intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Phân tích người lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta qua cách nhìn của Hélène Tourmaire

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

365
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, v.v... Hồ Chí Minh đã nâng những đức tính quý báu đó lên một tầm cao mới dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác Hồ-người anh hùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Phân tích người lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta qua cách nhìn của Hélène Tourmaire

  1. TIỂU LUẬN: Phân tích người lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta qua cách nhìn của Hélène Tourmaire
  2. I . Đặt vấn đề Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, v.v... Hồ Chí Minh đã nâng những đức tính quý báu đó lên một tầm cao mới dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác -Lênin. Bác Hồ-người anh hùng giải phóng dân tộc. Người là ngọn cờ đoàn kết mọi lực lượng, là người lãnh tụ sáng suốt, là linh hồn của hai cuộc kháng chiến, là niềm tin sắt đá của nhân dân, là tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất của người cộng sản, giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục, Bác Hồ yêu quý dân tộc mình và quý trọng các dân tộc khác trên thế giới. Trong suốt hơn 50 năm hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh “đã kiên trì đ i theo con đường cách mạng nhằm lật đổ chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một xã hội mới dựa trên lợi ích của nhân dân”. Là hiện thân của tinh thần yêu tự do, khả năng chịu đựng qua những thử thách khắc nghiệt, trải qua hơn một nửa thế kỷ đầy gian truân tìm đường và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện con đường đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và CNXH, Hồ Chí Minh đã không một giây phút nghỉ ngơi. Hướng vào những mục đích chiến đấu cao thượng, Người đã không chỉ gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh đòi giải phóng của nhân dân Việt Nam, mà Người còn gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì dân chủ và công lý ở tất cả các nơi nhân dân đang bị áp bức, bóc lột.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới. Ở Người, kết tinh văn hóa Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống văn hóa cổ, kim, đông, tây; đặc biệt là tiếp thu chủ nghĩa Mác -Lênin, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn của nhân loại, nhờ đó đã kết tinh ở Người những giá trị văn hóa vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa nhân văn. Là chiến sĩ tiên phong của nền văn học - n ghệ thuật, báo chí cách mạng, đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho công bằng, tình thương và lẽ phải trên trái đất. Là chiến sĩ tiên phong của nền văn hóa nghệ thuật báo chí cách mạng đấu tranh cho độc lập tự do, cho công bằng xã hội, Người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời cho cách mạng, cho nhân dân. Giá trị văn hóa của Người vừa mang bản sắc dân tộc, vừa hiện đại, vừa nhân văn. Văn hóa Hồ Chí Minh là tài sản vô giá để lại cho chúng ta hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Người là một nhân cách lớn tổng hoà nhiều giá trị đặc sắc: tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, phong cách sống và làm việc, ứng xử,… . Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết một cách sâu sắc và tinh tế: :"Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của đức phật, lòng nhân từ của chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của lenin, sự ung dung của một người chủ gia tộc...tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên". Chúng ta hãy cùng phân tích người lãnh tụ muôn vàn kính yêu của chúng ta qua cách nhìn của Hélène Tourmaire.
  4. II. Giải quyết vấn đề 1) Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều n ước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấ y, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc -xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đ òi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
  5. Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đ ến chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921, Ngư ời tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đ ưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Ngư ời triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở n ước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị lần
  6. thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết đ ịnh đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam đ ộc lập đồng minh (Việt Minh). Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8/1945 Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên n gôn độc lập trước nhân dân cả n ước và nhân dân toàn thế giới thành lập n ước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Tháng 9/1945 th ực dân Pháp trở lại xâm lược n ước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân
  7. dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, h ưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. 2)Hồ Chí Minh-hình ảnh sự khôn ngoan của đức phật: Trong hành trình hoạt động cách mạng để thực hiện hoài bão của mình, Hồ Chí Minh là một trong những vị lãnh tụ cộng sản có đ iều kiện đ ược đi nhiều nơi trên thế giới và từ những khảo nghiệm thực tiễn đó, Người đã không ch ỉ làm giàu tri thức cho bản thân mình, mà còn thâu thái đ ược những tinh hoa của tư tưởng đ ạo đức phương Tây. Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn, Người cũng nhận thức được rằng: Trước thời đại cách mạng vô sản, các học thuyết đạo đức, dù đã nói nhiều về lòng yêu thương con người, tôn trọng con người, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác -Lênin, trở thành một người cộng sản, hướng con đường cứu n ước của mình theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức được sự vĩ đại của
  8. chủ nghĩa quốc tế vô sản trong lý tưởng và tấm gương đạo đức của những n gười cộng sản (Lênin). Từ đó, Người đã dành trọn tâm huyết của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại của một người cộng sản chân chính. Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều có trong Hồ Chí Minh song đó chính là sự hòa quyện, kết đọng của sự thông tuệ dân gian. Đó là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày của người dân quê trên đồng ruộng, giữa núi rừng, nơi “thôn cùng xóm vắng” [Nguyễn Trãi]. Nh ững uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện vào trong sự thông tuệ dân gian ấy đ ược Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khôn ngoan dân dã Việt Nam. Tài năng trí tuệ biểu hiện trước hết ở sự kiên trì bền bỉ học tập tiếp thu vốn tri thức phong phú của dân tộc và nhân loại, là tư duy độc lập tự chủ trong tiếp thu, phê phán, chọn lọc các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại, trí tuệ của thời đại để trên cơ s ở đó sáng tạo và phát triển thành nh ững giá trị tư tưởng mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và giải phóng triệt để con người. Hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh, khởi đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, cho đến tư tưởng chỉ đạo hai cuộc chiến tranh cứu nước, giải phóng dân tộc là trước sau như một nhất quán với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “vào thời ấy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con ngừơi mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường
  9. cho thời đại” (Phạm Văn Đồng). Tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng đó là thành quả sáng tạo của Hồ Chí Minh, mang tinh thần cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong thực tiễn cách mạng. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bằng tư duy thiên tài, hiểu biết uyên bác, bằng ý chí của người cộng sản, bằng trái tim của người yêu nước, bác đã tìm ra con đường cứu nước và dẫn dắt, soi đường cho dân tộc ta trên con đường giải phóng. Không chỉ với tư tưởng uyên bác đúng đắn, Hồ Chí Minh còn có năng lực hoạt động thực tiễn phong phú. Bằng tài trí của mình, ở cương vị tối cao của nhà nước, dẫn dắt dân tộc ta suốt 24 năm vừa chiến đấu gian khổ, vừa xây dựng đất nước. Từng b ước giải phóng dân tộc, xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa. Chỗ đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh là nhận thức sâu sắc về tổng thể con người, về văn hóa. Tổng thế và văn hóa, tức là con người. Đó chính là tầm nhìn và cách tư duy để tìm kiếm con đường hiện đại, có thể rút ngắn đoạn đường, đi tắt để phát triển. Biết đánh giá, sử dụng và phát huy từng người cả đức và tài của họ. Trong rất nhiều trường hợp, nhất là trong những trường hợp có ý nghĩa lịch sử, thiên tài của Hồ Chí Minh thể hiện ra ở đây là chọn rất đúng và rất trúng người đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ lịch sử ấy. 3)Hồ Chí Minh-hình ảnh lòng nhân từ của chúa:
  10. Là một người có lòng nhân ái vô biên đối với nhân dân bị áp bức xung quanh mình, Hồ Chí Minh đã rời nước ra đi tìm một con đường đúng đắn nhất, có hiệu quả nhất, giải phóng cho toàn thể nhân dân lao động, cho dân tộc mình và cho nhân loại. Hồ Chí Minh đã từng dừng chân lại ở Pháp, Anh, ở một số nước khác ở Châu Âu, đó là những nới mà đạo Cơ Đốc vẫn còn bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người. Ngày ngày, tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân ở nước đó - những người luôn nhắc tới lòng nhân ái bao la của Chúa Giêsu. Như phần lớn các nhà hiền triết cổ kim, đông tây, thương ngư ời là một trong nh ững đức lớn của Hồ Chí Minh - được thể hiện qua từng lời nói, từng việc làm của Người suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi. Trong tiềm thức của Hồ Chí Minh - thương người đồng nghĩa với nhân ái. Vậy nhân ái của Hồ Chí Minh khác gì với nhân ái của Khổng Mặc, hay chỉ là một mà thôi? Đương nhiên là khác không nhỏ. Nguyễn Tất Thành - Anh Ba bồi bếp rồi thủy thủ con tàu buôn ấy có một tâm hồn nhạy cảm, xót xa từng thân phận của những người cùng khổ mới có những nét bút làm xúc động lương tâm con ngư ời đến thế khi anh mô tả một cuộc hành hình theo kiểu Lunch ở đất Mỹ. Nếu không có trái tim đập cùng nhịp với những người thất thế cô đơn, làm sao viết chuyện một cụ già ở Epinettơ, Pari, đã mất hết nhà cửa, vợ con trong cuộc đại chiến, đang ngày ngày chờ từng bát cháo từ thiện?
  11. Lòng th ương người của Nguyễn Ái Quốc đồng nghĩa với tình thương dành cho các dân tộc bị xích xiềng thực dân. Tình thương của Người không chỉ là cảm thông mà là chỉ dẫn cho người lao động và các dân tộc bị áp bức biết tự mình cởi ách nô lệ, chớ không phải mòn móng ngựa, bánh xe để du thuyết cho vương hầu. Đi tìm và khai phá con đư ờng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đặt vấn đề tự do song song với hạnh phúc của dân tộc. Có người Mỹ nói: Hồ Chí Minh vừa là Oasinhtơn, vừa là Lin-con. Đúng mà chưa đủ vì Hồ Chí Minh còn đ i xa hơn nữa với tấm lòng nhân ái thiết thực. Cuộc tổng kh ởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp – Nhật gây ra. Trong tình cảnh vô cùng khó khăn ấ y, Hồ Chí Minh chủ trương phát động nhân dân tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Bản thân Người gương mẫu mỗi tháng nhịn ăn ba bữa để góp gạo cứu đói, và Người đã đổ lon gạo dành dụm của mình vào hũ gạo tiết kiệm của muôn dân như mọi người dân bình dị. Những việc làm vì thương người, thương dân của Bác sao có thể kể xiết. Ngay cả khi đi Chiến dịch Biên giới, Người không chịu cưỡi ngựa mà cùng đi bộ với 7 cán bộ, chiến sĩ, để ngựa thồ hành lý đỡ cho anh em. Đoàn được chia chiến lợi phẩm một chai rượu Tây, Người bảo mọi người uống xong đừng vứt bỏ chai mà súc sạch rồi đem cho dân đ ựng hạt giống. Khi đi thăm trại tù binh về, Người không còn áo khoác vì đã cho tên quan ba thầy thuốc bị rét cóng.
  12. Hiếm có một lãnh tụ như vậy. Hồ Chí Minh đích thực có một tình thương mênh mông dành cho bao kiếp người, bao số phận con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là nh ững tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, cũng như trong đ ời sống hàng ngày của mình, Hồ Chủ tịch đối xử với người luôn có lý, có tình. Bác Hồ muôn vàn yêu thương đối với đồng chí, đồng bào, Trong tình yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên sót một ai và sắp xếp cho mỗi người vị trí chiến đấu, cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa thương yêu d ìu dắt... Đối với kẻ lầm đường, lạc lối, lòng Hồ Chủ tịch còn rộng hơn biển cả, Người dạy phải khoan hồng, vui mừng đón rước nh ững đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy”. Cảm động, đẹp đẽ thay lời của Montaron viết trên báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo của Pháp, rằng: “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ ba, của các dân tộc nghèo đói thèm khát cuộc sống cho người. Cụ đã dạy cho họ rằng muốn được giải phóng, phải dựa vào sức mình là chính, và một dân tộc chỉ có thể sống còn khi dân tộc ấy không chịu sống nô lệ. Nhất là Hồ Chí Minh đã dạy rằng, cuộc chiến đấu vì nhân phẩm, tự do phải được đặt trên mọi cuộc chiến đấu khác. Người đã đem h ết sức mình để đem lại c ơm ăn, nước uống cho những ai đói khát. Người đã bênh vực cho những người yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ...”.
  13. Về cách mạng, tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đ ời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đ ức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy, nhất là phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đ ời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đ ó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng nh ư sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
  14. cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có ngh ĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. 4) Hồ Chí Minh-hình ảnh triết học mác, nhiệt tình cách mạng của lênin: Hồ Chí Minh nhận thức được rằng với mục đích giải phóng con người triệt để, với sự hoàn bị và tính hệ thống mà hạt nhân là phương pháp biện chứng, chủ nghĩa Mác đã chuẩn bị cho b ước nhảy vọt lớn lao của các dân tộc từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ, từ chỗ con người bị tha hoá tới vương quốc tự do. Người nhận mình là học trò nhỏ của nh ững người thầy vĩ đại C Mác, V.l.Lê nin là ở chỗ đó. Chủ nghĩa Mác đã in dấu ấn sâu đậm trong tư duy và hành trình văn hoá Hồ Chí Minh. Chính quá trình tích luỹ các nguồn lực văn hoá, trí tu ệ đã đưa Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng hàng đầu của giao lưu văn hoá Đông Tây đưa sự nghiệp hoạt động chính trị của Người mang giá trị phổ quát toàn nhân loại và mang tính định hướng tương lai.
  15. Chủ nghĩa Mác-lênin nói chung và triết học mácxít nói riêng là cơ sở thế giới quan phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hô Chí Minh. Việc tiếp thu chỉ nghĩa Mác -lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là người trung thành, vận dụng sáng tạo triết học mác và bản lĩnh trí tuệ đã nâng cao khả năng độc lập tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận dụng những nguyên lý cách mạng của thời đại vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thế giới quan và phương pháp luận Mác-lênin đa giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm con đường cứu nước. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh và sự nghiệp của Đảng ta, của cách mạng Việt Nam, thông qua tổng kết thực tiễn, đã góp phần làm phong phú, bổ sung và phát triển các nguyên lý c ơ bản chủ nghĩa Mác-lênin. Dòng suối Lênin lững lờ in bóng ngọn núi Các Mác sừng sững, oai phong, trầm mặc. Thật là một cảm nhận tinh tế, một sự liên tưởng đầy tính triết lý khi Bác Hồ chọn tên của những vị lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới đặt cho ngọn núi, con suối nơi đây. Một dòng suối nguồn không bao giờ cạn, như nhiệt huyết cách mạng của Lênin, một đỉnh cao trí tuệ, tư tưởng, tư duy của người sáng tạo ra chủ nghĩa Mác soi bóng vào nhau, song hành cùng nhau, muôn đời chiêm nghiệm, muôn đời sẻ chia...
  16. 5) Hồ Chí Minh-hình ảnh ung dung của người chủ gia tộc Hồ Chủ Tịch là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người suốt đời chiến đấu bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Hình ảnh nhà thi sĩ trong con người Cộng sản lão thành và vĩ đại ấy bao giờ cũng là một chiến sĩ cầm vũ khí sắc bén của tư tưởng cách mạng, đứng vững ở mũi nhọn tấn công trên mặt trận văn học nghệ thuật. Từ trong ngục tù đen tối của nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã nói lên quan điểm nghệ thuật của mình bằng mấy câu thơ tràn đầy ý nghĩa : “ Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong th ơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” ... Nay ở trong thơ nên có thép. Thép ở đây là chất chiến đấu của thơ. Muốn th ơ ca có thép thì nhà thơ phải có sẵn thép trong tâm hồn. Nhà thơ phải biế t xung phong, tức là nhà thơ phải là người lính xung kích trên trận tuyến văn hoá. Có như thế thơ ca mới thành vũ khí, thơ ca mới làm tổ trong lòng người đọc, thơ ca mới làm nên cơm, nên áo. Rõ ràng văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, cũng là một bộ phận của cách mạng, có tác dụng phục vụ cách mạng. Thơ ca là một thứ nghệ thuật mà quần chúng nhân dân dễ cảm xúc nhất. Nh ưng đối với cuộc cách mạng vô sản, thơ ca có tác dụng tốt hay xấu đều do trách nhiệm của người sáng tác. Cu ộc sống ở chiến khu bận rộn, gian khổ về vật chất, nhưng ta vẫn thấy cái ung dung,
  17. thanh thoát của một con người đang làm nhiệm vụ trọng đại của lịch sử : “Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây d ựng một sơn hà”. Gần cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, từng bước xây dựng cơ sở đảng, đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 24 năm đứng trên cương vị cao nhất của nhà nước lãnh đạo dân tộc trong thời chiến tranh. Với nhiệm vụ và trách nhiệm lớn lao như vậy, trong mọi hoàn cảnh, bác vẫn luôn giữ được phong thái ung dung đĩnh đạc đến lạ thường. Câu nói kinh đ iển của người cha già dân tộc với bọn cướp nước: “Tôi nói v ới nhân dân Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất bình yên và giản dị, tôi ngủ rất ngon, ngay cả khi có việc ném bom của các ông”. “ Nơi đây sống một Người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi Người là Bác Cả đ ời Người là của nước non.. Tối Hữu” 6) Hồ Chí Minh- tổng hòa của những nhân cách lớn!
  18. “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của đức phật, lòng nhân từ của chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của lenin,sự ung dung của 1 người chủ gia tộc…” những hình ảnh đó được phản chiếu sinh động qua các khía cạnh khác nhau, tất cả những điều đó “kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên” làm nên vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là ng ười cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không ch ịu làm nô lệ". Đó là lời kêu gọi cứu nước khẩn thiết hiện nay của Tổ quốc, là lời hịch của ông cha ta vang vọng tự ngàn xưa, là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta đối với muôn đời con cháu. Người nói: "Nước ta là một, dân tộc ta là một". "Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam". Lúc còn sống, Người luôn luôn theo sát từng bước đi của cách mạng giải phóng miền Nam, ngày đêm Người tưởng nhớ đến đồng bào và chiến sĩ miền Nam với tấm lòng thương yêu không bờ bến.
  19. Hoài bão lớn nhất của Bác là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Người nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đ ược học hành". Người còn nói: "Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội". Hồ Chí Minh hằng quan tâm và dày công xây dựng Đảng ta thành một khối đoàn lết, thống nhất vững mạnh. Người dạy: "Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí". Người là hiện thân của khối đoàn kết dân tộc, là hiện thân tình ruột thịt Bắc - Nam. Người nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Người luôn luôn căn dặn chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết và tình thương yêu đồng bào, đồng chí. Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Là người học trò trung thành của Các mác và Lênin, Hồ Chí Minh chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX. Bác thường dạy chúng ta phải chăm lo b ảo vệ sự đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp to lớn của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối với cách mạng thế giới.
  20. Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chí Minh là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người dạy chúng ta: "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Được vinh danh là một trong những người “mở đường cho nhân loại đi tới ánh sáng”, giá trị vĩnh hằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời Người để lại cho chúng ta là: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hoà bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao” Hồ Chí Minh đã qua đ ời! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại HỒ CHÍ MINH, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở n ước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2