ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
---------------------------<br />
<br />
Trần Viết Cường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THAN SINH HỌC TỪ<br />
PHỤ PHẨM CÂY LÚA ĐỂ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG<br />
ĐẤT XÁM BẠC MÀU<br />
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước<br />
Mã số: 62440303<br />
<br />
TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người dướng dẫn khoa học<br />
1. PGS.TS. PHẠM QUANG HÀ<br />
2. PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHẢI<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ<br />
cấp Đại học Quốc gia tại: ……………………………………………………<br />
Vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án Tiến sĩ tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA<br />
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Mai Văn Trịnh, Trần Viết Cường, Vũ Dương Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2011),<br />
“Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu để phục vụ nâng cao độ phì đất, năng suất cây<br />
trồng và giảm phát thải khí nhà kính” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3<br />
(24), tr. 66 - 69.<br />
2. Trần Viết Cường, Mai Văn Trịnh, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2012), “Nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của than sinh học đến năng suất lúa và một số tính chất đất bạc màu”, Tạp chí Khoa<br />
học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. T. 28, Số 4S, tr. 19-25.<br />
3. Trần Viết Cường, Bùi Thị Tươi, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2014), “Nghiên cứu<br />
khả năng xử lý một số kim loại nặng trong môi trường nước của than sinh học từ phụ phẩm cây<br />
lúa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T. 30, Số 4S, tr. 36-41.<br />
4. Trần Viết Cường, Đoàn Thu Hòa, Lê Hồng Sơn, Phạm Quang Hà, Nguyễn Mạnh Khải<br />
(2015), “Nghiên cứu ảnh hưởng của bón than sinh học đến tích luỹ một số kim loại nặng trong rau<br />
muống trồng trên đất xám bạc màu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1<br />
(54), tr. 112-117.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong canh tác nông nghiệp, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, bón phân không<br />
<br />
hợp lý…đã tạo cơ hội cho chất gây ô nhiễm, đặc biệt là hàm lượng kim lọai nặng tích lũy dần trong đất qua<br />
các mùa vụ. Bên cạnh đó, phần lớn đất nông nghiệp ở nước ta là đất bạc màu, với đặc tính chua, nghèo kiệt<br />
chất dinh dưỡng, dung tích hấp thu thấp, thường khô hạn và chai cứng, đất lại dễ bị tác động bởi quá trình<br />
xói mòn, rửa trôi. Điều này càng làm suy giảm sức sản xuất của đất, giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng<br />
trực tiếp tới chất lượng nông sản. Do đó, cần có những biện pháp cải tạo và xử lý ô nhiễm trong đất.<br />
Thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế phát triển và sản xuất nông nghiệp bằng cơ giới hóa, từ đó thói<br />
quen sử dụng phụ phẩm cây lúa của người dân đã thay đổi dẫn đến dư thừa một lượng rất lớn, chúng không<br />
được quản lý tốt ở khắp các vùng miền ở Việt Nam. Tình trạng vứt bỏ rơm rạ, trấu ở trên đồng ruộng, kênh<br />
rạch dẫn đến việc phân hủy chất hữu cơ tạo ra khí metan, ô nhiễm không khí, sự phân hủy chất hữu cơ làm<br />
rửa trôi photpho, kim loại nặng trong môi trường đất gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, việc đốt rơm, rạ<br />
không những gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng khí nhà kính trong khí quyển mà còn ảnh hưởng tới sức<br />
khỏe con người.<br />
han sinh học<br />
<br />
là sản phẩm được nhiệt phân yếm khí từ các loại sinh khối hữu cơ giàu các on<br />
<br />
và có nhiều tác dụng trong sản xuất và đời sống. hông phải ngẫu nhiên mà than sinh học được các nhà khoa<br />
học ví như “vàng đen” của ngành nông nghiệp. Sự đề cao này xuất phát từ những đặc tính ưu việt của than<br />
sinh học trong việc cải thiện tính chất đất và nâng cao suất cây trồng. Ngoài ra, than sinh học có thể tồn tại<br />
nhiều năm trong đất với cấu tr c tơi xốp, diện tích ề mặt lớn và độ hấp phụ các chất cao nhờ đó còn được sử<br />
dụng để xử lý ô nhiễm trong môi trường đất và môi trường nước bởi các tác nhân như: kim loại nặng, thuốc<br />
trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…<br />
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn nêu trên, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng than sinh<br />
học từ phụ phẩm cây lúa để cải tạo môi trường đất xám bạc màu” được tiến hành.<br />
2.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận án này được tiến hành với những mục tiêu sau đây:<br />
- Đánh giá được khả năng cố định LN trong môi trường đất bạc màu của TSH.<br />
- Đánh giá được khả năng ứng dụng TSH từ phế phụ phẩm cây l a để cải tạo tính chất đất xám bạc<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
3.1. Nội dung 1. Phân tích, đánh giá tính chất lý hóa của đất xám bạc màu và TSH từ phụ<br />
<br />
phẩm cây lúa.<br />
3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu khả năng cố định kim loại nặng của đất xám bạc màu khi được bổ sung<br />
TSH.<br />
3.2.1. Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong dung dịch môi trường<br />
nước) của đất xám bạc màu sau khi bổ sung TSH theo thời gian, pH và nồng độ KLN.<br />
3.2.2. Nghiên cứu khả năng cố định kim loại nặng Cu, P , Zn trong môi trường đất xám<br />
bạc màu có bổ sung TSH ở các thời gian ủ khác nhau thông qua dịch chiết CaCl2 0,01M.<br />
3.2.3. Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) của thực vật trong trong môi<br />
trường đất xám bạc màu có bổ sung TSH.<br />
3.3. Nội dung 3. Nghiên cứu tác dụng<br />
<br />
ón cho đất xám bạc màu đến năng suất lúa và tính chất<br />
<br />
đất.<br />
<br />
1<br />
<br />
4.<br />
<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Đề tài được thực hiện nhằm làm sáng tỏ khả năng cố định<br />
<br />
LN trong đất xám bạc màu sau khi<br />
<br />
được bổ sung TSH từ phụ phẩm cây l a trong các điều kiện môi trường khác nhau. Đồng thời cung cấp cơ sở<br />
dữ liệu về ứng dụng TSH trong cải tạo môi trường đất.<br />
5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Góp phần cải tạo môi trường đất xám bạc màu, sử dụng phế phụ phẩm sau trồng lúa bị dư<br />
thừa, cải thiện tính chất lý hóa của đất, cố định LN và nâng cao năng suất lúa ở địa bàn nghiên cứu và địa<br />
àn tương tự góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua hoạt động bón TSH trả lại cho đất tăng cố<br />
định các on trong đất).<br />
5.<br />
<br />
Những đóng góp mới của đề tài<br />
- Xác định được khả năng cải tạo và nâng cao một số tính chất lý hóa đất xám bạc màu của TSH sản xuất<br />
từ phụ phẩm cây lúa.<br />
- Xác định được khả năng cố định KLN của đất xám bạc màu có bổ sung TSH dưới tác động của một số<br />
yếu tố môi trường như: p , thời gian, nồng độ các KLN và dung dịch chiết CaCl2 0,01M.<br />
- Xác định được khả năng giảm hút thu KLN của đất xám bạc màu có bổ sung<br />
muống và hàm lượng bổ sung<br />
<br />
đối với cây rau<br />
<br />
vào đất có thể gây tác hại đến sinh trưởng và phát triển của cây rau<br />
<br />
muống.<br />
- Ứng dụng thành công<br />
<br />
để nâng cao năng suất và cải tạo một số tính chất lý hóa của đất xám bạc<br />
<br />
màu trồng lúa tại óc ơn, à Nội.<br />
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN<br />
1.1.<br />
<br />
Tình hình sử dụng phụ phẩm cây lúa<br />
1.1.1. Tình hình sử dụng phụ phẩm cây lúa trên thế giới<br />
Nhu cầu gạo dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong vài thập kỷ tới do sự tăng trưởng kinh tế và dân số<br />
<br />
ở các nước châu Phi và châu Á. Đến năm 2020, tổng lượng tiêu thụ gạo sẽ là 450 triệu tấn, tăng 6,6%<br />
so với 422 triệu tấn vào năm 2007. Nhìn chung, ngành sản xuất lúa gạo sẽ vẫn duy trì ổn định trong<br />
một thời gian dài, dẫn đến việc phụ phẩm từ cây lúa vẫn ở mức cao.<br />
1.1.2. Tình hình thu gom và sử dụng phụ phẩm cây lúa ở Việt Nam<br />
Với sản lượng l a ước tính năm 2013 của cả nước trên 40 triệu tấn, nếu tính tỉ lệ thu hoạch là 1,0 và<br />
tỉ lệ giữa trọng lượng trấu trên trọng lượng hạt là 0,2 thì cả nước có trên 40 triệu tấn rơm rạ và trên 8 triệu tấn<br />
trấu. Đây là một nguồn nguyên nhiên liệu rất lớn.<br />
Hiện tượng đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng hiện nay đã lan ra khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông<br />
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Biện pháp xử lý này vừa không đem lại hiệu quả kinh tế mà còn gây<br />
lãng phí, làm ô nhiễm môi trường và trong tương lai gần có thể phải loại bỏ.<br />
1.1.3. Ảnh hưởng của một số hình thức xử lý phụ phẩm cây lúa đến môi trường đất và chu trình<br />
các bon<br />
Hình thức đốt phụ phẩm có lợi trong việc dọn dẹp đồng ruộng nhanh chóng và có thể diệt mầm bệnh<br />
của vụ trước cho vụ tiếp theo. Tuy nhiên, hình thức đốt có thể gây ra tác hại lớn đến môi trường đất, quá<br />
trình đốt không chỉ làm gây ô nhiễm môi trường và gia tăng khí nhà kính CO2, CO, NOx,..) mà còn làm ảnh<br />
hưởng đến môi trường đất. Vùi rơm rạ vào đất là việc hoàn trả lại cho đất một phần các nguyên tố dinh<br />
dưỡng mà cây l a đã lấy đi từ đất. Ttuy nhiên điều này có thể bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh từ vụ trước để lại.<br />
2<br />
<br />