Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam
lượt xem 74
download
Mục đích đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam" nhằm tìm ra những tìm năng, thực trạng du lịch ở Cù Lao Chàm để đưa ra những giải pháp phát triển ngành du lịch ở đây mang màu sắc riêng, phong phú, đa dạng và bền vững hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong bài tiểu luận là trung th ực, đ ược các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tam Kì, ngày 26 tháng 11 năm 2013 Hồ Văn Phúc
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại Học Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học lớp Đại h ọc Việt Nam Học khóa 11, tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn chuyên nghành đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian qua, qua đó tôi đã có được những kiến thức bổ ích để làm đề tài tiểu luận. Đặc bi ệt tôi g ửi l ời c ảm ơn chân thành đến cô giáo, Thạc sĩ Hồ Thị Thanh Ly đã nhi ệt tình h ướng dẫn và đóng góp những ý kiến cho tôi thực hiện bài tiểu luận này. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho tôi để bài làm được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm tới đây, Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy m ạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Sự nghiệp đổi mới s ẽ có b ước phát tri ển mạnh hơn, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp, có nền kinh tế hiện đại với c ơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ h ợp lí, trong đó công nghi ệp và dịch vụ ngày một chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản ph ẩm quốc dân. Với đặc điểm là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, với hiệu quả nhiều mặt; lại được xác đ ịnh có vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, nên ngành du lịch phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nhanh hơn và bền vững. Để đạt được mục tiêu đề ra, một trong những nhiệm vụ trước mắt mà ngành du lịch phải thực hiện đó là kích thích việc đa dạng hóa các loại hình du lịch trong nước, đặc biệt là loại hình du lịch biển, đảo. Trong đó, Cù Lao Chàm là cụm đảo hiện nay thuộc tỉnh Quảng Nam một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới đang có rất nhiều ti ềm năng về khai thác du lịch. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững ở đây, nên tôi đã chọn đề tài này và bài viết của tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu: “Th ực trạng và gi ải pháp phát triển bền vững du lịch ở Cù Lao Chàm, tinh Quảng Nam” ̉ 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra những tiềm năng, thực trạng du lịch ở Cù Lao Chàm để đưa ra nhưng giải pháp phát triển ngành du lịch ở đây mang màu sắc riêng, phong phú, đa dạng và bền vững hơn.
- 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Cụm đảo Cù Lao Chàm, ban quản lí về cụm đảo, người dân bản địa và khách du lịch đến nơi đây. 2. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu này chỉ thực hiện trong khu vực đảo Cù Lao Chàm và các vùng phụ cận có ảnh hưởng đến nơi đây. Nghiên cứu lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm trong th ời gian từ năm 2009 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: 4.1. Phương pháp quan sát Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của ban qu ản lí và người dân nơi đây. Quan sát lượt khách du lịch đến và đi ở Cù Lao Chàm 4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Lập các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập tài liệu để thực hiện bài tiểu luận này. 4.3. Phương pháp thực nghiệm tự nhiên Tham gia vào một chuyến đi đến Cù Lao Chàm để biết thêm v ề nơi đây, đồng thời thu thập thêm tài liệu trong chuyến đi. 4.4. Phương pháp thu thập tài liệu Phân tích và thu thập tài liệu từ báo chí, internet, th ực t ế…nh ằm làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
- B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi c ủa con ng ười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng th ời gian nh ất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài m ục đích kiếm tiền.(Theo luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại điều 4, chương I) Ngoài ra, Du lịch còn có thể được hiểu là : + Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục h ồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. + Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm t ạm th ời trong th ời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái ni ệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không ch ỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã h ội. Chính vì v ậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát tri ển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. 1.2. Khái niệm về du lịch bền vững
- Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và th ực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du l ịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là vi ệc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm b ảo nh ững khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài. Theo định nghĩa mới của tổ ch ức Du l ịch th ế gi ới (WTO) đ ưa ra t ại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch b ền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó v ẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con ng ười”. Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: “ Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch kh ả thi v ề kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc
- vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã h ội c ủa cộng đ ồng địa phương”. Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một v ấn đ ề không th ể thi ếu được trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải đ ược coi là y ếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. 1.3. Nội dung phát triển du lịch bền vững Như chúng ta đã biết, thì để phát triển được du lịch bền vững cần phải đạt được các nội dung căn bản sau đây: • Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó đ ược coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài. • Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất th ải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. • Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững. • Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của công đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển. • Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.
- • Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. • Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã bi ết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn. Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thi ết ph ải tôn trọng các nội dung cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch th ực s ự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền v ững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ h ệ th ống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất. 1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững Để đánh giá thước đo về du lịch bền vững cần phải đánh giá trên ba mặt đó là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã h ội và b ền vững về mặt môi trường. Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh ch ưa ch ắc đã có đ ược phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên ch ỉ chú tr ọng và nh ấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Bền vững về mặt môi trường: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học...và xã h ội bao
- quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống ch ất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Bền vững về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho m ọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn li ền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng l ực l ựa ch ọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống th ước đo này rất ph ức t ạp và nhi ều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội - môi trường. Về mặt kinh tế, tính bền vững th ể hi ện ở các ch ỉ s ố nh ư: t ổng s ản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), c ơ c ấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc t ế thì ch ỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu. Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá nh ư: chỉ số phát tri ển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y t ế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là ph ải tăng tr ưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân ph ối thu nh ập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra nh ững xung đột, bất ổn trong xã hội.
- Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhi ễm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường b ền vững là môi trương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải. Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đ ẳng gi ới; các ch ỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, t ỷ l ệ h ọc trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác. 1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững Nguồn tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích l ịch s ử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự h ấp d ẫn du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du l ịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí h ậu, sinh v ật, khoáng sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển. Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là v ấn đ ề không th ể thi ếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
- Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân t ố quy ết đ ịnh đ ến vi ệc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du l ịch c ủa đ ịa ph ương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với đ ịa điểm du lịch. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có m ạng l ưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du l ịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao g ồm trang thi ết b ị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí..là yếu tố quan trọng đ ể tho ả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người) Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du l ịch. Ch ất l ượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn th ực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách t ạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch. Đường lối chính sách phát triển du lịch Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát tri ển du lịch, v ới m ột đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.
- Môi trường du lịch Thực tế cho thấy phát triển du lịch th ường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không đ ược liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì h ậu quả s ẽ d ẫn t ới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản ph ẩm du lịch c ụ thể. Tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du l ịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là h ết sức c ần thi ết và không thể thiếu được. Trên đây chỉ là một số yếu tố ch ủ yếu đ ể phát tri ển du l ịch ở m ỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đ ặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà k ết h ợp l ại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho vi ệc phát tri ển du lịch thành công.
- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CÙ LAO CHÀM 2.1. Giới thiệu tổng quan về Cù Lao Chàm 2.1.1. Tên gọi và vị trí địa lí Tên gọi cù lao Chàm đã xuất hiện cách nay đã hàng mấy trăm năm, và tên gọi xã Tân Hiệp (thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay) có nguồn từ chữ Tân Hợp dưới triều Nguyễn. Trong dân gian, người dân vùng ven biển ở Quảng Nam nói gọn là Lao. Cù Lao Chàm nằm ở toạ độ 15o15'20'' đến 15o15'15'' vĩ độ bắc và 180o23'10'' kinh độ đông; là một cụm gồm 07 hòn đảo lớn, nhỏ (Hòn Lao, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Khô và Hòn Ông) tr ải r ộng trên một diện tích không gian khoảng 15km 2. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3000 người, trong đó Hòn Lao có diện tích lớn nh ất và chi ếm dân cư nhiều nhất trong toàn vùng. Cù Lao Chàm cách bờ biển C ửa Đ ại 15km về phía đông, cách thị xã Hội An 19km về phía đông-đông bắc và đã đ ược UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Về mặt hành chính, hiện nay Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hi ệp thu ộc thành ph ố H ội An, tỉnh Quảng Nam. Diện tích đất ở và canh tác không rộng, song do vị thế và nh ững điều kiện tài nguyên rừng, biển và nguồn nước ngọt phong phú, Cù Lao Chàm ngay từ thời tiền sử đã được chọn làm nơi tụ cư, sinh s ống c ủa con
- người. Mặt khác cũng do vị trí tiền tiêu và nh ư tấm bình phong che ch ắn, Cù Lao Chàm luôn gắn bó hữu cơ với đất liền. Cùng với Cửa Đại- H ội An, Trà Kiệu và Mỹ Sơn theo trục sông Thu B ồn tạo nên th ế liên hoàn của chuỗi văn hoá trong những giai đoạn cực thịnh của văn minh Champa. Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với s ự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây - phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam- Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác nh ư Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thu ộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm. Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm đ ược thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Với vị trí địa lí như vậy, đã tạo cho Cù Lao Chàm một vị trí quan trọng cả về mặt kinh tế, chính trị và quốc tế. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Cù Lao Chàm - cách Cửa Đại 19km về hướng đông - đông bắc,thuộc vùng khí hậu có nền nhiệt độ đồng đều, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26oC, không có gió tây nam khô nóng. Mưa tương đối ít và điều hoà, ít có sương mù, độ ẩm trung bình 80 - 90%. Vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm, chịu ảnh hưởng nặng của áp thấp nhiệt đới và bão. 2.2. Tiềm năng của xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm
- 2.2.1. Vẻ đẹp Cù Lao Chàm Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên y ến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa h ọc đánh giá cao và được đưa vào danh sách bảo vệ. Du khách đến với cù lao Chàm sẽ trải qua những giờ phút thú vị, bồng bềnh trên sông nước. Từ phố cổ Hội An theo thuyền du lịch qua những xóm làng dọc theo sông Thu B ồn rồi ra Cửa Đại thơ mộng sẽ thấy cù lao Chàm ẩn hiện phía xa xa v ới m ột vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Nhờ những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng nên hệ động thực vật trên đảo khá phong phú, đa dạng. Rừng Cù lao Chàm có nhiều loại lâm sản quý như gõ, kiền kiền, dẻ, chua, mây, song, dâu, sim; các loại dược liệu quý hiếm như mã tiền, sơn máu, ối tím, ngũ gia bì. Quý khách đến đây sẽ được tận hưởng một không gian hoàn toàn mới lạ và những phút giây cực kỳ thú vị. Núi ở đây như một dải đất mẹ cù lao. Sườn phía đông, đá tảng dốc đứng hiểm trở, kéo dài t ới sườn tây, d ốc thoải bao bọc cù lao. Phía dưới là âu tàu luôn có vài chục tàu neo đậu. Đặc biệt, trên Cù Lao Chàm còn có nhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp nh ư: Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Xếp... 2.2.2. Thảm thực vật và động vật đa dạng, phong phú Khi men theo những con đường mòn leo lên sườn núi, trên những lùm cây lá thấp là rừng xanh cây lá rộng nhi ệt đ ới phân b ố t ừ đ ộ cao 50 – 500m, có nhiều loại gỗ quý như gõ biển, huỷnh, lim xẹt và vô vàn ch ủng loại lâm sản như song, mây, cây làm thuốc. Thú vị nhất là nhiều loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía. Ở s ườn đồi phía đông của đảo, do địa hình dốc vẫn tồn tại thảm thực vật cây bụi và
- những trảng cỏ với nhiều loại đặc trưng như sến đất, huyết giác và cỏ cứng. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Khoa học tự nhiên – Hà Nội, tại Cù lao Chàm có nhiều loại cây cảnh rất đẹp đã sống vài ba trăm năm với hình dạng lạ mắt. Bạn có thể đi dạo, nghỉ ngơi, ngồi bên con Su ối Tình ngắm dòng nước chảy hay trông thấy những cây tuế cao 2 – 3m m ọc nhiều trên đảo Hòn Dài, chiêm ngưỡng dáng vẻ kỳ lạ của cây vông nem đường kính gần 2m, có bạnh lớn – một loài đa rễ bám vào tảng đá hoặc quấn quanh thân gỗ khác. Đây là hiện tượng mà giới chuyên môn gọi là “bóp cổ”. Thảm thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhi ều loại động vật. Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân cù lao, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước bi ển vào mỗi sớm chiều đã trở thành nếp sinh hoạt thường nh ật. Nhiều người k ể rằng, chúng khoái chí ném đá ra biển và hét toáng lên khi th ấy tàu thuy ền đi ngang. Trên 8 hòn đảo nhỏ, mỗi nơi có mỗi điều kỳ thú khác. Tuy nhiên, chỉ cần đi theo con đường nhựa cấp phối quanh lưng đảo Hòn Lao, bạn không chỉ tận hưởng trời nước mênh mông mà còn khám phá thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú. Cù lao Chàm luôn là điểm đến lý thú cho những ai yêu thích vùng sinh thái biển mà thiên nhiên nơi đây ban tặng. 2.2.3. Đặc sản ở Cù Lao Chàm Nơi đây, không chỉ là không gian biển đảo với nhiều điểm du lịch hấp dẫn mà còn có nhiều sản vật từ rừng đến biển như các loại rau
- rừng, cua đá, các loài tôm cá và nhiều loại hải sản khác. Những ngày trời đẹp, đến với Cù Lao Chàm, du khách sẽ được “thưởng thức” với món mực một nắng ngon tuyệt vời. Cách chế biến mực một nắng rất đơn giản. Mực tươi rửa sạch rồi trải trên vỉ đem phơi. Sau gần một ngày được nắng và gió biển hong ráo bớt nước, mực vừa se se khô rồi đem nướng lửa than hồng. Nướng vừa chín tới thì dùng tay vừa thổi vừa xé, chấm tương ớt bỏ vào miệng… để nghe hương vị biển cả hòa quyện trong lát mực. Ngoài ra, nơi đây còn có một đặc sản chế biến từ con ốc Vú Nàng vào mùa trăng tròn. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc Vú Nàng mới xuất hiện nhiều.Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghi ệp ph ải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Th ưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc Vú Nàng thành nhiều món như: món luộc, món nướng, món gỏi. Không quá béo như thịt, không quá dai như sò, nghêu, không nhỏ như hàu và có hương vị đậm đà khó quên, ốc Vú Nàng được xem là loài ốc quý trong danh mục ốc xứ Quảng. 2.2.4. Các điểm hấp dẫn ở Cù Lao Chàm Trên đất Cù Lao Chàm hiện còn tồn tại khá nhi ều các di tích tôn giáo - tín ngưỡng được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, trong số đó có những công trình mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa và đã đ ược Bộ Văn Hóa - Thông Tin chính thức ra quyết định công nhận là di tích c ấp quốc gia. Lăng Tiền Hiền: tọa lạc tại xóm giữa, thôn Bãi Làng. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 - đầu thế kỷ 19. Đây là một di tích không những có vai trò quan trọng trong hệ thống các di tích tín ngưỡng của các cư dân trên đảo Cù Lao Chàm mà còn là m ột bằng ch ứng quan
- trọng trong việc nghiên cứu về quá trình định cư, khai hoang khẩn hóa, ổn định cuộc sống và làm sáng tỏ tập tục tôn giáo tín ngưỡng của cư dân trên đảo Cù Lao Chàm xưa. Đồng thời góp phần làm phong phú hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong quần thể các di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Tân Hiệp nói riêng và Hội An nói chung. Miếu tổ nghề Yến: Di tích được xây dựng trên một gò cát khá cao thuộc Bãi Hương Cù Lao Chàm, mặt tiền xoay ra h ướng bi ển theo h ướng Tây - Tây Bắc nhìn vào đất liền. Đây là một công trình ki ến trúc tín ngưỡng thờ cúng Tổ nghề, một nghề khá đặc biệt ở Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung. Di tích nằm trên cụm đảo Cù Lao Chàm góp phần tôn thêm sự phong phú về điểm tham quan du lịch, nơi vừa có c ảnh quan thiên nhiên vừa có di tích kiến trúc lịch sử văn hóa. Chùa Hải Tạng: là một ngôi chùa làng “quy mô nhất”, toạ lạc tại thôn Bãi Làng. Theo văn bia hiện đang lưu gi ữ tại chùa cho bi ết, vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) chùa được dựng tại vị trí khác, cách vị trí hiện nay khoảng 200m về phía Đông Bắc. Nhưng do bị mưa bão làm h ư h ại nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) chùa được dời về xây dựng lại trên địa điểm hiện nay. Ngôi chùa đã đóng vai trò điển hình về loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật trên đất Cù Lao nói riêng, cả Hội An nói chung. Ngoài ra, ngôi chùa còn là một bằng chứng quý giá cho việc nghiên cứu về loại hình kiến trúc, tôn giáo - tín ngưỡng. Đây còn là một địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách khi bước chân đến Cù Lao Chàm. Lăng Ông Ngư: Lăng nằm giữa khu dân cư theo hướng Tây Nam, cách bờ biển chừng 10m để thờ cá Ông - vị thần bảo trợ cho những người đi biển. Di tích đã góp phần minh chứng cho sự đa dạng phong phú sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân địa phương, là bằng chứng về loại hình di tích tín ngưỡng của cư dân làm nghề sông nước tại Hội An nói
- chung, Tân Hiệp nói riêng. Giếng xóm Cấm: Di tích là công trình kiến trúc quan trọng phục vụ đời sống cư dân trên đảo. Xưa kia ngư dân, thương nhân đi thuyền từ nơi khác đến cập bến Cù Lao Chàm lấy nước ngọt để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của họ trên những chặn hành trình tiếp theo, qua đó thể hiện mối giao lưu mạnh mẽ của cư dân trên đảo với thương dân, ngư dân bên ngoài. Di tích đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết để hiểu rõ h ơn sinh hoạt văn hóa của cư dân địa phương, quá trình phát triển làng xã cũng như vai trò, vị trí Cù Lao Chàm trên chặng đường giao thương hàng hải ven biển Đông trước đây. Kỹ thuật xây dựng giếng là nguồn tư liệu quan trọng góp ph ần làm rõ thêm kỹ thuật xây dựng giếng Chăm ở Hội An cũng như sự kế thừa kinh nghiệm xây dựng giếng của cư dân Việt tại đảo. Di chỉ Bãi Làng: Dựa vào vị trí địa lý và hiện vật phát hiện tại di tích cho thấy địa điểm Bãi Làng là di chỉ cư trú của cư dân Champa vào thế kỷ VII - X sau công nguyên và có đời sống khá phát triển. Nhiều ngành nghề được hình thành và phát triển như khai thác lâm, hải sản, sản xuất gốm, thủy tinh. Qua nhiều hiện vật gốm, sành Trung Hoa, Islam và thủy tinh Islam được phát hiện trong di tích Bãi Làng cho thấy vị trí quan trọng của hải đảo Cù Lao Chàm trên con đường hàng hải quốc tế. Nơi đây ch ắc chắn có sự dừng chân trao đổi của các thương thuyền Trung Quốc, Trung Đông. Qua đó, cho thấy cư dân cổ Bãi Làng đã sớm có những hoạt động giao lưu thương mại với các thương nhân nước ngoài. Di chỉ Bãi Ông: Địa điểm khai quật khảo cổ nằm trên một cồn cát sát chân núi. Qua các hiện vật thu th ập được từ hố khai quật cho th ấy đây là di tích có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Hội An từ trước đến nay. Di tích đã góp phần làm rõ thêm vai trò của Cù Lao Chàm trong th ời kỳ
- Tiền - Sơ sử ở Hội An. Đồng thời chứng minh cư dân Sa huỳnh cư trú liên tiếp ở Hội An từ Sơ kỳ đến hậu kỳ Văn hóa Sa Huỳnh. Hiện nay, các di tích này không những góp phần trong việc làm phong phú, đa dạng hệ thống di tích trên vùng đảo mà còn là nh ững tr ọng điểm thu hút du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. 2.3. Tinh hinh khach đến Cù Lao Chàm qua các năm ̀ ̀ ́ Lượng khách tham quan Cù Lao Chàm tăng đột biến nhiều năm nay. Nếu như năm 2009 chỉ có khoảng 33.599 lượt khách đến thì năm 2013 đã tăng vọt lên khoảng 171.500 lượt khách tham quan. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế chiếm gần 30% trong tổng số lượng khách qua các năm, còn lại là khách du lịch nội địa. Nh ư năm 2012 trong 105.047 lượt khách thì đã có 27.085 lượt khách du lịch quốc tế và 77.989 lượt khách nội địa. Điều đó chứng tỏ Cù Lao Chàm là một điểm đến hấp dẫn mà cả khách trong và ngoài nước muốn đến. Bang số 1: Thể hiện lượt khách du lịch đến Cù Lao Chàm từ năm ̉ 2009 đến năm 2013 Đơn vị: Lượt khách Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lượng khách 33.599 54.769 78.909 105.074 171.500 Khách Quốc tế 8.123 15.815 9.910 27.085 47.100 Khách Nội địa 25.476 38.954 68.999 77.989 124.400 (Nguồn: Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng lượt khách du lịch đến Cù Lao Chàm qua các năm, từ năm 2009 đến năm 2013:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
53 p | 1710 | 225
-
Tiểu luận : " Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê "
52 p | 617 | 217
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
42 p | 944 | 187
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Intimex
35 p | 791 | 168
-
Tiểu luận “Thực trạng và giải pháp phát triển các loại thị trường”
22 p | 534 | 127
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
11 p | 404 | 106
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
39 p | 1003 | 104
-
TIỂU LUẬN:Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.Lời nói đầuĐất đai là tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trá
72 p | 405 | 98
-
Bài tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
26 p | 622 | 90
-
Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài
33 p | 219 | 89
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm thu, thất thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
23 p | 403 | 88
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội
9 p | 511 | 79
-
Tiểu luận:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ĐHQG-HCM
22 p | 275 | 48
-
Tiểu luận - Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
46 p | 210 | 48
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước
36 p | 158 | 23
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
23 p | 153 | 13
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp
14 p | 119 | 12
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM
7 p | 122 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn