intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

334
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân cùng với niềm đam mê nghề vô tận, đã thổi được cả một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ vào gốm. Không ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới như Gốm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

  1. Qu n tr kinh doanh qu c t TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài:Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 1
  2. Qu n tr kinh doanh qu c t Lời mở đầu:.............................................................................................................................. 3 Phần I:Khái quát tình hình xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam qua các nước.............. 5 A. Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam............................................................................... 5 1. Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ.......................................................................................... 5 2. Gốm mỹ nghệ Việt Nam ................................................................................................ 6 B. Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua ..................................... 7 1. Thực trạng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua ................... 7 2. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng ................................................................... 8 Phần II:Tình hình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Nhật Bản từ các nước ........................... 18 A. Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản........................................................... 18 B. Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này .......................................................................................................................... 19 Phần III: Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam ở thị trường Nhật............ 21 A.Yếu tố cơ bản .................................................................................................................. 21 1.Yếu tố thâm dụng ........................................................................................................ 21 2.Yếu tố tăng cường ........................................................................................................ 22 B.Yếu tố nhu cầu: ............................................................................................................... 23 1 .Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng gốm mỹ nghệ của người Nhật Bản ............................ 23 C.Nghành công nghệ liên quan và bổ trợ:............................................................................ 25 1.Tóm tắt qui trình chế biến gốm: .................................................................................... 25 2.Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ...................................................... 31 3. Trình độ công nghệ sản xuất ........................................................................................ 33 4.Công tác quảng bá, tiếp thị: .......................................................................................... 34 5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã ................................................................ 37 D.Chiến lược ,cơ cấu,sự cạnh tranh của nghành gốm: ......................................................... 38 E.Vai trò của chính phủ: ..................................................................................................... 42 F.Yếu tố về cơ hội và nguy cơ............................................................................................. 43 1.Những cơ hội: .............................................................................................................. 43 2.Những thách thức: ........................................................................................................ 44 PHẦN IV: Những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang Nhật Bản của các nước láng giềng .................................................................................................. 45 L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 2
  3. Qu n tr kinh doanh qu c t A. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................................ 45 B. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................................. 46 C. Kinh nghiệm của Malaysia ............................................................................................. 47 D. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam....................................................................... 47 Kết Luận: ............................................................................................................................... 49 Tài liệu tham khảo Lời mở đầu: L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 3
  4. Qu n tr kinh doanh qu c t Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Đặc biệt dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân cùng với niềm đam mê nghề vô tận, đã thổi được cả một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ vào gốm. Không ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới như Gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Đông Triều. Trong suốt nhiều thế kỷ, gốm sứ không chỉ phát triển trong nước mà được xuất khẩu sang các nước trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu. Một trong những thị trường đầu ra cho gốm mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản, thị trường có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng. Tuy nhu cầu nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của quốc gia này rất lớn nhưng hiện nay chúng ta chỉ xuất đáp ứng một phần rất nhỏ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản không những tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, đem tinh hoa của Việt Nam sang các nước bạn mà còn giúp ta duy trì và phát triển ngành gốm vốn có truyền thống lâu đời, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản ngành gốm Việt Nam đang phải cạnh tranh với các sản phẩm gốm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Do đó, muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, trong điều kiện mà ngành gốm mỹ nghệ của Việt Nam đang ngày càng phát triển, khả năng cạnh tranh còn thấp chúng ta cần tìm hiểu về thị trường này. Xuất phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài tiểu luận “ Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” nhằm phân tích lợi thế cạnh tranh gốm sứ Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như với những nước khác nói chung nhằm giúp gốm sứ Việt Nam khẳng định vị trí, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường quốc tế. L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 4
  5. Qu n tr kinh doanh qu c t Phần I:Khái quát tình hình xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam qua các nước A. Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam 1. Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ Đồ gốm xuất hiện trên thế giới cách đây khoảng một vạn năm. Thời điểm xuất hiện đồ gốm ở mỗi dân tộc có thể sớm muộn khác nhau nhưng việc phát minh ra đồ gốm là công trình lao động sáng tạo của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Trung Quốc là nước xuất hiện đồ gốm sớm nhất ở Châu Á; từ thời nhà Thương (1766 – 1123 TCN). Tiếp đó là Ai Cập, Irắc đã làm được đồ sứ từ thời Fatimites (640- 1171). Ở Mexico người ta đã tìm được những hiện vật gốm từ thời nền văn minh Maya. Ở Châu Âu cũng có những trung tâm gốm nổi tiếng là ở Tây Ban Nha, Ý, lưu vực sông Đông (Nga), sông Ranh (Đức)… Đồ gốm sứ là dùng để chỉ những sản phẩm mà nguyên liệu để sản xuất chúng gồm một phần hoặc tất cả là gốm hoặc cao lanh như đò đất nung, gạch ngói, chum vại… Đồ gốm là sản phẩm được làm chủ yếu từ đất và nung qua lửa. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho sản phẩm gốm ngày càng đa dạng và tinh xảo. Ngày nay từ “Đồ gốm” đã trở thành tên gọi chung của 5 loại sản phẩm sau: - Gốm đất nâu: làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 6000 C đến 9000 C, màu đỏ, xốp, ngấm nước… - Gốm sành nâu: làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 11000 C đến 12000 C, xương đất chảy, có thấu quang. - Gốm sành xốp: làm bằng đất sét trắng, nung ở nhiệt độ 12000 C đến 12500 C, màu vàng ngà, xương đất xốp, hơi thấm nước. - Gốm sành trắng: làm bằng đất sét trắng, cao lanh, nung ở nhiệt độ 12500 C đến 12800 C, xương đất sớm cháy, không thấm nước. - Đồ sứ: làm bằng đất sét trắng, cao lanh, và các loại đá trường thạch, thạch anh, nung ở nhiệt độ từ 12800 C đến 13200 C, xương đất chảy, có thấu quang… Ngoài ra, nếu xét theo công dụng, ta có thể chia sản phẩm gốm làm thành 3 nhóm chính: L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 5
  6. Qu n tr kinh doanh qu c t - Gốm gia dụng: gốm đồ đun nâu, đồ chứa đựng, đồ dùng để ăn hoặc uống… - Gốm nghệ thuật: gốm tượng gốm, phù điêu gốm, tranh ghép gốm, tranh vẽ trên gạch gốm, đĩa treo tường… - Gốm kỹ thuật: gồm gốm cách điện, gốm chịu nhiệt, gốm chịu axit, gốm trong công cụ sản xuất, gốm trong máy móc… Nếu xét theo tính thẩm mỹ ta có thể chia gốm làm các loại sau: - Gốm mỹ nghệ: đưa yêu cầu thẩm mỹ lên hàng đầu, nhóm này bao gồm gốm nghệ thuật, gốm gia dụng đẹp, cao cấp, gốm kiến trúc cao cấp… - Gốm gia dụng thông thường. - Gốm công nghiệp / Gốm kỹ thuật. 2. Gốm mỹ nghệ Việt Nam Gốm là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với hàng trăm năm lịch sử phát triển. Các mẫu hàng gốm của Việt Nam mang tính đa dạng, được hoàn thiện từ chính nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại men của Việt Nam cũng rất độc đáo và mang tính chất truyền thống. Mỗi cơ sở sản xuất đều có cách pha men riêng với những chi tiết rất tinh tế và kĩ thuật pha chế luôn được cải tiến. Sự phong phú về kĩ thuật pha men đã tạo nên nét độc đáo về sản phẩm của từng địa phương. Các mẫu mã hàng gốm vô cùng phong phú về loại hình, công dụng, kích cỡ, hình dáng và chỉ cần thay đổi đôi chút ít về đường nét uốn lượn, hay tiết hoạ là đã có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Chính vì vậy các loại hình sản phẩm gốm liên tiếp được bổ sung trên thị trường. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm và những đường nét tiết hoạ trên mặt sản phẩm. Người tiêu dùng chọn sản phẩm theo công dụng, kích cỡ, chất men và hình thức cũng như dáng dấp nhái cổ của sản phẩm. Gốm Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Các sản phẩm gốm của ta có hình thức đẹp, chất lượng tốt, được mọi người tiêu dùng ưa chuộng. Không ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Gốm mỹ nghệ Việt Nam là tập hợp các sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công có tính mỹ thuật cao và thường gắn với các làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và quốc gia. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ bao gồm những mặt hàng chính sau: lọ hoa, chậu cảnh, lọ bình giả cổ, bát hương, tượng Chúa, tượng Phật, con vật, bình đựng rượu, bình ấm chén trà, bát đĩa, tranh và đồ lưu niệm... Các sản phẩm trên được làm với các kích cỡ khác nhau và trên đó là các nét hoạ tiết về phong cảnh và điển tích (thường là Tứ Bình Xuân, Hạ, Thu, Đông, tranh đồng quê nhàn tản, tranh phong cảnh và tranh điển tích...). Trong suốt nhiều thế kỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ gốm sang các nước không chỉ trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cả Châu Âu. L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 6
  7. Qu n tr kinh doanh qu c t Gốm Việt Nam đã có từ thời kỳ văn hoá Bắc Sơn và ngày càng trở nên tinh xảo hơn. Lịch sử phát triển ngành gốm của Việt Nam đã trải qua các thời kỳ: thời nguyên thuỷ, thời các vua Hùng, gốm men qua các thời Lý - Trần – Lê. Gốm Việt Nam là một nghề có truyền thống lâu đời, có một lịch sử vàng son rực rỡ. Đây chính là một lợi thế đặc biệt, một tài sản vô giá được tổ tiên để lại, giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu. Trên khắp đất nước Việt Nam, từ Móng Cái cho đến mũi Cà Mau, tỉnh nào cũng có cơ sở sản xuất gốm. Đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng hầu như ở huyện nào cũng có lò gạch, lò gốm. Tuy trải rộng khắp đất nước nhưng những nơi làm ra gốm thật sự có hiệu quả, những nơi làm ra gốm có giá trị thương mại, đặc biệt có giá trị xuất khẩu thì chỉ tập trung chủ yếu ở ba vùng : Bát Tràng, miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai) và Vĩnh Long. Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của các địa phương này chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của cả nước. B. Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua 1. Thực trạng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua Cho đến nay gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 thị trường phân bố trên các châu lục như sau: - Thị trường Châu Âu: chiếm khoảng 20  30%kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹnghệ của Việt Nam. - Thị trường Châu Mỹ: chiếm khoảng 12%. - Thị trường Châu Á: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - Thị trường Châu Đaị Dương (Úc và New Zealand) khoảng 17%. L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 7
  8. Qu n tr kinh doanh qu c t Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Đối tác Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ (Châu trị(triệu trọng( trị(triệu trọng( trị(triệu trọng( trị(triệu trọng( trị(triệu trọng(% lục) USD) %) USD) %) USD) %) USD) %) USD) ) Châu Á 130.37 38.93 130.913 38.02 104.520 39.12 136.423 43.04 186.060 51.88 Châu Âu 113.368 33.86 124.536 36.17 79.315 29.69 76.682 24.19 68.835 19.19 Châu Mỹ 44.596 13.32 45.298 13.16 32.578 12.19 43.038 13.58 40.006 11.16 Khác 46.522 13.89 43.576 12.65 50.770 31.07 60.850 19.19 63.725 17.77 Tổng kim 334.856 100% 344.323 100% 267.183 100% 316.993 100% 358.626 100% ngạch Bảng 1: thống kê kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam theo châu lục (2007-2011) - ĐVT: Triệu USD Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam Hiện nay, khoảng 50% gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam được tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu, đóng góp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta giai đoạn 1999-2009 được thể hiện trên hình 2.1 Theo như hình 2.1 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta đã liên tục tăng. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm 2004 đã đạt 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này đạt gần 80%. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD. 2. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 8
  9. Qu n tr kinh doanh qu c t - Về xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua Từ năm 2006 đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản đều tăng với tốc độ cao qua các năm. Nếu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ chỉ là 30 triệu USD thì năm 2007 đạt 35 triệu USD, năm 2008 đạt 42 triệu USD và năm 2009 đạt 33 triệu USD.năm 2011 đạt 52% 60 50 40 30 Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ qua Nhật Bản ( Triệu USD) 20 10 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản (ĐVT: triệu USD) Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam Đồ gốm sứ mỹ nghệ là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn ở Nhật Bản, nhập khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Thuế nhập khẩu hàng gốm sứ thấp ( 0-3%) tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồ gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Nhật Bản nhưng có kim ngạch còn khá khiêm tốn - Về tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua Tỷ trọng xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 1998 chỉ là 11,08% thì năm 2000 tăng lên 20,03% và luôn giữ ở mức trên dưới 15% trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại có dấu hiệu chững lại, nguyên nhân chủ yếu là do hàng của Việt Nam còn kém về mẫu mã, L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 9
  10. Qu n tr kinh doanh qu c t chủng loại so với các nước khác như Trung Quốc và Thái Lan. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam hầu như đã bão hoà tại thị trường này, bên cạnh đó thì nhu cầu của người Nhật về hàng gốm sứ mỹ nghệ rất đa dạng, yêu cầu các mặt hàng phải thay đổi nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm. 450 402.6 400 360.3 345.8 347.9 350 320.5 300 267.5 250 Kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ 200 Kim ngạch hàng gốm sú mỹ nghệ 150 100 52.9 36.4 41.7 34 37.9 50 30.6 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản( triệu USD) Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam và www.vnemart.com Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất khó tính, đối với mỗi một sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: nguyên liệu sản xuất, phương pháp tạo ra sản phẩm và yếu tố truyền thống thể hiện trong từng sản phẩm. Trong đó, yếu tố truyền L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 10
  11. Qu n tr kinh doanh qu c t thống được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi khi làm ra sản phẩm người thợ phải “thổi được cái hồn của mình” vào trong từng sản phẩm, mỗi sản phẩm phải có nét độc đáo riêng. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. - Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có xu hướng tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2006 chỉ là 9.31% thì năm 007 là 10.87%, năm 200812.11 là % và năm 2011 là 14.7%. 400 358.626 344.323 350 334.856 322.65 316.993 309.4 300 250 Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang 200 Nhật Bản Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ 150 100 52.9 36.4 41.7 34 37.9 50 30.06 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản so với kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của cả nước (triệu USD) (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) Thị trường Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, đặc biệt đối với các sản phẩm gốm sứ vì Nhật Bản có nền sản xuất gốm sứ mỹ nghệ từ rất lâu đời và nổi tiếng trên thế giới về chất lượng và độ tinh xảo… tuy nhiên với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 tăng lên đột biến cho ta thấy sự tăng trưởng vững chắc của các sản phẩm gốm sứ các loại nhập khẩu tại thị trường này. Nguyên nhân của việc gia tăng nhập khẩu có nhiều nguyên nhân: sự tăng giá của đồng Yên, thu nhập của đại bộ phận dân Nhật Tăng khiến nhu cầu về các loại sản phẩm cũng tăng theo, đặc L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 11
  12. Qu n tr kinh doanh qu c t biệt còn có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam trong những năm gần đây. - Về thương hiệu gốm thủ công mỹ nghệ Việc tạo ra sản phẩm độc đáo trên thị trường Nhât Bản là một yếu tố quyết đinh sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế là tại thị trường Nhật Bản, hàng hóa rất nhiều và rất đa chủng loại. Người Nhật có quyền lựa chọn trong vô số những chủng loại hàng hóa đó. Đặc biệt qua nghiên cứu và khảo sát, Người Nhật rất thích những sản phẩm mang tính độc đáo lạ mắt. Để có được tính độc đáo của sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho khâu quảng cáo, tiếp thị, nâng cao trình độ công nghệ, nghiên cứu và phát triển. điều chủ yếu là phải tạo sự khác biệt giữa công ty mình và các đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây chính là sự sáng tạo. Theo đánh giá của Cục Xúc tiến Thương mại, thiết kế mẫu mã, chất lượng các sản phẩm gốm mỹ nghệ của ta còn yếu, kém sức cạnh tranh, nhất là so với hàng của Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như việc thu thập và xử lý thông tin, nhất là các doanh nghiệp ở vùng nông thôn. Sản phẩm gốm mỹ nghệ của làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) giờ đây đã có mặt không chỉ ở thị trường nội địa mà cả nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp của các nghệ nhân trong làng được thành lập nhưng sản phẩm của họ thì không ai biết đến tên, biểu tượng, còn mẫu mã mới thì không thể giữ để sản xuất riêng. Đây cũng là tình trạng chung đối với rất nhiều sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Hàng gốm mỹ nghệ của nước ta đang dần khẳng định được vị trí của mình ở các thị trường lớn như Đức, Mỹ, Nhật... Tuy nhiên, đa số hàng gốm mỹ nghệ không có thương hiệu riêng, do vậy cơ sở này có thể "ăn cắp" mẫu mã của cơ sở khác cho dù không có sự đồng ý của người chủ để in catalogue chào hàng. Một thực tế khác là hiện có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng gốm mỹ nghệ đã tạo được trang web để giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới. Việc cập nhật mẫu mã mới thường xuyên đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để người khác có thể bắt chước một cách dễ dàng mẫu đó. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi tính độc đáo của sản phẩm không còn và khả năng cạnh tranh không lành mạnh rất dễ xảy ra. Các chủ doanh nghiệp nhận thức được những vấn đề trên, tuy nhiên việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm gốm mỹ nghệ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc kham đủ chi phí vì hàng gốm mỹ nghệ phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Theo ông Trần Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu Công nghiệp, cũng cho rằng vấn đề này rất khó giải quyết. Hiện chỉ có một vài doanh nghiệp gốm mỹ nghệ TP HCM đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cho những mặt hàng có truyền thống lâu năm để xuất khẩu. "Thực tế, việc bảo hộ mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa có biện pháp hữu hiệu, vì việc xét duyệt đăng ký kiểu dáng này chưa xong, cơ sở đã cho ra kiểu mới" L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 12
  13. Qu n tr kinh doanh qu c t - Về chất lượng và giá cả hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu +Chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam: trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rất nhiều do đầu tư trang bị thêm lò nung gaz và lò tuy-nen, đồng thời công nghệ chế biến đất đã có bước cải thiện nhờ một số công ty, cơ sở lớn đầu tư các dây chuyền chế biến đất đẩ đáp ứng cho cơ sở của mình đồng thời cung cấp cho các cơ sở khác…nhờ đó mà chất lượng đất có phần ổn định tương đối. Người tiêu dùng và người sử dụng Nhật Bản thường đòi hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn. Đặc biệt là người Nhật không bao giờ bỏ qua về mặt chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với con người Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh lại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt. +Giá cả sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam: việc xác định giá cả của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rất phức tạp - Cục Xúc tiến Thương mại cho biết như vậy. Theo cơ quan này vì hàng gốm mỹ nghệ bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau và mỗi loại sản phẩm có giá cả khác nhau. Giá của hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản thường được tính theo hai dạng: một là khách hàng đặt trước mẫu mã, chất lượng và giá, để các DN Việt Nam lựa chọn; hai là DN Việt Nam chào hàng, chào giá. Tuy nhiên, cả hai phương thức này đều không giải quyết được vấn đề giá so với hàng Trung Quốc. Điều này có thể giải thích vì các DN Việt Nam làm hàng gốm mỹ nghệ hầu hết là nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động, từ đó không tiết kiệm được chi phí, nên giá thành sản phẩm cao. Một yếu tố nữa, do chủ yếu là nghề truyền thống, nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn. Do lượng sản phẩm sản xuất ra ít ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao. Kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá. Tuy nhiên, lợi thế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á là có khả năng cạnh tranh về giá cả, do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu. Một lợi thế nữa là nguồn lao động sản xuất dồi dào với chi phí lao động thấp và vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhìn chung không lớn. Theo như kết quả khảo sát ta thấy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 13
  14. Qu n tr kinh doanh qu c t xuất gốm mỹ nghệ của Việt Nam nhờ có chất lượng và giá cả thấp là 21,81%, nhờ mẫu mã là 20%. Yếu tố Số lượng DN Tỷ trọng (%) Chất lượng cao 13 23,64 Chất lượng cao và giá cả thấp 12 21,81 Mẫu mã 11 20,00 Tính cạnh tranh khác 20 36,36 Giá cả thấp 12 21,81 Khả năng cung ứng lớn 6 10,09 Phương thức phân phối tốt 9 16,36 DN không có ý kiến 0 0 Tổng cộng 55 100 Bảng 2 : Lợi thế cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 14
  15. Qu n tr kinh doanh qu c t - Về mẫu mã sản phẩm Các sản phẩm gốm mỹ nghệ nghèo nàn về kiểu dánpg mẫu mã và chủng loại. Các chuyên gia cho rằng, để khắc phục nhược điểm này, các doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn cho thiết kế kiểu dáng. Bởi cứ sao chép rập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ. Còn nếu chỉ làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì sẽ bị thụ động, và điều này chỉ mang lại những giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp. Thứ hai, các nhà sản xuất yếu trong thăm dò, tìm hiểu thị trường. Một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường. Sản phẩm Số lượng DN Tỷ trọng (%) Đôn 4 7,27 Chén 40 72,73 Tượng người 15 27,67 Gốm giả cổ 22 40,00 Đôn voi 4 7,27 Dĩa 22 40,00 Tiên, phật 0 0 Tranh 4 7,27 Bình bông 22 40,00 Tách 24 43,64 Tượng động vật 4 7,27 Gốm khảm sơn mài 0 0 Dĩa treo tường 26 47,27 Ấm trà 50 90,01 Tượng thực vật 7 12,73 Đồ trang sức gốm 0 0 Tổng cộng 55 Bảng 3: Sở thích của người Nhật Bản dưới cách nhìn của các doanh nghiệp Lưu ý: có nhiều doanh nghiệp có nhiều lựa chọn Một trong những vấn đề nổi bật là thiết kế mẫu mã. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đã rất chú trọng đến khâu thiết kế, thường xuyên cho ra những mẫu mã mới, thậm chí có đơn vị còn L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 15
  16. Qu n tr kinh doanh qu c t thuê hẳn chuyên gia thiết kế nước ngoài làm việc cho mình. Tuy nhiên, do đầu tư thiết kế mẫu mã rất tốn kém, nên số đơn vị như vậy còn ít ỏi, hầu như chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có năng lực, quy mô đáng kể.Từ đó dẫn đến tình trạng mẫu mã nói chung khá nghèo nàn, không hấp dẫn khách hàng. Đáng ngại hơn là tình trạng sao chép, ăn cắp mẫu mã tràn lan. - Về phương thức xuất khẩu Cũng giống như các nhà xuất khẩu ở các nước khác, hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đưa vào Nhật Bản qua các cách sau đây: +Cách thứ nhất: các nhà xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện của các công ty Nhật Bản kinh doanh hàng gốm mỹ nghệ ở Việt Nam ký kết hợp đồng xuất khẩu. (1) Các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ký kết và cung ứng hàng gốm mỹ nghệ cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản. (2) Các nhà nhập khẩu Nhật Bản sau đó phân phối hàng hoá tới (3) các nhà bán buôn Nhật Bản, tiếp theo sản phẩm được đưa tới những nhà (4) những nhà bán lẻ (các cửa hàng bách hoá), (5) các siêu thị và (6) các nhà bán lẻ chuyên doanh. Sơ đồ 1: Kênh phân phối hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu (1) Nhà sản xuất /xuất khẩu Việt nam (2)Nhà Nhập Khẩu (3)Nhà bán buôn (4)Cửa hang bách (5)Siêu thị (6) Cửa hàng bán lẻ chuyên hóa doanh (7)Người tiêu dùng L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 16
  17. Qu n tr kinh doanh qu c t Nguồn: Bộ Thương Mại Việt Nam Theo JETRO, với cách thứ nhất, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đưa vào Nhật Bản. +Cách thứ hai: các nhà bán lẻ Nhật Bản thiết lập quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, cập nhật nhu cầu thị trường để nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng. Với cách thứ hai, nhiều nhà bán lẻ vào Việt Nam chọn lựa sản phẩm, ký kết hợp đồng mua trực tiếp để các nhà sán xuất hoặc các nhà thương mại gốm mỹ nghệ của Việt Nam gởi hàng qua Nhật Bản.Với cách thứ hai này giảm được chi phí trung gian, làm hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam rẻ hơn. Cách này chỉ chiếm 5% trị giá hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu vì các bên Việt Nam và Nhật Bản chưa tìm kiếm được phương thức thanh toán tối ưu và an toàn. +Cách thứ ba: - Người tiêu dùng Nhật Bản đặt hàng qua mạng Internet: nhiều khách du lịch Nhật Bản sau khi du lịch ở Việt Nam về nước vẫn chuyển đơn đặt hàng qua mạng internet đến các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam. Bên phía Việt Nam giao hàng và được chuyển tiền trả qua ngân hàng. Hình thức kinh doanh này được coi là mạo hiểm nhưng những nhà cung cấp Việt Nam cho rằng do có quan hệ từ trước, hơn nữa giá trị lô hàng không lớn nên chưa có rủi ro xảy ra. - Khách du lịch Nhật Bản: là nước thứ hai sau Trung Quốc có lượng người đến Việt Nam du lịch và với tốc độ tăng nhanh. Quan trọng hơn là nhiều du khách Nhật Bản đến Việt Nam thường thích mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là hàng gốm mỹ nghệ, nhiều người trong số họ thường xem Việt Nam là “thiên đường mua sắm” hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng gốm mỹ nghệ nói riêng. Số lượng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam Số lượng 383.896 411.557 392.999 359.231 442.089 481.519 Tốc độ tăng +7.2% -4.5% -8.6% +23.1% +8.9% trưởng L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 17
  18. Qu n tr kinh doanh qu c t Bảng 4: Số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam qua các năm Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam Phần II:Tình hình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Nhật Bản từ các nước A. Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản Thị trường gốm các loại tại Nhật Bản tập trung vào hai hướng chính hiện nay, đó là những sản phẩm cao cấp, giá cao nhập từ các quốc gia Châu Âu và nhóm thứ hai có giá cả và chất lượng trung bình nhập từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, số liệu ở biểu đồ sau cho thấy Trung quốc đã chiếm một thị phần gần như cơ bản tại Nhật Bản đối với các mặt hàng gốm sứ(75.49%) 1.65% 0.92% 1.94% 12.95% Trung Quốc 1.53% Thái Lan 5.31% Malaysia Italia 75.49% Indonexia Việt Nam Các nước khác Hình 4:Thị Phần nhập khẩu gôm sứ từ các nước của Nhật Bản Thị trường nhập khẩu gốm mỹ nghệ thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tại các thị trường có sức tiêu thụ lớn này, Trung Quốc vẫn chiếm một thị phần quan trọng và các nước khác trong khu vực cũng có thị phần cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Điều này đã phản ánh sự chậm chân của chúng ta trong việc thâm nhập chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu và đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam để không ngừng cải thiện vị trí của mình trong tiến trình hội nhập sắp tới. L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 18
  19. Qu n tr kinh doanh qu c t B. Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này Nhật Bản là thị trường truyền thống của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam. Ngay từ thế kỷ 15 -16 các bát uống trà Việt (gốm Chu Đậu) đã có mặt tại Nhật Bản, góp phần phát triển trà đạo Nhật. Như vậy, nghệ thuật gốm trà Việt Nam đã ảnh hưởng tới lịch sử trà đạo Nhật, cho ta thấy tâm hồn và sự rung cảm trước cái Đẹp của hai dân tộc có nhiều nét tương đồng nhau. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD đồ gốm sứ mỹ nghệ. Nhưng do thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất cao về chất lượng, gốm vào Nhật Bản phải có dấu JIS- nhãn hiệu tự nguyện trên cơ sở Luật Tiêu Chuẩn công nghiệp Nhật Bản, và dấu “G”, “ceremic safety Mark” – nhãn hiệu “ Bảo đảm chất lượng hàng gốm”, nên hàng gốm Việt Nam vào Nhật còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Nếu các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam sản xuất được nhiều sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và biết khai thác các yếu tố lịch sử, thì thị trường Nhật Bản thực sự là thị trường đầy tiềm năng của gốm mỹ nghệ Việt Nam. Các quy định của Nhật Bản đối với hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu: Sơ đồ 2: Quy trình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản: B c1 Kê khai th t c nh p kh u B c2 Ki m tra ch ng t Không yêu c u Yêu c u ki m đ nh ki m đ nh B c3 Ti n hành ki m L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t đ nh th tr ng Nh t B n sang 19
  20. Qu n tr kinh doanh qu c t Đ c phép nh p Không đ c phép kh u nh p kh u B c4 Làm th t c h i Tr l i ho c lo i b quan Hoàn t t th t c Nguồn: Bộ Thương Mại Bước 1: Người nhập khẩu tiến hành kê khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu. Bước 2: Hải quan kiểm tra chứng từ. Bước 3: Nếu hàng hoá yêu cầu kiểm định theo luật thì hải quan sẽ tiến hành kiểm định, nếu không thì thôi. Bước 4: Sau khi hải quan tiến hành kiểm định đối với lô hàng yêu cầu kiểm định, người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan nhập lô hàng nếu hàng hoá được phép nhập và hoàn tất thủ tục. Nếu lô hàng không đạt yêu cầu kiểm định, hải quan Nhật sẽ hoàn trả lại hoặc loại bỏ lô hàng. Nhãn hiệu hàng hoá: đối với hàng gốm, Nhật Bản có các dấu hiệu để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng như dấu JIS, G và “ Ceramic Ware Safety Mark”. Nhãn hiệu tự nguyện dựa trên cơ sở Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS). Doanh nghiệp nào muốn có dấu JIS trên sản phẩm của mình do Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản thực hiện khi vào thị trường Nhật Bản thì phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng, mẫu mã của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản. Nhãn hiệu “Đảm bảo chất lượng hàng gốm: - “Ceramic Ware Safety Mark” dựa theo tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện. Uỷ Ban cố vấn về nhãn hiệu của Hiệp hội các nhà sản xuất gốm Nhật L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2