Tiểu luận: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Trung Quốc
lượt xem 55
download
Tiểu luận: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Trung Quốc nêu tổng quan nền kinh tế Trung Quốc, tổng quan rủi ro quốc gia, phân loại rủi ro quốc gia. Phân tích rủi ro quốc gia Trung Quốc. Đánh giá xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc và khuyến nghị khi đầu tư, kinh doanh với nước này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Trung Quốc
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC GVHD : PGS.TS Trương Quang Thông SVTH : Nhóm 8 – K22- Ngân hàng Đêm 2 TP.HCM, 03/ 2014
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG LỜI MỞ ĐẦU Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với một tốc độ tăng trưởng thần kỳ qua các năm, được kỳ vọng sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới đây để dành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Trung quốc chỉ thực sự bắt đầu tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 1990 sau khi đất nước này tiến hành cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế. Quốc gia này hiện đang có mối quan hệ thương mại ngày càng chặt chẽ với cả khối các quốc gia p hát triền và đang phát triển trên toàn cầu. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng và tồn tại trong nó nhiều rủi ro về kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Chính phủ Trung Quốc cũng đang phải vật lộn để duy trì tăng trưởng cho nền kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới tăng trưởng tiêu dùng trong nước, cũng như không làm bùng phát tình trạng lạm phát. Chính điều đó làm dấy lên một nhu cầu bức thiết về đánh giá rủi ro quốc gia của Trung Quốc, giúp các nhà đầu tư, kinh doanh cũng như Chính phủ các quốc gia có một cái nhìn tổng quát hơn trong các quyết định giao thương với Trung Quốc. Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích rủi ro quốc gia – Trường hợp Trung Quốc”. Do kiến thức còn hạn hẹp, nhóm rất mong ý kiến đóng góp quý báu từ Thầy. Xin chân thành cám ơn Thầy.
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG MỤC LỤC 1.Khái niệm rủi ro quốc gia..........................................................................................................1 1.2 Phân loại rủi ro quốc gia.........................................................................................................2 1.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia ............................................................................4 1.4 Vai trò của việc đánh giá rủi ro quốc gia ................................................................................6 1.5 Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia.............................................................................6 1.5.1 Phân tích định tính:..........................................................................................................6 1.5.2 Phân tích định lượng:.......................................................................................................8 CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRUNG QUỐC.............................................10 2.1 Tổng quan tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Trung Quốc...................................10 2.1.1 Về kinh tế .................................................................................................................10 2.1.2 Về chính trị và ngoại giao ........................................................................................12 2.1.3 Về các vấn đề xã hội ................................................................................................14 2.2 Phân tích rủi ro quốc gia Trung Quốc .............................................................................15 2.2.1 Rủi ro kinh tế .................................................................................................................15 2.2.2 Rủi ro tài chính ..............................................................................................................21 2.2.3 Rủi ro chính trị...............................................................................................................22 2.2.4 M ột số rủi ro xã hội khác ...............................................................................................23 2.3 Tóm lược rủi ro quốc gia Trung Quốc..................................................................................25 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ KHI ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỚI TRUNG QUỐC..................................................................26 3.1 Xếp hạng Trung Quốc của các tổ chức xếp hạng quốc tế ...................................................26 3.2. Các khuyến nghị khi đầu tư, kinh doanh với Trung Quốc ..................................................27 KẾT LUẬN....................................................................................................................................32
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1.Khái niệm rủi ro quốc gia Bối cảnh xuất hiện thuật ngữ “ Rủi ro quốc gia” Xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế không còn giới hạn bởi các đường biên quốc gia thì việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế đến những khu vực có điều kiện kinh doanh hấp dẫn không còn là vấn đề quá xa lạ. Thách thức xuất hiện khi mỗi quốc gia đều có hệ thống chính trị và pháp lý đặc trưng, và những nền tảng này góp phần vào việc tạo nên chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp cần đưa ra đường lối phù hợp với những luật pháp và quy định áp dụng với giao dịch kinh doanh tại mỗi quốc gia. Lấy ví dụ, việc chính phủ các quốc gia áp thuế nhập khẩu khiến cho rất nhiều công ty chọn cách gia nhập thị trường nước ngoài bằng con đường đầu tư FDI thay vì xuất khẩu. Tuy vậy, những đặc trưng trong hệ thống pháp luật và chính trị ở các quốc gia cũng góp phần tạo nên cơ hội kinh doanh cho các công ty. Trợ cấp ưu đãi, ủng hộ của chính phủ, sự bảo vệ đối với cạnh tranh,.. tất cả những thuận lợi này giúp làm giảm chi phí và ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Rất nhiều chính phủ các quốc gia khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào đất nước mình và sử dụng lao động tại địa phương bằng hình thức giảm thuế hoặc ưu đãi về tiền mặt. Để tận dụng được các cơ hội và tối thiểu hóa rủi ro, các nhà quản lý cần xây dựng vốn hiểu biết về khu vực kinh tế nhà nước, bối cảnh chính trị, cũng như hệ thống pháp lý ở các quốc gia mà doanh nghiệp dự kiến hoạt động kinh doanh. Họ cũng cần phải xây dựng các kỹ năng để tương tác có hiệu quả với các cơ quan hành chính ở đất nước đó. Những động thái về chính trị hoặc pháp luật có thể gây tổn hại tới lợi nhuận trong kinh doanh, ngay cả khi chúng không cố ý. Các bộ luật có thể quá chặt chẽ hoặc có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn. Rất nhiều trường hợp các bộ luật dành ưu tiên cho nước sở tại – là đất nước nơi mà hoạt động kinh doanh trực tiếp diễn ra. Từ những thực tế phát sinh do sự khác biệt mang tính đặc trưng ở mỗi quốc gia trong quá trình kinh doanh, thuật ngữ rủi ro quốc gia xuất hiện và trở thành một trong những yếu tố tác động đến quá trình dịch chuyển dòng vốn. Thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng gắn với quá trình đầu tư và chu chuyển dòng vốn quốc tế và được p hân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi 1
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG ro quốc gia lúc này được hiểu là nguy cơ đối mặt với thiệt hại hoặc những chống đối đối với hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trị và/hoặc môi trường pháp lý của một quốc gia. Khái niệm rủi ro quốc gia: Theo Bourke (1990), “Rủi ro quốc gia là khả năng của một quốc gia để tạo ra đủ dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho những nghĩa vụ nợ bên ngoài . Những yếu tố quan trọng của rủi ro quốc gia là tình trạng hoạt động mậu dịch (xuất khẩu trừ nhập khẩu chia cho GNP) và mức độ nợ nước ngoài.” Roy (1994) đã bổ sung định nghĩa này và mô tả rủi ro nợ của chính phủ. Đây là những khả năng tiềm tàng đối với nhữn g mất mát tài chính mà có nguồn gốc từ các sự kiện kinh tế hay chính trị. Rủi ro quốc gia là một định nghĩa rộng hơn của rủi ro tín dụng và cho vay xuyên biên giới. Khi thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng trong cho vay xuyên biên giới và người đi vay là chính phủ thì rủi ro quốc gia được biết đến như là rủi ro thể chế hay rủi ro tín dụng quốc gia. Trong khía cạnh tài chính, khi mà một quốc gia khôn g hoàn thành được nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tài chính khác trong quốc gia đó cũng như đến những quốc gia mà nó có quan hệ. Trường hợp này cụ thể áp dụng cho cổ phiếu, trái p hiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn và hợp đồng tương lai mà được phát hành trong một quốc gia cụ thể. Trên khía cạnh này rủi ro quốc gia có thể xem như là những tác động mang tính quốc gia đến thu nhập từ đầu tư. Tức là nó để cập đến khả năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “ giảm giá” và khi đó, rủi ro quốc gia sẽ được lượng hóa bằng phương sai thu nhập. 1.2 Phân loại rủi ro quốc gia 1.2.1 Rủi ro kinh tế Là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng mà tạo ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một nhà đầu tư. Rủi ro này phát sinh từ khả năng tiềm tang của những thay đổi bất lợi trong mục tiêu của các chính sách kinh tế chủ yếu ( chính sách tài khóa, chính sách quốc tế, chính sách phân bổ của cải cách hay chính sách sản xuất) hay phát sinh từ 2
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG một thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của quốc gia ( như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái công nghiệp, dịch chuyển dân cư) 1.2.2 Rủi ro chuyển giao Là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia về việc hạn chế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài. Những hạn chế này có thể là: gây khó khăn cho việc di chuyển lợi nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rủi ro chuyển giao cũng có thể hiểu là khả năng mà một tài sản không thể chuyển đổi sang một đồng tiền thanh toán ( đồng tiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềm chế khả năng này. 1.2.3 Rủi ro tỷ giá Là một sự biến động bất lợi không mong đợi trong tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá bao gồm một sự thay đổi không mong đợi trong chế độ tỷ giá như một thay đổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi. Lý thuyết kinh tế chỉ ra việc phân tích rủi ro tỷ giá phải trải qua thời kỳ dài ( hơn 1 đến 2 năm). Các áp lực ngắn hạn, bị chi phối bởi các nguyến tắc kinh tế cơ bản, có khuynh hướng bị cuốn theo bởi các động lực mua bán tiền tệ được định giá một cách tốt nhất bởi các nhà kinh doanh tiền tệ. Trong ngắn hạn, rủi ro đối với nhiều đồng tiền có thể được loại bỏ ở một chi phí có thể chấp nhận được thông qua các cơ chế phòng ngừa khác nhau và các hợp đồng tương lai. 1.2.4 Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận Bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên bởi những khó khăn trong một khu vực, bởi một nước đối tác của một quốc gia, hay trong các quốc gia với những tính chất tương tự. Tính chất lây lan thể hiện tiêu biểu ở các quốc gia Latin vào những năm 1980, sự lây lan ở châu Á vào năm 1997- 1998. Vị trí địa lý cung cấp sự đo lường đơn giản nhất về rủi ro vị trí. Các đối tác giao dịch, các đồng minh thương mại quốc tế ( như M ercousur, NAFTA, và EU), quy mô, biên giới, và khoảng cách đối với các quốc gia quan trọng về kinh tế hay chính trị hay các khu vực cũng có thể giúp xác định rủi ro vị trí. 1.2.5 Rủi ro thể chế Liên quan đến việc một chính phủ sẽ không sẵn lòng hay không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ, hoặc là có thể bội ước các cam đoan đối với các khoản vay nợ. Rủi ro tự chủ có thể liên quan đến rủi ro chuyển giao mà một chính phủ có thể cạn kiệt ngoại hối do sự tiến triển không thuận 3
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG lợi trong cán cân thanh toán. Nó cũng liên quan đến rủi ro chính trị trong trường hợp mà một chính phủ có thể quyết định không thực hiện đúng hẹn những cam kết vì mục đích chính trị. Rủi ro này đặc biệt quan trọng đối với người cho vay cá nhân. Khi chính phủ một quốc gia quyết định không đáp ứng nghĩa vụ nợ của họ, người cho vay cá nhân thực tế không thể kiện chính phủ nước ngoài. 1.2.6 Rủi ro chính trị Liên quan đến một thay đổi trong thể chế chính trị xuất phát từ một thay đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội, hay nhân tố phi kinh tế khác. Loại rủi ro này bao hàm khả năng tiềm tang đối với những xung đột bên trong và bên ngoài, rủi ro sun g công. Đánh giá rủi ro này đòi hỏi phân tích nhiều nhân tố, bao gồm các mối quan hệ của các đảng phái khác nhau trong một quốc gia, quá trình ra quyết định trong chính phủ, và lịch sử của quốc gia đó. Việc bảo hiểm hiện có đối với các rủi ro chính trị, có thể đạt được từ một số các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế. 1.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro quốc gia 1.3.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô a.Quy mô và cấu trúc nợ nước ngoài trong mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó - M ức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản - Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu nhập từ thuế và các nguồn khác để đáp ứng nghĩa vụ nợ. b.Điều kiện và tính tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia - Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện hữu của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với sự sụt giảm trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu. - Khả năng tiềm tang đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đoái và tác động lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia. 4
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG c.Vai trò của các nguồn vốn nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ của quốc gia - M ối quan hệ của quốc gia với các nhà cấp tín dụng của khu vực tư nhân, bao gồm sự tồn tại của những cam kết vay mượn và thái độ của các ngân hàng đối với quan hệ trong việc cho vay thêm đối với các nhà đi vay trong quốc gia đó. - Vị thế của quốc gia đối với các nhà cấp tín dụng đa phương và chính thức, bao gồm khả năng của quốc gia có đủ tư cách và chịu đựng được chương trình điều chỉnh kinh tế của IM F hay các chương trình phù hợp khác. - Xu hướng trong đầu tư nước ngoài và khả năng của quốc gia trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai. - Những cơ hội của tiến trình tư nhân hóa của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước. d. M ột số yếu tố vĩ mô khác - M ức dộ mà nền kinh tế của quốc gia có thể bị tác động bất lợi thôn g qua sự lây lan các vấn đề khó khăn từ các quốc gia khác. - Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia, bao gồm hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng và bất kỳ gánh nặng tiềm tang của các khoản nợ bất ngờ mà một hệ thống ngân hàng yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ. - Quy mô của vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp khác của chính phủ có thể tác động bất lợi đến tính hoàn hảo của hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp hay các công ty được ưu đãi. - Mức độ tác động mà các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro tín dụng của các đối tác của nhà đầu tư trong quốc gia đó. - Viễn cảnh kinh tế của bất kỳ ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia. 1.3.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật - Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia - Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề ngân sách 5
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG - Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính phủ của quốc gia đó - Bất cứ xu hướng nào về việc đánh thuế giá cả, lãi suất, hay kiểm soát ngoại hối - Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng ích của các nhà tín dụng nước ngoài và nhà đầu tư - Các chuẩn mực kế toán trong quốc gia và tính tin cậy, tính minh bạch của thông tin tài chính. 1.4 Vai trò của việc đánh giá rủi ro quốc gia Đánh giá rủi ro quốc gia có vai trò quan trọng vì nó lượng hóa được mức độ rủi ro của từng quốc gia đo lường. Kết quả lượng hóa rủi ro không chỉ quan trọng với Chính phủ quốc gia được đánh giá mà còn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư hoặc các nhà cho vay quốc tế. Đối với chính phủ: thông qua việc đánh giá rủi ro quốc gia, tự đánh giá hoặc thông qua các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ có thể nhận biết được thực trạng của nền kinh tế, những yếu kém và triển vọng quốc gia. Làm cơ sở đưa ra chính sách vĩ mô nhầm nâng cao mức tín nhiệm trên quốc tế, thu hút dòng vốn đầu tư thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc cải thiện mức độ rủi ro quốc gia cũng đồng thời sẽ làm giảm thiểu chi phí vay mượn trên thị trường tài trợ quốc tế do nguyên tắc tài chính căn bản rủi ro càng cao thì phần bù rủi cũng phải tương ứng. Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư trong nước thông qua việc đánh giá rủi ro quốc gia để nhận biết được mức độ rủi ro chung để so sánh với mức độ rủi ro riêng của mình để có các chiến lược đầu tư cụ thể nhằm đạt mức sinh lời cao nhất. Đối với các nhà đầu tư quốc tế, đánh giá rủo ro quốc gia cung cấp thông tin tốt nhất cho việc dự báo các khả năng có thể xảy ra, làm công cụ cho các quyết định cho vay hoặc đầu tư vào một quốc gia cụ thể. 1.5 Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia 1.5.1 Phân tích định tính: Các nhân tố kinh tế vĩ mô a. Nhân tố đầu tiên trong các nhân tố này là quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài trong mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó. 6
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG - Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản - Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu nhập từ thuế và các nguồn khác để đáp ứng nghĩa vụ nợ. b. Điều kiện và tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia cũng là một nhân tố quan trọng, bao gồm: - Mức dự trữ quốc tế - Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện hữu của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với một sự sụt giảm trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu - Khả năng tiềm tàng đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đối và tác động lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia c. M ột số các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác, bao gồm : - Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia. - Mức độ tác động mà các điều kiên kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro tín dụng của các đối tác của nhà đầu tư trong quốc gia đó. Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật Việc phân tích rủi ro quốc gia cũng nên đưa vào xem xét môi trường xã hội, chính trị, và pháp luật: - Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia - Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề ngân sách và hành động để sữa chữa bổ sun g thích hợp - Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính phủ của quốc gia đó - Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng lợi ích của các nhà tín dụng nước ngoài và nhà đầu tư - Mức độ bảo vệ của pháp luật và các chính sách của chính phủ đối với các giao dịch điện tử và mức độ đẩy mạnh phát triển công nghệ theo một cách an toàn và hoàn chỉnh. - Các chính sách khuyến khích của chính phủ trong việc quản lý hiệu quả rủi ro của các tổ chức định chế 7
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG 1.5.2 Phân tích định lượng: Tùy vào mô hình định lượng, chúng ta sẽ tiến hành chấm điểm một số nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia: Rủi ro chính trị, Rủi ro kinh tế, Rủi ro cấu trúc, Nợ công… Sau đó quy đổi thành điểm tổng hợp của rủi ro quốc gia (là tổng điểm các nhân tố sau khi điều chỉnh bởi trọng số tác động của từng nhân tố đến rủi ro quốc gia) và dựa vào điểm số đó để xếp hạng về rủi ro quốc gia Xếp hạng rủi ro quốc gia Kể từ cuộc khủng hoảng nợ vào đầu thập niên 80, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc gia mang tính thương mại như M oody’s, Standard and Poor’s, Euromoney, Institutional Investor, Economist Intelligence Unit, International Country Risk Guide và Political Risk Services đã cung cấp những hạng mức rủi ro quốc gia mang tính định tính và định lượng bằng việc kết hợp các thôn g tin đo lường về rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính và rủi ro chính trị để đạt được một hạng mức tín nhiệm rủi ro quốc gia tổng hợp. Sau đây là một số các tổ chức xếp hạng rủi ro quốc gia: Institutional Investor thực hiện việc nghiên cứu xếp hạng rủi ro quốc gia theo nửa năm, dựa trên ý kiến của các ngân hàng quốc tế hàng đầu. Khoảng 75 đến 100 ngân hàng xếp hạng cho hơn 135 quốc gia với phạm vi từ 0 đến 100 điểm, 100 điểm đại diện cho mức rủi ro thấp nhất. Các nghiên cứu rủi ro quốc gia của Institutional Investor được phát hành vào tháng 3 và tháng 9. Euromoney cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro quốc gia cho 185 quốc gia và vùng lãnh thổ cứ 6 tháng một lần. Các quốc gia được cho điểm dựa trên 9 thành phần tương ứng với 9 quyền số(rủi ro chính trị 25%, mức thể hiện kinh tế 25%, các chỉ số nợ 10%, nợ không thanh toán hay giãn nợ 10%, xếp hạng tín dụng 10%, khả năng tiếp cận đối với tài trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn hạn 5%, khả năng tiếp cận thị trường vốn 5% và chiết khấu trượt giá 5%). Giá trị cơ sở tốt nhất cho mỗi loại rủi ro đạt được quyền số đầy đủ, trong khi giá trị tệ nhất là 0. Các nghiên cứu được phát hành vào tháng 3 và tháng 9 trong các tạp chí tháng. Standard & Poor’s (S&P) cung cấp các hạng mức tín dụng được cập nhật hàng tuần của các chính phủ phát hành và vùng lãnh thổ. S&P cung cấp xếp hạng ngắn hạn và dài hạn cho 7 phạm vi chính là nợ dài hạn, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi, chứng chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ trái phiếu và trái quyền của các công ty bảo hiểm. Các chữ cái được dùng để xếp hạng từ C (mức thấp nhất) đến AAA (mức cao nhất). 8
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG Moody’s cung cấp phân tích rủi ro tín dụng quốc gia cho hơn 100 nước, hầu như là các nước này đều tham gia vào thị trường vốn thế giới. Khi thiết lập rủi ro quốc gia, các nhà phân tích của M oody’s đánh giá các biến số chính trị và kinh tế để rút ra hạng mức rủi ro quốc gia. Bằng cách sử dụng hạng mức từ Aaa đến C của Moody’s, các trái phiếu ngoại tệ dài hạn của chính phủ và trái phiếu nội tệ dài hạn của chính phủ được xếp hạng. Political Risk Service (PRS) cung cấp các báo cáo cho 100 quốc gia. PRS cung cấp một mô hình rủi ro chính trị với dự báo cho 3 ngành công nghiệp là tài chính (ngân hàng và cho vay), đầu tư trực tiếp (bán lẻ, sản xuất và khai thác mỏ) và xuất khẩu đối với thị trường các nước. Các báo cáo được thực hiện định kỳ hàng quý. 9
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRUNG QUỐC 2.1 Tổng quan tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Trung Quốc 2.1.1 Về kinh tế Theo dõi sự phát triển của kinh tế Trung Quốc trong hơn 30 năm qua có thể nhận thấy sau khoảng mỗi 10 năm kinh tế nước này lại cần có một động lực tăng trưởng mới làm nền tảng cho sự tăng trưởng trong giai đoạn kế tiếp (Hình 1). Giai đoạn 1978 – 1990 : Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản. Giai đoạn 1990 – 2000 : Động lực tăng trưởng kinh tế đến từ những quyết tâm trong cải cách khu vực SOEs (DNNN và DN Nhà nước nắm cổ phần khống chế), cải cách công nghiệp cũng như cam kết của Chính phủ trong việc hỗ trợ kinh tế tư nhân. Giai đoạn 2000 – 2010 : Động lực tăng trưởng của Trung Quốc đến từ việc quốc gia này gia nhập WTO và tận dụng đầy đủ các lợi thế của sự hội nhập kinh tế thế giới. M ô hình tăng trưởng kinh tế đã mang đặc trưng rõ nét của mô hình hướng ra xuất khẩu, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài. 10
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG Kết quả là từ năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trường gần 100 lần và là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo IM F, tốc độ trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc từ 2001 đến 2010 là 10,5%. => Nhìn chung chỉ trong vòng 30 năm, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành một mô hình kiểu mẫu của nền kinh tế định hướng thị trường, và thậm chí đang dần trở thành “sân chơi” lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước xuất khẩu ròng lớn nhất toàn cầu: Trung Quốc dẫn đầu kinh tế thế giới về sản lượng công nghiệp, khai thác mỏ và các kim loại khác, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị viễn thông, vệ tinh và ô tô. Đây cũng được coi là nhà sản xuất đi đầu về gạo, lúa mì, cá, ngô, cotton và lạc. Nước này cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới. Theo dự đoán của một số chuyên gia trên thế giới thì Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, thậm chí là năm 2020. 11
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG 2.1.2 Về chính trị và ngoại giao Chính trị Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Trong đó, Nhà nước dùng các phương pháp độc quyền để ứng xử với các thách thức đối với sự thống trị của mình; đồng thời lại tìm cách hạn chế những bất đồng (chính kiến) bằng cách cho phép người dân biểu lộ những bất bình, và có các đối đãi khoan dung với những người biểu thị sự bất đồng, nếu như họ được chính quyền tin là không có các tổ chức đứng sau. Ngoài ra, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù bộ phận này thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. M ặc dù vậy, hiệu quả các đảng phái này trong chính quyền còn rất yếu. Với vai trò cố vấn không có quyền lực, Hội nghị Hiệp thương Chính trị giống như một con mắt bên ngoài, mặc dù có các viên chức của hội đồng này hầu hết là nằm trong các bộ ngành của chính quyền. Hiện chưa có thông tin rõ ràng về mức độ ủng hộ của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì chưa có tuy ển cử quốc gia đúng nghĩa (Đảng vẫn giữ kiểm soát trong việc chỉ định các các chức vụ trong chính quyền). Những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện bao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bất đồng đối với sự lan tràn của tham 12
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ các cấp, mà điển hình gần đây nhất là vụ án liên quan đến Bạc Hy Lai - Cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh, đây được xem như một vụ bê bối chính trị lớn ở Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương một cuộc cải cách sâu rộng hơn những gì họ đã làm trong 2 thập kỷ qua. Nhưng Đảng cộng sản cầm quyền sẽ phải đối mặt với những thử nghiệm chính trị hết sức khó khăn trước mắt, và những bước đi sai lầm có thể làm hỏng cải cách và ảnh hưởng uy tính lãnh đạo. Cải cách quá mạnh và quá nhanh dễ dẫn đến sự bất đồng từ ngay bên trong Đảng khi nhiều người bị mất lợi ích, trong khi nếu cải cách hời hợt sẽ khiến người dân không phục và là mầm mống cho biểu tình. Quan hệ ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, và y êu cầu công nhận Đài Loan là một phần không thể tách khỏi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như khôn g có quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, cũng như Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Từ chủ trương dùng vũ lực hoặc hăm dọa dùng vũ lực, Trung Quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn độ và Pakistan. Trung Quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc". Tại diễn đàn về ngoại giao Trung Quốc năm 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng khuôn khổ cho sự hợp tác với các cường quốc, giúp tạo ra sự phát triển lành mạnh và bổ trợ cho nhau”. Theo như phát biểu này có thể thấy Trung Quốc đã đề ra một đường lối ngoại giao đúng với vị thế của một nước lớn, thể hiện năm 2014 là một năm đầy những hứa hẹn với những động thái tích cực nhằm xoá bỏ những mâu thuẫn trước đây, cùng hợp tác vì một thế giới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao nhận định thì Trung Quốc thường không thể hiện được như những điều mình thể hiện, như: 13
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG - Trong vấn đề tăng cường thúc đẩy mối quan hệ với các cường quốc, Trung Quốc đã có mối quan hệ thế nào với nền kinh tế thứ ba thế giới Nhật Bản? M ặc dù hợp tác thương mại giữa hai quốc gia đã có dấu hiệu ấm lên tuy nhiên rào cản lớn nhất giữa hai quốc gia vẫn là vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu N gư. - Bản thân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần đề nghị những cuộc đối thoại son g phương để giải quyết bất đồng, thúc đẩy hợp tác kinh tế nhưng p hía Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối. - Gần đây nhất, vụ tàu đổ bộ của Trung Quốc chắn ngang đường khiến tuần dương hạm USS Cowp ens của Mỹ phải bẻ lái gấp đã đẩy sự căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia lên cao trào. => Tóm lại, chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được việc “nói đi đôi với làm”. M à nguyên nhân dẫn đến mẫu thuẫn trong chính sách này là lợi ích kinh tế hay cách thức vận hành quân đội của Trung Quốc, điển hình là Quy ết định của Bắc Kinh trong việc áp đặt Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên phần lớn diện tích ở Biển Hoa Đôn g đã khiến căng thẳng ở khu vực ngày càng thêm trầm trọng; Sau sự kiện siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines hồi tháng 11 năm 2013, dư luận quốc tế chỉ trích thái độ chần chừ của Trung Quốc trong công tác viện trợ quốc gia Đôn g Nam Á này. Chính những động thái này đã thể hiện một cách rõ nét nhât về chính sách ngoại giao bất nhất của Trung Quốc. 2.1.3 Về các vấn đề xã hội Con người Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Là một nước đông dân nên chính phủ có chính sách hạn chế phát triển dân số, chính sách này yêu cầu các gia đình ở các vùng đô thị (ngoại trừ các dân tộc "thiểu số" như Tây Tạng) chỉ nên có một con còn các hộ gia đình ở các vùng nông thôn có thể có hai con nếu con đầu là gái. Trung Quốc còn là một quốc gia mất cân bằng giới tính một cách trầm trọng. Tính đến năm 2000 tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc là 177 bé trai so với 100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tự nhiên (106 trên 100). Y tế - sức khỏe 14
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG Sức khoẻ cộng đồng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang trở nên trầm trọng các vấn đề về sức khoẻ do ô nhiễm không khí và nước tiêu dùng, sự lan tràn của dịch bệnh AIDS cùng với hàng trăm triệu người hút thuốc lá. Bệnh dịch HIV ngoài những đường lây nhiễm thôn g thường, , đã trầm trọng hơn do việc tiếp nhận và truyền máu không hợp vệ sinh trong thời gian trước đây, chủ yếu tại các vùng nông thôn. Vấn đề thuốc lá khá phức tạp do chính phủ độc quyền và phụ thuộc vào nguồn thu trong ngành kinh doanh này nên dường như lưỡng lự khi xử lý vấn đề thuốc lá so với các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác. M ột vấn đề nữa mà Trung Quốc phải đối mặt là các dịch bệnh cúm gia cầm bùng nổ trong những năm gần đây cho các loài gia cầm và chim chóc, cùng với một số người nhiễm. Loại virus này chủ yếu lây từ gia cầm sang người, tuy vậy mối lo ngại hiện nay theo các chuyên gia là dự báo loại virus gây ra dịch bệnh toàn cầu này có khả năng biến thể sang hình thức lây nhiễm từ người sang người. Gần đây ngày càng xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm mới, theo thống kê trong tháng 01/2014 Trung Quốc đã báo cáo khoảng 50 trường hợp lây nhiễm H7N9, đây là chủng virus mới rất khó kiểm soát do gia cầm nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng và dễ dàng lây từ người sang người. 2.2 Phân tích rủi ro quốc gia Trung Quốc 2.2.1 Rủi ro kinh tế Trong một nền kinh tế toàn cầu đầy rẫy nguy cơ thì cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau. Trong đánh giá về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2014, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lý Dương nhận định hiện nay kinh tế Trung Quốc đối mặt với 5 nguy cơ: Kinh tế giảm tốc Là một nước có thế mạnh về xuất khẩu nhưng do tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động phức tạp nên thị phần quốc tế bị co hẹp. Chính điều này đã làm xuất khẩu bị giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu bằng phương thức gia công chế xuất lần đầu tiên trong 10 năm qua giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá trị đồng nhân dân tệ tăng chậm so với đồng USD, trong khi đồng tiền của các nước khác có quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc phần lớn lại tăng chậm so với đồng nhân dân tệ, như thế sẽ tiếp tục làm yếu đi sức cạnh tranh giá cả của các mặt hàng xuất khẩu Trung Quốc. 15
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG Nhìn chung nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà suy giảm, điển hình nhất là năm 2013 chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 1,4% so với năm 2012 đã nói lên những khó khăn và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong bối cảnh nền sản xuất bị đè nặng bởi lãi suất cao, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiểm soát nợ xấu. Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân sau: i) Trong giai đoạn 2008 - 2011, Trung Quốc đã bơm 2,5 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế nhưng số tiền này được đầu tư không mấy hiệu quả; ii) Vấn đề khan hiếm tiền mặt : trong tháng 7/2013, việc áp dụng các chính sách thắt chặt tín dụng đã khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc rơi vào tình trạng khan hiếm tiền mặt hiếm thấy, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao đến mức chóng mặt; iii) Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Việc sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể làm cả thế giới lo ngại nhưn g Chính phủ nước này vẫn đánh giá đây là mức tăng trưởng ổn định và khẳng định mục tiêu của Trung Quốc không phải là tăng trưởng cao mà là duy trì một nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Có thể nhận thấy, việc hạ nhiệt kinh tế lần này là do Chính phủ Trung quốc chủ động bằng cách tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng nhằm tránh rủi ro xảy ra khủng hoảng tài chính. Nợ công và chính sách tài khóa Theo World Bank tính đến tháng 06/2013, nợ công tính theo tỷ lệ GDP thì Trung Quốc cao nhất thế giới với 160%. 16
- PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA –T RUNG QUỐC GVHD:PGS.T S T RƯƠNG QUANG THÔNG Theo các nhà kinh tế đánh giá nợ công Trung Quốc tăng 400% qua 04 năm gần đây, và kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ càng lớn hơn so với khủng hoảng tại Mỹ năm 2008-2009. M à nguyên nhân nợ công tăng cao được đánh giá là xuất phát là từ thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá lớn của các chính quyền địa phương điển hình như: Cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3.000 ngôi biệt thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ; Ở khu tự trị Nội M ông, thành phố Hàng Châu hay tỉnh Hồ Nam, ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh. Tính đến cuối năm 2013, cơ quan kiểm toán nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho thấy tổng nợ của các chính quyền địa phương đã tăng lên mức 10.900 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.800 tỷ USD), nếu tính thêm các khoản bảo lãnh thì con số sẽ tăng lên 17.900 tỷ nhân dân tệ tương đương với 1/3 GDP của Trung Quốc. Căn nguyên của vấn đề nằm ở chỗ, tình trạng nợ tồn đọng xảy ra phổ biến, trong khi nguồn thu để trả nợ thì bị hạn chế. N guồn thế chấp chủ yếu để vay nợ của chính quyền địa phương đều là đất đai và tài nguyên. Khi thị trường bất động sản bị đóng băng, cái vòng luẩn quẩn của khủng hoảng sẽ xuất hiện vì khả năng vay mới cũng như trả nợ của các địa phương Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam
31 p | 692 | 149
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại Công ty Cổ phần may Hưng Yên
24 p | 302 | 70
-
Tiểu luận: Phân tích rủi ro quốc gia
36 p | 483 | 51
-
Thuyết trình: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Việt Nam
32 p | 164 | 38
-
Tiểu luận: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Thái Lan
33 p | 185 | 36
-
Bài tiểu luận: Phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán
15 p | 250 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình
220 p | 127 | 27
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 – Đà Nẵng
26 p | 160 | 22
-
Tiểu luận:Phân tích rủi ro cho trung tâm phân phối miền Nam P&G
16 p | 139 | 22
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro phá sản trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 103 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank phòng giao dịch Thạnh Phú, chi nhánh Sóc Trăng
87 p | 22 | 14
-
Thuyết trình: Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Trung Quốc
25 p | 124 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 - Đà Nẵng
98 p | 12 | 8
-
Tiểu luận: Trung Quốc phân tích rủi ro quốc gia
41 p | 96 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kế toán: Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 64 | 7
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro phá sản trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 70 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích rủi ro tín dụng phi chính thức đối với doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
61 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn