intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phương thức tín dụng chứng từ

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

116
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tập trung tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thông qua giáo trình Thanh toán quốc tế cùng các Văn bản pháp lý điều chỉnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phương thức tín dụng chứng từ

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TÀO ĐẶC BIỆT ĐỀ TÀI: PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 GVHD: ThS Nguyễn Phước Kinh Kha
  2. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TÀO ĐẶC BIỆT DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 8 – LỚP TN09DB2  HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ 1.Nguyễn Châu Hoàng ÁNH 0954032038 2.Lý Thành LONG 0954032342 3.Trần Thị Ngọc PHƢỢNG 0954030545 4.Trần Thế Minh QUÂN 0954032553 5.Liễu Ngọc TRÂN 0954032750 1
  3. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN  .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 2
  4. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 4 1. Khái niệm và lịch sử ra đời phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ ........................ 6 1.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 6 1.2. Lịch sử ra đời................................................................................................................ 6 2. Các đối tƣợng liên quan đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ ..................... 7 3. Quy trình mở L/C ................................................................................................................ 9 4. Quy trình thanh toán L/C ................................................................................................. 10 5. Vai trò của Ngân hàng...................................................................................................... 15 5.1. Vai trò chính của Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo thư tín dụng ................................................................................................................................................ 15 5.2. Vai trò của các Ngân hàng khác có liên quan đến hoạt động L/C ............................ 16 6. Các rủi ro mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thƣờng gặp trong thanh toán L/C ................................................................................................................................. 18 TỔNG KẾT............................................................................................................................. 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 22 3
  5. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ LỜI MỞ ĐẦU  Thanh toán là một trong những khâu then chốt, giữ vai trò quan trọng trong hợp đồng ngoại thương. Việc thanh toán diễn ra tốt đẹp không chỉ góp phần tạo ra dòng tiền vào, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn góp phần nâng cao uy tín của cả doanh nghiệp, ngân hàng cũng như các đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thanh toán quốc tế còn góp phần khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, thúc đẩy ngoại thương phát triển. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Vì phương thức này có độ an toàn cao và ràng buộc các bên có liên quan với nhau giúp người xuất khẩu được thanh toán đúng thời gian quy định và người nhập khẩu cũng nhận được hàng hóa. Vậy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì? Các bên tham gia gồm những ai? Quy trình thực hiện phương thức này hiện nay như thế nào? Và vai trò của Ngân hàng trong phương thức ra sao? Những câu hỏi vừa nêu trên đây cũng chính là nội dung chính trong bài tiểu luận này do nhóm chúng tôi sẽ gửi đến các bạn. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là tập trung tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thông qua giáo trình Thanh toán quốc tế cùng các Văn bản pháp lý điều chỉnh, từ đó mở rộng thêm các rủi ro mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp trong thanh toán L/C – cách phòng chống những rủi ro này. Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi nghiên cứu của đề tài có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu lấy nguồn thông tin từ giáo trình, các văn bản pháp lý điều chỉnh, Internet,…Qua đó, bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, diễn dịch và quy nạp thông tin để hoàn thành bài viết một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nội dung đề tài: Đề tài được chia thành 6 phần: 1. Khái niệm và lịch sử ra đời phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2. Các đối tượng liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 3. Quy trình mở L/C. 4
  6. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4. Quy trình thanh toán L/C. 5. Vai trò của Ngân hàng. 6. Rủi ro doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thường gặp trong thanh toán L/C. Nhóm chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo có ích góp phần giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hiện nay tại Việt Nam cũng như giúp bạn thuận lợi hơn trong việc học và thực hành Thanh toán quốc tế. Tp.HCM, tháng 3 năm 2012 Nhóm 8 – Lớp TN09DB2 – Chƣơng trình Đào tạo Đặc biệt 5
  7. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1. Khái niệm và lịch sử ra đời phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1. Khái niệm Theo Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế, tín dụng chứng từ là : Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào mà theo đó ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân mình :  Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát ; hoặc  Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu ; hoặc  Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. 1.2. Lịch sử ra đời Một số học giả cho rằng, nguồn gốc thư tín dụng có từ thời Ai Cập cổ đại và Babylon. Nơi đây đã có đầy đủ hệ thống ngân hàng. Bằng chứng là một mảnh đất sét đã cho thấy con người phải trả một số tiền và lãi vào một ngày cụ thể. Mảnh dất sét này được tìm thấy tại Babylon có lịch sử từ 3000 năm trước Công nguyên được trưng bày tài Bảo tàng Đại học Philadelphia, Mỹ hiện nay. Một phát hiện khác vào năm 248 trước Công nguyên ở Ai Cập là bằng chứng của việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, người vay tiền phải trả nợ bằng lúa mạch, hoặc phải trả gấp đôi số nợ đã vay mượn. Bằng chứng này cũng xác nhận rằng các ngân hàng của Hy Lạp cổ đại đã chuẩn bị thư tín dụng nhằm đưa đồng tiền vào việc thanh toán qua tài khoản. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, vai trò của các ngân hàng cũng như thương mại giữa các quốc gia đã giảm đi. Đến đầu thế kỷ 13, ngân hàng ở Genoa, Venice, Florence và các thành phố châu Âu khác đã được tái thành lập. Tại thời điểm này, thương nhân phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Một là, việc buôn bán vàng rất nguy hiểm; hai là, đồng tiền được tạo ra từ hoạt động thương mại không đủ để đáp ứng nhu cầu của thương nhân. Các thương gia đã cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng các hối phiếu và thư tín dụng. Trong giai đoạn này, những công cụ thanh toán đã hoạt động rộng rãi, thư tín dụng được sử dụng như một phương tiện quan trọng để bổ sung các hối phiếu. Đến thế kỷ 17, tín dụng chứng từ là công cụ tài chính phổ biến trong cả châu Âu, đặc biệt ở Anh. Tại thời điểm này tín dụng chứng từ có chức năng giống như một tấm séc của 6
  8. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ khách du lịch. Vào thế kỷ 19, các ngân hàng Anh đã độc quyền trong việc phát hành thư tín dụng. Điều này xảy ra là do tại thời điểm này, đồng Bảng Anh là đồng tiền được chấp nhận hầu hết các ngân hàng của London, và đã đạt được một vị trí ưu việt trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Tại Hoa Kỳ, số lượng nhà sản xuất ngày càng tăng, các mối quan hệ của họ với thương nhân nước ngoài ngày càng mở rộng công với sự phát triển của công nghệ như việc sử dụng máy điện báo để giao tiếp các điều khoản hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi để thư tín dụng xuất hiện và được sử dụng rộng rãi. Sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai đã phá vỡ các liên kết kinh doanh trên toàn thế giới. Để tiếp tục kinh doanh, thương nhân phải tạo ra các liên kết mới với các công ty mới ra đời hoặc không đáng tin cậy. Đây chính là hoàn cảnh thuận lợi cho việc sử dụng rộng rãi của thư tín dụng bằng việc mời một ngân hàng đáng tin cậy tham gia vào mối quan hệ của thương nhân. Những năm 1950, thư tín dụng đã giành được một vị trí nổi bật trong thương mại nội địa của Hoa Kỳ và cũng đã được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Kể từ Thế chiến II, việc sử dụng thư tín dụng thương mại trên thế giới vẫn tiếp tục được duy trì. Mặc dù sau đó là sự xuất hiện của các phương tiện tài chính khác nhưng thư tín dụng đã chứng minh nó là một công cụ linh hoạt, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu thay đổi trong thương mại quốc tế để tiếp tục tồn tại và phát triển đến ngày nay. 2. Các đối tƣợng liên quan đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 7
  9. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ngƣời xin mở tín dụng (The applicant, The Importer, The Buyer, Accountee) Các đối tượng xin mở thư tín dụng có thể là người mua hàng hóa, nhà nhập khẩu hay là người trả tiền. Theo điều 2 – UCP 600, người yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của bên đó, tín dụng được phát hành. Ngƣời thụ hƣởng (The Benificiary, The Seller, The Exporter) Người thụ hưởng có thể là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ do người thụ hưởng chỉ định, nói cách khác người thụ hưởng dùng L/C này để trả cho các khoản nợ đến từ những người ký phát hối phiếu (Drawer). Theo điều 2 – UCP 600, người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được phát hành. Ngân hàng mở thƣ tín dụng (The Opening Bank, The Issuing Bank) Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mở thư tín dụng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và đồng thời cũng cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng mở thư tín dụng hay còn gọi tắt là ngân hàng phát hành được định nghĩa theo điều 2 - UCP 600, như sau là ngân hàng theo yêu cầu của xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình phát hành một tín dụng. Ngân hàng thông báo thƣ tín dụng (The Advising Bank) Ngân hàng thông báo thư tín dụng được định nghĩa trong UCP 600 như sau là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Các ngân hàng này sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho người hưởng thụ biết khi nào thư tín dụng đã được chuyển đến. Trong quá trình thực hiện thanh toán thông qua phương thức tín dụng chứng từ thường hay xảy ra những tình huống cần có sự tham gia của ngân hàng khác nhằm giảm, tránh những rủi ro cho người thụ hưởng hoặc thực hiện những nghiệp vụ khác về thanh toán, chuyển nhượng hay chiết khấu L/C theo yêu cầu của các bên tham gia nói trên. Cụ thể như sau: Ngân hàng xác nhận (The Confirming Bank) Ngân hàng xác nhận là ngân hàng sẽ thanh toán cho người thụ hưởng thay ngân hàng mở thư tín dụng trong trường hợp ngân hàng này không thể thanh toán được L/C. Thông 8
  10. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ thường, ngân hàng xác nhận sẽ là ngân hàng thông báo hay ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường quốc tế. Theo điều 2 – UCP 600, ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thực hiện xác nhận cam kết thanh toán của mình đối với một tín dụng. Ngân hàng thanh toán (The Paying Bank) Ngân hàng thanh toán là ngân hàng được chỉ định thanh toán cho người thụ hưởng khi được ngân hàng phát hành chỉ định, có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng chấp nhận (The Accepting Bank) Ngân hàng chấp nhận sẽ thay mặt ngân hàng mở L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu kỳ hạn. Ngân hàng chiết khấu (The Negotiating Bank) Ngân hàng chiết khấu thực hiện chiết khấu bộ chứng từ tín dụng, có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng chỉ định (The Nominating Bank) Ngân hàng chỉ định được ủy quyền để thanh toán chiết khấu hoặc là ngân hàng được chỉ định để thực hiện thanh toán theo từng L/C cụ thể như thanh toán, xác nhận, chiết khấu… Ngân hàng bồi hoàn (The Reimbursing Bank) Ngân hàng bồi hoàn là ngân hàng hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng thanh toán đã trả cho người thụ hưởng, có thể là ngân hàng mở L/C, ngân hàng chỉ định hay là đại lý của các ngân hàng. Ngân hàng chuyển nhƣợng (The Transfering Bank) Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được phép chuyển nhượng giá trị L/C được quy định trong L/C chuyển nhượng. 3. Quy trình mở L/C Bƣớc 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu lập hồ sơ xin mở thư tín dụng (L/C) gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ), yêu cầu ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. 9
  11. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Đối với nhà nhập khẩu, khi lập giấy đề nghị mở L/C gửi cho ngân hàng, nhà nhập khẩu cần gởi kèm những chứng từ quan trọng sau:  Giấy đăng ký kinh doanh  Giấy phép nhập khẩu hoặc quota  Hợp đồng thương mại  Phương án kinh doanh hoặc phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu, Báo cáo tài chính  Đơn xin mở L/C  Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (đối với L/C trả chậm),… Ngân hàng thẩm định hồ sơ mở L/C về những vấn đề như khả năng thanh toán của khách hàng, đánh giá nguồn vốn thanh toán L/C, phương án sản xuất kinh doanh,…để đưa ra quyết định. Việc thẩm định hồ sơ của khách hàng là rất quan trọng. Một là, ngân hàng mở L/C là đơn vị thanh toán cho nhà xuất khẩu dù người mở L/C có tiền hay không, tồn tại hay phá sản. Hai là, khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, ngân hàng mở L/C buộc phải cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu; do đó, thẩm định hồ sơ L/C cũng nhầm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Bƣớc 2: Nếu đồng ý mở L/C, ngân hàng trích từ tài khoản đơn vị mở tài khoản tín dụng số tiền ký quỹ. Đối với trường hợp L/C trả ngay, số tiền ký quỹ bằng 100% giá trị thư tín dụng. Đối với trường hợp L/C trả chậm, số tiền ký quỹ thường là một tỷ lệ phần trăm trên giá trị thư tín dụng. Sau đó, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng thông quan ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng có thể thực hiện bằng đường bưu chính, điện tín (Telex) hoặc hệ thống SWIFT. Bƣớc 3: Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C, tiến hành thông báo L/C, đồng thời chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm về nội dung của L/C. 4. Quy trình thanh toán L/C Bƣớc 4: Nhà xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gởi đến, tiến hành kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký. Nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho phù hợp với hợp đồng. 10
  12. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Cơ sở để kiểm tra L/C của nhà nhập khẩu là hợp đồng ngoại thương, UCP 600, những quy định của pháp luật trong nước,...Những nội dung quan trọng cần kiểm tra khi nhận L/C gồm:  Thời gian mở L/C: Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để kiểm tra nhà nhập khẩu có thực hiện mở L/C đúng như trong hợp đồng không, đồng thời cũng là thời điểm bắt đầu phát sinh và hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Nhà nhập khẩu thường không thích mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng vì họ sẽ bị đọng vốn khi phải ký quỹ tại ngân hàng. Tuy nhiên, L/C mở quá gần ngày thanh toán cũng gây bất lợi cho nhà xuất khẩu khi không đủ thời gian chuẩn bị cho việc giao hàng và những vấn đề liên quan.  Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C: Nếu tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng, xuất trình bộ chứng từ thanh toán vượt qua ngày giá trị cuối cùng của thư tín dụng thì sẽ không được chấp nhận thanh toán.  Ngân hàng mở L/C: Ngân hàng mở L/C là ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, tổ chức xuất khẩu cần xem xét ngân hàng có uy tín hay không, trách nhiệm thanh toán có rõ ràng và cụ thể hay không…  Loại thư tín dụng: Thư tín dụng có nhiều loại, mỗi loại lại có những tính chất khác nhau. Nhà xuất khẩu nên xem xét khía cạnh này nhằm tránh xảy ra những trường hợp có thể phương hại đến lợi ích của mình.  Kim ngạch L/C: Mỗi L/C được định mức bằng một số tiền nhất định.  Điều kiện giao hàng: Điều kiện giao hàng tùy vào tình hình thực tế, khả năng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng như phương tiên vận tải,…Tuy nhiên, nếu xét thấy những điều kiện giao hàng trong L/C không thể thực hiện được, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu điều chỉnh L/C.  Địa điểm nhận hàng: Thường do nhà nhập khẩu quy định.  Điều kiện về hàng hóa, chứng từ thanh toán: Điều kiện về hàng hóa bao gồm số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa,…cũng như chứng từ thanh toán là những điều nhà xuất khẩu cần lư-u ý nhầm tránh xảy ra tình trạng bộ chứng từ thanh toán có sai sót hoặc không hợp lệ. Bƣớc 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán. 11
  13. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Do nghiệp vụ tín dụng chứng từ là nghiệp vụ thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa và dịch vụ cho dù chúng có liên quan đến chứng từ nên nếu không có chứng từ sẽ không có phương thức tín dụng chứng từ và cơ sở để Ngân hàng cấp tín dụng cho người thụ hưởng trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ. Vậy nên, nhà xuất khẩu cần phải lập bộ chứng từ hợp lệ. Sau đó, khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình, họ có thể xuất trình thư tín dụng nhằm yêu cầu thanh toán. Hồ sơ chứng từ gởi Ngân hàng yêu cầu thanh toán gồm có phiếu xuất trình chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu và các chứng từ chi tiết phù hợp với những điều khoản ghi trong thư tín dụng, với các yêu cầu lập bộ chứng từ hợp lệ ( phù hợp theo C500/600). Cần lưu ý: Khi có yêu cầu chiết khấu, hồ sơ phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản ( nếu thủ trưởng đơn vị không phải là chủ tài khoản) và chữ ký của kế toán trưởng. Bƣớc 6: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào. Khi Ngân hàng bên xuất khẩu nhận được chứng từ , cùng bản gốc L/C do tổ chức xuất khẩu gởi đến cần thực hiện các nghiệp vụ sau:  Kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ xem chứng từ có nằm trong thời gian hiệu lực và đúng quy định hay không?  Kiểm tra có xuất trình chứng từ có đầy đủ chưa?  Kiểm tra xem bộ chứng từ có điều gì không thỏa mãn L/C không? Sau khi kiểm tra, sẽ có hai trường hợp mà Ngân hàng cần giải quyết: Trƣờng hợp 1: Bộ chứng từ không có sai sót, thì Ngân hàng sẽ tiếp tục xem nội dung L/C quy định trả tiền ngay hay thương lượng để xử lý a. Nếu L/C quy định trả tiền ngay  Trả tiền tại Ngân hàng quy định: nếu quy định tại Ngân hàng thương lượng (thường là Ngân hàng thông báo) thì nhà xuất khẩu thường chị nhận được khoản chiết khấu từ Ngân hàng này, mặc dù L/C yêu cầu thanh toán tại ngân hàng thông báo của người thụ hưởng.  Trả tiền tại Ngân hàng phát hành: khi đó Ngân hàng phát hành sẽ tự mình thanh toán toàn bộ bộ chứng từ do Ngân hàng thông báo gởi hộ đến. b. Nếu L/C quy định bằng thương lượng  L/C không cho phép đòi tiền bằng điện (TTR): Cần phải xem xét tiếp tục xem Ngân hàng trả tiền có phải là Ngân hàng phát hành hay không. 12
  14. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ  L/C cho phép đòi tiền bằng điện Trƣờng hợp 2: Nếu bộ chứng từ có sai sót hoặc bất hợp lệ: mọi sai sót đều được thanh toán viên ghi vào phiếu kiểm chứng từ xuất khẩu 13
  15. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Đối với những bất hợp lệ như trên, tùy theo mức độ bất hợp lệ và sự tín nhiệm giữa các bên liên quan để quyết định cách giải quyết. Thông thường, Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thường sử dụng các cách thương lượng sau:  Thứ nhất, đề nghị nhà xuất khẩu sửa chữa, bổ sung, thay thế những chứng từ bất hợp lệ (nếu có đủ thời gian)  Thứ hai, yêu cầu nhà xuất khẩu liên hệ với nhà nhập khẩu tu chỉnh lại L/C cho phù hợp với chứng từ.  Thứ ba, yêu cầu nhà xuất khẩu liên hệ với nhà nhập khẩu để họ chấp nhận bất hợp lệ và họ gởi yêu cầu đến Ngân hàng mở thanh toán.  Thứ tư, thương lượng chứng từ với điều kiện bảo lưu (nghĩa là nhà xuất khẩu ký chấp nhận bảo lưu một số bất hợp lệ mà Ngân hàng cho là không đáng kể, có thể xác nhận phù hợp với L/C)  Thứ năm, Ngân hàng chỉ gởi chứng từ trên cơ sở nhờ thu và mọi rủi ro do nhà xuất khẩu tự chịu trách nhiệm. Nếu có quá nhiều lỗi sai thì Ngân hàng thông báo sẽ không xác nhận phù hợp và cũng không nêu những bất hợp lệ đó mà họ chỉ gởi hộ chứng từ đi và thương lượng với Ngân hàng phát hành. 14
  16. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Về phía nhà xuất khẩu, trong trường hợp này, họ sẽ chuyển từ chủ động sang bị động. Đồng thời, họ còn chịu thiệt hại do bị giam vốn, do chi phí rất nhiều từ việc thương lượng bằng điện tín với nhà nhập khẩu thông qua Ngân hàng. Bƣớc 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gởi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp Ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo lệnh của Ngân hàng thông báo. Bƣớc 8: Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, Ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của Ngân hàng mở L/C Bƣớc 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán và chuyển toàn bộ bộ chứng từ cho họ. 5. Vai trò của Ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, có nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động L/C diễn ra suông sẻ và tạo độ tin cậy cao, giảm rủi ro cho các nhà xuất, nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài vai trò chính của Ngân hàng mở thư tín dụng (the issuing bank) – phục vụ nhà nhập khẩu và Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) – phục vụ nhà xuất khẩu thì hoạt động thanh toán bằng L/C còn có sự tham gia của nhiều ngân hàng khác; ví dụ như Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng chấp thuận, Ngân hàng chỉ định, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng bồi hoàn…; nếu như hai ngân hàng trên không đủ khả năng hay không hội đủ yêu cầu của hai bên xuất, nhập khẩu. 5.1. Vai trò chính của Ngân hàng mở thƣ tín dụng và Ngân hàng thông báo thƣ tín dụng Trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo thư tín dụng hội đủ các khả năng thực hiện thanh toán L/C một cách hoàn chỉnh và đảm bảo được sự tin tưởng của cả hai nhà xuất, nhập khẩu thì hai Ngân hàng trên sẽ đảm nhiệm hết các vai trò của Ngân hàng trong hoạt động L/C. 5.1.1. Ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng mở thư tín dụng có nhiệm vụ phục vụ người xin mở L/C (thường là nhà nhập khẩu), các nhiệm vụ chính mà ngân hàng mở thư tín dụng phải thực hiện là: 15
  17. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ  Kiểm tra các loại giấy tờ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như tính chân thật để từ đó đưa ra quyết định mở L/C cho nhà nhập khẩu.  Thực hiện ký quỹ L/C đối với nhà nhập khẩu, nhằm mục đích ràng buộc nhà nhập khẩu phải thanh toán và nhận hàng trong tương lai. Đồng thời Ngân hàng phải kiểm tra khả năng của nhà nhập khẩu để định ra mức ký quỹ tối thiểu.  Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ L/C thì Ngân hàng có nhiệm vụ điều chỉnh L/C theo yêu cầu của khách hàng, hoặc các bên liên quan. Đồng thời khi kiểm tra lại, thấy có các lỗi sai xuất phát từ Ngân hàng nước ngoài thì phải lập tức thông báo cho Ngân hàng nước ngoài và cho khách hành của mình. Sau khi đã kiểm tra xong, Ngân hàng phải thông báo bộ chứng từ đến khách hàng.  Nếu bộ chứng từ tiếp nhận được từ ngân hàng nước ngoài hợp lệ thì Ngân hàng mở thư tín dụng có nhiệm vụ tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tùy theo quy định trong L/C 5.1.2. Ngân hàng thông báo thư tín dụng Ngân hàng thông báo thư tín dụng có nhiệm vụ phục vụ nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, các nhiệm vụ chính mà ngân hàng thông báo thư tín dụng phải thực hiện là: Khi tiếp nhận L/C, ngân hàng phải kiểm tra tính chân thực của L/C. Nếu như gặp phải những trục trặc không đúng thì ngân hàng phải thông báo cho Ngân hàng mở L/C. Sau đó Ngân hàng sẽ kiểm tra nội dung của L/C có phù hợp với các điều khoản hay các điều khoản đặc biệt trên L/C để thông báo cho khách hàng. Khi đã hoàn thành các thủ tục kiểm tra, Ngân hàng thông báo tín dụng có nhiệm vụ thông báo L/C cho khách hàng. 5.2. Vai trò của các Ngân hàng khác có liên quan đến hoạt động L/C Nhằm đảm bảo cho hoạt động L/C diễn ra mạch lạc khi các Ngân hàng mở tín dụng và Ngân hàng thông báo tín dụng không đáp ứng được những vấn đề yêu cầu của hoạt động L/C hay yêu cầu của khách hàng thì cần phải có sự tham gia của những Ngân hàng khác. 5.2.1. Ngân hàng xác nhận Ngân hàng xác nhận có vai trò cam kết thanh toán L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu (người hưởng lợi) không tin tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng. 16
  18. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Theo điều 8 – UCP, Ngân hàng xác nhận phải Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thanh toán hay thương lượng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thanh toán tại ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín dụng. Theo điều 10 – UCP, Ngân hàng xác nhận có thể lựa chọn thông báo sửa đổi mà không xác nhận thêm, tuy nhiên nó phải thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành L/C và thông báo cho người thụ hưởng trong thông báo sửa đổi của mình. 5.2.2. Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán có vai trò thanh toán cho nhà xuất khẩu dưới sự chỉ định của ngân hàng mở L/C 5.2.3. Ngân hàng chấp nhận Ngân hàng chấp nhận có vai trò chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn. 5.2.4. Ngân hàng chiết khấu Ngân hàng chiết khấu có vai trò chiếu khấu bộ chứng từ nếu chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C, lượng chiết khấu có thể từ 90% - 100% giá trị hối phiếu. Ngoài ra nó có thể đảm nhiệm vai trò của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác tùy theo sự chỉ định của Ngân hàng mở L/C. 5.2.5. Ngân hàng chỉ định Ngân hàng chỉ định có vai trò trả tiền trước hoặc mua hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau dưới sự ủy quyền của Ngân hàng mở L/C. Trong trường hợp chưa thanh toán hoặc thương lượng thanh toán thì ngân hàng chỉ định có thể chấp nhận hóa đơn thương mại có số tiền vượt qua số tiền được phép của tín dụng. Quyết định này của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới cái bên liên quan. 5.2.6. Ngân hàng bồi hoàn Ngân hàng bồi hoàn có vai trò bồi hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán bộ chứng từ cho người thụ hưởng.Ngân hàng bồi thoàn thông thường là đại lý của ngân hàng mở L/C. 5.2.7. Ngân hàng chuyển nhượng Ngân hàng chuyển nhượng có vai trò chuyển nhượng giá trị L/C được quy định trong L/C. 17
  19. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6. Rủi ro doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng thƣờng gặp trong thanh toán L/C Nguồn gốc rủi ro Nội dung rủi ro Biện pháp hạn chế rủi ro Không giữ đúng cam kết 1. Người bán phải lựa chọn thanh toán Ngân hàng phát hành L/C là Ngân hàng có uy tín tại nước người mua ngay từ khi lập hợp đồng ngoại 1. Rủi ro từ phía Ngân thương hàng phát hành L/C: 2. Sử dụng L/C có xác Không có uy tín thanh toán nhận khi cần thiết (chỉ định Ngân hàng bảo lãnh thanh toán cho người hưởng lợi khi Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán a. Thời hạn giao hàng 1. Dùng kinh nghiệm thực chậm hơn so với quy định tế để xác định thời gian tối của L/C thiểu mà người bán cần để giao hàng đúng thời hạn quy định của L/C 2. Rủi ro do không thực 2. Đề nghị tu chỉnh kéo dài hiện đúng những điều kiện thêm thời hạn giao hàng mà L/C quy định khi cần thiết b. Chuyên chở hàng hóa 1. Thuê vận tải ở hang đích không đúng theo quy định danh (nếu L/C yêu cầu) của L/C 2. Điều tra kỹ chuyến đường nếu L/C cấm chuyển tải 18
  20. THANH TOÁN QUỐC TẾ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3. Xem kỹ lưỡng các chứng từ vận tải có phù hợp với quy tắc thanh toán L/C hay không 4. Tu chỉnh L/C khi cần thiết nếu vấn đề chuyển tải không giải quyết được 5. Nếu L/C quy định cho phép giao hàng thành nhiều lần thì người bán nên xem kỹ lưỡng L/C: giao hàng làm mấy lần, thời hạn giao hàng từng lần, mỗi lần có quy định cơ cấu giao hàng hay không,…. Nội dung và hình thức của 1. Bố trí nhân sự giỏi ở chứng từ khâu thanh toán quốc tế 2. Cân nhắc kỹ các chứng từ cần xuất trình ngay từ khâu soạn thảo nội dung 3. Chứng từ thanh toán hợp đồng thương mại không phù hợp với các 3. Đọc kỹ nội dung quy điều kiện của L/C định về bộ chứng từ trong L/C và đề nghị tu chỉnh khi cần thiết 4. Lập bản chứng từ đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0