Tiểu luận: Quẩn thể kiến trúc cố đô Huế
lượt xem 118
download
Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Về mặt lịch sử Huế chính là cố đô của Việt Nam trong thời kì phong kiến từ 1802 đến 1945, dưới sự trị vì của 13 vị vua triều Nguyễn và đây cũng là vùng đất anh hùng ghi dấu nhiều chiến công của cha ông ta trong suốt hai thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quẩn thể kiến trúc cố đô Huế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ - LỚP DU LỊCH MÔN VĂN HÓA DU LỊCH Đề tài: QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CỐ ĐÔ HUẾ GVHD: ThS. Phạm Thị Thúy Nguyệt Nhóm thực hiện: G6 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2011
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Khái quát về di sản ............................................................................................ 2 II. Đặc trưng của di sản .......................................................................................... 15 III. Thực trạng khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch ....................................... 21 IV. Giải pháp bảo tồn và phát triển di sản phục vụ phát triển du lịch ....................... 28 V. Đánh giá, nhận xét ............................................................................................. 32 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích 5.065,3 km2, dân số 1.150.900 người (2007), phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển. Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Về mặt lịch sử Huế chính là cố đô của Việt Nam trong thời kì phong kiến từ 1802 đến 1945, dưới sự trị vì của 13 vị vua triều Nguyễn và đây cũng là vùng đất anh hùng ghi dấu nhiều chiến công của cha ông ta trong suốt hai thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Huế ngày nay không chỉ nổi tiếng bởi sông Hương, núi Ngự, bởi con người hiền hòa, nhân hậu mà còn bởi nơi đây có tới hai di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm Quần thể di tích cố đô Huế (công nhận vào ngày 11/12/1993) và Nhã nhạc cung đình Huế (công nhận vào ngày 7/11/2003). Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
- I. Khái quát về di sản Di sản thế giới là di chỉ hay di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia “Công ước di sản thế giới” đề cử cho “Chương trình quốc tế di sản thế giới”, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Chương trình quốc tế di sản thế giới có nhiệm vụ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản chung của nhân loại. Tính đến năm 2011, thế giới có tất cả 936 di sản được liệt kê, trong đó có 725 di sản về văn hóa, 183 di sản về những khu thiên nhiên và 28 di sản hỗn hợp. Các di sản trên thuộc 153 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo quy định của tổ chức UNESCO thì có 3 loại di sản bao gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp. Di sản văn hóa bao gồm các di tích và di chỉ: Di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Quy định cũng nói rõ một di tích, một quần thể các công trình xây dựng hoặc một di chỉ được xem là có giá trị nổi bật toàn cầu khi nó có thể đáp ứng ít nhất một trong 6 tiêu chuẩn dưới đây: 1. Là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người. 2. Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
- 3. Là một bằng chứng độc đáo hoặc ít nhất cũng là một bằng chứng ngoại hạng về một truyền thống văn hoá hoặc một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất. 4. Là một ví dụ nổi bật về một kiểu nhà hoặc một quần thể kiến trúc hoặc công nghệ hoặc một cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại. 5. Là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền văn hoá (các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được. 6. Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. Vào ngày 11/12/1993 tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới diễn ra tại Colombia, Quần thể kiến trúc cô đô Huế đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới thứ 410 trong danh sách các Di sản thế giới bởi đã đáp ứng được tiêu chuẩn số 4: Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng. Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới. Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng. Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử. Đây thực sự là một vinh dự to lớn bởi lần đầu tiên một di sản của Việt Nam đã được chọn vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định được tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu của Quần thể di tích cố đô Huế. Trong biên bản họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới cũng có ghi rõ: “Quần thể di tích Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Nó kết hợp triết lí Đông phương
- và truyền thống Việt Nam. Được hòa quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp với sự phong phú đặc biệt của kiến trúc và trang trí ở các tòa nhà là một phản ánh độc đáo của đế chế Việt Nam ngày xưa vào thời cực thịnh của nó”. Lời nhận định của Uỷ ban Di sản thế giới không hề sai bởi Quần thể kiến trúc cố đô Huế thực sự là một kiệt tác của nhân dân lao động phải trải qua biết bao thế hệ mới tạo thành. Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương, thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Quần thể này được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, vườn cảnh, cầu, hồ, lăng, tẩm, nhà vườn, chùa chiền… trên diện tích hơn 520ha, có 10 cửa thông ra bên ngoài. Các di tích này nằm trong kinh thành và cả ngoài kinh thành. Kinh thành Huế bao gồm ba vòng thành theo thứ tự từ ngoài vào trong: Phòng thành, Hoàng thành và Tử cấm thành.
- Phòng thành Phòng thành là vòng ngoài cùng, được vua Gia Long cho khảo sát vào năm 1803 và được xây dựng, hoàn thành dưới thời vua Minh Mạng (từ 1805 đến 1832). Phòng thành có chức năng phòng thủ, bảo vệ Hoàng thành và Tử cấm thành ở bên trong. Phòng thành có hình vuông chu vi 9.950m, diện tích khoảng 5 km2, thành dày 21m, có 24 pháo đài phục vụ cho việc chiến đấu, giết giặc khi đất nước bị xâm lăng. Do có chức năng phòng thủ nên thiết kế của phòng thành rất đặc biệt có tới 13 cửa: 4 cửa tiền, 2 cửa tả, 2 cửa hữu, 2 cửa hậu, 1 cửa thông với thành Mang Cá, 1 cửa thông với Đông thủy quan, 1 cửa thông với Tây thủy quan. Việc xây nhiều cửa như vậy sẽ
- giúp thoát hiểm nhanh khi thành xảy ra biến. Xung quanh thành còn có một khoảng đất rộng chừng 10m là phòng lộ, có chức năng giữ chắc móng thành, hào thành rộng khoảng 50m có tác dụng cản bước quân giặc, thành gai để đi tuần và quan sát địch, sông hộ thành dài khoảng 11km ngăn địch tấn công bằng đường thủy. Trên mặt tường thành có các pháo đài, đồn canh, tường bắn…để canh gác, phòng thủ cũng như đối phó với giặc khi có chiến tranh. Các di tích trong và ngoài phòng thành rất nhiều, trong thành có thể kể đến như: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư Lâu, Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công… Phía ngoài Phòng thành còn có các di tích như: Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc, Trấn Bình Đài, Nghênh Lương Đình, Đàn Nam Giao, Văn Thánh, Võ Thánh, Hổ Quyền, Trấn Hải Thành, Điện Voi Ré, Điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn… o Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ là di tích nằm ngoài Phòng thành, chùa nằm ở đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long. Được cho xây từ năm 1601, tên chùa Thiên Mụ (bà Tiên trên trời) được xuất phát từ một câu chuyện dân gian. Tương truyền rằng cứ đêm đêm trên đồi có một cụ bà mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện và phán rằng: “Rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền Long mạch”. Sau đó, chúa Nguyễn Hoàng có lần đi qua, nghe được câu chuyện này và đã cho xây dựng chùa đặt tên là Thiên Mụ Tự. Từ khi được xây dựng, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và trùng tu. Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc Đại Hồng Chung (chuông) cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 3285 kg được xem là một trong những thành tựu đặc sắc của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỉ XVIII. Ngoài ra, ông còn cho xây dựng một tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng rùa bằng cẩm thạch. Trong chùa còn có tháp Phước Duyên cao 21m do vua Thiệu Trị cho xây dựng vào 1844. Điện Đại Hùng nguy nga, tráng lệ là chính điện trong chùa, có nhiều tượng phật lớn bằng đồng và bức hoành phi bằng gỗ quý do chúa Nguyễn Phúc Chu đích thân đề tặng năm 1714. Trải qua thời gian chùa bị
- hư hỏng nặng và phải tiến hành tu sửa nhiều lần cho đến nay nhưng Chùa Thiên Mụ vẫn là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất của Huế. o Văn miếu Huế Được cho xây dựng từ 4/1808 đến 9/1808 thì hoàn thành, Văn miếu nằm tọa lạc tại một vị thế rất đẹp: quay về hướng Nam, phía trước là sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi, xung quanh có xây tường bao bọc. Quốc Tử Giám được thành lập năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng được xem là trường đại học duy nhất của Việt Nam đặt tại kinh đô Huế thời nhà Nguyễn. Thời Vua Gia Long chỉ mở thi Hương mà không có thi Hội nên chưa dựng được bia tiến sĩ ở Văn miếu, đến thời vua Minh Mạng mới tổ chức thi Hội và bắt đầu dựng bia tiến sĩ ở Văn miếu khắc tên những người đã thi đỗ. Hiện nay, do chiến tranh và thiên nhiên tác động mà ở Văn miếu chỉ còn lại 32 tấm bia lưu danh 293 vị tiến sĩ, đứng trên lưng rùa bằng đá cẩm thạch được dựng đối diện nhau. Tuy không cao lớn bằng bia ở Văn Miếu Hà Nội nhưng bia ở Văn Miếu Huế đều đặn và được trang trí khác hơn, chúng là những di tích rất có giá trị về mặt văn hóa và lịch sử. o Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn Tại Huế hiện nay có 7 cụm lăng tẩm thờ 9 vị vua: Thiên Thọ lăng (thờ vua Gia Long), Hiếu lăng (thờ vua Minh Mạng), Xương lăng (thờ vua Thiệu Trị), Khiêm lăng (thờ vua Tự Đức), Tư lăng (thờ vua Đồng Khánh), An lăng (thờ vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân), Ứng lăng (thờ vua Khải Định). Đây là những công trình kiến trúc dùng để an táng thi hài và tưởng niệm các vị vua. Có những lăng tẩm được xây dựng khi vị vua đó còn đang tại vị nên dựa vào địa thế, vật liệu xây dựng, kiến trúc của lăng mà chúng ta có thể biết thêm nhiều điều về thị hiếu, sở thích, tính cách, quan niệm thẩm mỹ… của vị vua đang nằm trong đó: Lăng vua Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng vua Minh Mạng uy nghi nằm giữa rừng núi hồ ao cho thấy hình ảnh một chính trị gia có tài và một nhà thơ quy củ, trang nghiêm; lăng vua Thiệu Trị thâm nghiêm, u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ thể hiện tâm sự của
- một hồn thơ tài năng trên văn đàn nhưng lại không cai quản được chính sự; lăng vua Tự Ðức thơ mộng trữ tình, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn, yếu ớt... Hầu hết các lăng này đều được xây dựng rất công phu, tỉ mỉ gồm 2 phần là phần mộ (lăng) và phần thờ cúng, tưởng niệm (tẩm). Các lăng tẩm này không chỉ mang dấu ấn cá nhân của các vị vua mà còn là biểu hiện cho sự thịnh suy của triều chính và xã hội lúc bấy giờ. Đây thực sự là những di sản, kiến trúc văn hóa quý giá còn được lưu lại cho hậu thế ngày nay. o Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Bảo tàng này là nơi trưng bày các đồ vật bằng đồng, sành, sứ và một số đồ dùng thường ngày của các vua chúa thời Nguyễn. Trước kia, Bảo tàng này nguyên là Điện Long An nhưng do bị thực dân Pháp xâm chiếm nên điện bị phá hỏng, mãi cho đến năm 1932 vua Khải Định mới dùng nó làm Bảo tàng Viện Khải Định mà ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đây cũng là một địa điểm thu hút được nhiều du khách đến tham quan ở Huế.
- Hoàng thành: Bên trong Phòng thành là Hoàng thành, là nơi bảo vệ các cung điện của triều đình, các miếu thờ tổ tiên của triều Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành. Hoàng thành cùng với Tử cấm thành hợp thành Đại nội. Hoàng thành là bức tường thành kiên cố hình chữ nhật, hai mặt chính dài 622m, hai mặt bên dài 604m. Hoàng thành có 4 cửa ra vào: cửa chính là Ngọ Môn nằm ở phía nam chỉ dành cho vua qua lại và đón tiếp quốc khách, cửa Hiển Nhơn phía đông, cửa Chương Đức phía tây và cửa Hòa Bình phía bắc. Mỗi cửa đều có một cây cầu gọi là Kim Thủy kiều bắt qua các hào nước. Đây là một công trình kiến trúc hiếm hoi còn lại gần như nguyên vẹn đến bây giờ. Các di tích trong Hoàng thành được chia làm nhiều khu:
- Khu đại lễ: gồm các di tích là Ngọ Môn, điện Thái Hòa và sân Đại Triều Khu thờ cúng: gồm Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu và Điện Phụng Tiên. Khu dành riêng cho Hoàng Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu: Cung Diên Thọ, Cung Trường Sinh. Khu học tập vui chơi cho các Hoàng Tử: Vườn Cơ Hạ, Điên Khâm Văn. Khu dành cho vua và hoàng thân quốc thích: Tử Cấm Thành o Ngọ Môn: Ngọ Môn là cửa chính ra ngoài Hoàng thành, nằm trước Điện Thái Hòa. Đây là một công trình kiến trúc đẹp và bề thế bậc nhất của Hoàng thành, dài 58m, rộng 27,5m, cao 17m gồm 3 tầng chính. Tầng dưới cùng hay gọi là phần nền đài được xây vững chắc bằng gạch và đá (đá ở Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tầng này có 5 lối đi: lối chính là Ngọ Môn dành cho vua đi; hai bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ; hai cánh bên là cửa Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho quân lính, tùy tùng hộ giá vua ra vào Hoàng thành. Hai lầu ở phía trên được làm bằng gỗ và lợp ngói. Lầu giữa thường để trống chỉ dành cho vua ngự tọa vào những dịp lễ quan trọng. Lầu trên dành cho Hoàng Thái Hậu, phi tần cung cấm. Hai chữ “Ngọ Môn” được gắn trên ngách của cửa chính ngày xưa được dác vàng thật, cột, kèo, cửa… đều được sơn son thếp vàng rực rỡ, ngói để lợp mái lầu ở giữa có màu vàng dành cho vua chúa, các lầu khác lợp bằng màu xanh. Ngọ Môn không chỉ là lối ra vào Hoàng Thành mà còn là nơi cho các vua dự các buổi Khánh tiết để thần dân chiêm bái, tổ chức các lễ xướng danh người thi đỗ trong các kì thi Hội, thi Đình trước khi đem yết bảng ở Phú Văn Lâu. Suốt thời nhà Nguyễn chỉ khi nào vua qua lại hoặc tiếp đón sứ thần nước khác thì cửa Ngọ Môn mới được mở. Do yếu tố thời gian và chiến tranh mà Ngọ Môn đã bị hư hại rất nhiều vì thế nó cũng được tu sửa rất nhiều lần. o Điện Thái Hòa và sân Đại Triều
- Điện Thái Hòa được xây dựng từ năm 1805 dưới thời Vua Gia Long, năm 1806 Vua Gia Long chính thức tổ chức lễ đăng quang ở đây. Năm 1833 Vua Minh Mạng cho xây dựng lại theo kiến trúc chung của các cung điện, miếu tẩm ở cung đình Huế thế kỉ XIX. Mặt bằng kiến trúc của điện khoảng 1.300m2, tòa điện dài 43,3m, rộng 30,3m, điện được xây theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” tức là mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau. Điện gồm hai nhà ghép lại, nhà trước là tiền điện, nhà sau là chính điện – là nơi đặt ngai vàng của vua, hai nhà này cùng chung một mặt nền. Đây được xem là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, là nơi tổ chức các buổi lễ đại triều, vua sẽ ngồi trên ngai ở gian trung tâm nghe rõ được các quần thần trình tấu, các quần thần cũng có thể nghe rõ lời vua ban. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức dịp lễ lớn của triều đình như lễ lên ngôi, lễ phong tước vị, lễ Vạn Thọ… Mỗi tháng hai lần sẽ có thiết đại triều ở điện Thái Hòa, lễ thường triều tổ chức ở điện Cần Chánh. Những buổi thiết đại triều thường tổ chức rất sớm, phải hoàn tất trước khi mặt trời mọc. Trước điện có sân tên là Đại Triều Nghi, được lát đá, chia làm hai cấp: cấp trên dành cho quan văn, quan võ, hàng Tam phẩm đến Nhất phẩm, cấp dưới dành cho các hương lão kì cựu đến chầu triều trong dịp Khánh Tiết (dịp lễ mừng). Ở hai góc sân có hai con kì lân được đúc bằng đồng, thiếp vàng, để trong hòm kính. Hai con kì lân này được xem là tượng trưng cho sự thái bình, sự uy nghiêm của triều đình. o Khu thờ cúng Đây là khu bao gồm các miếu thờ cúng các vua chúa triều Nguyễn. Trong Hoàng thành có 5 ngôi miếu thờ: Triệu miếu: Thờ Nguyễn Kim - được coi là người mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn. Miếu được xây dựng vào năm 1804 dưới thời Vua Gia Long. Miếu này nằm ở phía bắc của Thái miếu. Thái miếu: Thờ 9 chúa Nguyễn gồm: Chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát và Chúa Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng vào 1804 đời Vua Gia Long thứ 3 và đã trải
- qua nhiều lần tu bổ. Miếu nằm ở góc Đông Nam, đối xứng với Thế miếu ở phía Tây Nam. Hưng miếu: Thờ song thân của Vua Gia Long (Thế tử Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn), được xây dựng vào năm 1821 đời Minh Mạng thứ 2. Tiếc rằng vào năm 1947 Hưng miếu đã bị đốt cháy, đến năm 1951 mới được làm lại nhưng vẻ đẹp và giá trị không còn được như xưa nữa. Hiện miếu nằm phía Tây Nam Hoàng thành. Thế miếu: Thờ các vua nhà Nguyễn. Đây được xem là miếu quan trọng hơn cả trong Hoàng thành. Dưới triều Vua Minh Mạng đã cho đúc 9 cửu đỉnh bằng đồng đỏ tiêu biểu cho một triều vua, mỗi đỉnh mang một tên: Cao đỉnh (vua Gia Long), Nhân đỉnh (vua Minh Mạng), Chương đỉnh (vua Thiệu Trị), Anh đỉnh (vua Tự Đức), Nghị đỉnh (vua Kiến Phúc), Thuần đỉnh (vua Đồng Khánh), Tuyên đỉnh (vua Khải Định), Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Chín cái đỉnh này xếp thành một hàng, đỉnh nào cao hơn, nặng hơn thì đặt ngay chính giữa, các đỉnh này có đều có hình dáng to lớn, vững chắc biểu hiện cho sự bền vững của các triều đại. Lớn nhất là Cao đỉnh (cao 2,5m, nặng 2.601 kg), nhỏ nhất là Huyền đỉnh (cao 2,31m, nặng 1.935 kg). Trên thân mỗi đỉnh có trang trí 17 họa tiết, tạo thành 153 hình về phong cảnh, hoa lá, sản vật và cả cảnh sinh hoạt của người Việt Nam. Chín đỉnh này được cho xây dựng trong vòng ba năm từ 1835 – 1837, sử dụng đến 30 tấn đồng. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc nhất đại diện cho kĩ thuật và nghệ thuật đúc đồng ở Việt Nam ở thế kỉ XIX, được xem là một bộ bách khoa toàn thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam. So với các miếu, điện ở Việt Nam Thế miếu là một công trình đồ sộ và to lớn bật nhất và cũng là công trình hiếm hoi còn được nguyên vẹn. o Điện Phụng Tiên Điện này cũng thờ các vua nhà Nguyễn nhưng chỉ dành cho các bà ở nội cung lui tới vì họ là phụ nữ không được phép vào Thế miếu. Trong sân điện Phụng
- Tiên có trồng một giống vải rất quý, tương truyền là từ Trung Quốc đưa sang lấy tên là vải Phụng Tiên. Tử Cấm Thành Tử Cấm Thành là nơi làm việc, ăn ở, sinh hoạt của vua và hoàng gia. Đây là vòng thành nhỏ nhất nằm phía trong cùng của kinh thành Huế. Vòng thành này có hình chữ nhật, tường gạch bao quanh cao 3,72m, dày 0,72m, dài 324m, rộng 290m. Tử Cấm Thành có tổng cộng 10 cửa: Chính giữa hướng nam: Cửa Đại Cung Môn thông với Hoàng thành ở mặt trước. Đây là cửa lớn nhất, nguy nga và đồ sộ nhất, được xây dựng năm 1833 dưới thời Vua Minh Mạng thứ 14. Hướng bắc: gồm 3 cửa Tường Loan, Nghi Phụng, Văn Phòng.
- Hướng đông: gồm 4 cửa Đông An, Cẩm Uyển, Hưng Khánh, Duyệt Thị. Hướng tây: gồm 2 cửa Gia Tường, Tây An. Trong Tử Cấm thành có khoảng 40 di tích lớn nhỏ nhưng ngày nay hầu như không còn. Có thể kể đến các di tích như: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc Đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thanh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường, Thượng Thiện… o Điện Cần Chánh Được xây dựng vào năm 1804 đời Vua Gia Long thứ ba, sau đó được các đời vua sau cho tu sửa, sơn son thếp vàng và trang trí thêm nhiều cổ vật. Điện được lợp bằng ngói màu vàng (ngói Hoàng lưu ly), trong điện thiết kế đơn giản chỉ có ngai vàng của vua và một cái bàn để trà thuốc. Hai bên điện Cần Chánh có Tả Vu và Hữu Vu là nơi các quan chờ đợi, sửa sang trang phục trước khi thiết triều. Trước điện Cần Chánh có hai Vạc đồng kích thước khá lớn được đúc vào năm 1660 và 1662 thời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Mỗi Vạc đồng nặng khoảng 1.515,5kg; có dạng hình trụ, miệng loe, trên miệng có 4 quai xoắn hình bán nguyệt, dưới đáy là 6 chân quì. Trên mỗi Vạc đồng có trang trí bằng những họa tiết nổi hình hoa lá, chim muông. Đây được xem là những di sản quý thuộc loại cổ nhất của nghệ thuật đúc đồng Huế nên có ý nghĩa lớn cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử. Đáng tiếc hiện nay điện không còn nữa do chiến tranh tàn phá vào năm 1947. o Duyệt Thị Đường Là nơi vua nghe hát, được xây dựng vào năm 1826 thời vua Minh Mạng. Nhà hát này có nền hình chữ nhật, mái cong dạng đình chùa, có nhiều cột lim sơn son chống đỡ. Trên mỗi cột và trần nhà đều trang trí bằng các họa tiết như phong cảnh, mặt trăng, mặt trời… Kiến trúc bên trong của Duyệt Thị Đường cũng rất đặc sắc: giữa sàn nhà là một sân khấu hình vuông, hai bên có hai cửa để cho các diễn viên đi lại, phía sau là một phòng đựng các đạo cụ biểu diễn. Có một đài cao được chia làm hai bậc: bậc thấp dành cho vua ngồi xem hát, bậc cao dành cho các bà hoàng và cung tần mỹ nữ. Giữa sân khấu và đài cao này được ngăn bằng một lớp sáo trúc thưa làm cho
- người ngồi bên trong nhìn rõ người đang diễn hát ở bên ngoài, nhưng người bên ngoài thì không thể nhìn thấy được người bên trong. Gần vị trí vua ngồi có đặt vài bộ bàn ghế dành cho quốc khách của triều đình. Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ xưa nhất còn lại của ngành sân khấu Việt Nam thể hiện lối kiến trúc hài hòa, mang đậm tính dân tộc, không gian bên trong yên tĩnh, mát mẻ góp phần làm nên sự thành công cho các buổi biểu diễn thời xưa. II. Đặc trưng của di sản. Quần thể kiến trúc cố đô Huế được xem là một công trình kiến trúc đặc sắc của Việt Nam vào thế kỉ XIX. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Huế mà còn là của người dân cả nước. Như đã miêu tả ở trên, quần thể là tập hợp của rất nhiều di tích cả trong và ngoài thành, được xây dựng vào nhiều đời vua nên có những điểm khác nhau. Tuy vậy kiến trúc của những di tích này vẫn có những đặc trưng: 1. Mang đậm tính lịch sử, là công trình kiến trúc đại diện cho thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn. Kinh thành Huế được xây dựng trong một thời gian khá dài từ năm 1803 đến 1832, kéo dài từ thời vua Gia Long đến vua Minh Mạng. Các di tích nằm trong và ngoài Kinh thành được xây dựng trong suốt thời kì trị vì của các vua chúa nhà Nguyễn nên có thể nói quần thể di tích Cố đô huế là một công trình mang đậm tính lịch sử, đại diện cho một thời kì lịch sử của dân tộc. Với mỗi đời vua thì lại có thêm những công trình mới được xây dựng ghi dấu những sự kiện lịch sử, thể hiện quan niệm về thẩm mĩ, thị hiếu của từng vua. Có nhiều di tích được xem như một cuốn sách viết về lịch sử của các triều đại nhà Nguyễn, cách tổ chức nhà nước, cách vua cai quản đất nước, các phong cảnh, nếp sinh hoạt của con người đều được thể hiện trên các di tích (ví dụ như Cửu đỉnh). Khu Quần thể di tích cố đô Huế được xem là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa mang tính chất cung đình thời xưa. Đây còn là nơi an nghỉ cuối cùng của các vua triều Nguyễn, các lăng tẩm ở đây có tổng cộng bảy khu, thờ cúng 9 vị vua, kiến trúc rất đa dạng.
- Cũng bởi tính lịch sử mà công trình này luôn được xem là bức tranh thu nhỏ của thời đại nhà Nguyễn, nhìn vào nó ta có thể hiểu được cả một giai đoạn lịch sử dài của cả dân tộc. 2. Là sản phẩm kết tinh tài năng và trí tuệ của con người Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát năm 1803 đến khi hoàn chỉnh vào năm 1832. Công trình là kết quả lao động và sáng tạo tuyệt vời của cha ông ta. Khi mà thời đại máy móc, dụng cụ chưa có nhiều, phải vận động sức người là chính nên việc xây dựng mất rất nhiều thời gian, công sức thậm chí là máu của không biết bao nhiêu người. Nói vậy để thấy muốn tạo ra một công trình đặc sắc như vậy không phải là việc đơn giản, nó là kết quả của một quá trình lao động và sáng tạo không biết mệt mỏi của dân tộc ta. Những thế hệ ngày hôm nay khi đến tham quan đều rất khâm phục tính sáng tạo và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết trang trí nhỏ của những thợ xây dựng xưa kia để tạo nên một công trình được cả thế giới công nhận như vậy. Điều đặc biệt là chúng ta đã biết cách tạo ra những kiểu dáng kiến trúc độc đáo, phù hợp với điều kiện sống. Do là vùng sông nước nên hình ảnh chiếc thuyền ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam, đó cũng là lí do vì sao nhiều ngôi nhà có mái cong vút lên hình một chiếc thuyền. Kiến trúc mái cong mô phỏng hình thuyền, nhiều người cho rằng mái cong này là vay mượn từ kiến trúc Trung Hoa nhưng thật ra là ngược lại. Ngay từ thời Đông Sơn, lúc mà Việt Nam ta chưa hề có sự giao lưu với văn hóa Trung Hoa thì đã có kiến trúc kiểu mái cong rồi. So với các ngôi nhà bình thường thì kiến trúc ở kinh thành Huế làm mái cong cầu kì hơn, độ cong lớn,vút lên như một con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho công trình. Ngoài độ cong thì mái còn có một độ dốc lớn giúp thoát nước nhanh, tránh dột, tránh hư mục mái nhất là trong điều kiện mưa nhiều ở Huế. Đây thực sự là một sáng tạo của cư dân người Việt và còn sáng tạo hơn khi họ đã biết ứng dụng vào việc xây dựng một công trình dành cho vua chúa như vậy.
- 3. Kiến trúc mang đậm tính cung đình, quý tộc, thể hiện rõ tư tưởng độc tôn chuyên quyền của các vua chúa triều Nguyễn. Ngày xưa kinh thành Huế do các vua ra lệnh xây dựng và nó cũng là nơi chỉ dành cho vua chúa và các quan nên kiến trúc của nó mang đậm tính chất cung đình, quý tộc đồng thời thể hiện rõ tư tưởng độc tôn chuyên quyền của vua. Điều này thể hiện rất rõ qua lối kiến trúc ba vòng thành Phòng thành, Hoàng thành, Tử cấm thành lớn ngoài nhỏ trong quy về trung tâm Tử cấm thành cũng như quyền lực tập trung hoàn toàn vào tay vua, vua là “Thiên tử” có quyền lực tối cao, là người nắm quyền triều chính “Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Kiến trúc xây luôn tuân theo nguyên tắc “chính ở giữa, phụ hai bên” nên cổng chính luôn là cổng dành cho vua đi, cung điện có màu vàng là chủ yếu. Theo quan niệm thì màu vàng chính là màu của người, của trung tâm đất trời, là màu chỉ dành riêng cho bậc thiên tử. Các trụ cột trong cung cũng được sơn son thếp vàng rực rỡ thể hiện sự tôn nghiêm cao quý của chốn cung đình. Ngói dùng để lợp là ngói Hoàng lưu ly, có màu vàng rực rỡ. Kinh thành có ba vòng thành và có sự phân chia rõ rệt khu nào của vua, khu nào của cung tần mĩ nữ, khu nào dành cho quan lại hay khu nào thì binh lính được lui tới, bất kì sự đi lại nào không được phép sẽ bị xử rất nặng. Nơi dành cho vua chúa luôn yên lặng tuyệt đối, không khí rất tôn nghiêm. Kinh thành được bao bọc bởi Phòng thành rất vững chắc và cấm mọi thường dân vào. Đặc biệt là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành riêng cho vua, Tử Cấm Thành có thể hiểu là Thành cấm màu tím (Tử: màu tím, theo nghĩa thần thoại) nhưng cũng được hiểu theo nghĩa là Thành cấm dân thường vào, nếu vào sẽ bị xử tội chết. Trong các ngôi điện, ngai vàng hay chỗ của vua đều phải cao, ở trung tâm để vua có thể dễ dàng quan sát mọi quan lại của mình, toàn thể quan lại đều phải hướng về một phía chính là Hoàng thượng. 4. Kế thừa và phát triển nét đặc sắc kiến trúc của các triều đại trước Lý, Trần, Lê. Như một lẽ thường là các thành tựu của đời sau đều có sự kế thừa và tiếp thu các nét đặc sắc của thời đại trước. Kiến trúc của quần thể di tích cố đô Huế cũng đã chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc của nhà Lý, Trần, Lê trước đó. Dù có tiếp thu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội, sự vận dụng của Đảng ta trong đổi mới đất nước
22 p | 12192 | 2646
-
Tiểu luận “Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng”
20 p | 5870 | 1356
-
TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
30 p | 1800 | 149
-
Tiểu luận: Nhà trình tường của đồng bào Hà Nhì - Lào Cai
14 p | 305 | 117
-
Tiểu luận: Tìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn
20 p | 323 | 58
-
Tiểu luận Triết học: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 2
18 p | 146 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
199 p | 54 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
27 p | 64 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Duy Hưng - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
23 p | 63 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội
26 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê
65 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Ngọc Lâm - quận Long Biên, tp.Hà Nội
25 p | 26 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Yếu tố tỷ lệ trong kiến trúc
19 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Nghiên cứu giải pháp cải tạo các ô phố ở Hà Nội
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình kiến trúc tổng thể cho các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam
14 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh
18 p | 28 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Không gian kiến trúc cảnh quan các làng quan họ truyền thống thích ứng với quá trình đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn