Bài tiểu luận: Quan hệ quốc tế qua chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) cuộc nội chiến 3 ở Trung Quốc (1946-1949) và quan hệ Trung-Xô-Mỹ (1950-1991)
lượt xem 68
download
Bài tiểu luận "Quan hệ quốc tế qua chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 cuộc nội chiến 3 ở Trung Quốc 1946-1949 và quan hệ Trung-Xô-Mỹ 1950-1991 trình bày về diễn biến cuộc chiến tranh cục bộ Triều Tiên, vai trò Mỹ-Xô trong chiến tranh Triều Tiên,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Quan hệ quốc tế qua chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) cuộc nội chiến 3 ở Trung Quốc (1946-1949) và quan hệ Trung-Xô-Mỹ (1950-1991)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI ĐIỀU KIỆN: CHUYÊN ĐỀ: “QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH” ĐỀ TÀI: “QUAN HỆ QUỐC TẾ QUA CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950 1953). CUỘC NỘI CHIẾN III Ở TRUNG QUỐC (1946 1949) VÀ QUAN HỆ TRUNG XÔ MỸ (1950 1991 )” CÁC THÀNH VIÊN: 1. NGUYỄN THỊ THU HÒA 2. NGUYỄN HỒNG CHƯƠNG 3. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA 4. LÊ TRỌNG HỒNG 5. NGUYỄN THỊ HUYỀN 6. NGÔ ĐỨC AN CAO HỌC 23 CHUYÊN NGÀNH:LỊCH SỬ VIỆT NAM
- Vinh, 2015 MỤC LỤC Phần 1: Tr. MỞ ĐẦU 1. 1.1. 1.2 2. 2.1. 2.2. 3. 3.1. 3.2. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (CÁC TÀI LIỆU GỐC, TRANH ẢNH...) MỞ ĐẦU Thời gian gần đây, tình hình bán đảo Triều Tiên liên tục ở trong tình trạng căng thẳng. Cả phía Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như đồng minh của họ là Mỹ và Nhật Bản đều có những động thái quân sự đẩy mạnh, khiến cho bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên bị hâm nóng tột độ, nguy cơ tái diễn một cuộc chiến tranh vốn đã tạm ngưng ở đây suốt hơn nửa thế kỷ (1950 1953) trở nên cận kề hơn bao giờ hết. Vậy căn nguyên nào đã khiến cho cuộc chiến này dù tiếng súng đã im, nhưng tàn tro của nó thì vẫn luôn âm ỉ cháy, nhiều lần đẩy bán đảo này đến miệng hố chiến
- tranh? Thông qua việc tìm hiểu trật tự quan hệ quốc tế có liên quan hồi sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta có thể lý giải được phần nào vấn đề này. Khởi phát từ mâu thuẫn nội bộ giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, chiến tranh Triều Tiên (19501953) lập tức bị quốc tế hóa, lôi cuốn vào vòng xoáy sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều quốc gia trên thế giới. Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song đây vẫn là sự kiện lịch sử hết sức phức tạp, nhiều bí ẩn, hàm chứa những mâu thuẫn, tính toán trên nền lợi ích đan xen đa tầng. Có ảnh hưởng vượt phạm vi khu vực, chiến tranh Triều Tiên trở thành phép thử bất đắc dĩ trong quan hệ giữa hàng loạt quốc gia bất kể liên minh hay đối địch. quan hệ của Liên Xô với Trung Quốc và Mỹ – một bên là đồng minh, một bên là đối thủ có chung một điểm tham chiếu với các cấp độ: Mức 1– kiềm chế, kiểm soát; mức 2 – làm suy yếu; mức 3 – phụ thuộc (đối với Trung Quốc) và mất khả năng cạnh tranh vị trí thống trị toàn cầu (đối với Mỹ). Tại thời điểm đó, Đông Bắc Á trở thành mảnh đất hội tụ lợi ích chiến lược của các cường quốc và là yếu tố quan trọng quyết định sự cân bằng hay nghiêng lệch địa – chính trị thế giới, nơi như Liên Xô xác định, thỏa mãn những yêu cầu, điều kiện cho việc giải quyết những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn đối với lợi ích của Liên Xô. Vấn đề 6. Quan hệ quốc tế trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (19501953) và vấn đề Triều Tiên. 1. Nguồn gốc của nội chiến Trong quá khứ, bán đảo Triều Tiên đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Nhật, từ năm 1910 đến 1945. Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc và nước Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Liên Xô và Mỹ đã tiến vào bán đảo Triều Tiên để giải giáp quân đội Nhật. Theo thỏa thuận của Hội nghị Moscow 1945, hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm, Liên Xô ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, sau thời hạn 5 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Triều Tiên. Đất nước Triều Tiên tạm thời bị chia cắt dọc theo vĩ
- tuyến 38. Tại đây, Mỹ cũng tìm cách chia cắt Triều Tiên, coi đây là một mắt xích nhằm ngăn chặn CNCS ở châu Á, xác lập vị trí của Mỹ ở khu vực này. Với những hoạt động của Mỹ và Liên Xô, một chế độ theo định hướng tư bản chủ nghĩa đã dần được xác lập ở Nam Triều Tiên và một chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã dần được xác lập ở Bắc Triều Tiên. Mỹ không muốn có một Triều Tiên thống nhất, bởi nếu Triều Tiên thống nhất thì ở bên cạnh hai "người khổng lồ" của hệ thống XHCN là Liên Xô và Trung Quốc thì sớm muộn cả bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Mỹ cũng xác định rằng, Đông Bắc Á có nhiều lợi ích trong chiến lược toàn cầu của mình, mà điểm then chốt là Nam Triều Tiên. Mỹ coi Nam Triều Tiên như là chiếc neo chiến lược đối với sự có mặt của mình trên lục địa châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng. Bởi ngoài sự đề phòng Liên Xô, Mỹ còn sợ nếu mất Nam Triều Tiên, thì không chỉ Liên Xô và Trung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ là một đối trọng với Mỹ. Nam Tri ều Tiên sẽ là một điểm dừng chân của Mỹ ở Đông Á, giúp Mỹ khống chế Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản. Còn về phía Liên Xô, cũng coi bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng. Nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ được mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của nước Nga từ cuối thế kỷ XIX. Hơn nữa cường quốc này cũng không muốn có một "biên giới mềm" của Mỹ ở ngay sát cạnh mình và khống chế cả khu vực vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Chính vì thế, Liên Xô xem Nam Triều Tiên thân Mỹ là một cái gai trong mắt và luôn muốn nhổ bỏ nó đi. Và như vậy, việc chiến tranh nổ ra trên địa bàn chiến lược Triều Tiên không phải là toan tính của riêng phía Liên Xô hay phía Mỹ, mà nó xuất phát từ động cơ chính trị, kinh tế của cả hai bên, nằm trong một không gian chung đó là cuộc Chiến tranh lạnh.
- Tháng 5/1948, Mỹ tổ chức bầu quốc hội riêng rẽ ở Nam triều Tiên, đưa Lý Thừa Vãn làm Tổng thống Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc). Ngay sau đó, Mỹ và khối đế quốc kể cả Toà thánh Vatican lần lượt công nhận. Trong những tháng cuối năm 1948, Mỹ ký với Chính phủ Nam Tiều Tiên nhiều hiệp định viện trợ mà thực chất là buộc chính phú Lý Thưà Vãn lệ thuộc Mỹ. Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây. Mặt khác Mỹ lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình. Đối phó của Liên Xô: Giúp Kim Nhật Thành thành lập nước CHDCND Triều Tiên. Cuối 1948, theo thoả thuận Xô Triều, quân đội Liên Xô rút khỏi Bắc Triều Tiên. 2.Cuộc chiến tranh cục bộ Triều Tiên (19501953): 2.1 Diễn biến Mặc dù “chiến tranh lạnh” là “không nổ súng, không đổ máu” song nó bùng nổ thành các cuộc xung đột khu vực. Dẫn chứng đầu tiên là cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra giữa một bên là quân đội Mỹ và đồng minh Mỹ núp dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc với một bên là quân đội CHDCND Triều Tiên, quân đội Trung Quốc có sự hậu thuẫn của Liên Xô. Xung đột Xô, Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên : Chiến tranh Triều Tiên diễn ra hơn 3 năm từ tháng 3/1950 đến tháng 7/1953 chia làm 4 giai đoạn : Giai đoạn 1 : từ 25/6 đến 18/9/1950 Giai đoạn 2: Từ 13/9 đến 25/10/1950
- Giai đoạn 3 : Từ 25/10/1950 đến 4/1951 Giai đoạn 4 : từ tháng 4/1951 đến 27/7/1953. Giai đoạn 1: Khuya ngày 25/6, Mỹ "kêu gọi" Lý Thừa Vãn là sáng 25/6 sẽ đưa quân đội đồng loạt bất ngờ tiến đánh Bắc Triều Tiên. Mục tiêu của chúng là: 1. Đánh chiếm nước CHDCND Triều Tiên, bóp chết chế độ dân chủ nhân dân, thi hành rộng rãi một chính sách phản động ở Bắc Triều Tiên, biến nhân dân Bắc Triều Tiên làm nô lệ và biến vùng đất này thành thuộc địa của Mỹ. 2. Sau khi chiếm đóng toàn bộ Bắc Triều Tiên, chúng sẽ dùng vùng này làm bàn đạp tấn công CHND Trung Hoa, gây đại chiến thế giới thứ ba. 3. Thực hiện việc quân sự hóa toàn diện nền kinh tế Mỹ, bảo đảm lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn, xúc tiến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt ở Mỹ. 4. Dùng vũ lực để uy hiếp phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lớn mạnh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, tiến một bước tăng cường sự nô dịch của Mỹ đối với các nước đó. Sáng 25/6/1950 với lực lượng mạnh mẽ quân đội Bắc Triều Tiên nhanh chóng vượt qua vĩ tuyến 38 sau 3 ngày chiến đấu thủ đô Xêun bị chiếm, chính phủ Lý Thừa Vãn bỏ chạy. Sau vài giờ khi chiến tranh nổ ra, Mỹ đưa vấn đề này ra Hội đồng bảo an và thừa cơ đại biểu Liên Xô vắng mặt vì phản đối Mỹ ủng hộ Tưởng Giới Thạch không chịu khôi phục địa vị chính đáng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, nên Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết "Lên án các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc. Ngày 27/6 Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết lần thứ hai kêu gọi các nước hội viên Liên Hợp Quốc giúp đỡ về quân sự cho Nam Triều Tiên. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Truman ra lệnh cho tướng Mỹ Mac Artur dùng không quân và hải quân trực tiếp tham chiến . Ngày 7/7 Hội đồng bảo an lại thông qua Nghị quyết cho phép quân đội Mỹ tham chiến ở Triều Tiên là quân đội Liên Hợp Quốc được mang cờ Liên Hợp Quốc và đề nghị chính phủ Mỹ cử viên tư lệnh Liên
- Hợp Quốc. Qua các nghị quyết trên người ta thấy nổi lên vấn đề sau đây: Mỹ âm mưu dùng LHQ làm cơ sở che đậy cho âm mư đen tối của nó là dung chiến tranh xâm lược Triều Tiên. Ngay lập tức tướng Mac Artur được chỉ định nhận chức vụ này. Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên. Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo. Tháng 1/1950, Mỹ ký với Hàn Quốc "Hiệp ước phòng thủ chung", buộc quân Nam phải do Mỹ lãnh đạo. Tháng 2/1950, Mỹ cùng Hàn Quốc hoạch định kế hoạch đánh Bắc Triều Tiên, đồng thời Mỹ cũng tăng cường viện trợ quân sự cho quân Nam. Năm 19491950, Mỹ chi viện 79 khu trục hạm, tăng số quân ngụy lên 15 vạn chia thành nhiều sư đoàn khác nhau như Sư đoàn 8, Sư đoàn 7, Sư đoàn bộ binh 2, 3, 5... thêm nhiều đặt vụ, phần tử phản động để cài vào phá hoại Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào. .Sau 3 tháng chiến trang đến ngày 13/9/1950 quân đội Bắc Triều Tiên đã vượt qua vĩ tuyến 38 chiếm 95% đất đai và 97% dân số Nam Triều Tiên. Dưới danh nghĩa quân đội Liên Hợp Quốc Mỹ đã tập trung toàn bộ binh lực mỹ ở vùng Viễn Đông đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên ngày 15/9/1950, sau đó tiến quân đánh Bắc Triều Tiên đến tận sông Áp Lục giáp ranh với Trung Quốc. Máy bay Mỹ còn oanh tạc nhiều thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc uy hiếp nền độc lập và an ninh của Trung Quốc. Trong buổi tiếp kiến với Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành bày tỏ mong muốn được thống nhất hai miền thành một, dự đoán khả năng ít có đế quốc nào như Mỹ và Nhật can dự vào việc này, và khẩn thiết xin Trung Quốc viện trợ cho mình. Mao lập tức đồng và hứa ủng hộ hết mình vì sự thống nhất của hai miền Triều Tiên. Mao nói: "Nếu quân Mỹ tham gia, Trung Quốc sẽ phái quân sang ủng hộ Bắc Triều Tiên. Nếu chúng vượt vĩ tuyến 38, chúng tôi sẽ dứt khoát tham gia chiến đấu". Ngày 25/10 Trung Quốc phái quân chí nguyện sang kháng Mỹ viện Thiều. Quân đội Triều Trung đã đẩy lùi quân Mỹ khỏi vĩ tuyến 38, sau đó
- chiến sự tiếp diễn ở vị trí 38. Sau 3 năm chiến tranh, cả hai phía đều tổn thất nặng nề về người và của, ngày 27/7/1953 tại hội nghị quân sự bàn môn điểm gần vĩ tuyến 38 hai phía Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam Bắc, tức là trở lại ranh giới cũ trước chiến tranh. Đánh giá: Chiến tranh Triều Tiên 1950 53 mở đầu là nội chiến sau nhanh chóng thành cuộc chiến tranh cục bộ Đông Tây giữa một bên là quân đội Mỹ và các đồng minh của Mỹ, quân đội Nam Triều Tiên với một bên là quân đội CHDCND Triều Tiên, quân Trung Quốc và sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh này Mỹ đã huy động các loại vũ khí hiện đại kể cả đe doạ bom nguyên tử, 73 triệu tấn vật tư chiến tranh chi phí 83 (có tài liệu nói 200) tỷ USD, huy động 1/3 lực lượng lục quân, 1/5 lực lượng không quân và đại bộ phận lực lượng hải quân. Cho đến khi kết thúc chiến tranh lực lượng tham chiến có hơn 1 triệu tên trong đó có 39 vạn binh lính sĩ quan của Mỹ bị giết, bị bắt, bị thương, hàng trăm máy bay, tàu chiến bị bắn cháy, bị bắn chìm. Trong cuộc chiến tranh này Mỹ tham gia một cách trực tiếp với cố gắng cao nhất để có thể giành được mục tiêu giải phóng Bắc Triều Tiên làm bàn đạp tấn công Trung Quốc và Liên Xô sau này, Mục tiêu này hoàn toàn thất bại. Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao. Về phía Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh không xuất hiện trên chiến trường. Thái độ Liên Xô thay đổi: từ chỗ không đến tán thành miền Bắc thống nhất Triều Tiên. Liên Xô là lực lượng hậu thuẫn tối đa cho Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Đó là việc Kim Nhật Thành sang Bắc Kinh và Moskva để tìm sự hậu thuẫn. Liên Xô đã quyết định viện trợ cho
- Bắc Triều Tiên toàn bộ vũ khí đạn dược các phương tiện chiến tranh để có thể trang bị rất hiện đại cho 3 sư đoàn Bắc Triều Tiên. Cố vấn quân sự Liên Xô đóng là phóng viên báo “Sự thật”. Khi chiến tranh nổ ra Liên Xô tiếp tục hậu thuẫn cho lực lượng Trung Triều. Khi chi ến tranh n ổ ra Liên Xô điều thêm sư đoàn không quân có nhiệm vụ tham chiến trên chiến trường. Tuy nhiên lực lượng này không xuất hiện một cách chính thức và các loại máy bay mang cờ hiệu Bắc Triều Tiên, phi công mặc quân phục TQ. Lực lượng tham chiến là quân chí nguyện Trung Quốc là người thực hiện ý đồ chiến tranh của Liên Xô. Đêm 25/10 20 vạn quân chí nguyện Trung Quốc dưới sự chỉ huy của NS Bành Đức Hoài đã vượt qua sông Áp Lục tiến vào Bắc Triều Tiên. 5 ngày sau quân Trung Quốc đã có những chiến dịch đầu tiên tiến đánh Mỹ và đồng minh. Quân số Trung Quốc về sau tăng lên 2 triệu lượt người. Do những phương tiện chiến tranh hiện đại được sử dụng ở chiến trường mà sự mất mát của quân Trung Quốc là rất lớn (36 vạn người bị hy sinh, mất tích). Đây là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất đạt đến mức độ cao nhất và là chiến tranh trong lịch sử chiến tranh lạnh giữa Mỹ là Liên Xô. Ngoài xung đột Xô, Mỹ là nguyên nhân căn bản dẫn đến cuộc chiến tranh nóng cục bộ còn có nguyên nhân nữa là chính sách thống nhất bán đảo Triều Tiên của hai miền. Kết cục của chiến tranh hai bên trở lại vị trí xuất phát ban đầu cho thấy sự cân bằng trong tương quan lực lượng giữa hai bên. Sau 3 năm chiến tranh, cả hai bên đều tổn thất lớn về người và của, đã phải ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (gần VT 38) ngày 27/7/1953. VT 38 trở lại là ranh giới quân sự giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Việc giải quyết không dứt điểm vấn đề Triều Tiên để lại tiền đề xấu cho HN Genève về Đông Dương.
- Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được ký kết với các nội dung sau: _ Trong lúc chờ đợi một giải pháp hòa bình và toàn bộ, các bên chấm dứt tất cả hoạt động quân sự và thù địch. _ Hai miền Nam và Bắc sẽ được ngăn cách bằng một vùng phi quân sự có bề rộng dài 4 km chạy dọc theo giới tuyến quân sự đã được thỏa thuận hồi tháng 11/1951. _ Các tù bình được phép chọn lựa: hoặc hồi hương, hoặc được hưởng "quy chế tỵ nạn chính trị" _ Một ủy ban giám sát việc thực thi hiệp định sẽ được thành lập gồm các đại diện của các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy Điển và Thụy Sĩ. _ Một hội nghị chính trị sẽ được tập hợp sau ba tháng nữa để: "giải quyết thông qua đàm phán các vấn đề rút toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi Triều Tiên, giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên". Với sự đình chiến này, 82.000 tù binh cộng sản, 6.700 tù binh Trung Quốc được hồi hương. Một giới tuyến quân sự ngừng bắn theo hình chữ "chi" dài 137.1 m và vùng phi quân sự rộng 1,371 km được thiết lập. Một ủy ban giám sát của các nước trung lập sẽ thành lập tại vùng này. Bắc Triều Tiên mất một vùng đất khá lơn ở đông, nhưng còn giữ được vùng đất mới chiếm ở phia tay kể cả Khai Thành. _ 90 vạn người Trung Quốc (chết 20 vạn, bị thương 70 vạn) _ 75 vạn người Bắc Triều Tiên (chết 30 vạn, bị thương 22 vạn) _ 23 vạn người Nam Triều Tiên (chết 5,8 vạn, bị thương 17,5 vạn) _ 34 vạn người Mỹ chết,
- Sự viện trợ của nhân dân quốc tế cho Bắc Triều Tiên: Ngay từ ngày đầu cuộc chiến tranh bắt đầu, nhân dân thế giới yên chuộng hòa bình đã ủng hộ về chính trị, kinh tế, xã hội. Khi chiến tranh đã lên tới đỉnh cao, sự viện trợ này cũng tăng mạnh. _ Liên Xô: ngay từ đầu, LX và các nước xã hội chủ nghĩa khác đấu tranh buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Trong Đại hội đồng LHQ, LX nhiều lần đấu tranh với Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Triều Tiên, nhưng lần nào Mỹ cũng bác bỏ. Khi chiến tranh lên đến đỉnh điểm, nhân dân LX nghe theo tiếng gọi vô sản quốc tế đã liên tiếp gửi cho nhân dân Triều Tiên nhiều lương thực, quần áo, thuốc men, văn hóa phẩm... Giữa năm 1952, nhân dân LX đã gửi 50.000 tấn lương thực, hàng vạn tấn phân hóa học, hơn 400 máy kéo, nhiều máy móc, xe hơi khác... không hoàn lại _ Trung Quốc: cùng với LX, nhân dân Trung Quốc cũng không ngừng viện trợ, lên tiếng ủng hộ Bắc Triều Tiên chống xâm lược. Những người con yêu quý của nhân dân Trung Quốc_cán bộ, chiến sĩ chí nguyện quân Trung Quốc_từ ngày đầu vào đất Triều Tiên, đã chung tay sát cánh cùng quân dân Bắc Triều Tiên chống Mỹ xâm lược. Không những thế, họ còn giúp nhân dân Bắc Triều Tiên tiết kiệm quân lương cấp phát cho người bị nạn trong cuộc chiến, giúp đỡ nông dân cày cấy, sửa chữa đê điều, thủy lợi.... Câu chuyện La Thịnh Giáo, một chiến sĩ vô sản quốc tế hi sinh để cứu một em bé Triều Tiên đã thể hiện rõ tình yêu thương nhân dân Triều Tiên của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung Quốc. Trong vòng 2 năm (1950_1952), Trung Quốc đã viện trợ nhiều vật tư như 192 toa xe lương thực, 110.000 cái chăn, hơn 300.000 bộ quần áo cùng nhiều vật dụng hàng ngày khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn cử các đoàn cán bộ y tế đến động viên ý chí nhân dân Bắc Triều Tiên, nuôi nâng nhiều trẻ em mồ côi, biểu thị sự ủng hộ nhiệt liệt đối với nhân dân Triều Tiên. _ Nhân dân các nước anh em khác như Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Cộng hòa Dân chủ Đức, Mông Cổ... gửi rất nhiều vải, quần áo,
- lương thực, thuốc men. Trong lúc nhân dân Bắc Triều Tiên gặp khó khăn, nhân dân Mông Cổ nhiều lần gửi súc vật cày cấy, nhân dân các nước XHCN khác như Rumani, Hungari, Mông Cổ, Việt Nam... nhiều lần cử người đi chữa bệnh, nuôi nấng trẻ em mồ côi, động viên nhân dân Bắc Triều Tiên đấu tranh giành thắng lợi. _ Nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, thuộc địa và phụ thuộc cũng phản đối đế quốc Mỹ xâm lược và tăng cường ủng hộ viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Ở các nước đó, phong trào ủng hộ Triều Tiên bảo vệ hòa bình thế giới nổ ra liên tục. Khẩu hiệu: "Đế quốc Mỹ cút khỏi Triều Tiên ! " được hô vang ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ý nghĩa lịch sử: _ Nhân dân Bắc Triều Tiên đã bảo vệ được nền độc lập của quốc gia chống sự xâm lược của đế quốc, tiêu biểu là Mỹ và Nam Triều Tiên. Thật vậy, sự ra đời của nước CHDCND Triều Tiên là thành quả không chỉ của Đảng , chính phủ mà là của toàn thế nhân dân Triều Tiên. Trong báo cáo về thắng lợi này, Kim Nhật Thành khẳng định rằng, chính việc chiến đấu của nhân dân Triều Tiên chống lại ách xâm lược của đế quốc thực dân đã rút ra được bài học kinh nghiệm về việc nắm tình cảnh của một dân tộc, vận mạng nô lệ của một nước thuộc địa là như thế nào. Nhân dân Bắc Triều Tiên đã thực sự nhận rõ sâu sắc các công việc của chính phủ sau khi giành độc lập cho đất nước, ý thức được việc cùng chính phủ bảo vệ toàn vẹn nền độc lập và chế độ dân chủ, bảo vệ thành quả cách mạng và Tổ quốc, để trong tương lai sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội và xa hơn nữa là chủ nghĩa cộng sản huy hoàng. _ Nâng cao địa vị, uy tín của Triều Tiên ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Thực vậy, nhân dân Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến đã đấu tranh anh dũng đánh bại cuộc xâm lược vũ trang của đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập cho nước nhà, góp phần cống hiến vào sự nghiệp vĩ đại bảo vệ hòa bình thế giới, nhờ thế mà được nhân dân thế giới ủng hộ hết mình.
- Trong quá trình chiến tranh, chính phủ của Bắc Triều Tiên mới là chính phủ duy nhất, trung thành vô hạn với sự nghiệp cứu nước vĩ đại; đồng thời, quá trình đó càng chứng thực rõ ràng nước CHDCND Triều Tiên là một nhân tố hòa bình mạnh mẽ để giữ gìn lâu dài nền hòa bình thế giới và được nhân dân thế giới "tôn sùng" và ủng hộ. _ Qua thử thách trong cuộc chiến, chế độ dân chủ Bắc Triều Tiên được củng cố và mở rộng, sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong nhân dân được tăng cường, các tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có thêm kinh nghiệm và tích lũy dần về sau. Âm mưu trong cuộc chiến này đó là đánh tiêu hao, đánh phá hoại làm cho nước CHDCND Triều Tiên mỏi mệt để đánh chiếm, nhưng chúng đã bị thất bại trước sự kiên cường, anh dũng của nhân dân CHDCND Triều Tiên. Trong chiến tranh, nhân dân đã gắn bó chặt chẽ với chính phủ, trung thành vô hạn với chính phủ, điều đó đã tiếp thêm sức mạnh giúp họ đánh bại kẻ thù và xây dựng cuộc sống mới. Ngoài ra, các mặt về kinh tế, chinh trị, xã hội cũng được phát triển. lực lượng ngày càng được tăng cường để đánh giặc và củng cố chế độ ngày càng vững mạnh hơn. _Qua cuộc chiến này, nhân dân triều tiên đã làm thất bại âm mưu của Mỹ và các đế quốc khác, có ảnh hưởng cổ vũ lớn đối với sự phát triển của tình hình quốc tế. Đế quốc Mỹ, dưới con mắt của nhân dân Bắc Triều Tiên và các nước yêu chuộng hòa bình thế giới, đó là một đế quốc tàn bạo và độc ác nhất trong lịch sử. Nó dùng nhiều phương tiện, thủ đoạn để chống phá các nước trên mọi mặt. Nhưng dù có thế nào thì nó cũng phơi bày bộ mặt xảo trá của nó, đó là "tính chất hùng mạnh của Mỹ" mà chúng từng huênh hoang và nền dân chủ kiểu Mỹ đầy bất công, mâu thuẫn. Một điều nữa cần phải lưu ý này trong chiến tranh, Mỹ có sử dụng lá cờ LHQ, lôi kéo các nước đồng minh tham gia cuộc chiến, dùng nó tàn sát vô nhân đạo nhân dân bản xứ. Tính chất này còn vượt xa cả bọn quốc xã Đức trong Thế chiến thứ hai. Cuộc chiến này thực chất là một bộ phận của chiến tranh lạnh, là cuộc chiến tranh giữa bọn đế quốc và các
- nước XHCN yêu chuộng hòa bình, nhưng tất cả đều bị thất bại. Thượng nghị sĩ McCarthy nói: "chúng ta đã bị thất bại nặng nề và thảm hại ở Triều Tiên". Ngày nay nhân dân châu Á và phi đang noi gương Triều Tiên, tiến hành chiến tranh giành độc lập, buộc Mỹ phải thừa nhận sự thất bại của mình và chịu thua. _ Thắng lợi của triều tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên không những bảo vệ quyền tự do độc lập, mà còn giữ vững tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở phương Đông và góp phần to lớn vào sự nghiệp ổn định hòa bình trên thế giới. Trong cuộc chiến tranh, nhân dân Triều Tiên đã đánh bại Mỹ, phá hoại âm mưu chinh phục toàn cầu của Mỹ, thúc đẩy sự ủng hộ của nhân dân với sự nghiệp hòa bình trên thế giới. 3.Vai trò MỹXô trong chiến tranh Triều Tiên KẾT LUẬN Như vậy, cuộc chiến tranh Triều Tiên từ khởi điểm ban đầu là cuộc chiến tranh giữa hai lực lượng trong nội bộ đất nước Triều Tiên, đã phát triển thành cuộc chiến tranh cục bộ, với sự tham chiến giữa một bên là quân đội Nam Triều Tiên cùng quân đội Mỹ và các nước đồng minh, với một bên là quân đội Bắc Triều Tiên, quân chí nguyện Trung Quốc cùng sự hậu thuẫn của Liên Xô. Cuộc chiến này thể hiện một cách rõ nét sự can thiệp của các cường quốc lớn bấy giờ là Mỹ và Liên Xô. Sự can thiệp này diễn ra cả trước và trong chiến tranh. Tuy vậy, nằm trong bối cảnh chung của quan hệ quốc tế lúc bấy giờ là thời kỳ của Chiến tranh lạnh, nên sự đụng đầu giữa các cường quốc là không trực diện. Vì thế, có thể khẳng định cuộc chiến tranh Triều Tiên chính là một mảng quan trọng của Chiến tranh lạnh nơi mà cả cực Mỹ và cực Liên Xô đã đụng đầu nhau, nhưng về hình thức thì dường như không. Đồng thời, cuộc chiến tranh này ẩn đằng sau nó còn là sự phân chia lợi ích của các cường quốc thắng trận sau Thế chiến Hai. Các nước lớn vì lợi ích của mình, đã đem dân tộc Triều Tiên lên bàn cân để phân chia, khiến Triều Tiên bị tách thành hai nửa, xung đột nhau về chế độ chính trị và cuối cùng đã dẫn tới chiến tranh. Cuộc chiến tranh này đã không được giải quyết một cách thấu đáo mà
- nguyên nhân vẫn xuất phát từ bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan. Kết quả là, sau khi tiếng súng đã lặng im trên chiến trường, hai miền Triều Tiên vẫn bị phân tách và trở thành hai quốc gia riêng biệt tồn tại đến tận ngày nay. Hiệp định Bàn Môn Điếm (2771953) trở thành cam kết duy nhất giữa hai bên, ghi nhận kết quả cuộc chiến tranh. Song rất tiếc, đó chỉ là một Hiệp định đình chiến tức tạm thời chấm dứt tình trạng chiến tranh, chứ chưa phải là một thỏa ước giữa các bên để kết thúc chiến tranh. Vì lẽ đó, Triều Tiên hiện nay vẫn có cơ sở để nói rằng cuộc chiến tranh của họ hồi giữa thế kỷ XX vẫn chưa kết thúc. Và trên thực tế, chiến tranh có thể trở lại bán đảo này bất cứ lúc nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO: (Ví dụ) 1. Các chuyên đề của GS. Nguyễn Anh Thái, PGS Nguyễn Quốc Hùng, GS Vũ Dương Ninh… trong “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” NXB ĐHQG Hà Nội 2001 do GS. Vũ Dương Ninh chủ biên. 2. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến nay), Nxb Đại học Quốc gia, H. 1996 3.Nguyễn Cơ Thạch: Thế giới 50 năm qua (19451995) và thế giới trong 25 năm tới (1996 2020) NXB CTQG H. 1998. 4.A. Đôbrưnhin: Đặc biệt tin cậy. NXB CTQGH. 2001. 5.Lý Kiện: Ngọn lửa chiến tranh lạnh. NXB Thanh niên 3 tập. 6.Trương Tiểu Minh: Chiến tranh lạnh và di sản của nó. NXB CTQG H. 2002. 7. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII, VIII, IX. NXH Sự thật –1987, 1991, 1996, 2001. 1. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (1945_1991) 2. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên (1939_1952), NXB Chinh trị quốc gia, 2005 3. Lê Anh, Lịch sử cuộc chiến tranh chính nghĩa giải phóng Tổ quốc của nhân dân Triều Tiên, NXB QĐND, 1965 4. Kim Nhật Thành, Cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mỹ xâm lược, NXB Sự thật, 1966
- 5. Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 1954, NXB Sử học, 1962 6. Andrew C. Nahm, Lịch sử & văn hóa bán đảo Triều Tiên ; Nguyễn Kim Dân b.d. H. : Văn hóa Thông tin, 2005 7. Lee Ki_baik, Lich sử Hàn quốc tân biên, Nxb.T.P. Hồ Chí Minh, 2002 8. Tuyên bố của Tổng thống B. Clintơn về việc Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay. Số 2 1995.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: "Thanh toán quốc tế"
12 p | 449 | 118
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ 1986-1995 giai đoạn bước ngoặt tiến tới bình thường hóa
18 p | 539 | 96
-
Tiểu luận:Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc (1991 đến nay)
17 p | 644 | 92
-
Bài tiểu luận: Đặc điểm chung của các quốc gia cổ đại phương Đông
22 p | 860 | 68
-
Tiểu luận triết học: Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
26 p | 296 | 59
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời lỳ đổi mới
35 p | 288 | 50
-
Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1959
14 p | 628 | 44
-
Bài tiểu luận: Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế
24 p | 278 | 43
-
Bài tiểu luận Quản lý công: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
32 p | 75 | 20
-
Tiểu luận: Cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
27 p | 134 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay
91 p | 58 | 15
-
Tiểu luận: Phân cấp tài khóa và mối quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền: một phân tích giữa các quốc gia
25 p | 97 | 11
-
Tiểu luận: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam
29 p | 104 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Chính sách đối với kiều dân và công dân ở nước ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam
27 p | 19 | 8
-
Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009
174 p | 80 | 7
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009
27 p | 68 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991-2012
27 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn