Tiểu luận: Phát Triển Bền Vững Du Lịch Biển Gò Công Tỉnh Tiền Giang
lượt xem 53
download
Tiểu luận: Phát Triển Bền Vững Du Lịch Biển Gò Công Tỉnh Tiền Giang nhằm trình bày về tài nguyên du lịch Gò Công bao gồm tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch làng nghề, tài nguyên du lịch ẩm thực...thực trạng và tiềm năng du lịch biển Gò Công trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phát Triển Bền Vững Du Lịch Biển Gò Công Tỉnh Tiền Giang
- Tiểu luận Phát Triển Bền Vững Du Lịch Biển Gò Công Tỉnh Tiền Giang
- Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển quan trọng của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân bản địa cũng như tăng nguồn thu cho ngân sách cho Trung ương và địa phương. Huyện Gò Công Đông có 32 km bờ biển, ngoài các khu vực gần bờ có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn là cồn Ông Mão, bãi biển Tân Thành (những vùng nầy hiện đang nuôi trồng thuỷ sản), huyện còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bổ ven biển và gần các cửa sông Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tiểu; đặc biệt có rừng phòng hộ chạy dọc ven biển khoảng 20 km với nhiều hệ động - thực vật sinh sống. 1. Tài nguyên du lịch Gò Công 1.1. Tài nguyên di tích cấp quốc gia Liệt kê 20 di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy Gò Công có 7: Chiến lũy Pháo đài, Đình Đồng Thạnh, Đền thờ Trương Định (Gia Thuận), Lăng mộ và đền thờ Trương Định (thị xã), Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc Phủ Hải, Đình Long Trung. 1.2. Tài nguyên di tích cấp tỉnh Gò Công hiện có 24/80 di tích cấp tỉnh (Phụ lục 1) Đặc biệt mộ bát giác ở Bình Nghị, Gò Công Đông; ngoài giá trị nghệ thuật, công trình này còn hàm chứa những ý nghĩa lịch sử đáng trân trọng. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc khẳng định lăng mộ ở Gò Công là ngôi mộ bát lăng đẹp nhất ĐBSCL. 1.3. Tài nguyên sản phẩm ẩm thực:
- Sản phẩm ẩm thực Gò Công vẫn giữ cái riêng trong chế biến, gia vị, món ăn kèm; nhiều món do người Gò Công xa xứ sáng chế đã thành thương phẩm có tiếng (rượu sim ở Phú Quốc). Bên các món ăn thức uống, bánh mức thuần Việt là đặc sản của cộng đồng người Hoa (Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Châu, Hẹ,…), tất cả phong phú hơn nhiều so với những sản phẩm sau đây (Phụ lục 2). Món ăn thức uống Gò Công chơn chất, hầu hết chưa qua công nghệ chế biến, nghệ thuật trang trí, quảng cáo,…vẫn đang ở mức độ “có sao nói vậy người ơi”. 1.4. Tài nguyên du lịch biển:
- Với 32 km bờ biển, tuy không trong xanh như các nơi nhưng có nhiều chủng loài thuỷ hải sản, gió biển trong lành. Gắn với biển Tân Thành là rừng ngập mặn, nguyên sinh, nối với Cồn Ngang, Lũy Pháo đài,…. Hệ thống nước ngọt cũng tăng lợi thế du lịch biển Gò Công. Khu du lịch (KDL) biển Tân Thành gần các khu công nghiệp (KCN) Gò Công và cảng biển Hiệp Phước – TP. HCM 28 km, Vũng Tàu 35 km, KCN Bình Đại-Bến Tre 08 km) đã thu hút du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng [xe máy, xe đạp]. Khi QL 50 (Sài Gòn – Gò Công) nâng cấp, cầu Mỹ Lợi thay phà, du khách từ SaiGon đến KDL Tân Thành chỉ 90 phút. Hơn nữa, quyết định số 643/QĐ-UBND UBND của UBND tỉnh Tiền Giang về Qui hoạch KDL sinh thái biển Tân Thành rộng 80,36 ha (cạnh KDL biển Tân Thành) càng tăng chất lượng du lịch Gò Công. 1.5. Tài nguyên du lịch làng nghề: “Đất lành yến đậu” là thành ngữ quen thuộc của giới kinh doanh ch**m yến và tham quan làng yến là một trong các tour du lịch Gò Công hàng tuần. Tham quan, mua sản phẩm từ yến sào là sản phẩm mới của du lịch Gò Công. Xóm nhà yến ở ấp Khương Ninh, Gò Công Tây có nhiều nhà yến với những lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén, các ô cửa vuông hun hút để chiều chiều yến bay về …"khách sạn". “Khách sạn” cho yến có đủ tiện nghi (hệ thống phun sương làm mát, lỗ thông hơi, đĩa phát âm gọi bầy, có phân yến rải trước tạo cảm giác quen thuộc, khung cảnh yên tĩnh,…). Ngoài “nghề” nuôi chim yến, Gò Công còn nhiều làng nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề ở đó (tủ thờ, mắm,…) vẫn chưa được khai thác để chuyển hóa thành sản phẩm du lịch 1.6. Tài nguyên du lịch lễ hội:
- LỄ HỘI GHI CHÚ trung Vía Quan thánh hàng năm với sự tham gia rất tích cực của cộng đồng thị xã tuần người Hoa (các bang Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Giêng Châu, Hẹ,…) Gò Công Mồng 9 Lễ hội Nghinh Ông (âm lịch) tại lăng ông Nam Hải xã Vàm Láng. Có - 10 rước sắc Thần từ đình Kiểng Phước bằng xe ngựa, lễ xô giàn thí, cúng Gò Công tháng thuỷ lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội, hát thày, lễ nghinh ông trên Ðông Ba biển với hàng trăm thuyền trang hoàng lộng lẫy. Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh tại đình Gia Thuận với qui mô Gò Công 20/8 lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ. Ðông dương Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh tại đền thờ Trương Ðịnh với qui thị xã lịch mô lớn. Thị xã Gò Công có thêm lễ rước linh và dâng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Trương Ðịnh. Gò Công thị xã 26/5 Lễ Giỗ Hoài quốc công Võ Tánh, vị anh hùng đầu tiên đưa địa danh ÂL Gò Công vào quốc sử, tại Đền thờ ấp Gò Tre xã Long Thuận. Gò Công 14 - 16 Lễ hội Kỳ yên đình Vĩnh Bình (âm lịch) tại Ðình Vĩnh Bình thuộc thị Gò Công tháng trấn Vĩnh Bình. Lễ hội có đưa linh vị đến miễu Thánh Mẫu Thiên Y A Chạp Na rồi đưa về đình Vĩnh Bình, dân làng góp nhiều lễ vật, tổ chức múa Tây rồng, làm lễ tế thần bằng vật sống. 1.7. Hội thi người đẹp: Triều Nguyễn có 3 người đẹp tiến cung và thành hoàng hậu thì
- Gò Công chiếm 2 (Đức bà Từ Dụ và Nam Phương hoàng hậu - 3 năm hoa hậu Đông Dương). Ở Tăng Hòa (Gò Công Đông) còn mộ của “hoa hậu tỉnh Gò Công” - bà Nguyễn Thanh Tùng (1919-1951). Ngày trước tỉnh Gò Công vẫn tổ chức “hội đấu sắc đẹp” - làng tuyển người đẹp ra thi tỉnh. Người đẹp Gò Công nay vẫn là những thôn nữ như Trần Thị Thu Trang - giải nhất “Người đẹp Gò Công 2003”, Trần Ngọc Điểm giải “Cô Tấm hát hay 2006”, Trần Hoàng Trang - á hậu “Người đẹp Gò Công năm 2003”... Nguyễn Phong Lan (Áo dài duyên dáng Tiền Giang 2000), Trần Thị Kim Uyên – Giải Nhất cuộc thi cô Tấm ngày nay 2003…30/8/08, tại rạp Hòa Bình Sài Gòn, 30 người đẹp đã tham dự vòng chung kết cuộc thi Người đẹp hoa anh đào 2008 và Dương Thị Mộng Hoài từ Gò Công đã nhận ngôi vị cao nhất. Hoa hậu thế giới 2007 (Trương Tử Lâm) cũng từng thăm Gò Công. Từ truyền thống cho phép Ngành du lịch ĐBSCL nhìn lại các cuộc thi người đẹp ở Gò Công dưới góc nhìn đầu tư và khai thác hợp lý. 1.8. Du lịch nhà cổ, mộ xưa: Nếu Hội An ở Miền Trung được gọi là phố cổ thì ở miền Nam, Gò Công là nơi có nhiều nhà cổ còn nguyên vẹn. Nhà của Đốc phủ Hải ở số 9 đường Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1860 có hàng trăm chi tiết nội thất chạm trổ tinh vi. Hiện nay nhà được sửa lại cho khách nhưng mất một số chi tiết cũ (phim “Tình án” dựng từ tác phẩm Cư Kình của nhà văn Gò Công - Hồ Biểu Chánh). Nhà của bà Lâm Vu Liên xây dựng cuối thế kỷ XIX hiện dùng làm trụ sở Thị ủy Gò Công. Đường Hai Bà Trưng có nhà ông Nguyễn Anh Tuấn xây năm 1885 với vòm cửa vòng cung, tường vôi, mái ngói âm dương do thợ mộc miền Bắc và miền Trung xây dựng. Đường Nguyễn Huệ còn nhiều nhà cổ rất đáng tham quan. Các ngõ phố có nhiều nhà thờ, hội quán của các bang hội người Hoa. Giồng Sơn Qui là đất phát tích của dòng họ Phạm. Nhà thờ Phạm Đăng Hưng xây năm 1826 nằm trong vườn cây theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế. Gò Công có khu mộ của Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (người đã sát hại anh hùng Trương Công Định); Lãnh binh Tấn là bố đẻ công tử Huỳnh Công Miêng (miễn tử lưu linh). Khu mộ đáng được trùng tu và giới thiệu suy gẫm lẽ đời về “trung hiếu”, “cây đắng - trái
- ngọt”. 2. Thực trạng tiềm năng và công tác phát triển du lịch biển Gò Công thời gian qua 2.1. Những ảnh hưởng chính của du lịch biển Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Chính vì vậy, ảnh hưởng của du lịch biển hoàn toàn giống với những ảnh hưởng của du lịch nói chung đến kinh tế, văn hoá - xã hội và tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên do vùng biển là vùng địa lý với các hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi các tác động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai, chính vì vậy một số ảnh hưởng chính của hoạt động du lịch ở khu vực này cần lưu ý bao gồm : - Khai thác quá mức nước ngầm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa du lịch : kết quả sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm mặn các bể nước ngầm, làm giảm chất lượng nước. - Nước thải từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch không qua xử lý : làm tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ vùng nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn tự nhiên và chính bản thân hoạt động du lịch 2.2. Thực trạng tiềm năng và công tác phát triển du lịch biển Gò Công Về điều kiện tự nhiên, tuy hạn chế nước biển không trong xanh như Vũng Tàu và biển các nơi khác, nhưng bù lại biển Gò Công có rất nhiều chủng loài thuỷ hải sản, khí hậu mát mẽ, gió biển trong lành, nhất là vào mùa gió chướng tháng giêng đến tháng 3 hàng năm, đây là nơi lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần, lễ, tết… Và trong xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn, với nhiều dự án lớn, khu du lịch biển Tân Thành lại nằm rất gần khu Công nghiệp vùng Gò Công và cảng biển Hiệp Phước – TP. Hồ Chí Minh 28 km, Vũng Tàu 35 km và Bình đại-Bến Tre 08 km sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút hàng ngàn công nhân, người lao động và gia đình họ đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại đây. Mặc khác, trong tương lai, sẽ còn nhiều điều kiện
- thuận lợi giúp cơ sở hạ tầng phục vụ đi lại, du lịch ngày càng hoàn chỉnh như trong cuối năm nay, Chính phủ, Bộ GTVT cho đầu tư nâng cấp QL 50; trong đó xây dựng cầu Mỹ Lợi thay thế phà Mỹ Lợi hiện nay, nếu 02 dự án nầy sớm hoàn thành du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến khu du lịch biển Tân Thành chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, tỉnh đang đầu tư hệ thống chuyển tải nước ngọt về huyện Gò Công Đông trong đó có biển Tân Thành. Để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách tham quan cũng như giới thiệu quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư, công tác nghiên cứu lập qui hoạch chi tiết khu vực dọc theo bờ biển nầy cần được các ngành chức năng thực hiện sớm. Việc lập qui hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành là bước đầu khẳng định vị trí du lịch đã được mọi người biết đến từ lâu nhưng vẫn còn ngủ yên, chưa được khai thác đúng mức, đúng tầm, nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương. Gắn với biển là rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh, nối với Cồn Ngang, Lũy Pháo Đài (huyện Tân Phú Đông)…, có thể nói, ngoài những đóng góp nguồn lợi đáng kể từ kinh tế biển, biển Tân Thành còn là loại hình du lịch thiên nhiên hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị lịch sử, văn hoá sở tại. Đồng thời, góp phần phát triển cộng đồng như tạo công ăn việc làm, tiêu thụ sản phẩm… đặc biệt kêu gọi người dân địa phương cùng làm du lịch, nhất là tạo mọi điều kiện để các ngành, các doanh nghiệp cùng bỏ vốn đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch biển Tân thành, tạo thành một tour du lịch sinh thái, gắn tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống mới lạ và thực sự làm hài lòng du khách sau một chuyến đi du lịch đúng nghĩa. Nói về tiềm năng du lịch biển Tân Thành, Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Nghĩa phấn khởi cho biết: UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 643/QĐ-UBND phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành với diện tích 80,36 ha (nằm cạnh khu du lịch biển Tân Thành đang hoạt động), do Công ty TNHH Xây dựng- Kiến trúc miền Nam (ACSA) lập qui hoạch. Theo đó, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành được xây dựng thành khu du lịch sinh thái phát triển đồng bộ,
- có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt, giải trí, thể dục thể thao, khu hành chính… Tổng nguồn vốn đầu tư hơn 35,8 tỉ đồng. Đây là khu du lịch sinh thái ngập mặn phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ biển, vui chơi giải trí…mang tính chất nghỉ dưỡng, kết hợp các loại hình sinh hoạt vui chơi bãi biển, du lịch dã ngoại, cắm trại, tham quan vườn cây ăn trái, mua sắm các sản phẩm của địa phương và thưởng thức các món ăn vùng biển, của du khách trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, UBND huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền vận động giải thích người dân về lợi ích của việc quy hoạch và thực hiện dự án, đồng thời kết hợp làm việc lại với các nhà đầu tư. Mặt khác, UBND huyện đã và đang đề xuất với tỉnh sớm triển khai các dự án: Giao thông cặp kênh Láng Biển, vòng xoay biển Tân Thành và dự án đưa nước ngọt về khu vực biển Gò Công. Đây là những dự án có tính xúc tác cho việc triển khai thực hiện quy hoạch nhằm góp phần đánh thức những tiềm năng cho vùng đất hoang sơ nhưng chứa đầy tiềm năng vốn đã ngủ quên lâu ngày trong sóng biển. 3. Những vấn đề đặt ra cần quan tâm để phát triển du lịch biển Gò Công bền vững có hiệu quả. Qua phân tích thực trạng phát triển du lịch biển, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của phát triển du lịch, có thể thấy một số vấn đề chính đặt ra cho phát triển du lịch biển ở Gò Công bao gồm: - Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tầu du lịch biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển. - Môi trường biển đã có sự suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. - Việc khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý. - Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía ngành và chính quyền địa phương.
- - Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. 4. Một số giải pháp để phát triển bền vững du lịch biển Tân Thành – Gò Công, Tiền Giang 4.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch. Thực trạng chất lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch biển Gò Công đang ở mức rất thấp trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ, do kinh doanh du lịch biển Gò Công mang nặng tính thời vụ (chỉ kinh doanh chủ yếu 90 ngày trong năm). Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa thực sự được quan tâm; thu nhập bình quân trong năm của người lao động thấp; những người quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thường bỏ doanh nghiệp để ra đi tìm việc nơi khác có thu nhập cao hơn. Vì vậy, các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển Gò Công phải tính đến việc đầu tư xây dựng các sản phẩm dịch vụ, du lịch kinh doanh được quanh năm, tạo được mức thu nhập cao mới có điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề; kinh doanh mới thực sự có hiệu quả. Đào tạo đội ngũ có đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịchđặc biệt này. Khác với những loại hình du lịch khác, ngoài những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cơ bản, các cán bộ tham gia thực hiện các hoạt động quản lý, nghiệp vụ phải nắm vững các nguyên tắc của du lịch sinh thái, am hiểu về tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực này. Điều này đòi hỏi phải tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm về du lịch sinh thái 4.2. Đẩy mạnh liên kết, tăng cường hội nhập. Có thể thấy ĐBSCL không thiếu những nơi có thể tạo ra “lợi thế so sánh” riêng biệt nhưng do chưa khai thác thế mạnh truyền thông, internet, quảng cáo nên hình ảnh về ĐBSCL, Tiền Giang,…Gò Công với du khách vẫn đang là những bức tranh thông thường có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu. Hơn nữa, theo báo chí đưa tin thì việc phục vụ du khách vẫn “giẫm chân nhau” và “rập khuôn” (nơi nào cũng vườn trái, chèo xuồng,
- thức ăn đồng quê, đờn ca tài tử,…) nên lượng du khách tăng mỗi năm nhưng tỷ lệ quay lại lần thứ hai, thứ ba rất ít. Khảo sát của ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, trong hơn nửa triệu du khách đến chỉ có 2,1% khách lưu trú, còn lại s áng đến Mỹ Tho và chiều về SG. Thật vậy, nếu mỗi tỉnh chỉ chú ý vào các dự án địa phương sẽ vừa không tạo ra thế mạnh thương hiệu do quy mô còn nhỏ của mình vừa làm giảm cơ hội mở ra những tiếp cận mới cho việc xây dựng chính sách. Liên kết khai thác du lịch không chỉ theo hướng ưu tiên cho trung tâm hành chính, khu “thành phố” hoặc liên kết bình quân cào bằng giữa các địa phương mà cần sự quản lý liên kết xuất phát từ ưu thế có thật của từng địa phương, từng vùng đất cụ thể (như Sa Đéc, Gò Công,…). Nói “quản lý liên kết” là khẳng định vai trò lãnh đạo và quản lý của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong hoạt động liên kết khai thác du lịch tại địa phương nhất là đối với nơi có tiềm năng. 4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Huy động tối đa các nguồn lực cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch với sự phân công rõ: Nhà nước hỗ trợ xúc tiến điểm đến; Doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến sản phẩm. Liên kết, hợp tác, có chính sách thu hút các hãng lữ hành mạnh trong nước và quốc tế để họ đưa điểm đến Du lịch biển Gò Công nói riêng, Du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung vào chương trình du lịch của họ chào bán cho khách trên các thị trường. Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. 4.4. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường du lịch biển Gò Công Bờ biển Gò Công không dài, bãi tắm tốt không nhiều, vì vậy phải quan tâm quản lý tốt tài nguyên du lịch biển, đồng thời tăng cường quản lý bảo vệ môi trường nhằm khai thác lâu dài, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, phát huy hiệu quả kinh doanh du lịch biển. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch biển đảo Gò Công là rất lớn, chỉ mới hơn 10 năm phát triển nó đã thể hiện vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Du lịch biển Gò Công là ngành mới hình thành và phát triển,
- để đưa ngành kinh tế này phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế Tỉnh nhà, đang còn có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết. + Nghiên cứu xây dựng một số chính sách chủ yếu cho phát triển du lịch sinh thái: chính sách thu hút đầu tư, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động du lịch, cơ chế đảm bảo có sự đóng góp từ du lịch cho công tác bảo tồn, v.v. 4.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia đầy đủ vào hoạt động du lịch: Trên cơ sở những chính sách cụ thể đề xuất được các cấp có thẩm quyền chấp thuận cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng và tạo những điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch như hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, .v.v. + Xây dựng kế hoạch quản lý điểm du lịch: bao gồm việc xác định “sức chứa”của điểm du lịch, xây dựng quy chế quản lý các hoạt động du lịch phù hợp với “sức chứa” 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của Gò Công là rất phong phú và nhiều tiềm năng để phát triển. Trong thời gian gần đây, hiệu quả hoạt động của du lịch Gò Công tăng đều qua các năm, tuy nhiên số ngày lưu trú bình quân của du khách khi đến Gò Công vẫn còn thấp. Tuy nhiên, để du lịch Gò Công phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, cần tập trung vào các vấn đề sau: đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển các dịch vụ hỗ trợ du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tăng cường công tác quảng bá du lịch và quản lý tốt phí dịch vụ du lịch ở Gò Công.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Hoàng Ngọc Hùng – Tài nguyên du lịch Gò Công 2) Huỳnh Minh: Gò Công xưa. NXB Thanh Niên, 1999, 224 tr. 3) http://songcuulong.net ; 4) www.tiengiang.gov.vn 5) http://www.gocong.com/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
30 p | 1548 | 428
-
TIỂU LUẬN:PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - LÝ THYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở THÁI LAN
46 p | 1133 | 216
-
Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải
144 p | 480 | 129
-
Bài tiểu luận: Phát triển bền vững trong nông nghiệp và nông thôn
45 p | 350 | 79
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam
31 p | 428 | 74
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc
186 p | 211 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng
183 p | 212 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
110 p | 112 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
215 p | 159 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (2010)
106 p | 130 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hiện nay - Thực trạng và giải pháp
201 p | 46 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng
14 p | 79 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững làng nghề tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
128 p | 29 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
27 p | 81 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu thống kê hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ngành xây dựng
96 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững
25 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Quản lý tổng hợp tài nguyên cho phát triển bền vững tại khu vực Thanh Sơn - Tân Sơn, Phú Thọ
27 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn