intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Quan hệ quốc tế: Quan hệ Trung - Mỹ trong nhận thức của Hoa Kỳ dưới thời đại Obama

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

119
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tìm hiểu nội dung nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ qua từng lĩnh vực cụ thể như chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế - thương mại. Từ đó rút ra những nhận định đánh giá cho tình hình khu vực và thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Quan hệ quốc tế: Quan hệ Trung - Mỹ trong nhận thức của Hoa Kỳ dưới thời đại Obama

  1. Quan hệ Trung ­ Mỹ trong nhận thức của Hoa Kỳ dưới thời đại Obama 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay, quan hệ  giữa các nước lớn luôn chiếm vị  trí quan trọng trong   đời sống chính trị thế giới và trong mối quan tâm của các nước nói riêng.  Tình hình thế giới thay đổi liên tục, quá trình toàn cầu hóa và khu vực đã  và đang diễn ra sôi động, mối quan hệ  giữa các  nước lớn ngày càng trở  nên phức tạp. Quan hệ  Trung ­ Mỹ  đã được hình thành trong bối cảnh   như vậy từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là trong nữa cuối thế kỷ XX. Qua  ba thập kỷ  thiết lập quan hệ  ngoại giao, cùng trải qua hầu hết các sự  kiện quan trọng của lịch sử quan hệ quốc tế, Trung ­ Mỹ đã và đang bước  vào giai đoạn mới và mối quan hệ này được dự đoán sẽ trở thành quan hệ  ảnh hưởng tích cực đến tình hình khu vực và thế  giới. Diễn biến và xu  hướng phát triển của mối quan hệ  Trung ­ Mỹ  trở  thành mối quan tâm  hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quan  hệ quốc tế và các nhà phân tích chiến lược của các nước trên thế giới. Mối quan hệ  của hai nước Mỹ  và Trung Quốc còn chi phối đến chính  sách cũng như cách ứng xử trong chiến lược của nhiều nước trong đó có  Việt Nam. Trung Quốc và Mỹ  đều là những đối tác quan trọng của Việt   Nam   điều   đó  đặt   ra   cho  Việt   Nam  nhiều   thách   thức   không   nhỏ.   Với  đường lối chính sách đối ngoại độc lập tự  chủ, Việt Nam ngày càng  khẳng định 9ược vai trò của mình và vận dụng hiệu quả  công cụ  ngoại  giao để phát triển nền kinh tế. Tìm hiểu về hai nước lớn, đánh giá đúng  tương quan lực lượng sẽ  giúp Việt Nam có những đối sách phù hợp để  tranh thủ  các cơ  hội xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy quan hệ  Trung ­ Mỹ  là đề  tài đáng được quan tâm nghiên cứu đặc biết dưới thời  Obama   lên   cầm   quyền   khi  nước  Mỹ   phải  đối  mặt   với   những   khủng  
  2. hoảng, điều đó  ảnh hưởng đến chiến lược của các nước làm cho tình  hình thế giới thêm nhiều biến động. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề quan hệ giữa hai nước Trung ­ Mỹ xuất hiện nhiều và phong phú   qua các lĩnh vực, là đề tài nổi bật và được thể hiện qua nhiều khía cạnh,   góc nhìn khác nhau qua từng kênh thông tin hằng ngày, qua báo đài, Tivi,   tạp chí nghiên cứu, sách,… 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Về  thời gian và không gian chủ  yếu tập trung nghiên cứu vấn đề  từ  lúc   Obama lên cầm quyền cho đến nay. Về  mặt nội dung nghiên cứu về  quan hệ  Trung ­ Mỹ  qua từng lĩnh vực  cụ  thể  như  chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế  ­ thương   mại. Từ đó rút ra những nhận định đánh giá cho tình hình khu vực và thế  giới. 4. Nguồn tài liệu. I. Obama và nghệ thuật ngoại giao trong thời đại mới. I.1. Nội tình nước Mỹ. Ngày 20 tháng 1 năm 2009, Barrack Obama chính thức trở  thành tổng  thống thứ  44 của Hoa Kỳ. Chính quyền Obama thừa hưởng một di sản  nặng nề sau tám năm cầm quyền của Tổng thống G. Bush: khủng hoảng   tài chính – kinh tế  trầm trọng và vị  thế, hình  ảnh của nước Mỹ  cũng bị 
  3. suy giảm nghiêm trọng trên trường quốc tế, đặc biệt là việc Mỹ  ngày  càng sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afganistan1. I.2. Chính sách đối ngoại của Obama Trong bối cảnh lớn của lịch sử, mục tiêu cầm quyền mà Obama nêu ra  chính là phải khôi phục địa vị lãnh đạo của Mỹ  trên thế  giới. Do đó, ông  nêu rõ Mỹ  nên chịu trách nhiệm chấm dứt cuộc chiến  ở  Ápganixtan và  Irắc, tập trung sức lực đối mặt với các mối đe dọa và các cơ  hội mới.  Trong số các mối đe dọa mới mà Obama liệt kê, các lực lượng mới nổi có  khả năng thách thức Mỹ cũng được liệt kê vào trong đó.  Trong khi chính quyền Obama đang hoạch định chính sách ngoại giao,  nhiều người đã tỏ  ra lo ngại: vì cuộc chiến Iraq vẫn  đang tiếp diễn,   Afghanistan vẫn chìm đắm trong rối loạn “thập nhị  sứ  quân” và biến  động Hồi giáo, Guantanamo vẫn còn mở cửa. Tuy nhiên, tổng thống Obama đã đem lại nhiều đổi thay quan trọng trong   cung cách và chất lượng của các hoạt động ngoại giao. Bằng lối đối  thoại thành khẩn với cộng đồng thế giới. Xa hơn là Obama còn sẵn sàng  tiếp cận với các đối thủ của Hoa Kỳ qua đường lối ngoại giao. Ngoại giao đa phương và hòa hoãn của Obama đã khiến phe đối lập giận   dữ  và chống đối điên cuồng, thậm chí bị  lên án là nhu nhược và quá chủ  hòa. Nhà bình luận Charles Krauthammer viết: “khi người Pháp trách móc  chúng ta mềm yếu chủ hòa, chúng ta phải hiểu chúng ta đã quá tệ  hại” 2.  1 Trần Nguyễn Tuyên – Nguyễn Kỳ Sơn (2010), “Điều chỉnh chính sách đối  ngoại của chính quyền Obama hiện nay” Nghiên cứu quốc tế số 1 (80),  3/2010, tr. 69­82. 2
  4. Ngoại giao hòa hoãn bị dèm pha như một thái độ sai quấy tự dối lừa. Xét   cho cùng, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục thử nghiệm nguyên tử, Cuba xem  thường   đề   nghị   khai   thông   quan   hệ,   các   lãnh   tụ   tôn   giáo   Iraq   tố   cáo   George Soros và CIA âm mưu xúi giục cách mạng nhung trong xứ của họ.  Phe bảo thủ  quá khích đòi hỏi thay đổi chính sách và phải có phương  pháp quyết liệt đối với các quốc gia bất trị ngoài vòng pháp luật.  Những cách nhìn nêu trên phản ánh một sự  kém hiểu về  bản chất của  ngoại   giao,   Obama   áp   dụng   chính   sách   ngoại   giao   như   vậy   mục   tiêu  không phải nhằm biến các đối thủ  thành đồng minh, mà chỉ  nhằm đem  lại một số  điều chỉnh trong cách  ứng xử  và tham vọng của đối phương:  chẳng hạn mang lại cho Bắc Triều Tiên, Cuba, Syria và Iran một lối đi để  thể  hiện được quyền lợi quốc gia thiết yếu nếu các quốc gia này chấp   nhận tuân thủ  các chuẩn mực toàn cầu đối với các vấn đề  khủng bố  và   phổ biến vũ khí nguyên tử. Khác với Bush luôn tự  kiêu, đánh giá thấp và chống đối chủ  trương mở  cửa ngoại giao, Obama với cách tiếp cận ôn hòa đã đem lại thành quả  đáng kể  trong vấn đề  toàn cầu gai góc nhất: làm giàu uranium của Iran.  Một vấn đề  mà nhiều năm dùng vũ lực của chính quyền Bush đã không  mang lại điều chỉnh đáng kể  nào trong tham vọng nguyên tử  của Iran.   Bằng lối ngoại giao trực tiếp, chính quyền Obama đã làm thay đổi thực   trạng trong mối quan hệ quốc tế và mang lại một sự đồng thuận quốc tế  đẩy giới lãnh đạo thần quyền Iran vào thế  thụ  động. Những vi phạm  thỏa ước cấm phổ  biến nguyên tử  (NPT), và tình trạng cô lập buộc Iran  phải điều chỉnh lập trường và mở  cửa căn cứ  nguyên tử  mới nhất cho   thanh tra quốc tế  và có thể  sẽ  phải nhận chuyển sổ  uranium được làm 
  5. giàu  ở  trình độ  thấp qua Nga để  tiếp tục chế  biến. Vì thiếu nhiên liệu,  Iran không có tài nguyên cần thiết cho tham vọng sản xuất bom hạt nhân.  Chỉ  trong một thời gian ngắn Obama đã thành công trong việc gây trở  ngại lớn trong tham vọng nguyên tử của Iran. Trên bàn cân về quyền lợi Hoa Kỳ còn phải đương đầu với nhiều khủng  hoảng đòi hỏi vận dụng toàn bộ quyền lực quốc gia, bằng sự khôn ngoan   đòi hỏi Mỹ phải quan tâm đến lập trường và quan điểm của các quốc gia  đang giữ  vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế và an ninh của Hoa   Kỳ. II. Trung Quốc trong nhận thức của Hoa Kỳ. 2.1. Trung Quốc trổi dậy và nguy cơ xung đột. Chính quyền Obama cho rằng điều then chốt là Bắc Kinh phải chấp nhận   một vị thế “cam kết chiến lược”. Nói rõ hơn, yếu tố quyết định này phải   dựa trên một sự thỏa thuận cơ bản dù thầm lặng giữa Trung Quốc, Hoa   Kỳ   và các  quốc  gia khác   ở   Á  châu.  Thứ  trưởng  ngoại giao  James  B.  Steinberg giải thích: “Cũng như chúng ta và các đồng minh phải tỏ ra sẵn   sáng đón nhận Trung Quốc như  một cường quốc phồn thịnh và thành  công, Trung Quốc phải cam kết với thế giới bên ngoài sự phát triển và vai  trò toàn cầu ngày một lớn mạnh của mình sẽ không là một đe dọa đối với  an ninh và thịnh vượng của các quốc gia khác”3. Trong quan hệ  tay đôi, theo lời Steinberg, chính quyền Obama đang tìm  cách hướng một cam kết chiến lược qua việc tích cực đối thoại: “nhấn   mạnh và tăng cường những địa hạt cùng có chung quyền lợi, trong khi tìm  cách trực tiếp giải quyết những căn nguyên thiếu tin tưỡng lẫn nhau bất   3
  6. kể về chính trị, quân sự hay kinh tế” 4. Trung tâm của nổ lực này diễn đàn  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế  Trung ­ Mỹ, nơi các cuộc thảo luận  giữa các viên chức chính quyền cấp cao đang tiếp diễn. Cả hai phía trước  đây thường tránh né các đề  tài tranh cãi nhạy cảm, như  nhân quyền, hồi  suất, hay chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch.  Hòa Kỳ, các quốc gia Phương Tây và các nước láng giềng của Trung   Quốc, đang tìm kiếm những dấu hiệu Trung Quốc sẽ trổi dậy như một   cương quốc có trách nhiệm và sẽ  trở  thành một quốc gia không chỉ  thụ  hưởng mà còn tích cực góp phần vào các thành tựu chung của toàn cầu và  khu vực. Trung Quốc thường tránh né các cam kết về  tài những nguyên  quan trọng nhằm giúp giải quyết những vấ đề toàn câu như  thay đổi khí  hậu,   lấy   cớ   là   nước   vẫn  còn   nghèo   và  đang   phát  triển.   Chính  quyền   Obama sẽ  có nhiều thiện cảm đối với nguyện vọng của Trung Quốc   muốn có tiếng nói trong các định chế  quản trị  toàn cầu quan trọng khi   những nguyện vọng này được kèm theo các đóng góp cụ  thể  của Trung  Quốc trong trật tự thế giới. Các vấn đề  của Obama đối với Trung Quốc bắt đầu từ  tháng 11 năm   2009, khi chuyến công du đầu tiên của ông đến Trung Quốc trái với sự  mong đợi, Trung Quốc đã không dành cho Obama một sự  tiếp đón long  trọng và nồng hậu.  Quan hệ  giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh càng lạnh nhạt hơn khi chính quyền   Obama bật đèn xanh cho việc buôn bán vũ khí tân tiến cho Đài Loan và  Obama tiếp Đức Dalai Lama, lãnh tụ  tinh thần Tây Tạng, tại nhà Trắng,  trong khi Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh, và Tây Tạng như một  phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Các quan chức cấp cao  4
  7. Hoa Kỳ mô tả những động thái vừa nói như một phần nổ lực của Obama  nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày một gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc   trên toàn thế  giới. Bên cạnh những hành  động vừa kể, Hoa Kỳ  cũng  không ngừng gây sức ép, công khai cũng như riêng tư đối với chính quyền  Bắc Kinh, đòi hỏi Trung Quốc phải tái định hối suất đồng nhân dân tệ.  Chính quyền Obama luôn chú tâm tâm đến điều luật buộc Bộ Ngân hàng  phải báo cáo mỗi năm hai lần việc các quốc gia dùng hối suất đơn vị tiền   tệ  của mình đối với đồng USD để  cạnh tranh bất chính trong mậu dịch   quốc tế. Lần báo cáo ngày 15 tháng 4 năm 2010 vừa qua là bước đầu cho   việc khả  dĩ áp đặt các biện pháp chế  tài tài đã được các quan chức Hoa  Kỳ  đặc biệt quan tâm. Vào giữa tháng 4 năm 2010, Obama triệu tập hội  nghị  thượng đỉnh quốc tế  về  an ninh nguyên tử   ở  Washington. Obama  mong muốn càng nhiều nguyên thủ  quốc gia tham dự càng tốt, ít nhất là  có sự hiện diện của lảnh đạo bốn cường quốc nguyên tử với quyền phủ  quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Anh, Nga, Pháp và Trung  Quốc. Hội nghị đã đem lại cho Hồ Cẩm Đào một cơ hội và nước cờ hùng   mạnh vào đúng lúc nhà Trắng đang chuẩn bị tố cáo Trung Quốc như một   quốc gia luôn tái định giá đồng nhân dân tệ  để  thụ  lợi trong mậu dịch  quốc tế. Hồ Cẩm Đào dọa tẩy chay hội nghị, Obama lại phải nhượng bộ  trì hoãn ngày công bố báo cáo của Bộ  Ngân hàng. Đổi lại, Hồ  Cẩm Đào   đã nhận lời tham dự và gặp Obama tại nhà Trắng. Quan hệ  căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Kỳ  không hề  làm cấp lãnh  đạo  ở  Trung Quốc ngạc nhiên. Thái độ  của họ  đã được phản ánh trong  bài bình luận nhật báo chính thức, tờ  China Daily, ngay sau ngày Obama  tuyên thệ nhậm chức: “các lãnh đạo Hoa Kỳ không bao giờ e ngại nói rõ   tham vọng của nước Mỹ. Đối với họ, đó là sứ  mệnh thiêng liêng dù các  quốc gia khác có nhĩ ra sao cũng mặc. Việc bảo vệ quyền lợi Hoa Kỳ của 
  8. Obama nhất thiết sẽ  va chạm với quyền lợi của các quốc gia khác”5 họ  luôn tin tưỡng và hành động như vậy. 2.2. Vị trí và vai trò của Trung Quốc trong trật tự thế giới mới. Cũng như  Bill Clinton và Bush, Obama cũng nhận thấy một Trung Quốc   luôn tuân thủ luật quốc tế, với sự tự do chính trị và kinh tế thị trường. Ở  cấp khu vực Hoa Kỳ  muốn thấy một Đông Nam Á mở  cửa, tự  do, dân   chủ  và hội nhập vào kinh tế  toàn cầu. Để  đề  phòng Đông Nam Á bị  chi  phối  bởi  một  cường quốc duy nhất, Hòa Kỳ  sẽ  tiếp tục duy trì   ảnh  hưởng của mình trong khu vực, đồng thời cũng duy trì sự hiện diện quân   lực của mình. Người Mỹ  muốn thấy một thế  cân bằng quyền lực  ở  Đông Nam Á và  một Trung Quốc thay đổi từ  một chế  độ  độc đảng thành đa đảng, trong  khi thực tế đi ngược lại ý muốn của Hoa Kỳ, Trung Quốc lại muốn duy   trì vị trí thống lĩnh của một siêu cường đang lên ở Đông Á, và Đảng Cộng   sản Trung Quốc (CCP) giữ vai trò cầm quyền. Một số  nhà bình luận Trung Quốc mô tả  Hoa Kỳ  đang theo đuổi và áp   dụng chiến lược ngoại giao hai mặt: thay đổi chế  độ   ở  Trung Quốc và  kìm hãm tiến tới chặn đứng sự trổi dậy của Trung Quốc như một cường   quốc áp đảo trong khu vực. Quan hệ  Trung – Mỹ  đang và sẽ  trở  nên rất phức tạp,  ẩn giấu nhiều  động lực hợp tác lớn lao cũng như những yếu tố xung đột chiến lược lâu   dài. Chính quyền Obama, nhận định đúng đắn các rủi ro và bất trắc trong  5
  9. va chạm địa chính trị. Nhưng cũng không xem những bất trắc và rủi ro đó   là không thể tránh. Theo nhận định của các quan chức Hoa Kỳ, Trung Quốc không thể  giữ  mãi trạng thái và cũng không phải là một đại cường theo đường cách  mạng thông thường mà chỉ  là một quốc gia theo đường lối ít nhiều xét  lại.6 Trung Quốc luôn ý thức về định mệnh và quyền lợi của quốc gia, và  cương quyết điều chỉnh các cơ cấu quản trị toàn cầu hiện hữu Liên Hiệp  Quốc, Ngân hàng Thế giới, IMF… để phản ánh uy lực đang lên và chính   sách thiết yếu của quốc gia. Là nước hưởng lợi hàng đầu, Trung Quốc có   lẽ  sẽ  không tấn công trực tiếp một trật tự  do Phương Tây khống chế  nhưng lại rất thuận lợi cho các mục tiêu mà Trung Quốc đang hướng đến  và theo đuổi. Viễn cảnh thương thảo và mặc cả ôn hòa về các định chế toàn cầu giữa   Trung Quốc và Hòa Kỳ diễn ra khá thuận lợi. Hòa Kỳ  và các láng giềng  của Trung Quốc rõ ràng có đủ  động lực để  tìm cách tận dụng sự  hổ  trợ  của Trung Quốc đối với các cơ  cấu định chế  trong khu vực và toàn cầu  cũng như thỏa thuận cam kết đôi bên tự kiềm chế. Ngược lại Trung Quốc cũng có những tính toán lợi ích khi tuân thủ  đúng  luật chơi quốc tế và chấp nhận trật tự toàn cầu, để tránh khả năng trở lại   của chính sách đơn phương của Hoa Kỳ  có thể  gay trở  ngại cho Trung  Quốc, cũng như  sự  hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ trong khu vực từ đó   đem lại sự ổn định, thuận lợi cho đà phát triển đi lên của Trung Quốc. Chỉ cần hi sinh một ít về độc lập, về chính sách, Trung Quốc có thể đạt  được những tính đoán quốc tế mà Trung Quốc đang cần. Sự tính toán này   6
  10. có thể  thay đổi trong quá trình bành trướng thế  lực của Trung Quốc.   Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra những khái niệm về trật tự  thế  giới, từ  trổi dậy trong hòa bình đến phát triển trong hòa bình và thế  giới hòa nhập. 2.3. Hoa ­ Mỹ trong vấn đề an ninh toàn cầu. Hoa Kỳ  đang tìm kiếm bằng chứng về  thiện chí hòa bình và sẵn sàng   đóng góp vào sự   ổn định chung của Trung Quốc. Trước những tác động  có khả năng gây bất  ổn của việc bành trướng quân lực nhanh chóng của  Trung Quốc, điều quan trọng là Bắc Kinh phải minh bạch trong chiến   lược quân sự, cơ cấu quân lực và các bước gia tăng trong ngân sách quốc   phòng để trấn an các nước làng giềng về ý định của mình, tiết giảm tình  trạng căng thẳng trong khu vực, và giảm thiểu các tai họa khả dĩ do tính  toán sai lầm.   Ở  cấp khu vực, Trung Quốc đã có những bước hợp tác và đối thoại đa  phương với nhiều nước láng giềng, qua những hành động như  kí hiệp  ước hữu nghị  và hợp tác với khối ASEAN, và làm đầu tàu cho các lần  họp sáu bên về  bán đảo Triều Tiên. Washington chờ  đợi Bắc Kinh tích   cực tham gia vào vấn đề  Triều Tiên, nâng quan hệ với Nhật lên tầm cao   mới, chấp nhận vai trò, những quan hệ đối tác an ninh của Hoa Kỳ hiện   nay trong vùng Tây Thái Bình Dương, một sự  hiện diện có lợi qua tác  động hạn chế tham vọng quân sự của Nhật. Trên phương diện toàn cầu, chính quyền Obama mong đợi Bắc Kinh sẽ  đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong phạm vi hòa bình và an ninh quốc  tế, một vai trò tích cực và xây dựng không những đối với Bắc Triều Tiên   mà còn  ở  những điểm nóng khác như  Sudan, Iran, và Myanmar, đó là  những chủ  đề  phức tạp trong bối cảnh các quan điểm truyền thống của 
  11. Trung Quốc về chủ quyền và chủ trương không can thiệp, trái với chuẩn  mực quốc tế  mới về  trách nhiệm che chở, bảo hộ. Washington cũng hi   vọng Bắc Kinh sẽ  tăng cường vai trò của mình ngày một sâu và xa hơn  kể từ năm 2000 trong các chiến dịch hòa bình của Liên Hiệp Quốc, về hai  phương diện tài trợ  và nhân sự, những việc có thể  đem lại bằng chứng  Trung Quốc sẵn sàng chia sẽ  trách nhiệm hòa bình toàn cầu bên ngoài   quyền lợi nhỏ hẹp của chính Trung Quốc. Trong phạm vi nguyên tử, Trung Quốc cũng có nhiều động thái bằng hiệp   ước cấm phổ biến nguyên tử  (NPT). Trung Quốc là một thành viên NPT   đầy đủ tư cách gia nhập nhóm các quốc gia cung cấp hạt nhân và có thành  tích trong phạm vi hợp tác chống khủng bố. Đồng thời, Trung Quốc phải   cải thiện việc kiểm soát việc xuất khẩu và thành tích của một quốc gia  quan tâm đến NPT. Với quan hệ  gần gũi sẵn có với Bắc Triều Tiên,  Trung Quốc có trách nhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn và hạn chế  tham vọng nguyên tử  của Bình Nhưỡng. Việc Bắc Kinh cộng tác chặt  chẽ  với chính quyền Obama trong nghị  quyết năm 1874 của Hội đồng  Bảo an Liên Hiệp Quốc chứng tỏ  khả  năng của Trung Quốc trong việc   bảo vệ  hiệp  ước NPT. Chính quyền Obama mong muốn Trung Quốc  cũng quyết tâm không kém đối với tham vọng nguyên tử  của Iran bên   trong nhóm P5+1 (năm thành viên thường trực của UNSC là Hoa Kỳ, Anh,   Pháp, Nga, Trung Quốc và cộng thêm Đức). 2.4. Hoa – Mỹ trong vấn đề hợp tác kinh tế. Mỹ  là nước phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát  triển lớn nhất thế  giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hai n ước   chiếm 1/3 GDP của thế  giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu th ương   mại hàng hoá chiếm 40% toàn thế  giới. Là nền kinh tế  lớn thứ  nhất và 
  12. thứ hai của thế giới, Trung­Mỹ có điều kiện phát huy tiềm năng hợp tác,  mở  rộng lĩnh vực hợp tác, nâng cao trình độ  hợp tác, từ  đó thúc đẩy nền   kinh tế, tài chính và kỹ thuật của hai nước phát triển  ở  cấp độ  cao hơn.   Đồng thời, là hai đầu tàu lớn của nền kinh tế  thế  giới, hai nước Trung­ Mỹ  có trách nhiệm thúc đẩy kinh tế  thế  giới tăng trưởng  ổn định, thúc  đẩy hợp tác quốc tế phát triển. Trung­Mỹ là hai nước lớn có ảnh hưởng  quan   trọng   ở   hai   bờ   Đông­Tây   Thái   Bình   Dương,   đều   là   thành   viên   thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phát huy vai trò quan   trọng trong các công việc quốc tế. Trung­Mỹ có thể  cống hiến cho cộng   đồng quốc tế trong việc duy trì hoà bình ổn định thế giới đặc biệt là khu  vực châu Á­Thái Bình Dương cũng như đối phó với các thách thức mang  tính toàn cầu. Việc Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố “Quan hệ Trung­Mỹ  sẽ được xây dựng lại trong thế kỷ 21”7 không phải là không có cơ sở.  Trong vấn đề  kinh tế, Hoa Kỳ  cũng đang chờ  đợi Trung Quốc những  bước đi cụ thể: trước hết, Washington sẽ tiếp tục gây áp lực đòi hỏi Bắc   Kinh phải để  luật cung cầu trên thị  trường ấn định giá trị  đơn vị  tiền tệ  hiện đang được định giá quá thấp một cách giả  tạo, và có các biện pháp  quốc nội nhằm điều chỉnh sự  mất quân bình tài chính quốc tế, giúp giải   quyết khủng hoảng toàn cầu; Hòa Kỳ chờ đợi Trung Quốc có thái độ bớt  tự  vệ  đối với điều kiện tự  do hóa mậu dịch bên trong tổ  chức tổ  chức  Thương mại Thế  giới (WTO), nhất là trong phạm  vi kỹ  nghệ  chế biến  và dịch vụ, và tôn trọng quyền sở  hữu trí tuệ  một cách nghiêm túc; Hoa   7  “Hiện tại và tương lai của quan hệ Trung ­ Mỹ” (26/11/2012),  http://nghiencuubiendong.vn/quan­h­quc­t/2265­quan­he­trung­my­va­cuc­ dien­khu­vuc­chau­a­thai­binh­duong
  13. Kỳ  sẽ  thúc đẩy Trung Quốc từ  bỏ  chính sách mậu dịch song phương vì   các mục tiêu chính trị và chiến lược, gây xáo trộn kinh tế thế giới; Chính  quyền Obama thúc đẩy Trung Quốc điều chỉnh chính sách viện trợ  phát   triển theo đúng các chuẩn mực quốc tế hiện hữu cũng như  những chuẫn  mực về sự minh bạch; Hoa Kỳ cũng khuyến khích Trung Quốc tránh các  chính sách trọng thương về  tài nguyên nhằm chiếm độc quyền trên các  thị  trường nước ngoài. Theo Steinberg, ngoài tác động gây xáo trộn thị  trường quốc tế, chính sách trong thương còn “đưa Trung Quốc đến chỗ  thương thảo thiếu minh bạch với Iran, Sudan, Mmyanmar, và Zimbabwe,  và phương hại đến hình ảnh của Trung Quốc đang quan tâm đóng góp vào  sự   ổn định khu vực và các mục tiêu nhân đạo”8; Cuối cùng, chính quyền  Obama hiểu rõ không thể có giải pháp cho vấn đề  thay đổi khí hậu toàn   cầu nếu không có sự  tham gia của Trung Quốc, quốc gia đang gây 20%  hiệu ứng nhà kính hiện nay và chịu trách nhiệm đến 50% tổng số khí thải   gia tăng cho đến 2030, khi chỉ  riêng Trung Quốc sẽ  chiếm tới 1/3 lượng   khí thải nhà kính hàng năm. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận   trách nhiệm và thời biểu bắt buộc giảm bớt lượng khí thải. Tuy nhiên,   trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã có nhiều bước tiến đầy  ý nghĩa, kể  cả  chấp thuận một chiến lược quốc gia về khí hậu và công  bố thiện chí chấp thuận những “biện pháp báo cáo và kiểm tra” nhằm cắt   giảm   cường  độ  năng  lượng.  Đồng  thời,  như   Michael   Levi  thuộc  Hội  đồng Quan hệ Đối ngoại ghi nhận, Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển  đang chờ  đợi Trung Quốc cải thiện khả  năng quản trị  và pháp lý thiếu  đồng đều, sở  dĩ có thể  thực hiện trong thực hiện trong thực tế  những   mục tiêu đầy tham vọng vừa nói. 8
  14. Trong khi đó sau đại suy thoái năm 2008 – 2009, qua hình ảnh sụp đổ của  ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, cấp lãnh đạo Trung Quốc đã ghi nhận   những đổi thay mang tính địa chấn trong cán cân kinh tế  thế giới đã làm   suy giảm uy quyền của “siêu cường duy nhất” ít ra cũng “duy nhất cho   đến những ngày gần đây” ám chỉ Mỹ. Trong khi kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu suy sụp, Bắc Kinh đã nhanh chóng  đưa ra các chính sách kích cầu nội địa và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.   Các chính sách này đã đem lại một tỉ suất tăng trưởng ấn tượng: 9% GDP   năm 2009 và dự kiến 12% cho năm 2010. Đà tăng trưởng choáng ngợp của  Trung Quốc đã khiến các nhà phân tích Goldman Sachs đưa ra dự  báo:  kinh tế Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 trên toàn cầu vào những  năm 2027 nhanh hơn thay vì 2050. Lần đầu tiền kể  từ  sau thế  chiến thừ  II, không phải Hoa Kỳ  mà chính  Trung Quốc đã lôi kéo phần còn lại của thế  giới ra khỏi tăng trưởng âm  của cuộc đại suy thoái. Về  phần Hoa Kỳ  bắt đầu khôi phục èo uột như  một quốc gia con nợ hàng đầu với tổng số nợ lên gần 14.000 tỷ USD, và  Trung Quốc với vai trò là một nước chủ nợ  hàng đầu với tổng số  ngoại  tệ  dự  trữ  2.400 tỉ. Các công ty giàu tiền mặt của Trung Quốc ngày nay  đang tậu mua các công ty và tài nguyên thiên nhiên tương lai từ  Úc đến   Peru, từ Canada đến Afghanistan. 2.4.1. Con nợ Hoa Kỳ. Nhân   chuyến   viếng   thăm   châu   Á   đầu   tiên   vào   ngày   14­11­2009,   tổng  thống Obama đã lựa chọn Nhật Bản – đồng minh lớn nhất  ở  châu Á, là  trạm dừng chân đầu tiên. Khi phát biểu  ở  Tôkyô, Obama đã cam kết với  đồng minh của mình, Mỹ “sẽ tăng cường đồng thời tiếp tục duy trì” “địa  vị chủ đạo” ở Đông Á, và tỏ rõ biện pháp chủ  chốt để  duy trì địa vị  chủ 
  15. đạo này là tăng cường xây dựng liên minh quân sự. Kiểu chính sách khu  vực coi mấu chốt là đảm bảo quyền chủ đạo của Mỹ hiển nhiên đã mâu   thuẫn với tính tự chủ  không ngừng được tăng cường, xu thế lớn hợp tác   bình đẳng không ngừng phát triển của khu vực châu Á­Thái Bình Dương.   Hơn nữa, ý thức bá quyền của siêu cường sẽ càng làm cho chính sách khu  vực của Mỹ  quá chú trọng cạnh tranh sức  ảnh hưởng với Trung Quốc,   xung đột khu vực theo đó cũng là khó tránh khỏi. Obama nói với cử  tọa  người Nhật tại  hội  trường Suntory Hall  ở  Tokyo: “Tôi biết có nhiều  người hỏi Hoa Kỳ  nhận thức sự  trổi dậy của Trung Quốc như thế nào.  Trong một thế  giới kết nối, hổ  trợ, phụ  thuộc, quyền lực không nhất  thiết phải là một “zero – sum game”, và các nước không nhất thiết phải lo  sợ sự thành công của một nước khác”9. Obama nói tiếp: “một trong những  bài học từ suy thoái là giới hạn của đường lối dựa trên giới tiêu thụ Hoa   Kỳ  và xuất khẩu của châu Á để  thúc đầy phát triển. Ngày nay, chúng ta  đã đến một trong những điểm ngoặc lịch sử  hiếm hoi lúc chúng ta co cơ  hội để chọn một lối đi khác”10. Trong vài ngày tới, Obama sẽ viếng thăm  Trung Quốc lần đầu, trong tư  thế  một con nợ  đến thăm chủ  nợ  ngân  hàng. Thực thế Trung Quốc là chủ nợ  lớn nhất của Hoa Kỳ, đã làm thay  đổi cốt lõi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, quốc gia có đủ tư cách thách  thức vị thế siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ trên thế giới. Khác với thời  kỳ Hoa Kỳ luôn thúc đẩy Trung Quốc đi theo mô hình Phương Tây và mở  rộng cửa về  kinh tế, lẫn chính trị  Obama giờ  đây sẽ  phải dành hầu hết  thời gian không phải để thuyết giảng mà để trấn an Trung Quốc. 9 10
  16. Trong lần họp vào tháng 7 năm 2009, các viên chức Trung Quốc đã đòi  hỏi các đối tác Mỹ, nhất là giám đốc Ngân sách phủ Tổng thống Peter R.   Orszag, về  dự  luật bảo hiểm y tế  đang được Quốc hội thảo luận. Họ  muốn biết một cách chi tiết tác động của chương trình bảo hiểm y tế  trong ngân sách Hoa Kỳ. Cũng như  một chủ  nợ, họ  muốn biết rõ kế  hoạch trả nợ của con nợ.  2.4.2. Trật tự thế giới mới. Không còn cái thời mà Bush hù dọa và chỉ trích Trung Quốc nhào nặn giá   trị  đồng nhân dân tệ, hay Bill Clinton thuyết giảng Trung Quốc về nhân  quyền.  Nhận thức chiến lược của hai nước về  quan hệ  song phương  tương đối rõ ràng. Việc xây dựng quan hệ  đối tác hợp tác cùng có lợi  cùng thắng lợi là nhận thức chung quan trọng của hai bên Trung­Mỹ. Hai  nước đều coi mối quan hệ này là một trong những quan hệ song phương   quan trọng nhất thế giới hiện nay, đặt nó vào vị trí quan trọng trong chiến   lược đối ngoại của mỗi bên. Trung Quốc cho rằng, địa vị  dẫn đầu thế  giới và lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á­Thái Bình Dương là được hình  thành từ trong lịch sử, Trung Quốc tôn trọng điều này và hoan nghênh Mỹ  với tư  cách như  là một quốc gia châu Á­Thái Bình Dương nỗ  lực cống  hiến cho hòa bình ổn định và phồn vinh của khu vực này “Mỹ  tỏ  ra hoan  nghênh sự  trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, cho rằng một Trung Quốc  hùng mạnh, phồn vinh và ổn định sẽ có lợi cho sự phồn vinh, ổn định của   khu vực châu Á­Thái Bình Dương cũng như  thế  giới, và còn nhiều lần  bày tỏ  không có ý định kiềm chế  Trung Quốc” 11.  Ngày 14 tháng 11, từ  11   “Hiện tại và tương lai của quan hệ Trung ­ Mỹ” (26/11/2012),  http://nghiencuubiendong.vn/quan­h­quc­t/2265­quan­he­trung­my­va­cuc­ dien­khu­vuc­chau­a­thai­binh­duong
  17. Tokyo, Obama nhắn gửi: “Hoa Kỳ không tìm cách ngăn cản Trung Quốc.   Ngược lại, sự  trỗi dậy của Trung Quốc hùng mạnh và trù phú có thể  là  nguồn sức mạnh cho cộng đồng các quốc gia”12. Sự  lệ  thuộc về  kinh tế  đã làm cho vị  thế  giữa hai cường quốc có phần   thay đổi trong quan hệ ngoại giao lẫn quan hệ quốc tế. Trước đó Obama  đã hẹn gặp Đức Dalai Lama tại nhà Trắng nhưng trong tháng 6 nhà trắng   đã thông báo cho Đức Dalai Lama là sẽ gặp vào một ngày khác chứ không   phải là tháng 10 vì khi vị  lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đến Washington,   một thời điểm quá cận ngày tổng thống Obama lên đường công du sang   Trung Quốc thì điều đó sẽ  không tốt lắm. Trong cùng một chiều hướng,  trong thời gian vận động bầu cử, Obama đã nhiều lần lên án Trung Quốc   nhào nặn đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên trong tháng 4, Bộ Ngân khố đã rút lại  lời chỉ  trích trong một phúc trình nói rõ: Trung Quốc đã không nhào nặn  giá trị đồng nhân dân tệ để hạ giá hàng nhằm gia tăng xuất khẩu. Các quan chức trong chính quyền Obama cho rằng kỷ nguyên cạnh tranh  giữa   các   đại   cường   đã   cáo   chung.   Tổng   thống   Obama,   trong   bài   nói  chuyện về  Trung Quốc tháng 7 năm 2009, đã tuyên bố: theo đuổi quyền  lực không không nên chỉ được xem như trò chơi zero­sum game cái được  của bên này đồng thời củng là cái mất của bên kia, mắc dù các tổng  thống trước đây đã không làm gì nhiều để đối phó với chính sách về năng  lượng và môi trường của Trung Quốc, hay sự bành trướng  ở  Đông Nam  Á, Nam Á, và châu Phi, những nơi Trung Quốc đã đầu tư và viện trợ hàng  tỉ USD nhằm phát huy tầm ảnh hưởng chính trị của mình. Về phía Trung  Quốc phản  ứng cũng không mấy rõ ràng, trước ngày Obama chính thức   12  Nguyễn Trường, Thế  giới thời hậu chiến tranh lạnh, Nxb Tri thức, 2010,  Tr. 396.
  18. thăm viếng, báo China Daily đã có bài viết gợi ý Hoa Kỳ  cần cung cấp  bằng chứng “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”   đó là những mỹ  từ  ám chỉ  Hoa Kỳ  cần tránh xa các vấn đề  Đài Loan và  Tây Tạng. Ở Hoa Kỳ cụm từ “cam kết”, “trấn an chiến lược” được các   nhà bình luận hữu khuynh cho rằng bất cứ cam kết nào từ  phía Mỹ  đều  chứng tỏ  sự  suy giảm về quyền lực của Hoa Kỳ trước Trung Quốc. Tệ  hơn là trái với những dự đoán ban đầu cách đây một thập kỷ, Trung Quốc   đang bộc lộ  dã tâm và cư  xử  đúng với người ta thường thấy  ở  một đại  cường: càng giàu có Trung Quốc càng dành nhiều tài nguyên xây dựng  một quân lực ngày càng mạnh, uy lực quân sự  ngày càng lớn và tham   vọng ngày một gia tăng. Khi mọi thứ diễn ra nh7 một quy luật tất yếu thì chẳng có gì đáng ngạc   nhiên khi lãnh đạo Trung Quốc muốn thay thế   ảnh hưởng của Hoa Kỳ  trong   khu   vực.   Đối   với   họ   sự   ngự   trị   của   Trung   Quốc   và   việc   bình  thường và 200 năm bị  phương Tây thống trị  chỉ  là một biệt lệ. Và cũng   chẳng có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn tái định hình hệ  thống an  ninh quốc tế do Mỹ thiết lập sau thế chiến thứ II. Điều đáng ngạc nhiên   là sự  nhún nhường từ  Hoa Kỳ  nhường như  không ngần ngại đón nhận  tham vọng của Trung Quốc điều này làm cho các đồng minh từ New Delhi  đến Seoul phải lo ngại. Viễn cảnh cạnh tranh giữa các đại cường đang dần hé lộ:  Ấn Độ  đang  cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực  Ấn Độ Dương, cả hai đều xem  đó là khu vực  ảnh hưởng của riêng mình. Chính quyền Nhật muốn cải   thiện bang giao với Trung Quốc, nhưng nhiều người Nhật ngày càng lo   sợ một Trung Quốc bá quyền. Các quốc gia Đông Nam Á giao thương với  Trung Quốc nhưng đồng thời tìm kiếm sự  hổ  trợ  chiến lược từ  Mỹ  để  đối phó với người láng giềng khổng lồ. 
  19. Trong nhiều thập kỷ, chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc gồm   hai thành tố: một mặt, Hoa Kỳ mời gọi Trung Quốc gia nhập đại gia đình  các quốc gia trên thế  giới; mặt khác, Hoa Kỳ  muốn ngăn ngừa Trung   Quốc trở nên quá áp đảo qua biện pháp duy trì quân bình lực lượng. Chính  quyền Clinton thúc đẩy Trung Quốc gia nhập tổ  chức thương mại thế  giới (WTO) và bình thường hóa mậu dịch, nhưng đồng thời tăng cường  đồng minh quân sự  với Nhật. Chính quyền Bush thắt chặt quan hệ kinh  tế và cải thiện hợp tác chiến lược với Trung Quốc, nhưng cũng là đối tác  chiến lược với  Ấn Độ  và tăng cường quan hệ  với Nhật, Singapore và   Việt Nam. Tóm lại, chiến lược của Hoa Kỳ là đem lại cho Trung Quốc   nhiều lợi ích trong việc chung tay cùng duy trì hòa bình, đồng thời một  thế  quân bình lực lượng trong khu vực thuận lợi cho các đồng minh và   quyền lợi của Hoa Kỳ. Theo khuynh hướng hữu khuynh, người ta cho rằng chiến lược trấn an   làm tăng tốc khuynh hướng thoái trào của Mỹ. Sự  điều chỉnh chính sách  của người Anh trước một Hợp Chủng Quốc đang trổi dậy được dựa trên  tương quan ý thức hệ  gần gũi. Cấp lãnh đạo Anh quốc công nhận Hoa  Kỳ  là đồng minh chiến lược trong một thế  giới đầy bất trắc, đúng với  thực tế  thế  kỷ  XX. Phe bảo thủ  không tưởng tượng nổi một liên minh  tương tự  và một quan hệ  đặc biệt giữa một Trung Quốc độc tài và một   Hoa Kỳ dân chủ. Đối với người Trung Quốc những người mang tư tưởng  thực tiễn, sự  cạnh tranh với Hoa Kỳ  ở Đông Á quả  thật là một trò chơi  zero sum game. Cũng theo phe bảo thủ thì chỉ  có đồng minh của Hoa Kỳ  là lo âu trước một chính quyền đã từng tuyên cáo “chúng tôi đang trở lại”   sau nhiều năm chính quyền Bush hiện diện  ở  châu Á. Về  phía Obama,   nhà Trắng đã phản bác   rằng việc nhấn mạnh sự  trấn an phải đến từ  Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ.
  20. Ở một góc độ riêng tư Hoa Kỳ tỏ ra bức xúc khi Trung Quốc hạ thấp giá   các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc và làm tăng giá hàng của Hoa   Kỳ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đang đối phó  với suy thoái toàn cầu bằng một chương trình kích cầu đồ  sộ  nhằm thúc   đẩy tiêu thụ quốc nội và Hoa Kỳ nghĩ, nay không phải là lúc để công kích  hay làm mất lòng Trung Quốc. Trung Quốc không còn bị  xem như  một  đối tác gây rắc rối cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên Obama đang đối phó với một  đại cường đang lên: Trung Quốc luôn tỏ  ra sốt sắng tránh va chạm trực  tiếp với Hoa Kỳ, nhưng vẫn tác động bất lợi đến quyền lợi của Hoa Kỳ,   kể cả chính sách tiền tệ, phổ biến nguyên tử, thay đổi khí hậu, và chi tiêu  quốc phòng. Giáo sư Shi Yinhong chuyên gia về quan hệ Mỹ ­ Trung tại đại học Nhân  dân Bắc Kinh nhận định: “Obama vẫn là một người tích cực, và nhiều   người trên khắp thế giới nghĩ ông ta hăng hái và chân thật hơn Bush, một   lãnh  tụ  có   khuynh hướng cải  cách  nhiều  hơn. Nhưng  ở   Trung Quốc,   Obama ít được dân chúng hâm mộ như ở Châu Âu, ở Nhật hay Đông Nam  Á”, Shi Yinhong nói tiếp: “Ở Trung Quốc không có sự tôn vinh Obama”13. Trong thời Clinton và Bush, Trung Quốc thường phóng thích một vài phần  tử  bất đồng chủ  kiến trước ngày viếng thăm của một tổng thống như  một cử  chỉ  thiện chí. Trong dịp này, các viên chức Mỹ  không chờ  đợi   động thái như vậy từ Trung Quốc, mặc dù Obama sẽ chỉ nêu vấn đề nhân  quyền với Hồ Cẩm Đào. Shi Yinhong nói: “Lần này, Trung Quốc sẽ đồng  ý đối thoại về  nhân quyền với Hoa Kỳ  về  một vài trường hợp, nhưng  luận cứ  đã thay đổi so với trong quá khứ. Ngày nay chúng tôi sẽ  nói,  13 Nguyễn Trường, Thế giới thời hậu chiến tranh lạnh, Nxb Tri thức, 2010,  tr. 399.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0