intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Huế

Chia sẻ: Yên Bihf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

97
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu khóa luận là đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Huế

Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Hà Diệu Thương<br /> <br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Sau khi gia nhập WTO và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế đối<br /> ngoại của nước ta ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển<br /> các loại hình dịch vụ của mình, đặc biệt là các loại hình thanh toán quốc tế. Trong các<br /> phương thức thanh toán quốc tế thì tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm nhất, có thể<br /> cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Đây cũng là phương thức được sử dụng nhiều<br /> chiếm khoảng 70 – 80 % trong thanh toán quốc tế. Mặc dù có nhiều ưu điểm và được<br /> sử dụng nhiều nhưng phương thức thanh toán này vẫn tồn tại những rủi ro cho bất kì<br /> bên nào tham gia. Thực tế trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng đã<br /> xuất hiện không ít rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ, gây thiệt hại ảnh hưởng trực<br /> tiếp đến về tài chính cũng như uy tín, sự tín nhiệm của đối tác nước ngoài dành cho<br /> ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế nghiên cứu phòng tránh rủi ro, nâng<br /> cao hiệu quả trong thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành mối quan tâm hết sức cấp<br /> bách và thường xuyên trong quá trình hoàn thiện và phát triển của mỗi ngân hàng vì<br /> mục tiêu an toàn và lợi nhuận.<br /> Là ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ đối ngoại có uy tín nhất trên địa<br /> bàn thành phố Huế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế luôn<br /> được biết đến trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh<br /> doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng....Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nghiệp vụ<br /> thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh còn gặp một số rủi ro và hạn chế nhất<br /> định. Qua thời gian thực tập tại đây và trên cơ sở kiến thức thầy cô truyền đạt, em đã<br /> chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân<br /> hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế” cho khoá luận tốt nghiệp.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu khóa luận là đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt<br /> động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Hà Diệu Thương<br /> <br /> Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:<br /> - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động thanh toán quốc tế và các rủi ro<br /> phát sinh khi áp dụng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân<br /> hàng thương mại.<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh<br /> toán tín dụng chứng từ nói riêng tại Vietcombank Huế từ năm 2009 – năm 2011.<br /> - Nhận dạng và phân tích các rủi ro phát sinh khi Vietcombank Huế thực hiện vai<br /> trò: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu …<br /> - Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện phương thức tín dụng chứng<br /> từ cho Vietcombank Huế.<br /> 3. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các rủi ro phát sinh trong hoạt động thanh<br /> toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương chi<br /> nhánh Huế và các biện pháp phòng ngừa rủi ro đó.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> - Không gian nghiên cứu: Phòng Thanh toán quốc tế - Ngân hàng Ngoại thương<br /> Chi nhánh Huế.<br /> - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ở<br /> Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Huế trong thời gian 3 năm 2009 – 2011.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Để làm nổi bật các vấn đề về rủi ro, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải<br /> pháp có tính khả thi, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br /> Phương pháp thu thập tài liệu: Tổng hợp các thông tin tư liệu từ giáo trình,<br /> Internet, sách báo, tài liệu nghiệp vụ và tài liệu nghiên cứu nghiệp vụ và rủi ro trong<br /> tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Huế nói riêng.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Hà Diệu Thương<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm:<br /> bằng câu hỏi mở phỏng vấn cá nhân trực tiếp các nhân viên trong phòng Thanh toán<br /> quốc tế - Vietcombank Huế về thực tiễn các rủi ro thường gặp và có khả năng xảy ra.<br /> Ngoài ra còn có số liệu thứ cấp do Vietcombank Huế cung cấp.<br /> Phương pháp xử lí, phân tích số liệu: Phương pháp tổng hợp mô tả kết quả<br /> phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp: số liệu các bảng biểu số liệu do<br /> Vietcombank Huế cung cấp, được tiến hành xử lí bằng excel và dùng phương pháp<br /> phân tích, phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích thực trạng.<br /> 5. Nội dung nghiên cứu<br /> Khóa luận nghiên cứu rủi ro cho Ngân hàng và khách hàng khi tham gia thanh<br /> toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế, từ<br /> đó đưa ra những giải pháp hạn chế những rủi ro đó. Kết cấu khoá luận gồm 3 chương:<br /> Chƣơng I: Tổng quan về Thanh toán quốc tế, Phƣơng thức tín dụng chứng từ<br /> và rủi ro khi áp dụng.<br /> Chƣơng II: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo<br /> phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế.<br /> Chƣơng III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng<br /> chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Hà Diệu Thương<br /> <br /> PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ, PHƢƠNG THỨC<br /> TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG<br /> <br /> 1.1.Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc<br /> Trong thời gian qua, đa số các đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán tín dụng<br /> chứng từ tại các ngân hàng chủ yếu tập trung: phân tích thực trạng; nâng cao hiệu quả<br /> hoặc đánh giá nhân tố ảnh hưởng quy trình, chất lượng phương thức tín dụng chứng từ.<br /> Khóa luận tốt nghiệp “Hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng<br /> TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế” năm 2010 của Nguyễn Thị Vĩnh<br /> Hằng K41TCNH - Đại học Kinh Tế Huế đã nêu ra khái quát các rủi ro Vietcombank<br /> Huế đã gặp, thông qua phương pháp chấm điểm ý kiến thu thập từ nhân viên chi nhánh<br /> từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế.<br /> Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi sau khủng khoảng tài<br /> chính toàn cầu thì nghiên cứu rủi ro tín dụng chứng từ vẫn rất cần thiết. Dựa trên cơ sở<br /> tiếp thu kinh nghiệm các nghiên cứu trước, với đề tài “Hạn chế rủi ro hoạt động thanh<br /> toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh<br /> Huế” sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ,<br /> thường xảy ra dưới khía cạnh ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế vừa trải qua<br /> khủng hoảng, đang dần dần hồi phục và công tác TTQT đã cơ bản hoàn thiện tại chi<br /> nhánh. Thông qua phỏng vấn tiếp thu, tổng hợp ý kiến trực tiếp từ các nhân viên<br /> phòng Thanh toán quốc tế - Vietcombank Huế; qua đó đề xuất các giải pháp mới về<br /> công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh với<br /> tính thực tiễn cao, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế và nền kinh tế hồi phục sau<br /> khủng hoảng tài chính toàn cầu.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH<br /> <br /> 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Hà Diệu Thương<br /> <br /> 1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức thanh<br /> toán tín dụng chứng từ<br /> 1.2.1. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế<br /> 1.2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế<br /> Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát<br /> triển. Để đáp ứng được quá trình hợp tác và trao đổi quốc tế giữa các quốc gia,<br /> “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế” đã ra đời.<br /> “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về<br /> tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa tổ chức, cá nhân<br /> của nước này với tổ chức, cá nhân của nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ<br /> chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”1.<br /> TTQT liên quan tới các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau, chịu ảnh<br /> hưởng của các yếu tố tiền tệ, phương thức chuyển đổi, tỷ giá, tín dụng, tập quán, ngôn<br /> ngữ …nên luôn tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn. Hoạt động này<br /> ngày càng phức tạp, đòi hỏi các NHTM và các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất,<br /> tuân thủ nghiêm túc điều kiện của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên nguyên tắc<br /> “bình đẳng cùng có lợi”.<br /> 1.2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế<br /> a. Đối với nền kinh tế<br /> Thanh toán quốc tế là một hoạt động tất yếu diễn ra trong nền kinh tế phát triển.<br /> Hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia<br /> đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế mở. Đó là cầu nối giữa người xuất khẩu và nhập<br /> khẩu, xúc tiến sản xuất, lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy hoạt động<br /> kinh tế đối ngoại phát triển. Đồng thời nó còn giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu<br /> tư nước ngoài; mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch và hợp tác quốc tế. Thanh<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, trang 219.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0