intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường để tạo dựng tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại xứng đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trong tổng thể hình ảnh thủ đô Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -------------------------------------- BÙI HOÀI LINH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI ĐẾN ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------ BÙI HOÀI LINH KHÓA 2013 - 2015 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI ĐẾN ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG) Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.15 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.KTS. LƯƠNG TÚ QUYÊN TS.KTS NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm cô giáo PGS.TS.KTS. Lương Tú Quyên, thầy giáo TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh, những người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các chuyên gia đã cho tôi những lời khuyên quý giá, để tôi hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Học viên Bùi Hoài Linh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Bùi Hoài Linh
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng, biểu Danh mục hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 4 Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn ......................................... 5 Cấu trúc luận văn................................................................................................. 6 NỘI DUNG......................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. 8 1.1. Khái quát về tuyến đường vành đai 2,5 trong phạm vi thành phố Hà Nội ................................................................................................................. 8 1.1.1. Vị trí, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..................................................... 8 1.1.2. Vai trò, chức năng của tuyến đường trong thành phố Hà Nội ................ 11 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội trong khu vực nghiên cứu .............. 11
  6. 1.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường vành đai 2,5 .......................................................................................... 15 1.2.1. Thực trạng kiến trúc công trình............................................................... 15 1.2.2. Thực trạng cây xanh ................................................................................ 24 1.2.3. Thực trạng mặt nước ............................................................................... 25 1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................... 26 1.3. Các dự án trong khu vực nghiên cứu ..................................................... 33 1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu ................................................................. 35 1.4.1 Đánh giá tổng hợp ................................................................................... 35 1.4.2 Các vấn đề cần nghiên cứu...................................................................... 37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................................ 39 2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 39 2.1.1. Các văn bản quy phạm Pháp luật ............................................................ 39 2.1.2. Các đồ án Quy hoạch liên quan đã được phê duyệt ................................ 42 2.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 46 2.2.1. Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan ................................ 46 2.2.2. Cơ sở lý thuyết về thiết kế đô thị ............................................................ 52 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 ............................................................................... 57 2.3.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 57 2.3.2. Yến tố kinh tế, văn hóa - xã hội .............................................................. 58 2.4. Các bài học kinh nghiệm trên Thế giới và tại Việt Nam ...................... 60 2.4.1. Kinh nghiệm trên Thế giới ...................................................................... 60
  7. 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ...................................................................... 66 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................................ 69 3.1. Quan điểm và mục tiêu ............................................................................ 69 3.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 69 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................... 69 3.2. Nguyên tắc................................................................................................. 69 3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường vành đai 2,5 .......................................................................................... 71 3.3.1. Giải pháp tổ chức không gian và phân vùng cảnh quan ......................... 71 3.3.2. Giải pháp tổ chức kiến trúc công trình.................................................... 77 3.3.3. Giải pháp tổ chức không gian cây xanh, mặt nước ................................. 82 3.3.4. Giải pháp tổ chức cảnh quan các không gian trống ................................ 88 3.3.5. Giải pháp tổ chức hệ thống giao thông ................................................... 92 3.3.6. Giải pháp tổ chức trang thiết bị, tiện ích đô thị ...................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 105 1. Kết luận ...................................................................................................... 105 2. Kiến nghị .................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng,biểu Bảng1.1 Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất Bảng thống kê hiện trạng dân số trong phạm vi Bảng1.2 nghiên cứu Bảng1.3 Bảng danh mục các đồ án, dự án đầu tư trong phạm vi lập quy hoạch Tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè Bảng 2.1
  9. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Vị trí tuyến đường vành đai 2,5 trong Quy Hình1.1 hoạch phân khu Hà Nội Vị trí đoạn đường nghiên cứu trong tổng thể Hình 1.2 tuyến đường vành đai 2,5 Vị trí và ranh giới nghiên cứu tuyến đường Hình 1.3 vành đai 2,5 trong phạm vi quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai Vị trí công trình trên tuyến đường vành đai Hình 1.4 2,5 tại quận Thanh Xuân Vị trí công trình trên tuyến đường vành đai Hình 1.5 2,5 tại quận Hoàng Mai Hình 1.6 Chợ Khương Đình và chợ Định Công UBND Phường Khương Đình và Trụ sở CA Hình 1.7 Phường Khương Hạ Công ty CP Thiết bị Thương Mại và Công ty Hình 1.8 CP Viễn thông đường sắt Công ty Cao su Sao vàng và Công ty Vận tải Hình 1.9 đường sắt Trường Tiểu học Định Công - Trường THCS Hình 1.10 Khương Đình Hình 1.11 Trường PTDL Lương Thế Vinh - Trường
  10. Số hiệu hình Tên hình Mầm non Khương Trung Hình 1.12 Đình Thôn Thượng và Đình Khương Hạ Nhà tưởng niệm Liệt sỹ và Nghĩa trang Liệt Hình 1.13 sỹ Định Công Công trình kho Định Công - xí nghiệp thiết Hình 1.14 bị thông tin Hình 1.15 Công trình nhà ở Thực trạng tầng cao công trình trên tuyến Hình 1.16 đường vành đai 2,5 trên địa bàn Quận Thanh Xuân Thực trạng tầng cao công trình trên tuyến Hình 1.17 đường vành đai 2,5 trên địa bàn Quận Hoàng Mai Hình 1.18 Thực trạng nhà ở trên tuyến đường Hình 1.19 Thực trạng cây xanh trên tuyến đường Hình 1.20 Không gian mặt nước trên tuyến đường Hình 1.21 Một số hình ảnh mặt nước trên tuyến đường Vị trí các nút giao thông và tuyến đường trên Hình 1.22 đường vành đai 2,5 Hình 1.23 Hình ảnh giao thông trên tuyến đường Hình 1.24 Hình ảnh giao thông trên tuyến đường Hình 1.25 Hình ảnh mạng lưới điện
  11. Số hiệu hình Tên hình Hình 1.26 Hình ảnh hệ thống chiếu sáng công cộng Hình 1.27 Vị trí các dự án trong phạm vi nghiên cứu Hình 2.1 Sơ đồ Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2.2 Sơ đồ Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 Hình 2.3 Cây xanh có chức năng tạo bóng râm và thẩm mỹ Hình 2.4 Hình ảnh cảnh quan mặt nước Hình 2.5 Công trình kiến trúc nhỏ Hình 2.6 Năm nhân tố hình ảnh của Kevin Lynch Hình 2.7 Đại lộ Champs - Elysées, Pháp Hình 2.8 Đại lộ Avingada Bacelona, Tây Ban Nha Hình 2.9 Tuyến phố Hill, Thordon, Wellington, Newzeland Hình 2.10 Đường Tân Sơn Nhất, Bình Lơi, TP Hồ Chí Minh Hình 2.11 Đường Võ Nguyên Giáp, Hà Nội Hình 3.1 Giải pháp phân vùng cảnh quan. Hình 3.2 Giải pháp tổ chức không gian Hình 3.3 Giải pháp tổ chức không gian vùng 1
  12. Số hiệu hình Tên hình Hình 3.4 Giải pháp tổ chức không gian vùng 2 Hình 3.5 Giải pháp tổ chức không gian vùng 3 Hình 3.6 Giải pháp tổ chức không gian vùng 4 Hình 3.7 Giải pháp tổ chức mặt đứng tuyến đường Hình 3.8 Giải pháp tổ chức không gian cây xanh - mặt nước Hình 3.9 Giải pháp trồng cây trên đường phố và trên vỉa hè Hình 3.10 Minh họa trồng cây trong khu ở Hình 3.11 Minh họa tổ chức cây xanh công trình Hình 3.12 Giải pháp tổ chức không gian mặt nước ven sông Hình 3.13 Không gian mặt nước nhỏ Hình 3.14 Giải pháp tổ chức không gian trống trên tuyến đường Hình 3.15 Giải pháp tổ chức không gian quảng trường Hình 3.16 Giải pháp tổ chức không gian vỉa hè Hình 3.17 Minh họa mẫu gạch lát vỉa hè Hình 3.18 Giải pháp tổ chức hệ thống giao thông Hình 3.19 Điểm dừng xe bus kết hợp quán nghỉ Hình 3.20 Minh họa nút giao thông
  13. Số hiệu hình Tên hình Hình 3.21 Hình ảnh minh họa quảng trường giao thông Hình 3.22 Minh họa biển quảng cáo Hình 3.23 Một số kiểu ghế ngồi nghỉ chân Hình 3.24 Minh họa chiếu sáng không gian công cộng Hình 3.25 Minh họa chiếu sáng không gian công trình Hình 3.26 Một số thiết bị chiếu sáng đường phố Hình 3.27 Hình ảnh minh họa thùng rác công cộng Hình 3.28 Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh công cộng
  14. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, tuyến đường vành đai 2,5 là một trong những tuyến cắt qua nhiều tuyến giao thông xuyên tâm chính của thành phố, thuận tiện cho việc kết nối các khu chức năng đô thị khác. Đây cũng là tuyến đường quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu giao thông và xây dựng phát triển đô thị của các Quận, huyện cũng như Thành phố, hỗ trợ cho hai tuyến đường là vành đai 2 và vành đai 3. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Trãi đến đường Giải Phóng là một trong số các trục giao thông chính liên hệ theo hướng Đông - Tây đi qua các khu vực phát triển đô thị mới và khu vực dân cư đô thị hiện có trên địa bàn hai quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Tuyến đường vành đai 2,5 là tuyến đường đã có Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch, các quy hoạch cấp trên như Quy hoạch chung Thủ đô hay Quy hoạch phân khu chỉ mang tính định hướng, không cụ thể và rõ ràng. Tuyến đường này đang được xây dựng tự phát với mật độ xây dựng một số khu vực cao, xuất hiện một số công trình mới, xây chen hoặc cơi nới không đồng bộ, thiếu không gian xanh, không gian trống, công trình hỗn hợp, dịch vụ thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan tại khu tuyến đường này. Đặc biệt nếu không có giải pháp tổ chức không gian hợp lý, giao thông thuận lợi, chống ách tắc, khai thác tốt các chức năng và khớp nối các dự án được phê duyệt trên tuyến đường sẽ gây ra tình trạng không đồng bộ và mất đi giá trị thẩm mỹ cũng như cảnh quan của toàn tuyến. Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội” nhằm tạo được không gian kiến trúc cảnh quan đẹp và có được nét đặt trưng
  15. 2 riêng của tuyến đường, tạo được bộ mặt kiến trúc cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, giúp cho việc lưu thông giao thông thuận lợi, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên trục đường. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường để tạo dựng tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp, hiện đại xứng đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trong tổng thể hình ảnh thủ đô Hà Nội. Khai thác hợp lý có hiệu quả các lô đất hai bên tuyến đường với các chức năng phong phú, phù hợp với quy hoạch của các quận trong thành phố đã được phê duyệt. Tạo điều kiện cho phát triển giao thông tốt, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố đã được phê duyệt. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội (đoạn từ đường Nguyễn Trãi đến đường Giải Phóng). - Phạm vi nghiên cứu Trục đường giao thông và các công trình trên tuyến đường vành đai 2,5 có điểm đầu tuyến đường là đường Nguyễn Trãi, điểm cuối là đường Giải Phóng, thuộc địa bàn các phường Thượng Đình, Khương Trung, Khương Đình - Quận Thanh Xuân; Định Công, Thịnh Liệt - Quận Hoàng Mai. Chiều dài tuyến đường là 3,73km Tổng diện tích đất nghiên cứu là 103ha. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
  16. 3 - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng nghiên cứu là tuyến đường vành đai 2,5 được xem như một hệ thống bao gồm thiên nhiên – xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đối với môi trường xung quanh là một hệ thống nhất. - Phương pháp phi thực nghiệm: điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn và thực địa, phân tích đánh giá tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó hiểu được bản chất của đối tượng trên cơ sở áp dụng các công cụ nghiên cứu, trong đó có ma trận SWOT. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn, sau đó phân tích tổng hợp kết quả về từng vấn đề cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan như người dân và chính quyền địa phương về Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường vành đai 2,5 - Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng: Tạo ra kiến thức mới và được chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đề xuất. Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát các công trình tạo lập không gian cảnh quan tuyến phố, loại hình kiến trúc trên tuyến, các không gian trống, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các tiện ích đô thị và hạ tầng kỹ thuật. - Tổng hợp những dự án quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật mới của thành phố trên tuyến nghiên cứu theo quy hoạch điều chỉnh mở rộng. - Thu thập các kết quả đã nghiên cứu của các dự án trong khu vực và các tài liệu, các kết quả, công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
  17. 4 - Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến đường và các khu vực lân cận để tìm ra vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến phố với các thành tố tạo dựng nên không gian cảnh quan kiến trúc của tuyến phố. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: + Đưa ra những giải pháp quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn để cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan của tuyến đường nhằm giải quyết tốt vấn đề giao thông, kiến trúc cảnh quan của tuyến đường đáp ứng yêu cầu văn minh hiện đại, phù hợp với quy hoạch thủ đô. + Giải pháp nghiên cứu đề xuất cho tuyến đường vành đai 2,5 là tài liệu tham khảo cho công việc cải tạo các tuyến đường của thành phố Hà Nội cũng như thành phố khác. + Góp phần bổ xung lý luận quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường chính của thành phố lớn và làm cơ sở khoa học cho việc giảng dạy chuyên môn. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đưa ra được giải pháp quy hoạch cải tạo tuyến đường có tính khả thi. + Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trên cơ sở khoa học mang tính khả thi. + Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn - Kiến trúc cảnh quan: Là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm
  18. 5 giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). [10] - Cảnh quan: Là một tổ hợp những phong cảnh có thể khác nhau nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung. Cảnh quan bao gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo. [10] - Cảnh quan tự nhiên: Là những cảnh quan chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên là trạng thái vốn có của tự nhiên và chưa bị biến đổi do tác động của con người. Hầu hết các cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên cảnh quan đó. [10] - Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan được hình thành do hệ quả của sự tác động của con người làm biến dạng cảnh quan tự nhiên. [10] - Cảnh quan đô thị: Là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị. [10] - Không gian đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. - Kiến trúc đô thị: Là hình ảnh con người cảm nhận được qua không gian vật thể của các đô thị: kiến trúc công trình, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi đô thị... - Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của Kiến trúc cảnh quan. [10]
  19. 6 - Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. - Thiết kế đô thị: Là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. [17] - Không gian công cộng: + Không gian công cộng chuyên dụng: Là không gian được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt động công cộng nào đó. Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí… + Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống... Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau: Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, một số khái niệm. Nội dung: Bao gồm 3 chương. - Chương 1. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 Thành phố Hà Nội. - Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 Thành phố Hà Nội.
  20. 7 - Chương 3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5 Thành phố Hà Nội. Kết luận và Kiến nghị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1