp ghép chủ yếu là ghép nối ngọn, ghép mắt có gỗ và ghép cành bên . Nếu ghép sớm trong tháng 7, 8 và nửa đầu tháng 9 nên ghép kiểu ghép mắt có gỗ để tiết kiệm mắt ghép, còn muộn hơn, ho ặc cành ghép non chưa hoá gỗ thì nên ghép theo kiểu ghép nêm đoạn cành. Độ cao điểm ghép tối thiểu là 20cm tính từ mặt đất để tránh nầm bệnh từ đất có thể nhiễm vào vết ghép. Dùng dây nilon lo ại mỏng 0,004mm làm dây ghép để mầm ghép có thể tự bật qua dây ghép. + Chăm sóc sau khi ghép: Sau khi ghép 20 - 25 ngày thì cắt bỏ ngọn cây gốc ghép, cắt cách vết ghép 2cm, sau dùng thuốc boocđô chấm lên vết cắt để tránh nấm bệnh xâm nh ập và thường xuyên cắt bỏ các mầm mọc ra ở phía dưới mắt ghép để tạo thuận lợi cho mắt ghép phát triển. Thời kỳ sau ghép đến xuất vườn các khâu chăm sóc đều tương tự như thời kỳ trư ớc khi ghép. Chú ý trong 8 - 1 2 ngày sau khi ghép tránh tưới nước lên lá để không làm ướt vết ghép, giảm tỉ lệ sống của mắt ghép. Khi cành ghép cao 35 - 40 cm thì bấm ngọn để các chồi ngang phát triển tạo khung tán cây. * Ươm trong bầu đặt trong nhà lưới chống côn trùng. Loại hình vư ờn ươm này có ưu điểm nổi bật là cây được bảo vệ an to àn khỏi sự tấn công của sâu hại và các đối tư ợng môi giới truyền bệnh hại nh ưng rất tốn kém về đầu tư cơ bản. Đối với các cơ sở chuyên sản xuất giống, hoặc cơ quan có trách nhiệm lưu giữ và nhân các giống gốc, giống đầu dòng có th ể đầu tư các nhà lưới hiện đại, còn các cơ sở nhỏ và tư nhân sản xuất giống mang tính chất thời chỉ n ên đầu tư xây dựng đơn giản. 11
- Đối với một nh à lưới dạng hình ống kích thước rộng 8,5 - 9m, dài 30cm, cao 3 - 3,5m có thể xếp được 7500 bầu. Chú ý là các nhà lưới đơn giản thường không có giá đặt bầu cây, m à đặt trực tiếp trên nền do vậy cần phải trải nền bằng tấm nilon để bầu cây cách ly được với nguồn bệnh từ đất, tốt nhất là láng vữa xi măng. Tất cả các thao tác ghép, chăm sóc cây đều thực hiện tương tự như vườn ươm đã mô tả ở phần trên. * Giới thiệu kỹ thuật vi ghép Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trư ởng (Microshoot tip grafting) được Murashige áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972, sau đó được cải tiến hoàn thiện hơn b ởi Hong ji Su 1984. Kỹ thuật vi ghép bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị đỉnh sinh trưởng, vi ghép nuôi cấy trong ống nghiệm và sau đó đem trồng ra chậu. - Chuẩn bị gốc ghép lần 1: + Xử lí hạt để gieo làm cây gốc ghép: Lấy hạt của các giống cam 3 lá, bưởi chua, được bóc sạch vỏ, khử trùng bằng dung dịch Javel 1% trong 5 phút. + Hạt được gieo trên môi trường thạch có chất dinh dưỡng(môi trường MS) ở trong ống nghiệm và đặt trong buồng tối nhiệt độ 28C0. + Tiêu chuẩn cây gốc ghép: chiều cao 10 - 12 cm, đường kính thân 1,5 - 2 mm. - Chuẩn bị đỉnh sinh trưởng: Đỉnh sinh trưởng được lấy từ chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển chọn từ vườn sản xuất hay trong nhà lưới cách ly. Sau khi thu chồi non, tỉa những lá to xung quanh, chỉ giữ lại phần ngọn của chồi dài khoảng 1 - 1 ,5 cm. - Kỹ thuật vi ghép: + Cây giống cần làm sạch bệnh. Tỉa bỏ lá xung quanh, cắt lấy đỉnh sinh trưởng. + Cây gốc ghép 15 ngày tu ổi được lấy ra khỏi ống nghiệm, cắt ngọn ở phần trên cách cổ rễ 2 - 2 ,5 cm, rễ cọc cũng được cắt bớt chỉ để lại 4 - 5 cm. + Dùng dao vi ghép và kính lúp soi nổi để mở miệng ghép trên gốc ghép, phải thận trọng để tầng sinh gỗ không bị tổn thương. + Đỉnh sinh trưởng là ph ần mô phân sinh dài khoảng 100 - 150 nm, dùng dao lưỡi mỏng cắt và đặt nhanh vào vị trí ghép trên gốc ghép. 12
- + Cây con sau vi ghép đư ợc đặt trong ống nghiệm có sẵn môi trường lỏng (môi trường MS + đường saccaro). Cây đ ược bảo quản ở nhiệt độ 28C0 , cường độ ánh sáng 1000 lux trong 16 giờ h àng ngày bằng đèn hu ỳnh quang. + Sau 1 tuần dùng kính lúp để kiểm tra chồi ghép có sống không. Nếu chồi ghép sống, chỉ 1 tháng sau đ ã có thêm 2 lá mới, đạt tiêu chu ẩn ghép lần 2. - Kỹ thuật ghép lần 2: Sau khi ghép lần 2, cây đư ợc bao chùm túi nilon khoảng 3 tuần. Nếu cây ghép sống, chuyển cây ra chậu to và bảo quản trong nhà lưới chống côn trùng. Những cây sau vi ghép được chăm sóc đầy đủ và được giám định bệnh bằng kỹ thuật PCR, ELIZA.. 2. Kỹ thuật canh tác cây cam Canh 2.1. Kỹ thuật chọn giống - Cần biết rõ nguồn gốc giống, nên chọn cây giống là cây có gốc là gốc bưởi, cây có sức sống khỏe h ơn, chống chịu tốt hơn, nhược điểm tuổi thọ không cao nhưng trong thâm canh cam đường chỉ cần khai thác quả tập trung khoảng 7 năm, sau đó tiến hành cải tạo trồng mới, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với tận thu khi sản lượng quả trên cây đ ã giảm đáng kể. Để chủ động nguồn giống tốt, chúng ta n ên ghép cây trồng cho vườn nhà. - Cây giống sạch bệnh, các cây giống trước khi xuất vườn cần có chứng chỉ sạch bệnh . - Cây sinh trưởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng. - Đường kính thân cách gốc 10 cm đạt 10 - 15 mm. - Cành ghép khoẻ, dài từ 30 cm trở lên. - Đúng giống. - Được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ cây giống chất lượng cao. 2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2 .2.1. Làm đ ất, đ ào h ố, bón lót - Trư ớc khi tiến h ành làm đ ất chúng ta nên làm sạch cỏ dại, phát quang thảm thực vật. Làm đất là biện pháp kỹ thuật trồng trọt tác động lên đất canh tác, làm cho đất canh tác trở thành thích hợp với việc gieo trồng các cây nông nghiệp. Các kỹ thuật làm đ ất ít nhiều đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt những dịch hại sống và tồn tại ở trong đất. Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống lớp đất d ưới nhiều sâu non, nhộng của sâu hại, hạt cỏ hại, tàn dư cây trồng có chứa nguồn bệnh. Đồng thời, 13
- cày lật đất cũng đưa các sinh vật hại từ lớp đất phía dưới lên trên m ặt đất, là môi trường không thuận lợi cho nhóm này, góp ph ần hạn chế sự phát triển của chúng. - Đào hố: Hố thường phải đ ào trước khi trồng 15 - 30 ngày. Đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm. - Bón lót: Loại phân Khối lượng (kg/hố) Phân chuồng hoai mục 20-30 Super lân 0,5 -0,7 Vôi bột 0,3 -0,5 2.2.2. Thời vụ, mật độ, cách trồng * Thời vụ - Vụ Xuân trồng tháng 2 -4. - Vụ Thu trồng tháng 8 -10. * Mật độ khoảng cách Tu ỳ theo từng vùng đất xấu tốt m à bố trí mật độ khác nhau: Nếu vùng đ ất kém ta nên trồng với khoảng cách trung bình (5 x 6 m), m ật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao thì nên trồng d ày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha. * Cách trồng Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân chuồng, super lân và vôi theo liều lượng ở trên với lớp đất trên m ặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 -20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén ch ặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc dẫn đến chết cây. 2.2.3. Chăm sóc sau khi trồng 2.2.3.1. Tưới nước Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày vào buổi chiều mát đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới, lưu ý không nên tưới quá nhiều, tránh ngập úng. 14
- 2.2.3.2. Bón phân * Bón phân đa lượng - Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi, thời kì kiến thiết cơ b ản : Hàng năm cần bón thúc 4 lần vào các thời điểm như sau: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11. Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ. Lư ợng bón: Loại phân K hối lượng (kg /cây) Phân hữu cơ hoai mục 5-20 Đạm Urê 0,1-0,2 Super lân 0,2-0,5 Kali 0,1-0,2 - Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali. + Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali. Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lư ợng bón thúc như sau: - Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/cây - Đạm Urê: 0,5-0,8 kg/cây - Super lân: 0,5-1,0 kg/cây - Kali: 0,1-0,3 kg/cây - Vôi bột: 0,5-1 kg/cây Các n ăm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tu ỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón. Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15 -20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước sau khi bón. 15
- * Bón phân vi lượng, siêu vi lượng Trong thời kỳ cây cho thu hoạch cần chú ý bổ xung các nguyên tố vi lượng cho cây đ ể cung cấp và bồi hoàn cho cây các nguyên tố cần thiết do đó người dân cần có kiến thức để nhận biết sự thiếu hụt của các nguyên tố trên cây. - Hiện nay người ta thường nhận biết cây trồng thiếu vi lượng bằng các cách sau: + Nhìn ngoại h ình: Cây phát triển chậm đẻ nhánh và phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng (lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại), hoa rụng nhiều quả không đậu, h ình dạng không bình thường, cuống to, trong quả có sạn và búp thối... + Phân tích cây và đất + Bón th ử. Dựa trên chẩn đoán ngoại hình, phân tích cây và đ ất, sơ bộ nhận định thiếu nguyên tố n ào. Dùng phương pháp phun lên lá dung d ịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7 đến 10 ngày. - Khi bón vi lượng cho cây đúng theo chỉ dẫn có cơ sở khoa học thì năng suất và ch ất lượng nông sản đều tăng lên. Những thí nghiệm ở phòng thí nghiệm về bổ sung các vi lượng trên môi trường không có vi lượng đã làm cho năng suất cây trồng tăng so với đối chứng từ 10 đến 50% thậm chí còn cao hơn. Xong trong thực tế sản xuất thì không phải nh ư thế. Đất canh tác đã có sẵn vi lư ợng ở một mức độ chưa đ ầy đủ, do vậy cây vẫn phát triển bình thường ở mức độ thấp. Khi bón th êm vi lượng cho cây thì n ăng su ất tăng từ 3 đến 15% là chắc chắn. Trên đ ất nào th ực sự thiếu vi lượng nhiều th ì năng suất tăng càng cao. - Sự thiếu hụt một cách rõ rệt các nguyên tố vi lượng trong đất dẫn đến các bệnh chức năng của cây và làm giảm thu hoạch một cách đáng kể. Các bênh úa vàng giữa các gân lá và thành vệt thường do thiếu mangan gây ra. Bệnh đốm xám của cây hòa hảo, vàng thân của củ cải, vv... cũng do thiếu mangan. Bệnh khô ngọn lá và héo chồi ngọn của các cây ăn quả th ường là kết quả của sự thiếu đồng. Bệnh trắn g ngọn của ngô, lá chét bé của các cây ăn quả là biểu hiện của sự thiếu kẽm. Việc bón các nguyên tố vi lượng tương ứng có thể khắc phục hoàn toàn được các bệnh đ ã nêu. 16
- Trong thực tiễn nông nghiệp thường gặp tình trạng biểu hiện sự thiếu các nguyên tố vi lượng không rõ rệt. Trong các trường hợp n ày không quan sát th ấy các triệu chứng bên ngoài của bệnh nhưng sự sinh trưởng của cây bị sút kém và d ẫn đến sự giảm đáng kể năng suất. Việc bón phân vi lượng trong các trường hợp như vậy là rất cần thiết nhằm làm tăng cả năng suất lẫn phẩm chất cây trồng - Tuy nhiên khi sử dụng phân vi lượng để bón cho cây cần lưu ý b ón đúng liều lượng tránh hiện tượng ngộ độc. Hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra do việc sử dụng quá dư thừa các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, B, Mn. Hiện tượng thường xảy ra trên đất axít vì kh ả năng hòa tan của các chất trên ở đất acid là rất lớn. Biểu hiện của triệu chứng này là xuất hiện những đốm chấm nhỏ về phía rìa lá, trong nhiều trường hợp toàn bộ rìa lá héo quăn lại như triệu chứng thiếu K. * Sử dụng các chế phẩm sinh học Ch ế phẩm sinh học giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các h ướng, chế phẩm sinh học tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng cường khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm đư ợc sâu bệnh, n goài ra khi sử dụng chế phẩm sinh học còn giảm 30 -50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng su ất lên từ 20% - 30% trở lên. 2.2.3.3. Đốn tỉa cây, tạo tán Cam là một loại cây lưu niên, một khi vẫn còn sức sống, cây vẫn có thể ra hoa, đậu quả và có khi kéo dài đến 20 năm. Tuy nhiên, n ếu không duy trì tán cây ở một kích thước hợp lý, vườn cây đã thành thục sẽ có chiều cao và hình dạng tán lá không đồng đều, và sự giao tán làm cho vư ờn trở nên dày đặc. Trong những vườn này, sâu bệnh có thể phát tán nhanh h ơn, chất lư ợng quả thấp, cây có khuynh hướng không mang quả trong nhiều năm liền hoặc có hiện tượng cách niên. Bằng một số ch ế độ cắt tỉa cành, tạo tán hợp lý có thể duy trì được sức sống cũng như năng suất của vườn. 17
- * Mục tiêu của việc đốn tỉa, tạo tán - Làm tăng diện tích lá hữu hiệu và thúc đẩy sự quang hợp bằng cách tăng sự hấp thụ ánh sáng và không khí của lá. Nếu những cành trên cây đư ợc điều chỉnh và phân bổ hư ớng mọc hợp lý sẽ nhận được nhiều ánh sáng và khoảng không gian để phát triển, điều n ày giúp cho việc sử dụng nước và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây được hiệu quả hơn. - Tạo ra kích thước và hình d ạng phù hợp cho cây. Khi đó, nhà vườn dễ dàng kiểm soát và chăm sóc vườn tốt h ơn. Việc cắt tỉa cành còn làm tăng sức chịu đựng của cây đối với những điều kiện bất lợi khác, cũng như duy trì sự cân bằng giữa cành có và không mang qu ả. - Loại bỏ những cành bị sâu, bệnh giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và không khí. Thường xuyên cắt tỉa cành giúp nhà vườn kiểm soát được sâu bệnh hại trong vư ờn cây. * Tạo bộ khung tán hợp lý cho cây: Thông thường cây có thể phát triển rất cao, nên cần phải tạo tán để có được hình dáng thích hợp, tức là trung tâm cây phải thông thoáng hay kiểu tán m ở. Nếu tán mở cho cây th ì nhà vườn sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý vườn, phun thuốc và thu hoạch quả. Những cây non mới trồng có tán lá phát triển mạnh, tán rộng và có khuynh hướng sớm mang quả, nhưng ngược lại dễ dàng áp dụng những biện pháp cắt tỉa cành để tạo tán cho những cây này. * Một số biện pháp cắt tỉa chính: Chủ vườn phải chọn đúng thời điểm để tiến hành cắt tỉa cành, bởi cây là thường xanh và không k ỳ nghỉ đông (giai đoạn ngủ nghỉ). Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất của cây có khuyn h hướng giảm dần kể từ sau khi thu hoạch quả. Ở những nước có tiết trời lạnh vào mùa đông, thì hoạt động trao đổi chất của cây giảm dần trước khi cây ra lộc xuân. Bởi vào giai đoạn n ày, nhiệt độ xuống thấp và nguồn n ước cung cấp cho cây rất hạn chế. Trong khi đó, ở những nước có khí hậu gió mùa thì hoạt động trao đổi chất sẽ giảm vào mùa khô. Việc cắt tỉa cành sẽ được thực hiện vào thời kỳ m à cây có hoạt động trao đổi ch ất là thấp nhất. Cắt tỉa nhẹ hay ít cũng có thể được tiến hành vào các mùa khác 18
- trong năm đ ể loại bỏ những cành có khuynh hướng làm cho cây phát triển một cách dày đ ặc. * Phương pháp tỉa cành Có hai phương pháp tỉa cành cơ bản là cắt ngắn và tỉa thưa. Cắt ngắn cành sẽ thúc đẩy sự phát triển của những chồi phía dưới, qua đó cũng sẽ thúc đẩy sự phân cành của cây. Tỉa th ưa tức là loại bỏ hoàn toàn cành hay chồi để giảm bớt tổng số các chồi bên * Cách đốn tỉa, cành Nhà vườn cần thận trọng, không n ên tỉa quá 15% tổng số cành của toàn cây và phải quan sát thật kỹ lưỡng cấu trúc của cây trước khi tiến h ành cắt tỉa. Nên tiến hành cắt tỉa trên cành cấp I thứ ba (cành khung III) tính từ đỉnh của cây trư ớc, tiếp theo là cành cấp I thứ 2 (cành khung II) và cuối cùng là trên cành cấp I thứ 3 (cành khung I). Cho mỗi cành cấp I, việc cắt tỉa được bắt đầu từ cành thứ cấp (cành cấp II) và tiếp đến là những chồi bên. Nên cắt bỏ những cành bị nhiễm sâu bệnh hoặc bệnh nặng. Tương tự, cũng nên lo ại bỏ đi những cành và chồi cây mọc không đúng hướng. 2.2.3.4. Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả * Biện pháp kích thích ra hoa - Thông thường người dân có thể kích thích cam Canh ra hoa bằng biện pháp khoanh vỏ. Vào cu ối tháng 10, đầu tháng 11, khi lá đ ã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, có bộ lá xanh đậm, tiến h ành khoanh vỏ. Dung kéo chuyên d ụng để khoanh toàn bộ số cành cấp 1, khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,1 - 0 ,2 cm, xử lí thuốc phòng trừ nấm cho vết khoanh có thể dùng Aliette 80 WP với nồng độ 0,2%. * Biện pháp tăng khả năng đậu quả: - Trước khi nở hoa dùng một trong các loại phân bón lá: Atonic, Master Grow, kích phát tố thiên nông (Theo chỉ dẫn ghi trên bao bì) phun lên chùm hoa 2 lần, lần 1 khi chùm hoa mới nhú; lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần. Ở những vùng cam đạt năng suất cao, người dân thường dùng các ch ế phẩm sinh học để điều tiết khả năng ra hoa đậu 19
- quả của cam như: chế phẩm sinh học Thanh Hà AH, Vườn sinh thái,… trước và sau khi cây ra hoa. - Sau khi đ ậu quả, lúc quả non có đường kính 1 – 2 cm cũng dùng một trong các phân bón lá trên phun 2 – 3 lần với nồng độ chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày. * Biện pháp trồng sử dụng nguồn hạt phấn thích hợp để tăng khả năng thụ phấn nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng xuất quả. - Kh ả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỷ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau được phát hiện ở nhiều loài cây trồng như ở cây thuốc lá, một số giống rau, đậu, hoa và cây cảnh,… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định có tới 50% số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên. Với các loài cây ăn qu ả (trừ những giống cho quả không hạt do bất dục cái), nguồn hạt phấn khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và năng suất chất lượng quả. Ở cam quít, nhiều giống khi tự thụ cho quả không hạt và qu ả phát triển có độ lớn bình thường, trong khi đó một số giống khác khi tự thụ hoa rụng 100% ngh ĩa là những giống n ày muốn kết quả cần phải có quá trình giao phấn. Mối liên quan giữa quá trình tự thụ và th ụ phấn chéo đến quá trình hình thành và tỷ lệ đậu quả là các quá trình có cơ chế khác nhau và rất phức tạp. Trong thâm canh cây ăn quả nói chung, cam quít nói riêng, việc xác định được nguồn hạt phấn thích hợp sử dụng làm cây trồng xen cung cấp nguồn hạt phấn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả là rất cần thiết. - Phương pháp thu nhận hạt phấn Hạt phấn cây bố được thu hái từ hoa sắp nở. Trước khi hoa nở 1 -2 ngày, thu hái hoa, tiến hành mở cánh hoa nhân tạo, sau đó đặt hoa trong đĩa petri che đậy đảm bảo thông thoáng khí. Đặt đĩa hoa trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc nơi thoáng mát có th ể tránh được bị nhiễm hạt phấn lạ. Đợi khi bao phấn nở có thể tiến hành thụ phấn trực tiếp hoặc bảo quản trong nhiệt độ lạnh để có thể thụ phấn muộn hơn. - Phương pháp khử đực và thụ phấn Tiến hành thụ phấn với hoa trên cây cần thụ phấn, chọn những hoa sắp nở, tốt nhất là trước khi nở từ 1 -2 ngày tiến hành loại bỏ cánh hoa, khử đực bằng cách loại bỏ bao phấn sau đó có thể thụ phấn nhân tạo bằng cách quét bao phấn đã nở của cây 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào công ty cổ phần hải sản Nha Trang
135 p | 389 | 103
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap ở Hà Nội
152 p | 216 | 51
-
Tiểu luận: Nghiên cứu, phân tích việc ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH Tân Phạm Gia
33 p | 202 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D khu vực đô thị
84 p | 233 | 34
-
Bài tập nhóm: Định hướng nghiên cứu ứng dụng TQM – tập trung vào khách hàng
34 p | 180 | 33
-
Luận văn Cao học: Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong xử lý chất lót chuồng nuôi gà tại Vĩnh Phúc
27 p | 173 | 29
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ứng dụng than sinh học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu
27 p | 150 | 26
-
Tiểu luận: Nghiên cứu ứng dụng thuật giải di truyền để tìm kiếm thông tin trên văn bản - ĐH QGTP HCM
22 p | 96 | 15
-
Đề cương khóa luận: Nghiên cứu ứng dụng điện ảnh trong quảng bá du lịch Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
12 p | 44 | 12
-
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
145 p | 100 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật bản địa để xử lý nước thải trong giết mổ gia súc tập trung
27 p | 109 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh
48 p | 22 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki trong điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
195 p | 15 | 6
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, vét hạch D2, D2 mở rộng điều trị ung thư biểu mô dạ dày
196 p | 47 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Đề xuất giải pháp áp dụng cơ chế đối tác công - tư trong các viện nghiên cứu ứng dụng (Nghiên cứu trường hợp Viện Ứng dụng công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ)
79 p | 31 | 4
-
(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý nguyên tử và hạt nhân: Nghiên cứu ứng dụng một số phản ứng hạt nhân gây bởi chùm hạt tích điện trên máy gia tốc tĩnh điện trong phân tích
27 p | 87 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
27 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử: Nghiên cứu ứng dụng thiết bị Statcom trên hệ thống truyền tải cao cấp
90 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn