Tiểu luận: Sinh lí sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người
lượt xem 39
download
Tiểu luận: Sinh lí sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người nhằm giới thiệu quá trình sinh trưởng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng, ngoài ra cung cấp một số loại thực phẩm chức năng trong đời sống con người, giúp mọi người tìm hiểu và khái quát rõ về nhịp sinh học ở con người. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Sinh lí sinh dưỡng và nhịp sinh học ở người
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM MÔN HỌC: SINH HỌC CHỨC NĂNG ĐỘNG VẬT. TIỂU LUẬN GVHD: Th.s Trần Thị Phương Nhung. Lớp: DHSH7B – LHP: 210511602 Danh sách nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Hoa 11266621 2. Lâm Thị Nga 11246021 3. Lê Thị Đỗ Quyên 11029171 4. Nguyễn Tiến Thịnh 11047541 5. Nguyễn Thị Lệ Thu 11069291
- LỜI MỞ ĐẦU Đối với một cuộc sống năng động, hiện đại như hiện nay thì nhu cầu của con người không chỉ là có cái ăn cái mặc nữa, mà phải làm như thế nào để có thể ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt và một cuộc sống lành mạnh để có thể vui chơi sống và học tập, trong vô số những thức ăn như hiện nay thì việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với bản thân là không hề đơn giản và loại thực phẩm nào chúng ta nên tránh và có chế độ ăn như thế nào quả là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Và để giúp cho chúng ta có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng và một cuộc sống như thế nào để có thể phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, nhóm chúng em xin được giới thiệu đề tài tiểu luận “”. Với đề tài này, nhóm chúng em muốn gửi tới cô và mọi người về quá trình sinh trưởng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng, ngoài ra cung cấp một số loại thực phẩm chức năng trong đời sống con người, giúp mọi người tìm hiểu và khái quát rõ về nhịp sinh học ở con người ra sao. Thông qua bài tiểu luận này, chúng em mong rằng có thể góp một phần nào đó cho sự hiểu biết chung đối với vấn đề dinh dưỡng cũng như khắc phục những quan điểm sai lầm trong lối sống của chúng ta từ đó có thể đem lại cho chúng ta cuộc sống lành mạnh để có thể học tập, vui chơi giải trí. Trong quá trình làm tiểu luận chúng em đã sử dụng những tại liện trên internet cũng như một số sách, đặc biệt hơn chúng em cũng xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Phương Nhung đang giảng dạy bộ môn Sinh học chức năng động vật đã nhiệt tình chỉ dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình làm không thể tránh những thiếu sót mong cô và các bạn thông cảm./.
- MỤC LỤC I. Giới thiệu về con người. ............................................................................................................ 2 II. Chế độ dinh dưỡng của con người. ......................................................................................... 13 1. Nhu cầu nǎng lượng: ........................................................................................................... 25 2. Số lượng, thời gian ăn .......................................................................................................... 25 3. Cách chế biến thức ăn ......................................................................................................... 25 III. Thực phẩm và thực phẩm chức năng trong đời sống con người. .......................................... 40 1. Khái niệm............................................................................................................................. 41 2. Phân biệt thực phẩm chức năng (Functional Food) với thực phẩm (Food) và thuốc (Drug). 41 3. Một số loại thực phẩm chức năng. ...................................................................................... 42 4. Thực phẩm chức năng: dùng không đúng có thể gây hại................................................... 44 IV. Nhịp sinh học ở động vật và người. ........................................................................................ 45 1. Khái niệm............................................................................................................................. 45 2. Nhịp sinh học ở động vật ..................................................................................................... 46 3. Nhịp sinh học của con người (đồng hồ sinh học). ............................................................... 47 V. Nhịp sinh học với đời sống con người. .................................................................................... 49 1. Mối quan hệ nhịp sinh học và chế độ sinh hoạt của con người. ......................................... 49 2. Ứng dụng đồng hồ sinh học trong điều chỉnh hợp lí chế độ dinh dưỡng cho động vật và người. ........................................................................................................................................... 53 VI. Những nghiên cứu mới về nhịp sinh học động vật và người. ................................................ 60 1. Đối với động vật. .................................................................................................................. 60 2. Đối với con người. ................................................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 67 1
- I. Giới thiệu về con người. Con người, theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh", là một loài còn sống duy nhất của chi Homo, thuộc loài động vật có vú, Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác. Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc. Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống. Sinh lý học và di truyền học Hình dạng con người về căn bản rất khác nhau. Mặc dầu phần lớn được quy định bởi các gene, môi trường xung quanh vẫn có một ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng như chế độ ăn uống và luyện tập. Một người Việt Nam có chiều cao trung bình của nữ là 2
- 1,53 m và nam là 1,64 m trong khi một người Bắc Mỹ lại có chiều cao ở nữ là 1,62 m và ở nam là 1,75 m. Con người cũng là một động vật hoàn toàn di chuyển bằng hai chân sau, vì vậy, hai chi trước (được gọi là tay) có thể tự do linh động và dùng vào những việc như cầm nắm một vật, được hỗ trợ bằng ngón tay cái. Tuy nhiên, cấu trúc bộ xương con người vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc giải phóng bằng hai tay, điều này khiến xương sống của con người cong lại thành dạng hình chữ S và tạo nên những khó khăn lúc về già. Mặc dù con người có vẻ như không có nhiều lông so với những loài linh trưởng khác nhưng con người lại có rất nhiều lông mọc ở phía trên đầu (còn gọi làtóc), dưới nách và xung quanh cơ quan sinh dục hơn cả loài tinh tinh. Điều khác biệt chính đó là lông của con người ngắn hơn và có ít màu sắc hơn, vì vậy khó thấy hơn. Một phụ nữ thuộc bộ tộc Inuit, ảnh năm 1907. Màu tóc của con người và màu da được quyết định bởi sự hiện diện của các sắc tố có tên là melanin. Da của con người có thể có màu nâu đậmcho đến màu hồng, và tóc của con người có thể có màu vàng, màu nâu, cho đến đỏ. Một số khoa học gia cho rằng sự thay đổi màu da sang một màu tối là một cách của con người nhằm chống lại các tia cực tím vì melanin là một chất chống tia cực tím hiệu quả. Màu da của con người phần lớn là do các điều kiện địa lý xác định, và có sự liên quan đến cường độ và thời gian 3
- tiếp xúc với tia cực tím. Da con người sẽ có xu hướng đen đi (rám nắng) để phản ứng với tia cực tím. Một người bình thường cần ngủ ít nhất là trong khoảng 7 đến 8 tiếng đối với người lớn và 9 đến 10 tiếng đối với trẻ em, và những người già chỉ ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng một ngày. Những ảnh hưởng không tốt sẽ xảy ra nếu không ngủ đủ giấc. Ví dụ, một người lớn nếu bị giảm thời gian ngủ xuống còn 4 tiếng một ngày sẽ cho thấy những bất thường liên quan đến mặt sinh lý và tâm thần, bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Trong xã hội hiện đại, có xu hướng người ta ngày càng ngủ ít hơn dẫn đến một "hội chứng mất ngủ". Con người là một động vật có cấu tạo tế bào đầy đủ. Mỗi tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Mỗi người được nhận 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ, tạo thành 23 cặp tương đồng. Riêng nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX, do đó, nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha, còn nhiễm sắc thể X có ở cả 2 giới có thể được nhận từ cha lẫn mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy con người có trung bình 20.000- 25.000 gene và có 98,4% số gene giống với loài động vật gần con người nhất: tinh tinh. Giống như những loài có vú khác, con người có hệ thống xác định giới tính XY, vì vậy, phụ nữ sẽ có nhiễm sắc thể giới tính là XX và đàn ông là XY. Nhiễm sắc thể X lớn hơn và mang nhiều gene hơn nhiễm sắc thể Y, do đó, nhiều bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X như bệnh máu không đông, ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn. Vòng đời Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci. 4
- Vòng đời sinh học của con người bắt đầu từ khi nhau thai hình thành. Qua quá trình thụ tinh (ở con người làthụ tinh trong), một con người mới hình thành. Trứng thường được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ cùng với tinh trùng của đàn ông qua quá trình giao hợp, hay như một trong những tiến bộ khoa học gần đây là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng thường được sử dụng. Trứng đã được thụ tinh, gọi là hợp tử, phân chia liên tục trong tử cung người phụ nữ và trở thành một bào thai. Sau một khoảng thời gian kéo dài khoảng 38 tuần, bào thai đó sẽ dần dần phát triển trở thành một con người thực thụ. Vào thời điểm được sinh ra, bào thai phát triển đầy đủ sẽ ra khỏi cơ thể người phụ nữ và bắt đầu tự hít thở, và được gọi là "trẻ sơ sinh". Vào thời điểm này, hầu hết những xã hội hiện đại đều công nhận đứa bé ấy là một người và được bảo vệ trước pháp luật, tuy nhiên một số khác thừa nhận quyền con người của đứa bé khi nó còn là một đứa bé trong tử cung người mẹ. So với những loài động vật khác, việc sinh nở của con người phức tạp hơn hẳn. Những cơn đau kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa không hiếm, và cũng có thể dẫn đến chấn thương hay cả cái chết đến cho đứa bé hay người mẹ. Mặc dù khả năng đó đã giảm đi rất nhiều trong thế kỉ 20 và 21 trong những nước phát triển vì sự phát triển những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mới. Sinh sản tự nhiên, tuy có độ nguy hiểm rất cao, nhưng cũng rất phổ biến trong những vùng chưa phát triển trên thế giới Con người sau khi được mang thai khoảng 9 tháng thì có cân nặng khoảng 3–4 kg và cao 50–60 cm. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo và đạt đến sự phát triển sinh dục nhất định. Trẻ em gái thường tiếp tục phát triển đến năm 18 tuổi, trong khi trẻ em trai lại tiếp tục phát triển đến năm 21 tuổi. Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên,trưởng thành và già. Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối. Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên trái đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là ở Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi 5
- trung bình lại là 15-20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ của con người trung bình được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kì.[10] Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi. Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002.[12]. Tuổi thọ lớn nhất ở con người là khoảng 120 năm (cụ Jeanne Calment đã sống được 122 năm 164 ngày). Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam: 100 nữ. Một câu hỏi khác là khi nào con người bắt đầu nhận thức và nó sẽ trở nên như thế nào sau khi chết vẫn còn đang được tranh cãi. Nỗi lo sợ cái chết khiến hầu hết loài người cảm thấy bất an và lo sợ. Những lễ chôn cất thường được tổ chức rất trọng thể trong xã hội loài người thể hiện một lòng tin về sự sống sau cái chết hay sự bất tử. Chủng tộc Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau, mặc dù những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi. Con người thường phân loại chủng tộc dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt; ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia mà họ đang sinh sống. Sự hình thành các chủng tộc có thể dẫn đến các cách hành xử khác nhau và những sự phân biệt khác nhau đối với người từ chủng tộc khác, dẫn đến thuyết phân biệt chủng tộc. Do đó, một số xã hội đặt nặng những định kiến của mình về những xã hội khác, trong khi một số khác lại không. 6
- Sự tiến hóa của con người Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus. Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ hominidae hay phân họ homininae. "Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh già"). Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài tinh tinh lùn. So sánh các sơ đồ gene cho kết quả là "sau 6.5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gene con người giống tinh tinh đến 96%.[14] Người ta cho rằng con đường tiến hóa giữa con người đã đi theo một hướng khác với tinh tinh vào khoảng 5 triệu năm trong khi đối với gorilla là 8 triệu năm. Tuy nhiên, một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta. Có hai lý thuyết khoa học về sự hình thành nguồn gốc con người hiện đại. Tất cả đều có liên quan đến quan hệ giữa con người và những loài linh trưởng khác. Thuyết một nguồn gốc cho rằng tất cả loài người hiện đại đều tiến hóa ở Châu Phi và 7
- về sau, con người sinh sản nhanh lấn chiếm các loài linh trưởng khác trên tất cả mọi nơi trên thế giới. Thuyết nhiều nguồn gốc cho răng sự tiến hóa của loài người diễn ra riêng lẻ ở những bầy linh trưởng khác nhau. Những nhà di truyền học Lynn Jorde và Henry Harpending của trường đại học Utah đã cho rằng sự khác biệt ADN của hai người vẫn còn rất nhỏ so với ở loài khác, và trong suốt kỉ Pleistocene, số lượng con người bị giảm xuống rất nhiều, chỉ còn khoảng 10.000 cặp dẫn đến một số lượng rất nhỏ gene được di truyền. Một số nguyên nhân khác cho vấn đề này cũng đã được nêu ra, trong đó nổi bật nhất là thuyết thảm họa Toba. Sự tiến hóa của con người được đánh dầu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay gorilla. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ. Những nhà khoa học đang tranh luận về sự quan trọng của cấu trúc bộ não trên cả kích thước bộ não. Một trong những tiến hóa lớn là số răng nanh giảm, hình thành những di chuyển bằng hai chân, sự hình thành của dây thanh và hộp âm giúp phát triển tiếng nói. Ngành nhân loại học vẫn còn nhiều tranh cãi về những tiến hóa và vai trò của chúng thực sự trên một con người hiện đại. Dân cư và dân số Sơ đồ về sự định cư của con người cổ dựa vào các bằng chứng vềmtADN. Sơ đồ vẽ với Bắc Cực ở trung tâm và các lục địa được trải ra theo hình phẳng. 8
- Những nhà nhân chủng học hiện đại đang chấp nhận rộng rãi rằng loài Homo sapiens được hình thành ở những đồng cỏ Châu Phi khoảng 200.000 đến 250.000 năm về trước, là hậu duệ của loài Homo erectus, tiếp tục mở rộng lãnh địa cư trú và rồi thống trị lục địa Á-Âu và khu vực Thái Bình Dươngvào khoảng 40.000 năm về trước, cuối cùng là châu Mỹ vào 10.000 năm trước.[18]Chúng thay thế loài Homo neanderthalensis và loài Homo floresinesis vốn cũng là những hậu duệ khác của loài Homo erectus(chúng đã phát triển khắp lục địa Á-Âu vào hơn 2 triệu năm trước) do có sức sinh sản tốt hơn và tìm kiếm thức ăn tốt hơn. Những người thượng cổ thường kiếm sống bằng cách săn bắn-hái lượm, một lối sống rất phù hợp với những vùng đồng cỏ Châu Phi. Một số nhóm người về sau bắt đầu sống lối sống du mục và thường hay bắt thú vật để nuôi lấy thịt, về sau nữa, khi lối sống định cư phát triển thì nền nông nghiệp cũng ra đời. Những khu vực định cư chính của con người phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, vào lối sống, vào tài nguyên thiên nhiên (như đất đai có phù hợp để gieo trồng hay không, có nhiều cỏ để chăn nuôi hay không, có nhiều thú để săn bắn hay không). Tuy nhiên, con người lại có khả năng thay đổi nơi cư trú của họ bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau. Do đó, sự thay đổi môi trường là nhân tố chủ yếu khiến con người thay đổi nơi cư sinh sống. Khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thống trị tất cả những lục địa và sinh tồn ở bất cứ thời tiết. Trong những thập niên gần đây, con người đã thám hiểm Nam Cực, dưới biển sâu và ngay cả không gian vũ trụ, mặc dù cư trú lâu dài ở những vùng như thế là chưa hoàn toàn có thể. Với dân số khoảng 6 tỉ người, con người là loài đông nhất trong số những loài động vật có vú. Phần lớn người (61%) sống ở Châu Á, phần còn lại chia đều cho châu Mỹ (14%), châu Phi (13%) và châu Âu (12%). Châu Đại Dương chiếm 0.5% (xem thêm danh sách các quốc gia theo dân số và danh sách các quốc gia theo mật độ dân số). Sự tồn tại của con người ở những vùng vốn có điều kiện khắc nghiệt đối với cuộc sống như Nam Cực hay ngoài không gian rất hạn chế về mặt thời gian và chỉ tồn tại ở những lĩnh vực thám hiểm, nghiên cứu khoa học, quân sự và công nghiệp. Nhất là sự 9
- sống trên không gian vũ trụ, trong quá khứ và hiện tại, chưa có quá 13 người từng sống trên không gian cùng lúc. Giữa năm 1969 và 1972, chỉ có 2 người bước đi cùng lúc trên mặt trăng. Đến năm 2006, chưa có một thiên thể tự nhiên nào khác có bước chân của con người ngoại trừ mặt trăng mặc dù luôn có con người hiện diện trên trạm không gian quốc tế từ ngày 31 tháng 10 năm 2000. Từ năm 1800 đến 2000, dân số con người đã tăng lên 6 lần: từ 1 tỉ lên 5 tỉ. Vào năm 2004, khoảng 2.5 tỉ trên 6.3 tỉ người (39.7%) sống trong những vùng nông thôn, và con số này sẽ tăng mạnh trong thế kỉ 21. Vấn đề mà những người trong những đô thị lớn đang gặp phải là ô nhiễm, tội ác và nghèo đói, nhất là ở trung tâm và những khu vực vùng ven. Thức ăn và nước uống Chợ thức ăn Sự cần thiết phải nạp vào cơ thể thường xuyên một lượng thức ăn và nước uống thể hiện một phần văn hóa loài người, và dẫn đến một ngành khoa học thức ăn. Khi không tìm kiếm đủ thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng đói và không tìm kiếm đủ nước uống sẽ dẫn đến tình trạng khát. Cả đói và khát đều có thể dẫn đến cái chết nếu không được giải quyết kịp thời. Bình thường, một người có thể sống được từ 2 đến 8 tuần không cần thức ăn, chỉ dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nhưng chỉ tối đa 3 đến 4 ngày không có nước. Trong xã hội hiện đại, hiện tượng béo phì đang tăng nhanh trong dân số đến mức có thể gọi đó là một dịch bệnh, gây những vấn đề lớn đến sức khỏe của con người và gây giảm tuổi thọ ở những nước phát triển và ngay cả ở những nước đang phát triển. Trung tâm điều khiển dịch bệnh quốc gia Hoa kì cho thấy 32% người lớn 10
- trên 20 tuổi là béo phì, trong số 66.5% người thừa cân. Béo phì được tin là do một số nguyên nhân khác nhau gây ra mà một trong số đó là ăn quá nhiều. Người là một loài ăn tạp, nghĩa là một loài có thể ăn cả động vật và cả thực vật. Loài người cổ Homo sapiens là những thợ săn- người hái lượm và đó là cách chính để tìm kiếm thức ăn, kết hợp giữa việc hái những loài thực vật mọc quanh, nấm, trái cây và lao vào cuộc chơi đi săn hay bị săn. Một số người hiện đại chọn con đường ăn chay vì những lý do khác nhau. Họ từ chối ăn thịt vì những lí do tôn giáo, đạo đức, và sức khỏe. Người ta tin rằng loài người đã biết dùng lửa để chuẩn bị thức ăn và bắt đầu ăn thức ăn chín từ khi họ hoàn toàn tách ra khỏi loài Homo erectushay có thể sớm hơn. Khoảng 10.000 năm trước, con người bắt đầu phát triển nông nghiệp, bắt đầu thay đổi gần như hoàn toàn những gì con người đã ăn trước đây. Điều này dẫn đến việc gia tăng dân số, sự hình thành những thành phố lớn và cùng với sự gia tăng mật độ dân số cũng là sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm. Các loại thức ăn được chế biến và dùng như thế nào cũng rất khác nhau tùy theo thời gian, vị trí và nền văn hóa. Thế kỉ 18 đến 20 đã tạo ra những phát minh rất lớn về chế biến, bảo quản, lưu trữ và vận chuyển thức ăn. Ngày nay, hầu hết bất cứ nơi nào trên thế giới người ta không chỉ có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của nước họ mà còn từ nhiều nước khác nhau. Bộ não, tri thức và sự nhận thức Bộ não của con người là trung tâm của những phản xạ của con người, điều khiển hầu hết những hoạt động của con người. Bộ não điều khiển những phản xạ không điều kiện như điều khiển nhịp tim, tiêu hóa thức ăn,... và cả những phản xạ có điều kiện có ý thức như suy nghĩ, suy luận, lý luận, trừu tượng. Bộ não con người được cho là trung tâm của những hành động có ý thức bậc cao và "thông minh" hơn những loài khác. Trong khi ở những loài động vật khác thì việc sử dụng công cụ gần như là một bản năng, hay cũng chỉ là một sự bắt chước thì kĩ thuật ở con người thì hoàn toàn phức tạp hơn, luôn bao gồm những cải tiến. Ngay cả những 11
- công cụ trong xã hội cổ của loài người cũng vô cùng hiện đại hơn bất cứ những công cụ do các loài động vật khác sử dụng. Khả năng suy luận trừu tượng của con người có thể là duy nhất trong giới động vật. Con người là một trong số 6 loài vượt qua bài kiểm tra gương (nhận ra bản thân ở trong gương); trong khi 5 loài còn lại là tinh tinh, tinh tinh lùn, khỉ không đuôi, cá heo và bồ câu. Tuy nhiên, những người dưới 2 tuổi hầu hết đều không vượt qua bài kiểm tra gương như trên. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng đây là cách phân loại riêng của loài người nhằm thể hiện rằng con người có ý thức về bản thân, trên thực tế nó kiểm tra trí nhớ cộng thị giác mà thôi. Các loài khác nhau đều có cách này hoặc cách khác để giao tiếp với nhau, và có thể có ý thức ở mức độ nào đó mà loài người vẫn chưa hiểu hết được. Cuộc tranh luận về ý thức của loài người là duy nhất hay không đến nay vẫn còn chưa xác định bằng chứng rõ rệt. Một số nhà sinh học cho rằng loài người chỉ là một trong số hàng triệu phiên bản nhánh tiến hóa trong chủng loài trên trái đất và vẫn có thể có khiếm khuyết buộc phải tiến hóa thích nghi, hoặc bị tuyệt chủng như bất kỳ loài vật nào trên thế giới. Rằng lịch sử con người trải qua chỉ chừng 5 -10 triệu năm trong khi có những chủng loài khác đã tồn tại qua những đoạn thăng trầm nhất của lịch sử trái đất như loài gián, loài cá mập, ... từ rất lâu trước khi con người tồn tại. Vì vậy còn quá sớm để nghĩ rằng ý thức của loài người là tiến bộ nhất, nói như tiến hóa "tồn tại, thích nghi được mới là kẻ mạnh, phát triển vượt bậc, nhưng không thích nghi thay đổi sẽ bị tự tiêu diệt". Bộ não con người cảm nhận thế giới qua các giác quan, và mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những kinh nghiệm của họ, dẫn đến nhận thức sự hiện hữu của bản thân và thời gian. Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng con người không hề có ý nghĩ, mà nó chỉ là kết quả của một số quá trình cảm nhận từ bên trong hay từ bên ngoài, giống như những phần mềm đang chạy song song trên máy tính. Con người đã nghiên cứu rất nhiều về ảnh hưởng của trí tuệ và bộ não, bằng chứng là sự ra đời những môn học như thần kinh học để nghiên cứu những vấn đề về hệ thần kinh, tâm lý học để nghiên cứu những khía cạnh biểu hiện về hình thức bên ngoài, và đôi khi có thể kể 12
- thêm môn thần kinh học, một môn học tìm cách chữa những chứng bệnh có liên quan đến những hành vi cư xử bất thường. Môn tâm lý học không quan tâm chú trọng nhiều đến cấu trúc bộ não mà chỉ chú ý nhiều đến quá trình xử lý thông tin của bộ não. Trong thời đại ngày nay, nhờ vào những cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ về cấu trúc bộ não con người đã giúp cho con người phát triển những ngành khoa học đầy triển vọng khác như trí thông minh nhân tạo,... Quá trình suy nghĩ của con người là trung tâm của ngành tâm lý học và những ngành khác có liên quan. Ngành tâm lý học nhận thức nghiên cứu về sự nhận thức của con người, quá trình mà con người suy nghĩ để dẫn đến một hành vi nào đó. Những khía cạnh khác như cảm giác, khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề, trí nhớ, sự tập trung, ngôn ngữ và cả cảm xúc cũng được nghiên cứu rất kĩ càng. Những tiến bộ trong ngành tâm lí học nhận thức được áp dụng rất rộng rãi trong những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Với mục tiêu chính là nghiên cứu sự hình thành tâm lý của con người trong cả cuộc đời, ngành tâm lý học phát triển tìm hiểu cách mà con người hiểu được và phản ứng lại với thế giới xung quanh và sự thay đổi khả năng đó theo thời gian. Ngành này cũng tập trung nhiều đến vấn đề trí thông minh, tính xã hội, sự đạo đức, nhân đạo của một người. Ngành tâm lý học xã hội tìm cách liên kết xã hội học với tâm lý học bằng cách cùng nhau chia sẻ những sự tương đồng và nguồn gốc của những hành vi của con người trong xã hội và cũng nhấn mạnh về vấn đề giao tiếp của con người. Ngoài ra còn có môn tâm lý học tiến hóa để nghiên cứu về hành vi của tất cả con người và loài vật II. Chế độ dinh dưỡng của con người. Dinh dưỡng là sự cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống. Theo dinh dưỡng học, để có đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể phải được cung cấp đầy đủ cácvitamin cần thiết. Nếu không đủ các vitamin cần thiết thì cơ thể sẽ bị suy yếu, gọi là suy dinh dưỡng. 13
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,vui chơi và học tập…ở mỗi người sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi, giới tính, nhóm máu, thể trạng cơ thể…. Chế độ dinh dưỡng cho người bình thường trong ngày: Theo TS-BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế (BV Chợ Rẫy), nền tảng của tháp dinh dưỡng hiện đại là luyện tập thể dục và uống tám ly nước đun sôi để nguội (200 - 250ml/ly) mỗi ngày. Bên cạnh đó, một thực đơn giúp cơ thể khỏe mạnh cần phải cân đối và điều độ, thay đổi thường xuyên và đa dạng thực phẩm. 20 loại thực phẩm mỗi ngày TS Tâm cho biết: “Hàng ngày chúng ta cần ăn trên 20 loại thực phẩm, bao gồm cả các loại gia vị (muối, tỏi…), càng nhiều màu sắc càng đa dạng. Rau đủ loại bao giờ cũng tốt hơn một thứ. Trên đĩa rau luộc màu xanh, nếu bạn có thêm một ít cà rốt, tức là bạn đã bổ sung thêm các vitamin A, E. Các loại rau xanh đậm, đỏ sậm chứa rất nhiều vitamin tan trong chất béo. Những người bình thường, không bệnh lý, cần phải ăn đủ muối, không nên ăn quá nhạt (3-6g/ngày). Ăn nhạt là chế độ ăn chủ yếu dành cho người bị cao huyết áp (chiếm khoảng 1/3 trong cộng đồng). Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nóng, nên lượng muối mất qua mồ hôi rất nhiều”. Trong bữa ăn hằng ngày cần đa dạng các loại thực phẩm Tinh bột cũng không được bỏ qua, đặc biệt nên chọn những loại thực phẩm làm tăng đường máu ít hoặc chậm sau ăn. Gạo, bánh mì, khoai củ, mì… chiếm 2/3 khẩu phần bột đường/ngày, trong đó bánh mì làm tăng đường huyết nhiều, nui gạo làm tăng vừa phải. Có thể tính như sau: một chén lưng cơm = 1/2 chén xôi trắng = một chén bún/bánh canh/phở/bánh cuốn = một chén lưng mì/nui đã nấu chín = một củ khoai lang luộc trung bình (năm - sáu củ/kg) = 1/2 củ khoai mì luộc (hai củ/kg) = một ổ bánh mì 14
- con cóc nhỏ = hai củ khoai tây trung bình (10 củ/kg) = một cái bánh chưng nhỏ. Đối với phụ nữ thể trạng bình thường, mỗi bữa có thể ăn hai chén lưng cơm. Thực phẩm nhiều canxi giúp phòng chống bệnh loãng xương cũng có thể tìm thấy trong các loại cá nhuyễn xương (tép, cá bống trứng, cá cơm), tôm, cua, cua đồng, đậu hủ, hoặc trong một số trái cây (ăn nguyên trái, gọt ra ăn liền) như cam. Những người ăn đủ lượng rau, củ, đạm, trái cây, các loại đậu… sẽ thu nạp đủ các khoáng chất như kali, kẽm, magie… hạn chế bị chuột rút. Việc bổ sung chất béo là rất cần thiết, vì chất béo cũng tham gia vào quá trình xây dựng tế bào, điều hòa nội tiết và là chất trung gian trong quá trình điều hòa huyết áp, đông máu; vận chuyển các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Như vậy, chúng ta có thể dùng dưới 30% chất béo trên tổng năng lượng hàng ngày. Cụ thể: thịt mỡ, da heo có thể dùng một - hai lần/tuần. Đạm thực vật và đạm động vật dĩ nhiên là thực đơn không thể thiếu. Đạm cá (cá đối, các trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu...), đạm đậu nành sẽ tốt cho việc phòng bệnh tim mạch và điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm sử dụng đạm thực vật, có thể thiếu máu vì thiếu sắt. Còn nếu dùng quá nhiều đạm động vật, đặc biệt thịt đỏ và hải sản, nguy cơ tăng axit uric - một trong những biểu hiện của bệnh gút là điều không thể tránh khỏi. 300 - 400g rau và 250g trái cây/ngày Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 300 - 400g rau củ, kết hợp ít nhất bốn - năm loại rau khác nhau trong ngày: một bó rau muống trung bình, bốn bó rau ngót, hai - ba bó rau mồng tơi, dền, cải, bốn trái cà tím, cà rốt, cà chua, củ cải trắng trung bình, hai trái mướp, hai trái dưa leo trung bình, 40 trái đậu bắp, 20 trái đậu rồng… Trong khi đó, trái cây cũng không nên nhiều hơn 300g/ngày. 100g trái cây tương đương với một miếng đu đủ nhỏ, một miếng dưa hấu nhỏ, một trái chuối nhỏ, hai trái chuối sứ, một quả cam trung bình, 1/4 trái thanh long, 1/4 trái dứa nhỏ… 15
- Nhưng ăn nhiều rau quá cũng gây rối loạn tiêu hóa, nhất là ở những người lớn tuổi. Các loại rau có nhiều chất xơ không tan, thức ăn tống xuống ruột già chậm, dễ làm chướng bụng, khó tiêu, có thể gây táo bón nếu không uống đủ nước. Nhóm rau củ nhớt, xơ tan nhiều, có thể gây tiêu chảy. Trái cây bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng, nhưng nếu ăn không kiểm soát cũng có thể gây ra béo phì, vì trái cây cung cấp năng lượng, kể cả trái cây lạt hoặc trái cây ngọt. Do đó, có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng glyceride máu dẫn đến gan nhiễm mỡ; hoặc rối loạn chuyển hóa đường ở một số bệnh lý như đái tháo đường. Hàng ngày nên bổ sung từ 300g - 400g rau và 250g trái cây các loại Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: nếu chế độ ăn bình thường, chức năng tiêu hóa tốt, chúng ta không nên bổ sung các loại men vi sinh. Có chăng, chỉ nên bổ sung thêm nhóm vitamin tan trong nước (B và C…) bằng một viên đa sinh tố đối với những người vừa ốm dậy, người lớn tuổi, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng. Việc ăn sáng với một chén ngũ cốc không béo, ít đường pha với sữa, sẽ bổ sung rất nhiều vi chất và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các loại hạt, đậu cũng chứa rất nhiều khoáng chất, chống oxy hóa. Thế nào là bữa ăn cân đối? Bữa ăn cân đối có khẩu phần năng lượng từ tinh bột chiếm từ 65-70%; chất đạm là 12-14% và chất béo là 18-20%. Ngoài ra, nên ăn thêm đậu phụ, vừng, lạc, rau và hoa quả tráng miệng. 16
- Nên phối hợp các loại đạm trong bữa ăn Thức ăn cung cấp chất đạm gồm 2 loại là thức ăn cung cấp đạm nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật. Ðạm động vật ưu điểm là có đủ 8 acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối, còn đạm thực vật thường thiếu một hoặc nhiều acid amin cần thiết ở tỷ lệ không cân đối. Vì vậy, nên dùng đạm động vật để hỗ trợ cho đạm thực vật hoặc phối hợp những đạm thực vật với nhau. Hàm lượng chất đạm trong các loại thịt như thịt lợn, gà, vịt, bò, chim đều xấp xỉ như nhau nhưng còn tuỳ theo thịt nạc hay mỡ mà hàm lượng chất đạm cao hay thấp. Về chất lượng, chất đạm của thịt đều có đầy đủ các acid amin cần thiết và ở tỷ lệ cân đối, có tác dụng hỗ trợ tốt cho ngũ cốc. (Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) Chế độ dinh dưỡng theo chế giới tính: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể góp phần cải thiện chất lượng tinh trùng, qua đó giúp nam giới tăng khả năng làm bố. Vitamin: Thiếu hụt vitamin A được cho có liên quan với tình trạng chậm chạp của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản. Nên ăn nhiều ớt đỏ, yến mạch, cà rốt, quả mơ khô, khoai lang, cải bó xôi và bông cải xanh để giúp tăng hàm lượng vitamin A trong cơ thể. Vitamin C, có nhiều trong dâu tây, măng tây, trái cây và rau củ màu vàng, có tác dụng tích cực đối với khả năng tồn tại và di chuyển của tinh trùng. Bông cải xanh. Ảnh: Selfmagazine 17
- Vitamin C, E và B12 là những chất chống ô xy hóa, có tác dụng chống các phân tử gốc tự do gây hại, đồng thời có thể giúp kích thích sản xuất tinh trùng và tăng khả năng dịch chuyển của tinh trùng. Nếu bạn cảm thấy không nhận đủ lượng vitamin hỗ trợ cho tinh trùng từ chế độ ăn uống thì nên dùng các viên bổ sung vitamin tổng hợp, theo trang tin health24.com dẫn nguồn từ các chuyên gia. Khoáng chất: Thiếu kẽm có thể gây giảm số lượng tinh trùng. Nguồn thực phẩm giúp cung cấp khoáng chất này là trứng, hàu, hải sản, hạt bí đỏ, thịt bò, yến mạch, thịt cừu, sữa chua, các loại hạt và lúa mạch. Selen cũng được cho có lợi cho khả năng di chuyển và sức khỏe của tinh trùng. Bạn có thể bổ sung đủ selen bằng cách ăn thịt đỏ, phô mai, thịt gia cầm và trứng. Axít béo: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh trùng của cánh mày râu “mắn đẻ” thường có hàm lượng chất béo không bão hòa, đặc biệt là các loại a xít béo omega 3 và omega 6, cao hơn hẳn so với giới mày râu có khả năng sinh sản kém. Các loại chất béo không bão hòa này có nhiều trong quả óc chó và các loại cá như cá cơm, cá mòi và cá hồi. Axít folic: Ở một số nam giới bổ sung đủ axít folic cùng chất kẽm từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày, số lượng tinh trùng tăng khoảng 70%. Và nghiên cứu cũng cho thấy vài nam giới có hàm lượng a xít folic thấp dễ có nhiều tế bào tinh trùng bị khiếm khuyết (bất thường) về nhiễm sắc thể hơn. Để không rơi vào những trường hợp này, phái mạnh cố gắng ăn nhiều rau xanh rậm lá, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, các loại đậu và trái cây. Lycopene, carotene: Có trong cà chua, nước xốt cà chua, cà rốt, dưa hấu và quả đu đủ đã được chứng minh có tác dụng tăng số lượng tinh trùng. Nước: Uống đủ nước trong ngày có thể chống lại tình trạng mất nước, vốn là một trong những yếu tố chính liên quan tới lượng tinh dịch thấp. Rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn: Rau quả có thuốc trừ sâu sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của tinh trùng và khả năng sinh sản. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng
12 p | 834 | 161
-
Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học: Nâng cao ý thức chấp hành quy tắc giao thông đường bộ trong luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho sinh viên lớp 1705LHOC trường Đại học Nội vụ Hà Nội
50 p | 221 | 38
-
Tiểu luận môn Kỹ thuật xử lí chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp nuôi trùn quế
24 p | 138 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
191 p | 59 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh Trung học phổ thông huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
127 p | 26 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Động lực học chất điểm, Vật lí 10 giáo dục thường xuyên với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
106 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học môn tiếng Anh cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT tỉnh Lào Cai
125 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khoá chủ đề “Chế tạo và tiến hành thí nghiệm về từ trường với các dụng cụ đơn giản”
179 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương Mắt các dụng cụ quang Vật lí 11 trung học phổ thông
121 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT
115 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập trong dạy học chương
143 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
116 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Nhiệt học lớp 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của bài tập vật lí
129 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần Quang hình học, Vật lí 11 góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
147 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
109 p | 16 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học chất điểm –Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông
12 p | 30 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần Quang hình học, Vật lí 11 góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
13 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn