intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Quản lý nhà nước: Xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với bà Trịnh Thị Cửu, tại địa chỉ khách sạn Khánh Trang - số 556 đường ¼, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

88
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận này tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và mục tiêu trực tiếp, mục tiêu hướng tới và các phương án giải quyết đối với việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với bà Trịnh Thị Cửu, tại địa chỉ khách sạn Khánh Trang - số 556 đường ¼, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý nhà nước: Xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với bà Trịnh Thị Cửu, tại địa chỉ khách sạn Khánh Trang - số 556 đường ¼, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................................ 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 2 II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG................................................................................................... 4 Phần 1 - MÔ TẢ TÌNH HUỐNG............................................................................................... 4 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống....................................................................................... 4 1.2. Diễn biến của tình huống................................................................................................. 4 Phần 2 - PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG............................................................ 6 2.1. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống......................................................... 6 2.1.1. Nguyên nhân................................................................................................................. 6 - Nguyên nhân khách quan:.................................................................................................... 6 - Nguyên nhân chủ quan:........................................................................................................ 6 2.1.2. Hậu quả....................................................................................................................... 10 2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống......................................................................... 10 2.2.1. Mục tiêu trực tiếp......................................................................................................... 11 2.2.2. Mục tiêu hướng tới...................................................................................................... 11 2.3. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết................................................. 11 2.3.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống:...................................................................... 11 2.3.2. Xây dựng các phương án xử lý tình huống:................................................................ 12 2.3.2.1. Phương án thứ nhất:................................................................................................ 12 2.3.2.2. Phương án thứ 2:..................................................................................................... 13 2.3.2.3. Phướng án thứ 3:..................................................................................................... 14 2.3.3. Lựa chọn phương án giải quyết.................................................................................. 15 3. Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn: Kế hoạch thực hiện phương án thứ hai........16 3.1.1. Giao trách nhiệm: Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tiến hành họp đoàn kiểm để thống nhất phương án lập hồ sơ, biên bản kiểm tra, biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với một hành vi trong các hành vi phạm tại thời điểm kiểm tra........................................ 16 3.1.2. Tổ chức thực hiện: Căn cứ các văn bản để thực hiện phương án như sau:...............16
  2. Phần 3 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 18 3.1. Kết luận.......................................................................................................................... 18 3.2. Kiến nghị:....................................................................................................................... 18 I. PHẦN MỞ ĐẦU Như  chúng ta đã biết  Nghị  quyết Đại hội lần thứ  XII của Đảng năm  2016 tiếp tục khẳng định rõ chủ trương “Có chính sách phát triển du lịch trở   thành ngành kinh tế  mũi nhọn; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư   phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng   và tính chuyên nghiệp cao; Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi   lại và bảo đảm an toàn, an ninh; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng   thương hiệu du lịch Việt Nam; Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn   hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và gìn giữ  vệ  sinh môi   trường; Phát triển các khu dịch vụ  du lịch phức hợp, có quy mô lớn, chất   lượng cao”. Có thể thấy, Đảng và Chính phủ luôn không ngừng quan tâm đến  phát triển du lịch, đã và đang có những chỉ  đạo, chính sách đột phá để  tạo   động lực cho ngành du lịch phát triển. Trong phát triển ngành du lịch thì ta  phải nói đến việc phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú: nhà nghỉ, khách sạn.   Nhà nghỉ, khách sạn sẽ là sản phẩm du lịch chính được khai thác để phục vụ  phát triển du lịch. Nhìn nhận thấy tiềm năng, thế  mạnh về  phát triển các cơ  sở  lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố,  Ủy ban nhân dân thành phố  cũng đã  ban hành  “Kế  hoạch hành động thực hiện  Nghị  quyết số  92/NQ­CP ngày   08/12/2014 của Chính phủ  về  một số  giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch   Việt Nam trong thời kỳ  mới”   với mục tiêu  nhằm quán triệt sâu sắc Nghị  quyết số 92/NQ­CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy   mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận nhất  trí cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, quân và dân thành phố  trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết; triển khai đồng bộ những nội   dung của Nghị quyết, trước hết thực hiện tốt những nội dung có tính đột phá,   cấp thiết và trọng tâm; từng bước nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà  nước về  du lịch. Phát huy toàn diện tiềm năng, lợi thế  của thành phố  cảng,   biển, sử dụng mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác phát triển du lịch, nhằm   xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ;  2
  3. đảo Cát Bà cùng với Hạ Long và Đồ Sơn là một trong những trung tâm du lịch  lớn của cả nước, đạt đẳng cấp quốc tế.  Cùng với quá trình phát triển du lịch   thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động cơ sở kinh doanh lưu trú: Dịch vụ  nhà nghỉ, khách sạn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi tất cả các hoạt động   này đều phải quản lý theo Luật định để bảo đảm chất lượng dịch vụ cho du   khách, đồng thời cũng chính là bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ  của các tổ  chức, cá nhân tham gia kinh doanh hợp tác phát triển du lịch. Để  quản lý tốt  hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn ở địa phương  theo đúng Luật Du lịch quy định bao gồm rất nhiều nội dung trong đó có nội   dung: Quản lý các cơ  sở  kinh doanh lưu trú du lịch. Tất cả các cơ  sở  lưu trú   du lịch khi hoạt động đều phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực du lịch, quản  lý theo Luật Du lịch. Hiện nay, cơ  sở  lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố  phát triển nhanh, mạnh để  đáp  ứng nhu cầu nghỉ  ngơi của du khách. Tuy  nhiên, không phải cơ sở lưu trú nào cũng đủ các điều kiện để đón khách hàng  hoặc có cơ  sở  lưu trú du lịch đã tự  mạo nhận hạng cao để  quảng cáo, chào   đón khách hàng mặc dù chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền   thẩm định, xếp hạng công nhận. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch   sẽ quản lý theo khung chế tài, áp dụng theo tiêu chuẩn nhất định để bảo đảm   chất lượng dịch vụ. Qua thời gian học tập lớp “Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng” do  Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giảng dạy và tìm hiểu thực tế, tôi lựa chọn  một tình huống cụ thể của đời sống xã hội, tôi xin lựa chọn tình huống: “Xử   lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú   du lịch đối với bà Trịnh Thị Cửu, tại địa chỉ khách sạn Khánh Trang ­ số   556 đường ¼, thị  trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố  Hải Phòng”  để  làm đề  tài tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa học và mong muốn đóng góp một  phần vào lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh   dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả hơn. Để  hoàn thành tiểu luận tình huống này, tôi xin chân thành cảm  ơn sự  hướng dẫn của các Thầy, Cô giảng viên, cán bộ quản lý Trường Đại học Nội  vụ Hà Nội cũng như sự động viên, hỗ trợ từ các bạn đồng nghiệp.  Rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. Hải Phòng, ngày      tháng 6 năm 2020 3
  4. Người thực hiện Nguyễn Duy Tân II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Phần 1 ­ MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống Bà Trịnh Thị  Cửu suất thân là người bán cá  ở  chợ  tại thị  trấn Cát Bà,  sáng sớm hằng ngày Bà đi ra cảng cá lấy hàng từ các tàu đánh bắt hải sản về  cập bến, gia đình ngoài bà còn nuôi 3 cháu là con em ruột mất sớm. Đến năm  2001, Bà có vay tiền, góp vốn mua lại một tàu đi thu mua hải sản của các tàu  khai thác, sau nhiều năm tích cóp Bà đã dành dụm được một ít tiền mua được  mảng đất gần cảng cá với mục đích để  hàng ngày chuyển hải sản về  phân   phối lại cho các nhà hàng và người buôn bán nhỏ. Cuộc đời không ai biết  được chữ  “ngờ”, mảnh đất kia lại trong dự  án của một tập đoàn lớn về  du  lịch, nên gia đình Bà được bồi thường một số tiền khá lớn. Bà và gia đình tính  chuyện đi biển nhiều nguy hiểm, cũng chỉ  biết trông đợi  ở  thời tiết, có khi  không may mất tàu là mất trắng, cũng đúng lúc được đền bù tiền từ mảnh đất  ở cảng cá và bán phần vốn góp từ tàu.  1.2. Diễn biến của tình huống Đến năm 2016 gia đình bà quyết định mua một mảng đất rộng hơn   300m2 ở đường ¼ thị trấn Cát Bà một phần tính xây để ở, một phần mở nhà  hàng, đúng thời điểm này làn sóng đầu tư phát triển du lịch tăng cao, cùng với  việc thành phố có nhiều chủ trương chính sách cho phát triển du lịch, như hỗ  trợ về vay vốn có ưu đãi cho các hộ kinh doanh lưu trú phục vụ khách du lịch.   Qua tìm hiểu thị trường nhu cầu nhà nghỉ, khách sạn của quận thấy đang phát  triển, nhu cầu khách hàng cần phòng nghỉ là rất lớn, kinh doanh khách sạn thu   hồi vốn nhanh và hiệu quả  kinh tế  cao... Bà và gia đình đã quyết định xây  dựng khách sạn để kinh doanh. Khách sạn mang tên Khánh Trang, địa chỉ  số  4
  5. 556 đường ¼, thị  trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố  Hải Phòng đã khai   trương đón khách vào tháng 5 năm 2017, với tấm biển quảng cáo khổ lớn treo   trước cửa khách sạn và chỉ  dẫn  ở  các ngả  đường vào khách sạn “Khách sạn  Khánh Trang ­ gắn hình 2 sao” để đón khách. Khách sạn có 18 phòng, trong đó  8 phòng đơn, 10 phòng đôi, có dịch vụ  giặt là, giải khát, điện thoại, ti vi, tủ  lạnh, Wifi.... Vào thời điểm khai trương và đi vào hoạt động Bà Trịnh Thị  Cửu đã đưa 03 người cháu họ  của mình mới tốt nghiệp Trung học cơ  sở  và   Trung học phổ thông đến làm việc ở các bộ phận: dọn buồng, bảo vệ và Lễ  tân. Khách sạn đi vào hoạt động thuận lợi, đón nhiều đoàn khách lớn, đặc  biệt vào mùa Lễ  hội: Lễ  hội làng cá Cát Bà, Lễ  hội Cát Bà mùa thu biển  gọi… số lượng khách du lịch đông, nhu cầu cần phòng nghỉ lớn và khách sạn   treo biển “2 sao” nên nhiều đoàn khách có mức chi trả  cao, có nhu cầu chất  lượng dịch vụ lưu trú tốt nên đã đến đặt phòng và lưu trú. Tuy nhiên, sau khi   khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn của Bà Trịnh Thị  Cửu đã không hài  lòng vì chất lượng trang thiết bị của khách sạn, dịch vụ, trình độ chuyên môn  của người quản lý và nhân viên phục vụ của khách sạn không đúng theo hạng   khách sạn “2 sao” như  khách mong muốn. Dư luận của các tổ  chức, cá nhân   cùng hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có thái độ không hài lòng đối  với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vì đã công nhận khách sạn Bà Trịnh  Thị Cửu đạt tiêu chuẩn xếp hạng “2 sao” như khách sạn đã treo biển là không  xứng đáng với chất lượng và không công bằng đối với các cơ  sở  lưu trú du  lịch hoạt động kinh doanh tuân thủ  theo đúng quy định của pháp luật. Trên  thực tế, cơ quan quản lý nhà nước về  du lịch cấp thành phố  (Sở  Du lịch) đã  không nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch  của khách sạn của Bà Trịnh Thị Cửu mà khách sạn đã tự ý nhận hạng và treo  biển là “khách sạn 2 sao”. Ngày 30/1/2020, Đoàn thanh tra của Sở Du lịch đến  khách sạn và thực hiện các thủ tục kiểm tra theo quy định. Chủ sở hữu khách  sạn là Bà Trịnh Thị  Cửu đã làm việc với Đoàn, tại buổi làm việc lúc đó có   mặt người quản lý là Bà Trịnh Thị Cửu và 01 nhân viên Lễ tân, 01 nhân viên   bảo vệ. Trưởng Đoàn thanh tra đã yêu cầu chủ khách sạn xuất trình các giấy   tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách sạn theo quy định, nhưng bà  chủ khách sạn đã không xuất trình được Quyết định công nhận loại, hạng cơ  sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật. Khách sạn đạt hạng “2 sao” là  do Bà Trịnh Thị Cửu tự ý treo biển. Trình độ  chuyên môn của người quản lý  cũng như  nhân viên phục vụ  trong khách sạn đều không đạt yêu cầu theo  Luật Du lịch và các văn bản có liên quan quy định. 5
  6. Phần 2 ­ PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2.1. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống 2.1.1. Nguyên nhân Sự việc khách sạn Khánh Trang của Bà Trịnh Thị Cửu kinh doanh hoạt   động lưu trú phục vụ  khách du lịch chính thức từ  tháng 5/2017 mà vẫn chưa   làm các thủ tục về kinh doanh lưu trú du lịch, cụ thể: Không thông báo trước  khi đi vào hoạt động theo quy định; không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ  trong cơ sở lưu trú du lịch; Sử dụng hình ảnh ngôi 2 sao gắn tại cơ sở lưu trú  du lịch khi chưa được công nhận hạng là hành vi quảng cáo sai sự  thật. Các   hành vi trên vi phạm quy định của Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản có  liên quan. ­ Nguyên nhân khách quan: + Do hệ thống văn bản pháp luật về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch còn   chồng chéo dẫn đến việc thực thi văn bản pháp luật về xếp hạng lưu trú du  lịch còn nhiều hạn chế. + Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ  sở  lưu trú du lịch  còn chưa được thường xuyên, chưa đủ sức dăn đe. ­ Do giá trị  đồng tiền ngày càng cao nên dẫn đến việc tự  ý xếp hạng  khách sạn để thu hút lợi nhuận phục vụ lợi ích cá nhân. ­ Do trình độ  hiểu biết về  luật du lịch còn nhiều hạn chế  nên một số  người dân không hiểu tự ý xếp hạng cho khách sạn của mình. ­ Nguyên nhân chủ quan: + Việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật hướng  dẫn các tổ  chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và kinh doanh  dịch vụ  lưu trú du lịch nói riêng còn ít. Dẫn đến các hộ  kinh doanh du lịch  không nắm được rõ các quy định của Nhà nước để thực hiện. + Chủ  khách sạn là bà Trịnh Thị  Cửu xuất thân từ  nghề  buôn bán hải  sản, trình độ  học vấn cũng như  nhận thức về  thực hiện các quy định của   pháp luật còn hạn chế. Họ  kinh doanh tự  phát, không biết tìm hiểu các thủ  tục quy định của nhà nước để  tổ  chức thực hiện trong quá trình kinh doanh,   dẫn đến không nắm rõ quy định về quản lý du lịch, khi cơ sở hoạt động chính   thức thì cần phải làm những thủ  tục gì để  cơ  quan quản lý nhà nước về  du  lịch công nhận cơ  sở  lưu trú du lịch có đủ  điều kiện kinh doanh lưu trú hay  6
  7. không? Nếu đủ điều kiện được cấp phép hoạt động và được phép nhận hạng  thì mới được treo biển hạng cơ sở lưu trú như đã công nhận. + Bà Trịnh Thị  Cửu, chủ  khách sạn có thái độ  coi thường pháp luật,   biết được các quy định về các thủ tục liên quan đến các hoạt động lưu trú du  lịch, như: phải làm thủ  tục thẩm định xếp hạng khách sạn sau thời gian 03   tháng khi cơ  sở  đi vào hoạt động, để  cơ  quan quản lý nhà nước về  du lịch   thẩm định, xếp hạng khách sạn, sau đó mới treo biển theo kết quả công nhận  xếp hạng. Nhưng chủ khách sạn đã cố tình không làm thủ tục thẩm định xếp   hạng, thậm chí còn tự  ý treo biển nâng hạng khách sạn lên để  thu hút khách.  Bởi lẽ, theo Luật Du lịch quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá khách sạn 2 sao   như sau: I. Yêu cầu về vị trí, kiến trúc  Các chỉ tiêu Hạng 2 sao 1. Vị trí ­ Giao thông thuận tiện ­ Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh 2. Thiết kế kiến trúc ­ Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, vật liệu xây  dựng tốt 3.   Qui   mô   khách   sạn   (số ­ Có tối thiểu 20 buồng lượng buồng) 4. Không gian xanh ­ Có sân trời, chậu cây xanh ở những nơi công cộng 5. Khu vực gửi xe ­ Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực khách sạn 6. Các loại phòng ăn, uống ­ Phòng ăn ­ Bar thuộc phòng ăn 7. Khu phục vụ hành chính ­ Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc ­ Phòng nghiệp vụ chuyên môn ­ Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách  sạn) ­ Phòng cho nhân viên phục vụ : + Phòng thay quần áo + Phòng tắm, vệ sinh­ Kho để đồ ­ Khu bếp, kho bảoquản thực phẩm Khu bếp : Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2 m sàn lát vật  liệu chống trơn.Có hệ thống thông gió tốt II. Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi Các chỉ tiêu Hạng 2 sao 7
  8. 1. Yêu cầu về chất lượng mỹ  ­ Chất lượng khá. Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ  thuật các trang thiết bị trong  lục 3) các khu vực (tiếp tân, buồng,  Đối với buồng ngủ : phòng ăn, bếp và các dịch vụ  ­ Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết  khác ) bị đồng bộ, chất lượng tốt 2. Yêu cầu về thảm   3. Thiết bị điều hoà thông  ­ Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực thoáng trong các khu vực  chung 4. Hệ thống lọc nước   5. Thang máy ­ Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng cho khách, cho  nhân viên phục vụ và  hàng hoá 6. Trang thiết bị buồng ngủ ­ Như 1 sao Có thêm : Đồ vải : + Tấm phủ chăn + Tấm phủ giưòng Đồ điện : + Chuông gọi cửa + Ti vi cho 90 % tổng số buồng, có ăng ten vệ tinh + Điều hoà nhiệt độ cho 90 % tổng số buồng + Tủ lạnh cho 90 % tổng số buồng Các loại khác : + Bàn chải đánh giầy, bàn chải quần áo 7. Trang thiết bị phòng vệ sinh ­ Như 1 sao III. Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ Các chỉ tiêu Hạng 2 sao 1. Phục vụ buồng ­ Như 2 sao Có thêm : ­ Đặt phong bì, giấy viết thư, bản đồ thành phố 2. Phục vụ ăn uống ­ Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ ­ Phục vụ ăn, uống tại buồng nếu khách có yêu cầu ­ Các dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á,  tiệc với số lượng món ăn phong phú hơn và các loại  món ăn chế biến đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với các  khách sạn 1 sao; phục vụ một số loại nước giải khát 3. Các dịch vụ bổ sung khác ­ Như 1 sao Có thêm : ­ Nhận giữ tiền và đồ vật quý (có phòng an toàn) ­ Quầy lưu niệm, mỹ phẩm 8
  9. ­ Lấy vé máy bay, tầu xe IV. Yêu cầu về nhân viên phục vụ  Các chỉ tiêu Hạng 2 sao 1. Chuyên môn, nghiệp vụ,    Đối với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc) hình thức ­ Trình độ văn hoá :  Đại học ­ Trình độ chuyên môn : + Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn  hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 3 tháng (nếu  không phải là đại học chuyên ngành) + Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm ­ Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông  dụng(bằng B), đủ khả năng giao tiếp ­ Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng  giao tiếp   Đối với nhân viên phục vụ : ­ Tỷ lệ được đào tạo  chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn  giản) : 95% ­ Ngoại ngữ : Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1  ngoại ngữ thông dụng trong phạm vi giao dịch ­ Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng  giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếp phục  vụ) 2. Chất lượng và thái độ phục ­ Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt vụ V. Chất lượng trang thiết bị Loại trang thiết bị  Khách sạn loại 2 sao Buồng   1. Đồ gỗ Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước …,  đồng mầu với các trang thiết bị khác trong phòng  (không nên dùng bàn, ghế nhựa) 2. Đồ vải ­ Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng, không  để xảy ra tình trạng bị ố, thủng… ­ Ri đô 2 lớp : Lớp dầy có thể dùng bằng vải thun­  Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam mầu, phù  hợp với mầu trang thiết bị khác và mầu của tường)­  Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, không để  xẩy ra tình trạng bị ngả mầu 3. Đồ điện Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng  phòng,  không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến  có thể dùng loại 14 Inch; tủ lạnh 50 lít. 9
  10. Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt. 4. Đồ sành sứ, thuỷ tinh ­ Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sẵn, nhưng cần  đảm bảo sự đồng bộ ­ Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng sản  xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt. Phòng ăn   1. Đồ vải Khăn trải bàn bằng vải coton trắng 2. Dụng cụ ăn, uống ­ Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán sẵn, đảm bảo  đồng bộ, không để tình trạng bị sứt 3. Đồ gỗ (bàn ghế) Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) Tiếp tân (chủ yếu là đồ gỗ) ­ Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ  mua sẵn Bếp ­ Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo  sạch sẽ. Căn cứ  các tiêu chuẩn  ở  trên  (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391:2015   Khách sạn ­ Xếp hạng), khách sạn Khánh Trang của bà Trịnh Thị Cửu chỉ có  18 phòng và thiếu rất nhiều tiêu chuẩn là khách sạn hạng “2 sao”. ­ Do chủ  khách sạn xuất thân từ  nghề  buôn bán hải sản, họ  không có  trình độ  chuyên môn, nhưng do thời cơ  đến họ  lập tức chuyển sang làm ăn  hướng khác mà không cần suy nghĩ cơ sở của mình có đủ điều kiện để quản  lý một cơ sở lưu trú du lịch đạt hạng “2 sao”. 2.1.2. Hậu quả Các văn bản pháp luật của nhà nước đặc biệt là văn bản luật về  lĩnh   vực du lịch trong quá trình thực thi bị hạn chế. Do khách sạn bà Trịnh Thị Cửu   không đạt tiêu chuẩn “2 sao” theo quy định nhưng lại treo biển quảng cáo, tự  ý nhận hạng khách sạn  ở  hạng cao để  thu lợi nhuận,  ảnh hưởng đến chất  lượng lưu trú và niềm tin của khách hàng. Các hộ  kinh doanh hoạt động lưu  trú du lịch trên địa bàn rất bất bình và mất lòng tin vào các cấp quản lý, vì   công tác quản lý không nghiêm túc và chặt chẽ, tạo dư  luận xã hội xấu về  hoạt động quản lý du lịch của địa phương. Hành vi của bà Trịnh Thị  Cửu đã  gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân khác đến lưu trú  tại khách sạn của ông.  2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống Xử lý tình huống trên nhằm đạt được một số mục tiêu sau: 10
  11. 2.2.1. Mục tiêu trực tiếp Xử  lý sự  việc vi phạm trên nhằm tăng cường pháp chế  xã hội chủ  nghĩa, thực hiện theo đúng Luật Du lịch quy định. Tuy nhiên, xử  lý nhưng   không làm mất uy tín cũng như  tên tuổi của khách sạn trong quá trình kinh  doanh, tránh gây tổn hại về kinh tế cũng như danh hiệu của khách sạn, tạo cơ  hội cho khách sạn tiếp tục được hoạt động liên tục, lao động tiếp tục có việc  làm và hoàn thiện dần về trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ, không gián đoạn,  không ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. 2.2.2. Mục tiêu hướng tới ­ Trong tình huống này, mục tiêu đặt ra là cần phải tuyên truyền cho   người dân cũng như  mỗi cá nhân, tổ  chức kinh doanh dịch vụ  du lịch nói  chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng phải nhận thức được giá trị  to  lớn của hoạt động du lịch mang lại, nhằm phục vụ  kinh doanh du lịch bền   vững. ­ Kinh doanh lưu trú du lịch phải đảm bảo và nâng cao chất lượng các   dịch vụ  kinh doanh cho du khách, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng về  ăn,  nghỉ, vui chơi giải trí..,tạo thương hiệu riêng biệt về mảnh đất và con người  trong quá trình hội nhập và phát triển du lịch với khu vực và trên thế giới. 2.3. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết 2.3.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống: ­ Luật Du lịch số  44/2005/QH11, ngày 01/01/2006 của Quốc hội nước   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ­ Luật xử  lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012 của  Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ­ Nghị định số 92/2007/NĐ­CP, ngày 01/6/2007 của Chính phủ nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; ­ Thông tư  số  88/2008/TT­BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ  Văn  hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ­CP,   ngày 01/6/2007 của Chính phủ  nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam   quy định chi tiết thi hành một số  điều của Luật Du lịch về  cơ  sở  lưu trú du   lịch; ­ Nghị  định 158/2013/NĐ­CP ngày 12/11/2013 của chính phủ  quy định  xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo; 11
  12. ­  Nghị   định số  45/2019/NĐ­CP ngày 21/5/2019 của Chính  phủ  quy  định xử phạt vi phạm hành chính trong linh v ̃ ực du lich ̣ . ­  Quyết định số  4095/QĐ­BKHCN về  việc công bố  Tiêu chuẩn quốc  gia TCVN 4391:2015 Khách sạn ­ Xếp hạng, ngày 31/12/2015 của Bộ  Khoa   học và Công nghệ đã ban hành; ­ Quyết định  số  666/QĐ­UBND ngày 26/4/2016 của  Ủy ban nhân dân  thành phố Hải Phòng ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và  cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng. 2.3.2. Xây dựng các phương án xử lý tình huống: 2.3.2.1. Phương án thứ nhất: ­ Xử phạt vi phạm hành chính với 3 hành vi, cụ thể như sau: Hành vi vi phạm thứ nhất, Phạt tiền 2.000.000đ (Hai triệu đồng chẵn)  với hành vi: “Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định” quy  định   tại   Điểm   a   Khoản   2,   Điều   10  Nghị   định   số   45/2019/NĐ­CP   ngày  21/5/2019 của Chính phủ  quy   định xử  phạt vi phạm hành chính trong linh ̃   vực du lich ̣ . Hành vi vi  phạm thứ  hai, Phạt tiền 7.500.000đ (bảy triệu năm trăm  nghìn đồng chẵn) đối với hành vi: “không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch   vụ  trong cơ  sở  lưu trú du lịch” quy định tại khoản 4, Điều 10 Nghị  định số  45/2019/NĐ­CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ  quy   định xử  phạt vi phạm  ̃ ực du lich hành chính trong linh v ̣ . Hành vi vi phạm thứ ba, Phạt 60.000.000đ (Sáu mươi triệu đồng chẵn)  đối với hành vi: “quảng cáo sai sự thật” quy định tại Điểm a Khoản 5, Điều  51 Nghị định số 158/2013/NĐCP ngày 12/11/2013 của chính phủ  quy định xử  phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo. ­ Cách giải quyết: + Khách sạn của bà Trịnh Thị  Cửu phải thông báo thời điểm bắt đầu  hoạt động kinh doanh theo Luật định.  + Khách sạn của bà Trịnh Thị Cửu phải niêm yết giá cả hàng hóa, dịch   vụ theo Luật định.  12
  13. + Khách sạn của bà Trịnh Thị  Cửu phải hạ  biển khách sạn “2 sao”  xuống. Khi cơ quan quản lý du lịch có kết quả xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch  thì mới được treo biển hạng như kết quả được công nhận xếp hạng. ­  Ưu điểm: Đã thể  hiện triệt để  được sức mạnh kỷ cương phép nước  và tính nghiêm minh của pháp luật, thu tiền phạt  ở mức cao nhất để nộp vào  ngân sách Nhà nước, có tác dụng dăn đe mạnh mẽ  đối với các cơ  sở  kinh   doanh khác, để hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. ­ Hạn chế: Xử phạt khách sạn ở khung hình phạt hành chính cao nhất,   gây khó khăn về kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Việc hạ biển hiệu của khách  sạn xuống cho đến khi khách sạn làm thủ tục thẩm định khách sạn và có kết   quả công nhận hạng mới được phép treo biển thì sẽ  ảnh hưởng lớn tới hoạt   động kinh doanh của khách sạn. Khách sạn dừng hoạt động trong thời gian  làm thủ tục thẩm định sẽ làm cho các nhân viên của khách sạn phải nghỉ việc,  không có lương; uy tín của khách sạn sẽ  bị  giảm sút, gây  ảnh hưởng đến  doanh thu của khách sạn. Nhân viên phục vụ  trong khách sạn đều là những   lao động trẻ, khỏe, không có nghề nghiệp, vì vậy nếu xử lý thôi việc thì đồng   nghĩa với việc tạo thêm số  người thất nghiệp cho xã hội. mặt khác, khách  sạn lại rất khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có chuyên môn, nghiệp vụ  về làm việc ngay cho cơ sở lưu trú du lịch của mình. 2.3.2.2. Phương án thứ 2: ­ Xử phạt vi phạm hành chính với 1 hành vi, cụ thể như sau: Hành vi vi phạm thứ nhất, Phạt tiền 2.000.000đ (Hai triệu đồng chẵn)  với hành vi: “Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định” quy  định   tại   Điểm   a   Khoản   2,   Điều   10  Nghị   định   số   45/2019/NĐ­CP   ngày  21/5/2019 của Chính phủ  quy   định xử  phạt vi phạm hành chính trong linh ̃   vực du lich ̣ . ­ Cách giải quyết: Yêu cầu chủ  khách sạn cam kết trong biên bản với  các nội dung: + Khách sạn dừng hoạt động đến khi bổ sung các thủ tục theo quy định   của pháp luật. + Cử đội ngũ lao động và cả  người quản lý khách sạn chưa có chuyên  môn nghiệp vụ  phải học các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ  ngắn hạn   hoặc dài hạn do các cơ  sở  đào tạo có thẩm quyền tổ  chức để  quản lý khách  13
  14. sạn hiệu quả, bảo đảm và nâng cao chất lượng phục vụ du khách lưu trú một   cách chuyên nghiệp. + Tháo bỏ hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du, biển quảng cáo. + Thực hiện ngay việc niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ theo  quy định. ­ Ưu điểm: Vừa thể hiện được sức mạnh kỷ cương phép nước và tính  nghiêm minh của pháp luật, nhưng lại vẫn có giá trị nhân văn cao, giúp cơ sở  lưu trú du lịch của bà Trịnh Thị  Cửu được tiếp tục hoạt động bình thường  trong thời gian chờ  thẩm định, xếp hạng, nhưng vẫn có tác dụng dăn đe đối  với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch khác trong hoạt động kinh doanh theo   đúng luật định và vẫn thu được tiền phạt để nộp vào ngân sách Nhà nước. ­ Hạn chế: Việc hạ biển hiệu của khách sạn xuống và dừng hoạt động   đến khi khách sạn làm thủ tục thẩm định khách sạn và có kết quả công nhận   hạng, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong thời gian   chờ đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch thì nghiệp vụ chuyên môn  của số  lao động này vẫn bị  hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả  quản lý cũng   như chất lượng phục vụ du khách lưu trú du lịch chưa cao. 2.3.2.3. Phướng án thứ 3: “Khi sự việc đã rồi”, để không làm gián đoạn đến hoạt động của khách  sạn và  ảnh hưởng đến việc làm của nhân viên đang làm việc trong  khách sạn, đoàn kiểm tra tuyên truyền, nhắc nhở  khách sạn phải thực hiện  nghiêm quy định của Luật Du lịch về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.  ­ Cách giải quyết: Yêu cầu chủ  khách sạn cam kết trong biên bản với  các nội dung: + Khách sạn dừng hoạt động đến khi hoàn thiện các thủ  tục theo quy  định của pháp luật. + Cử  đội ngũ lao động và cả  người quản lý khách sạn chưa có chuyên  môn nghiệp vụ phải học các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc  dài hạn do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền tổ chức để quản lý khách sạn hiệu   quả, bảo đảm và nâng cao chất lượng phục vụ  du khách lưu trú một cách   chuyên nghiệp. + Tháo bỏ hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du, biển quảng cáo. 14
  15. + Thực hiện ngay việc niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ theo  quy định. ­ Ưu điểm: Phương án này không  ảnh hưởng đến tài chính của khách  sạn, uy tín của khách sạn vẫn được giữ gìn. Thể hiện được cả  tính nhân văn   và chức năng giáo dục của luật pháp. ­ Hạn chế: Chưa thể hiện được sức mạnh và tính nghiêm minh triệt để  của pháp luật, dễ  dẫn đến kỷ  cương phép nước bị  coi thường. Xét về  mặt  quản lý hành chính nhà nước thì phương án này chưa thể  hiện  được hết   quyền lực nhà nước. Trong thời gian chờ đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp   vụ du lịch thì nghiệp vụ chuyên môn của số lao động này vẫn bị hạn chế, ảnh   hưởng đến hiệu quả quản lý cũng như  chất lượng phục vụ  du khách lưu trú  chưa cao. Không thu được tiền phạt nộp vào ngân sách Nhà nước. 2.3.3. Lựa chọn phương án giải quyết Trên cơ  sở  phân tích mặt mạnh, mặt hạn chế  của từng phương án và  mục tiêu xử lý tình huống đã đặt ra, dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước  về  lĩnh vực du lịch, tôi thấy rằng: để  lựa chọn phương án tối ưu giải quyết  tình huống nêu trên cần phải thoả  mãn mục tiêu đề  ra: thể  hiện được kỷ  cương phép nước, tính nghiêm minh của pháp luật, giáo dục, hướng người  dân sống và làm việc theo pháp luật quy định; hoạt động kinh doanh lưu trú du  lịch phải đảo đảm quyền lợi của khách hàng, quảng cáo đúng hạng, chất   lượng thực tế  của khách sạn, không được tâng bốc hạng khách sạn hoặc  đánh lừa khách hàng vì lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, phương án giải quyết   vẫn thể hiện được chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của thành phố vào  phát triển du lịch cho các hộ  kinh doanh du lịch, góp phần đưa ngành du lịch   của thành phố phát triển. Hộ kinh doanh đã nhận ra sai phạm của mình và sửa  sai. Tạo điều kiện giúp đỡ  hộ  kinh doanh hoạt động bình thường; người lao   động có cơ hội làm việc và có thu nhập để ổn định cuộc sống. Từ những mục   tiêu xử  lý nêu trên, tôi quyết định lựa chọn phương án thứ  hai là phương án   tối ưu nhất để xử lý tình huống. 15
  16. 3. Tổ  chức thực hiện phương án đã lựa chọn: Kế  hoạch thực hiện  phương án thứ hai 3.1.1. Giao trách nhiệm: Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tiến hành  họp đoàn kiểm để  thống nhất phương án lập hồ  sơ, biên bản kiểm tra, biên   bản xử phạt vi phạm hành chính đối với một hành vi trong các hành vi phạm  tại thời điểm kiểm tra. 3.1.2. Tổ chức thực hiện: Căn cứ các văn bản để thực hiện phương án như  sau: Luật Du lịch 2017; Nghị định số  168/2017/NĐ­CP ngày 31/12/2017 của  Chính phủ  Quy định chi tiết một số  điều của Luật Du lịch; Nghị  định số  142/2018/NĐ­CP   ngày   09/10/2018;   TTLT   số   19/2013/TTLT­BVHTTDL­ BTNMT; TT số  06/2017/TT­BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ  VHTTDL  quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; TCVN 4391:2015 Khách sạn ­  Xếp hạng;  Quyết   định  số  666/QĐ­UBND  ngày 26/4/2016 của  Ủy ban  nhân dân  thành phố Hải Phòng ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và  cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng; Nghị định số  45/2019/NĐ­CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy  định  xử phạt vi phạm hành chính trong linh v ̃ ực du lich ̣ . Tổ  chức cuộc họp của Đoàn kiểm tra tại khách sạn bà Trịnh Thị  Cửu,   có đại diện của đại diện chính quyền huyện Cát Hải. Tại cuộc họp này Đoàn  kiểm tra đưa ra các sai phạm của khách sạn bà Trịnh Thị  Cửu và kết luận   phương án xử  lý cuối cùng về  sai phạm trên. Chủ  khách sạn nhận rõ sai  phạm của mình và viết bản cam kết nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong   hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của khách sạn trước Đoàn kiểm tra và  chính quyền địa phương.  Yêu cầu chủ khách sạn cam kết trong biên bản với các nội dung: + Khách sạn dừng hoạt động đến khi bổ sung các thủ tục theo quy định   của pháp luật. + Cử đội ngũ lao động và cả  người quản lý khách sạn chưa có chuyên  môn nghiệp vụ  phải học các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ  ngắn hạn   hoặc dài hạn do các cơ  sở  đào tạo có thẩm quyền tổ  chức để  quản lý khách  sạn hiệu quả, bảo đảm và nâng cao chất lượng phục vụ du khách lưu trú một   cách chuyên nghiệp. 16
  17. + Tháo bỏ hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du, biển quảng cáo. + Thực hiện ngay việc niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ theo  quy định. Sau khi thống nhất trong Đoàn kiểm tra về  phương án xử  lý đối với  khách sạn của bà Trịnh Thị Cửu và có đầy đủ biên bản kiểm tra, biên bản xử  lý vi phạm hành chính đã có chữ ký của các bên liên quan theo đúng quy định   của pháp luật. Chánh Thanh tra Sở  Du lịch ra quyết định xử  phạt vi phạm   hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính “Không thông báo trước khi đi   vào hoạt động theo quy định”  quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 10  Nghị  định số  45/2019/NĐ­CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ  quy  định xử phạt vi  phạm hành chính trong linh v ̃ ực du lich ̣  với mức phạt tiền là 2.000.000 đ (Hai  triệu đồng chẵn./.) và các yêu cầu như trên, giao cho bà Trịnh Thị Cửu để thực  hiện việc nộp phạp vào kho bạc nhà nước và giao các cơ quan có liên quan để  giám sát việc thực hiện Quyết định đối với đối tượng vi phạm. 17
  18. Phần 3 ­ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải không ngừng  tự  hoàn thiện hệ  thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn  thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, hoàn thiện về thể chế hành chính  và tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức  ở  tất cả  các lĩnh vực: kinh tế, văn  hoá, giáo dục, y tế, an ninh và quốc phòng....Đồng thời để  đạt được kết quả  như  mong muốn thì toàn Đảng và toàn dân ta phải thường xuyên quan tâm  đến công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và tích cực góp phần   xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, nhằm nâng cao nhận thức  và ý thức của mọi công dân đối với việc thực hiện pháp luật nói chúng và   pháp luật về  Du lịch nói riêng. Qua việc phân tích và xử  lý tình huống trên  chúng ta thấy rằng: các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động lưu trú du lịch   nói chung và khách sạn bà Trịnh Thị Cửu nói riêng đã coi thường pháp luật, tự  ý hoạt động kinh doanh. Coi trọng lợi ích trước mắt, không bảo vệ quyền lợi  cho khách lưu trú, tự mạo nhận khách sạn hạng cao “2 sao” để thu hút khách.  Bên cạnh đó, cũng nhìn nhận thấy vai trò quản lý hành chính nhà nước về du   lịch còn lỏng lẻo. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tới hộ  kinh doanh du lịch cần thường xuyên và cụ thể hơn nữa. Tăng cường công tác   thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh du lịch để đưa các hoạt động về du lịch   theo đúng luật định, tránh tình trạng như trên xảy ra trong một thời gian dài. 3.2. Kiến nghị: Qua quá trình công tác, học tập trải nghiệm trong thực tiễn tôi xin đưa   ra một số kiến nghị sau: ­ Chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở phải không ngừng  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ  biến giáo dục pháp luật, Luật Du lịch   đến với mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối tượng hoạt động kinh doanh các  dịch vụ du lịch. ­ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật,  trước hết là các cơ  quan nhà nước, các cán bộ, viên chức phải tiên phong   gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Chính quyền  các địa phương trong thành phố  cần phối hợp chặt chẽ  với các cơ  quan liên   quan để thực hiện tốt công tác quản lý hành chính nhà nước về kinh doanh du  lịch. 18
  19. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2