intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939-1945

Chia sẻ: Ho Anh Hao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

612
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động: thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939-1945

  1. TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939-1945 (LIÊN HỆ Ở ĐỊA PHƯƠNG)
  2. TIỂU LUẬN VỀ ĐỀ TÀI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939-1945 (LIÊN HỆ Ở ĐỊA PHƯƠNG) Trong giai đoạn 1939-1945 tình hình ở Việt Nam có rất nhiều diễn biến: - Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động: thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn. - Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Chịu cảnh “một cổ hai tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, Nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. - Trong khi đó tình hình thế giới lại càng căng thẳng hơn: Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước tham chiến. Chính phủ Pháp thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa. Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày 22-6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. Với tình hình trong nước và thế giới như vậy,trong giai đoạn này nhân dân Việt Nam đã tổ chức rất nhiều phong trào giành chính quyền trên
  3. phạm vi khắp cả nước.Tiêu biểu có khởi nghĩa Bắc Sơn: 27-9-1940,khởi nghĩa Nam Kì:23-11-1940 ,Binh Biến Đô Lương:13-1-1941…những cuộc khởi nghĩa đã báo hiệu thời kì mới của cách mạng Việt Nam-thời kì đấu tranh vũ trang trong toàn quốc để giành chính quyền. Trong các tỉnh thành tổ chức tham gia phong trào đấu tranh giành chính quyền nghệ an là một trong những cái nôi của cách mạng. Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Người dân xứ Nghệ tuy nghèo nhưng vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Vùng đất còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào tạo cho con người những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm và kiên nghị. Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong…. và tiêu biểu là tấm gương Hồ Chí Minh vĩ đại Nghệ An là một tỉnh rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ còn được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử cách mạng đã được xếp hạng, những bảo tàng để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau. Cao trào cách mạng ở nghệ an giai đoạn 1939 – 1945 diễn ra rất mạnh mẽ nổi bật là phong trào cách mạnh: Binh biến Đô Lương Binh biến Đô Lương xảy ra ngày 13 tháng 1 năm 1941, là cuộc nổi dậy chống lại thực dân Pháp của những người Việt bị Pháp bắt lính tại đồn Đô Lương, Nghệ An. Phong trào cách mạng của quần chúng đã ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp trong chiến tranh Pháp – Thái Lan,dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương-Nghệ An) đã nổi dậy.Tối ngày hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh định cùng anh em binh lính ở đây giết giặc chiếm thành. Pháp kịp thời đối phó,chiều hôm sau, toàn bộ binh lính tham gia nổi dậy bị bắt.Đội Cung bị Pháp bắt và bị xử tử cùng với 10 đồng chí của ông tại
  4. Vinh. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày.Tuy thất bại nhưng phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp . Cuộc nổi dậy đã thất bại vì điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi , nhưng “ đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc , là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương “.Nêu cao tinh thần anh dũng , bất khuất của nhân dân Việt Nam , giáng những đòn mạnh vào thực dân Pháp và nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật.Bài học về khởi nghĩa vũ trang , về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích , trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám và cũng là bài học vể khởi nghĩa giành chính quyền phải được chuẩn bị chu đáo và đúng thời cơ,Họ là những người nổ tiếng súng đầu tiên,là những người tiên phong trong phong trào cách mạng 1939 – 1945. Sau cuộc binh biến Đô Lương không thành,các cơ sở Đảng ở Nghệ An đã đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vào tháng 5 -1945,đến ngày 18-8-1945,ủy ban khởi nghĩa thông báo lệnh khởi nghĩa.ngày 21-8- 1945,toàn bộ nhân dân cả nước nói chung và nhân dân nghệ an nói riêng nhất loạt đứng lên giành chính quyền,với khí thế cả nước sôi sục đứng lên khởi nghĩa, Ngày 21/8/1945 khëi nghÜa vμ giμnh ®−îc chÝnh quyÒn ë Vinh vμ nhiÒu ®Þa ph−¬ng kh¸c như là :Thanh thủy (16-8-1945),Quỳnh Lưu (17-8- 1945),Hưng Nguyên(19-8-1945),. 26/8/1945 ®Þa ph−¬ng cuèi cïng ë NghÖ An giμnh ®−îc chÝnh quyÒn như là: Con Cuông (26-8-1945),Tương Dương (26-8-1945),Quỳ Châu(26-8-1945).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2