Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng rủi ro liên quan đến kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế và quản lý vấn đề rủi ro chứng từ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế (Hướng Ứng dụng) Mã số : 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.BÙI THANH TRÁNG Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam” là bài viết của cá nhân tôi và thực hiện trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thanh Tráng. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành “Kinh Doanh Quốc Tế”, hướng ứng dụng. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào và tất cả các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…………………………….1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4 1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu ................................................................. 4 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 6 2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế ......................................... 6 2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT ........................................................................... 6 2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ ................................................... 8 2.1.3. Thư tín dụng (L/C) .............................................................................................. 9 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức TDCT .................................. 17 2.2. Rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ ..... 22
- 2.2.1. Khái niệm chứng từ........................................................................................... 22 2.2.2. Các loại chứng từ chính được sử dụng trong thương mại quốc tế ................... 23 2.2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chứng từ ......... 26 2.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro vấn đề chứng từ theo phương thức TDCT .......... 32 2.3. Quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT ................................................. 35 2.3.1. Khái niệm quản lí rủi ro ................................................................................... 35 2.3.2. Quản lí rủi ro giao dịch chứng từ trong phương thức TDCT........................... 35 2.4. Kinh nghiệm về quản lí rủi ro chứng từ trong phương thức TDCT tại một số ngân hàng trên thế giới............................................................................................................ 38 2.4.1. Kinh nghiệm của Citibank N.A, Malaysia ........................................................ 38 2.4.2. Kinh nghiêm của Standard Chartered .............................................................. 38 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI............................ 40 3.1 Khái quát về NH TMCP Quân Đội Việt Nam ......................................................... 40 3.2. Kết quả kinh doanh của NH TMCP Quân Đội năm 2018 ...................................... 45 3.3. Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2015-2018 46 3.3.1. Về phương thức Tín dụng chứng từ .................................................................. 48 3.3.2. Về phương thức Nhờ thu ................................................................................... 48 3.3.3. Về phương thức chuyển tiền quốc tế ................................................................. 49 3.4. Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ................................................................................ 50 3.4.1 Quy trình kiểm tra BCT nhập khẩu tại MB........................................................ 50 3.4.2 Quy trình kiểm tra BCT xuất khẩu tại MB......................................................... 54 3.4.3 Thực trạng rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại MB ............................ 57 3.5 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT tại các DN XNK .......... 70 3.5.1 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp nhập khẩu .................................................................................................................... 71 3.5.2 Phân tích các nhân tố rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT đối với Doanh nghiệp xuất khẩu ..................................................................................................................... 78
- CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI MBBANK.. 86 4.1. Định hướng phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế và Tài trợ Thương mại của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam đến năm 2025 ................................................. 86 4.1.1. Chất lượng dịch vụ............................................................................................ 86 4.1.2. Quản trị rủi ro................................................................................................... 86 4.1.3. Con người ......................................................................................................... 87 4.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam ...................................... 87 4.2.1 MB tư vấn giải pháp cho nhà nhập khẩu ........................................................... 87 4.2.2 MB tư vấn giải pháp cho nhà xuất khẩu ............................................................ 91 4.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội..................................................................................................................... 93 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….....….96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TTQT : Thanh toán quốc tế 2. TMCP : Thương mại cổ phần 3. MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam 4. TDCT : Tín dụng chứng từ 5. DN XNK : Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6. BCT : Bộ chứng từ 7. UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) 8. ISBP : Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) 9. NHPH : Ngân hàng phát hành 10. NHTB : Ngân hàng thông báo 11. NHXN : Ngân hàng xác nhận 12. TTD : Thư tín dụng 13. L/C : Thư tín dụng 14. HĐ : Hợp đồng 15. LCNK : L/C nhập khẩu 16. LCXK : L/C xuất khẩu
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 Bảng 3.2. Doanh số thanh toán L/C (2015 – 2018) Bảng 3.3 Doanh số thanh toán nhờ thu (2015 – 2018) Bảng 3.4. Doanh số thanh toán TTR (2015 – 2018) Bảng 3.5 Kết quả điều tra về rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT theo L/C tại MB Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR gian lận chứng từ Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR chất lượng hàng hóa Bảng 3.8: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR phát sinh từ NH phát hành L/C Bảng 3.9: Kết quả thống kê mô tả rủi ro kiểm tra BCT qua nhân tố RR khác Bảng 3.10: Kết quả thống kê mô tả rủi ro về sai biệt trên từng loại chứng từ ảnh hưởng đến quyết định thanh toán/từ chối thanh toán Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK vi phạm nguyên tắc tuân thủ ngiêm ngặt Bảng 3.12: Kết quả thống kê mô tả RR do nhà NK thiết lập các rào cản khó thực hiện Bảng 3.13: Kết quả thống kê mô tả RR từ thư tín dụng Bảng 3.14: Kết quả thống kê mô tả RR do hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ Bảng 3.15: Kết quả thống kê mô tả RR từ ngân hàng thông báo/ngân hàng xuất trình
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí của MB Hình 3.2: So sánh quy mô hoạt động thương mại Quốc tế năm 2018 Hình 3.3: Cam kết hối đoái ngoại bảng năm 2018 Hình 3.4 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại Chi nhánh Hình 3.5 Quy trình phát hành/sửa/hủy LCNK tại P. DV XNK Hình 3.6 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại Chi nhánh Hình 3.7 Quy trình xử lí BCT nhập khẩu tại P. DV XNK Hình 3.8 Quy trình thông báo, sửa hủy L/C tại P.DV XNK Hình 3.9 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại Chi nhánh Hình 3.10 Quy trình xử lí BCT xuất khẩu tại P.DVXNK
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Thư tín dụng (L/C) là một công cụ thanh toán quan trọng và công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt. Hoạt động của nó đã được chuẩn hóa trong UCP 600, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng L/C cũng như quá trình kiểm tra bộ chứng từ theo L/C tại các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng Quân Đội nói riêng gặp nhiều khó khăn, gây cản trở kinh doanh thương mại. Nhận thấy được vấn đề này, tác giả xây dựng luận văn nhằm nghiên cứu về thực trạng rủi ro khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó có giải pháp toàn diện để giảm thiểu rủi ro đó. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bài viết được chia thành ba phần: phần đầu dành riêng để giới thiệu về phương thức Tín dụng chứng từ và các thông lệ quốc tế liên quan. Phần hai nêu thực trạng những rủi ro trong quá trình kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức TDCT tại MB, từ đó dẫn đến phần ba là các biện pháp phòng ngừa cho các rủi ro, các đối tượng tham gia khác nhau (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng). Tác giả hiểu rằng rủi ro trong giao dịch thư tín dụng là không thể tránh khỏi ngay cả khi đây là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. Quyền cho mỗi bên luôn đi kèm với các nghĩa vụ trong giao dịch LC. Vì vậy chúng ta cần có giải pháp để hạn chế tôi đa các rủi ro có thể phòng tránh được, phát huy bản chất lợi ích mà phương thức này mang đến, góp phần thúc đẩy nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng trong kinh doanh quốc tế. Từ khóa: Thư tín dụng, rủi ro, bộ chứng từ, thương mại quốc tế, nguyên tắc độc lập, nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt
- ABSTRACT The documentary leter of credit (L/C) is an important payment method and fnancial instrument in international trade. Two fundamental principles are independence and strict compliance. Its operation was standardised in UCP 600,which is used widely all over the world. However, the usage of L/C as well as the examination of documents credit in many Joint Stock Commercial Banks, specially Military Commercial Joint Stock Bank in particular faced many difficulties, hindering commercial business. Recognizing this problem, the author developed a dissertation to study the current situation of risks when using L/C method, from which there is a comprehensive solution to minimize that risk. In a quest to answer the research question, the thesis is divided into three parts: the first part is dedicated to introducing the method of L/C and related international practices. The second part outlines the current situation of risks in the process of checking documentary at MB, thereby leading to the third part as preventive measures for risks, different participants (exporters, importers and the bank). The author understands that the risk of credit letter transactions is inevitable even if this is the safest payment method available today in international trade. Each party's rights are always accompanied by obligations in the LC transaction. So, we still need to have solutions to limit the many risks that can be prevented, promote the nature of benefits that this method brings, contribute to promoting fast, convenient and easy in the international business. Keywords: Letter of credit, risk, documentary, international business, independence principles, strict compliance principles
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Thương mại quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.1 Trong những năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm. Việt Nam cũng có quan hệ thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một số đối tác chính như EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc... . Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro trong thanh toán quốc tế khi đây là một mảng không thể tách rời trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Gần đây, việc phát sinh các sự cố do con người gây ra nhằm trục lợi, kinh doanh thiếu minh bạch trong hoạt động TTQT đang ngày càng gia tăng, nhất là khi cơ sở pháp lý bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là việc chứng từ bị làm giả hoặc gian lận chứng từ trong hoạt động TTQT và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Các vụ việc liên quan đến rủi ro khi kiểm tra chứng từ trong TTQT và tài trợ thương mại quốc tế để lại những hậu quả, những tổn thất nặng nề không chỉ về mặt tài sản mà còn về cả mặt uy tín của các đơn vị kinh doanh có liên quan tới vụ việc, gây rủi ro cho doanh nghiệp và các hợp đồng giao thương. Chúng ta đều biết lợi ích quan trọng nhất đối với người mua là có được hàng hóa như mô tả trong hợp đồng. Đối với người bán, đó là sự đảm bảo được thanh toán tiền đầy 1 Nguyễn Thị Lan Phương. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế. Truy xuất từ https://voer.edu.vn/m/thanh-toan-quoc-te-va-vai-tro-cua-thanh-toan-quoc-te/6f9b7fc9
- 2 đủ. Tuy nhiên, giao dịch với doanh nghiệp quốc tế không phải lúc nào cũng có thể tiến hành trực tiếp, trong đó việc thanh toán và giao hàng có thể luôn luôn kết thúc trong thời gian khác nhau. Trong môi trường giao dịch như vậy, rất nhiều chứng từ liên quan đến hàng hóa, vận chuyển đã xuất hiện và qua hàng trăm năm hoạt động kinh doanh, các phương thức thanh toán khác nhau cũng xuất hiện trong đó thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trở thành một thứ rất cần thiết cho mối liên hệ chặt chẽ với các chứng từ này trước đây. Thư tín dụng là phương thức được sử dụng phổ biến để đạt được sự chấp nhận thanh toán đối với các tài liệu đại diện cho hàng hóa và có thể chuyển nhượng quyền đối với những hàng hóa đó. Nó cũng là để bảo vệ các bên giao dịch trước rủi ro tương tác với các đối tác trong tình trạng tài chính và tín dụng không chắc chắn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tự chủ của thư tín dụng, mọi thứ phụ thuộc vào chứng từ được xuất trình. Miễn là các tài liệu tuân thủ các điều khoản và điều kiện trong thư tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện quyền thanh toán mà không cần biết về hợp đồng cơ bản. Theo nguyên tắc tự chủ như vậy, thương mại quốc tế có thể tiến hành theo cách hiệu quả không như mong đợi.2 Vì thế, trong nhiều năm qua, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam nói riêng luôn không ngừng cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, đa dạng hóa, hiện đại hóa các phương thức thanh toán, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ. Tuy vậy, đây là một nghiệp vụ không hề đơn giản, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó những rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ quả thực đang là một mối đe doạ lớn đối với MB cũng như các đơn vị liên quan khác. Tại TP.Hồ Chí Minh, MB vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để nào đối với những rủi ro phát sinh liên quan đến chứng từ. Xuất phát từ những khó khăn đó, tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN 2 Lijia, Yi. (2012). Documentary Fraud under Letters of Credit. M.S. thesis. Faculty of Law. Lund University. Sweden
- 3 ĐỘI VIỆT NAM” với mong muốn đề tài này có thể đóng góp vào việc quản lý, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra chứng từ đối với nghiệp vụ TDCT tại đơn vị mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro liên quan đến kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế và quản lý vấn đề rủi ro chứng từ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Phân tích thực trạng kiểm tra bộ chứng từ và rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại MB giai đoạn 2015 – 2018. Thứ hai: Tiến hành khảo sát các DN Xuất nhập khẩu có sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ tại MB để đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra BCT. Thứ ba: Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những rủi ro về chứng từ theo phương thức TDCT để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về các rủi ro liên quan đến quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Đối tượng khảo sát: các chi nhánh ngân hàng MB và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang có hoạt động thanh toán quốc tế tại MB. + Địa bàn nghiên cứu: Tại thành phố Hồ Chí Minh
- 4 + Thời gian nghiên cứu: các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2015 - 2018 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể sau: + Nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phân tích thống kê theo chuỗi thời gian từ năm 2015 – 2018 và phương pháp mô tả, so sánh, suy luận,… từ các tình huống rủi ro thực tế đã xảy ra tại MB để đánh giá sơ bộ và phân tích thực trạng rủi ro chứng từ theo phương thức TDCT tại MB + Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng cách tiến hành khảo sát thu thập ý kiến của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội và các DN XNK tại TP HCM nhằm nhận dạng và đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ, từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại. 1.5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu Một số đề tài liên quan đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: - Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á – Tác giả : Tạ Thị Tuyết Mai (Năm 2013, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) - Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu – Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Liên (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) - Quản trị rủi ro trong phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Tác giả: Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ (Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM) Tác giả thấy rằng các đề tài trước đây chủ yếu nghiên cứu rủi ro về thanh toán trong phương thức Tín dụng chứng từ nhưng chưa nghiên cứu về các rủi ro xảy ra trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, dẫn đến việc bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, việc giao thương bị gián đoạn, không còn giữ được đúng bản chất mà phương thức tín dụng chứng từ mang lại.
- 5 Vì vậy tác giả cho rằng đây là một đề tài cần thiết. Sau đây là một số đóng góp của bài nghiên cứu: - Nền kinh tế ngày một phát triển, không ai có thể phủ nhận được rằng vấn đề toàn cầu hóa là quá trình tất yếu, tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên kéo theo đó là các thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi và phức tạp hơn, khiến việc giao thương quốc tế ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài nghiên cứu này có khảo sát các DN XNK, là những đối tượng trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế, từ đó nhìn nhận một cách khách quan các vấn đề mà DN đang gặp phải khi lập và kiểm tra bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ. - Tính phức tạp của phương thức TDCT với sự tham gia của nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau, sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, cách giải quyết tranh chấp,…Những tình huống rủi ro đối với bộ chứng từ luôn luôn mới mẻ, khó lường. Vì vậy tác giả cũng sưu tầm các tình huống xảy ra thực tế tại ngân hàng Quân Đội nhằm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hạn chế những rủi ro đó. - Sự đổi mới của văn bản pháp lí, thông lệ quốc tế liên quan đến phương thức TDCT như UCP600, ISPB681, Incoterms,…các văn bản quy định mới của MB, các quy định mới của Ngân hàng nhà nước… Đề tài này tuy nghiên cứu vấn đề mới nhưng vẫn có sự kế thừa và phát triển, bổ sung từ những kết quả nghiên cứu trước đây để đảm bảo sự nhất quán, phù hợp với bối cảnh xã hội. 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận về rủi ro trong quá trình kiểm tra Bộ chứng từ theo phương thức Tín dụng chứng từ Chương 3: Thực trạng rủi ro kiểm tra BCT tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chương 4: Giải pháp và kết luận
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế 2.1.1. Khái niệm phương thức TDCT Thanh toán cho hàng hóa trong một giao dịch bán hàng rất quan trọng, bởi vì sự thông suốt của thanh toán phần nào cho thấy sự thành công của toàn bộ giao dịch. Tuy nhiên, thanh toán là một vấn đề khó khăn hơn trong giao dịch bán hàng quốc tế so với giao dịch bán hàng trong nước. Dễ thấy rằng một giao dịch bán hàng quốc tế có đặc tính quốc tế riêng. Các bên thường được đặt tại các quốc gia khác nhau, nơi các quy tắc pháp lí khác nhau có thể được áp dụng. Thông thường, người mua và người bán có lợi ích khác nhau trong các giao dịch bán hàng quốc tế. Người bán muốn đảm bảo rằng họ sẽ được trả tiền cho hàng đã bán sau khi hàng được giao, trong khi người mua muốn đảm bảo rằng người bán đã vận chuyển hàng hóa được quy định trong hợp đồng mua bán trước khi thanh toán. Từ thực tiễn phát triển thương mại quốc tế, cần một phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo quyền lợi của người mua và người bán đồng thời phát huy thế mạnh của ngân hàng – một trung gian tài chính có uy tín và tiềm lực kinh tế lớn. Phương thức này đảm bảo rằng người bán sẽ được thanh toán tiền khi đã giao hàng theo đúng các quy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua đã trả tiền thì cũng nhận được hàng theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán. Một phương thức hữu hiệu và an toàn nhất cho cả người mua và người bán đồng thời phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó chính là phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credit).3 Phương thức TDCT là công cụ tài chính trong thương mại quốc tế. Nó là sự thỏa thuận, trong đó Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng), sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của TTD) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi 3 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
- 7 số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của TTD.4 Các bên tham gia và phương thức tín dụng chứng từ gồm có: - Người yêu cầu phát hành TTD (Applicant): Người nhập khẩu hàng hóa hoặc là người nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho người khác. - Ngân hàng phát hành TTD (Opening bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu. - Người được hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà được hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng ở nước được hưởng lợi, có vai trò thông báo cho người hưởng lợi biết rằng một L/C đã được mở tại ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi và các điều khoản, điều kiện liên quan đến L/C đó. Ngân hàng thông báo thường chỉ có trách nhiệm thông báo, chứ không nhất thiết có trách nhiệm đối với việc thanh toán L/C mà nó thông báo. Ngoài ra còn một số chủ thể khác như: - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của ngân hàng phát hành cùng đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát hành trong trường hợp người xuất khẩu không tín nhiệm ngân hàng phát hành, họ muốn có một sự đảm bảo chắc chắn hơn về L/C thì họ có thể yêu cầu thư tín dụng phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác. - Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng xác nhận hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C sẽ thanh toán, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, thương lượng thanh toán. Sau đó, các ngân hàng này sẽ đứng ra đòi tiền ngân hàng phát hành. 4 Trầm Thị Xuân Hương. (2008). Thanh toán quốc tế. NXB Lao Động – Xã Hội
- 8 - Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu. - Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. 2.1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 2.1.2.1. Phương thức TDCT là phương thức liên quan đến ba quan hệ hợp đồng HĐ mua bán giữa người xuất khẩu (Beneficiary) với người nhập khẩu (Applicant): Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong HĐ mua bán, các bên tham gia thỏa thuận phương thức thanh toán tiền hàng hóa như : phương thức chuyển tiền trực tiếp (TTR), nhờ thu (D/P), ghi sổ (Open Account), tín dụng chứng từ (L/C). Trong trường hợp lựa chọn tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thì thư tín dụng sẽ được mở. Có thể nói HĐ mua bán là cơ sở cho phương thức tín dụng chứng từ.5 Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, tuy vậy nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng đều không được coi là bộ phận cấu thành của thư tín dụng và không được ngân hàng xem xét đến. HĐ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành (Issuing bank): Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì thư tín dụng (Letter Credit – L/C) phải được mở. Để L/C được mở thì nhà nhập khẩu (Applicant) phải làm đơn, được 5 Trần Phương Thảo. Phương thức tín dụng chứng từ. Truy xuất từ https://www.academia.edu/11219276/ Phương_thức_tín_dụng_chứng_từ
- 9 gọi là Đơn yêu cầu/Đề nghị phát hành thư tín dụng và gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C. Căn cứ vào Đề nghị phát hành thư tín dụng đó, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng cho người hưởng lợi (Beneficiary), và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí cho ngân hàng để mở L/C. Theo đó ngân hàng sẽ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo điều khoản trên L/C đã phát hành và thu phí nhà nhập khẩu. Ngân hàng bên cạnh đó cũng chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán. Thư tín dụng (L/C): Thư tín dụng ra đời dựa trên cơ sở ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Theo quy định, L/C được lập dựa trên Đơn đề nghị phát hành của nhà nhập khẩu, nên tuy có dựa trên cơ sở là hợp đồng mua bán nhưng nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Các ngân hàng thanh toán thường khuyên khách hàng không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng mua bán để yêu cầu phát hành thư tín dụng. Người xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng để giao hàng và lập chứng từ. 2.1.2.2. Trong phương thức TDCT, các bên giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa Trong phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó có quyền sở hữu hàng hóa. Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Các chứng từ được nhà xuất khẩu xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán cho người được hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu hoàn trả hay từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng. 2.1.3. Thư tín dụng (L/C) 2.1.3.1. Khái niệm Thư tín dụng (L/C), được tạo ra trong thương mại và kinh doanh vài trăm năm trước, là một phương thức tài chính nổi tiếng cho các bên thương mại quốc tế ngày nay. L/C có một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn