intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong chương trình cho sinh viên nghèo vay vốn

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

269
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yếu tố con người được xem là quan trọng nhất trong phát triển kinh tế đất nước. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… là những nước cùng nằm tại châu Á, tuy không có tài nguyên khoáng sản quốc gia nhiều nhưng đất nước họ rất phát triển. Điều đó chứng tỏ yếu tố con người có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định đối với sự phát triển đất nước. Nhận thấy rõ được điều đó nên chúng ta đã và đang dốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong chương trình cho sinh viên nghèo vay vốn

  1. Tiểu luận Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong chương trình cho sinh viên nghèo vay vốn
  2. PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yếu tố con người được xem là quan trọng nhất trong phát triển kinh tế đất nước. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… là những nước cùng nằm tại châu Á, tuy không có tài nguyên khoáng sản quốc gia nhiều nhưng đất nước họ rất phát triển. Điều đó chứng tỏ yếu tố con người có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định đối với sự phát triển đất nước. Nhận thấy rõ được điều đó nên chúng ta đã và đang dốc sức tập trung đấu tư, bồi dưỡng cho giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Hiện nay nước ta vẫn còn nghèo, việc đi học bậc tiểu học, trung học đã là khó khăn với nhiều gia đình, thì việc chuẩn bị cho các tài năng của đất nước bước vào ngưỡng cửa đại học quả là một vấn đề nan giải. Học đại học là niềm mơ ước của những bạn sắp kết thúc bậc phổ thông, thế nhưng đi học đại học thường phải xa nhà, chi phí mà gia đình phải đầu tư cho một bạn sinh viên là rất lớn, có thể quá sức, gia đình không thể chu cấp cho các bạn đầy đủ các chi phí, một số bạn phải đi làm thêm, thậm chí còn đành bỏ học. Nhân thấy được điều đó, từ năm 2003 nhà nước ta đã đề ra chính sách “Cho sinh viên nghèo vay vốn” và đến năm 2007 chính sách này đã có những thay đổi hợp lý. Điều này làm cho sinh viên cũng như gia đình đỡ phần nào gánh nặng. Là sinh viên đang theo học ngành “Kinh tế học”, chính sách này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân chúng em vừa như một ví dụ gần gũi trong quá trình nghiên cứu môn học “Kinh tế học vi mô”. Do đó, chúng em đã quyết định lựa đề tài nghiên cứu về “Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong chương trình cho sinh viên nghèo vay vốn”.
  3. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. NGUYÊN LÝ “CON NGƯỜI PHẢI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI” Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích. Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác. Nói cách khác “mọi thứ đều có giá của nó”. Một sự đánh đổi mà xã hội phải đối mặt là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu nhận kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng hàm ý ích lợi thu được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên của xã hội. Khái niệm hiệu quả ám chỉ quy mô của chiếc bánh kinh tế, còn khái niệm công bằng nói lên phương thức phân chia chiếc bánh đó. Thường thì khi thiết kế các chính sách của chính phủ, người ta nhận thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau. 1.2. HÀNG HÓA GIÁO DỤC • Theo P.Samuelson thì hàng hóa công là loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó đối với mỗi người sử dụng là bằng 0 và không thể ngăn cấm mọi người sử dụng. • Theo Joseph-Stinglitz thì hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng lợi ích của nó. Ở Việt Nam, giáo dục đại học là hàng hóa công không thuần túy vì khi một sinh viên muốn vào đại học phải phụ thuộc vào 2 khả năng: khả năng tích lũy tri thức và khả năng tài chính. Đối với khả năng tích lũy tri thức thì phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân sinh viên. Khi muốn được vào đại học thì chúng ta phải trải qua một kỳ thi quan trọng là tuyển sinh Đại học, ai có khả năng tích lũy tri thức càng nhiều thì càng có cơ hội vào đại học nhiều hơn.
  4. Vì vậy đã tạo nên một sự cạnh tranh giữa mọi người với nhau, không phân biệt giàu nghèo. Và khi tích lũy tri thức đủ khả năng vào đại học thì việc học đại học còn bị phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình. Có những gia đình không đủ tiền để cho con họ học tiếp đại học nên những sinh viên đó không thể thực hiện được ước mơ vào đại học. 1.3. HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG CHI TIÊU CÔNG CHO HÀNG HÓA GIÁO DỤC 1.3.1. Hiệu quả Pareto: Một sự phân bổ nguồn lực được xem là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai. (Vilfredo Pareto – Italia). Trong giáo dục có thêm một sinh viên sử dụng chương trình giáo dục thì cũng không ảnh hưởng gì tới lợi ích của những sinh viên khác. 1.3.2. Công bằng: Khái niệm công bằng mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Có hai cách hiểu khác nhau về công bằng: • Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Tại Điều 26 trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ghi rõ: “Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc”. • Công bằng dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Nếu như công bằng ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì cân bằng dọc cần có sự điều tiết của nhà nước.
  5. “Giáo dục kỹ thuật và ngành nghề phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng. Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái”. (Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của LHQ). Trong giáo dục đại học, ngay từ giai đoạn tuyển sinh thì chỉ ai tích lũy đủ tri thức mới có thể vào được đại học, và tùy vào khả năng tài chính của mỗi gia đình mà họ có thể học tại những trường đại học khác nhau, nếu có điều kiện con em họ có thể học tại các trường quốc tế, dân lập, nếu không sẽ học tại các trường công lập. 1.3.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu giáo dục: Mọi hoạt động chi tiêu cho giáo dục của chính phủ đều nhằm giải quyết bài toán “cân bằng dọc”, cả người giàu người nghèo ai cũng có cơ hội học tập như nhau. Tuy nhiên trong thực tế có hai trường phái về việc có hay không sự đánh đổi giữa hiệu quả về công bằng: • Trường phái 1: Cho rằng hiệu quả và công bằng là có sự đánh đổi. Theo quan điểm này, nếu Nhận thức ưu tiên hiệu quả thì phải của sinh viên nghèo được chấp nhận bất công và trợ cấp về sự ngược lại. Bởi vì: việc đầu đánh đổi. Nhận thức tư cho giáo dục chính là của đối tượng vấn đề chi tiêu ngân sách không được trợ cấp về sự nhà nước cho giáo dục, hỗ đánh đổi. trợ cho sinh viên nghèo chính là việc phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo, theo quan điểm của trường phái Hiệu quả này nếu không làm công HÌNH 1: Nhận thức khác nhau của hai đối tượng về giá trị của sự đánh đổi
  6. việc này thì sẽ không phải mất chi phí để vận hành một bộ phận nguồn nhân lực thực hiện, khỏi phải tốn ngân sách, thu thuế sẽ ít đi. Nhưng nếu đầu tư cho giáo dục thì phải tốn chi phí, có khả năng phải người giầu phải đóng thuế nhiều hơn, gây ra tâm lý bất mãn khiến cho họ muốn làm việc ít đi. Còn những sinh viên được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì có tâm lý ỷ lại, giảm sự quan tâm tìm kiếm cơ hội, nỗ lực học tập, làm việc để hoát khỏi cuộc sống phụ thuộc. Tóm lại, nếu tiết kiệm được chi phí chi tiêu cho giáo dục thì người nghèo sẽ có ít cơ hội được đến đến trường và ngược lại nếu để nhiều người nghèo được đi học đại học thì cần phải tốn nhiều tiền từ ngân sách nhà nước. Chương trình cho vay với mục tiêu bình đẳng nhằm tăng cơ hội đi học đại học của người nghèo trước tiên cần được đánh giá về mức độ thành công trong việc tiếp cận được những đối tượng này và mức độ sẵn có các khoản vốn vay trong việc góp phần làm tăng sự tham gia vào giáo dục đại học của các nhóm sinh viên khó khăn, khuyến khích sinh viên theo học trong những lĩnh vực ưu tiên và tiếp đó là làm việc trong những lĩnh vực này hoặc ở các khu vực quy định. Xét đến tính hiệu quả tài chính của chương trình cho vay vốn thì đây có thể không phải là một cách tiếp cận được ưa dùng vì sinh viên nghèo có thể được coi là đối tượng vay mang đến rủi ro cao hơn do khả năng không trả được nợ lớn hơn. Xét đến việc nâng cao hiệu quả trong của chương trình cho vay vốn, sẽ là tốt hơn nếu tập trung vào đối tượng sinh viên có năng lực học tập tốt hơn. Những sinh viên này ít có nguy cơ bỏ học hoặc lưu ban trong quá trình học, xin được việc làm tốt hơn và nguy cơ không trả được nợ là thấp hơn. Thực ra, để hạn chế mức độ không trả nợ, chọn đối tượng mục tiêu có thể nhằm mục đích loại bỏ những nhóm sinh viên có độ rủi ro cao, trong đó có sinh viên nghèo. Phân chỉ tiêu vốn vay dựa trên sự cân nhắc về nguồn nhân lực như vậy có thể mang lại hiệu quả cao hơn cho chương trình bởi vì tính kinh tế của chương trình được nâng cao do giảm bớt được khó khăn thiếu nguồn nhân lực.
  7. Mối quan tâm chính của các chương trình có mục tiêu cấp vốn vay cho sinh viên nghèo chính là liệu chúng có thực sự đến được với đối tượng này hay không. Cấp vốn cho đối tượng này không chỉ đòi hỏi phải đưa ra quy định về tiêu chuẩn được vay vốn (thường là dựa trên mức trần thu nhập gia đình) mà còn phải có khả năng kiểm tra tính chính xác của thông tin do đối tượng xin vay vốn cung cấp. Trong trường hợp khó xác định tính chính xác của thông tin này thì chương trình sẽ dễ bị lợi dụng và sinh viên không thuộc đối tượng nghèo lại được vay vốn có trợ cấp. Như vậy mục tiêu của chương trình không được thực hiện đúng theo ý muốn. Nó vừa lãng phí và không công bằng trong việc cung cấp những lợi ích kinh tế không cần thiết cho sinh viên không thuộc đối tượng nghèo. Và nếu không chọn đối tượng mục tiêu một cách thận trọng thì rất có thể sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhất lại bị loại ra. HÌNH 2: Sơ đồ hình trứng Vòng tròn ngoài cùng (lớn nhất) là dân số độ tuổi học đại học và bao gồm học sinh mới tốt nghiệp phổ thông và sinh viên đang học THCN, dạy nghề, cao đẳng và đại học (vòng tròn ở giữa). Trong số những sinh viên đang học THCN, dạy nghề, cao đẳng và đại học, có một số được vay vốn (vòng tròn nhỏ nhất). Dựa vào đánh giá mức độ đói nghèo (đường cong chấm chấm), chỉ có một bộ phận những thanh niên này được xác định là đối
  8. tượng nghèo (nằm ở phía trên của đường cong). Tổng số đối tượng vay vốn được thấy trong phần A và D của sơ đồ. Những sinh viên trong phần A là sinh viên nghèo và vì vậy được quyền vay vốn. Trong khi đó sinh viên trong phần D không phải là đối tượng nghèo nhưng vẫn được vay vốn. Vấn đề này xảy ra do việc phân bổ vốn vay không tuân theo những tiêu chí quy định hoặc do chương trình vốn vay đang bị lợi dụng. Đối tượng mục tiêu bao gồm tất cả sinh viên nghèo theo học ở các trường THCN, dạy nghề, cao đẳng và đại học (Phần A và B); trong số này chỉ sinh viên ở Phần A được vay vốn còn sinh viên ở phần B không được vay. Tổng số các đối tượng mục tiêu bao gồm phần A và B cộng với phần C (những thanh niên nghèo đã tốt nghiệp trung học, đủ trình độ vào đại học (nhưng không có điều kiện) và có thể được đi học trở lại nhờ có các khoản vốn vay. Như vậy nếu tất cả các sinh viên đều được vay vốn thì chi phí để xác định đúng đối tượng của chương trình là những sinh viên nghèo sẽ giảm đi, thủ tục chứng nhận, xác nhận sẽ gọn nhẹ, nhanh chóng hơn, cho được nhiều sinh viên vay vốn nhất… Khi đó có sự đánh đổi với tính công bằng xã hội, hướng tới đối tượng là sinh viên nghèo. Nếu sinh viên giàu cũng được vay vốn thì sẽ làm giảm đi số tiền cũng như cơ hội được vay vốn của nhiều sinh viên nghèo khác. Đồng thời, những sinh viên giàu có lợi thế về khả năng trả nợ trong tương lai hơn sinh viên nghèo do đó việc sinh viên nghèo bị chiếm chỗ vay là rất cao. Tính đến công bằng trong chính sách cho sinh viên vay vốn thì chỉ có những sinh viên đủ điều kiện mới được vay vốn, và những sinh viên này là sinh viên nghèo nên họ rất lo lắng về việc không trả được nợ sau này, do đó không vay vốn để đi học. Như vậy tiêu chí hiệu quả của chương trình cho được nhiều sinh viên nghèo vay vốn và không sinh viên nào phải bỏ học do không có tiền học phí không đạt được. • Trường phái 2: Cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi. Có hiệu quả thì sẽ có công bằng, và ngược lại. Cụ thể trong chi tiêu cho giáo dục đại học thủ tục hành chính gọn nhẹ, bộ máy hoạt động minh bạch làm đúng nhiệm vụ chức trách,
  9. chi tiêu cho đúng người đúng đối tượng, đúng chương trình thì sẽ giảm chi phí, giảm khả năng thất thoát nguồn ngân sách nhà nước, nhiều đối tượng sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Trong tương lai một nền giáo dục tốt sẽ mang lại ngoại tác tích cực cho toàn xã hội. Công bằng Đường bàng quan của sv nghèo Đường bàng quan của sv không được trợ cấp Hiệu quả HÌNH 3: Hai cá nhân có cùng nhận thức về sự đánh đổi, khác nhau về giá trị Dưới góc độ cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi có thể thấy: chi tiêu công cho giáo dục, cho sinh viên nghèo vay vốn là cơ sở quan trọng nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động, phục vụ cho xã hội, năng suất lao động tăng, giảm thất nghiệp, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, phát huy hiệu quả thu hồi vốn đã đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề lao động trước đây. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn quốc… đã cho thấy rõ điều đó. Ngoài ra, đào tạo cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, một đất nước có nền giáo dục tốt sẽ có được vị trí chính trị tốt trên trường quốc tế, tăng cương khả năng độc lập, làm chủ về khoa học công nghệ… phát triển bền vững với nền kinh tế tri thức. Như vậy chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn là một chính sách cần thiết trong tổng thể các chính sách phát triển đất nước ta. 1.4. CẦN THIẾT PHẢI CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
  10. Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Ngoài trừ các khoản chi của các quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua. Sinh viên là đối tượng cần được quan tâm vì trong tương lai sinh viên là lực lượng lao động có chất lượng, có khả năng tích lũy được tri thức, có điều kiện đóng góp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, có khả năng đóng thuế cao hơn, làm tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp có lợi nhuận biên tăng , tăng khả năng cạnh tranh nhờ có một đội ngũ lao đông có tay nghề cao… Như vậy chi tiêu hỗ trợ cho giáo dục đại học không chỉ sinh viên là người được thụ hưởng trực tiếp mà toàn xã hội đều được hưởng những lợi ích tích cực từ nền giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Vì vậy cần phải đầu tư cho giáo dục. Nếu chính phủ để tư nhân đầu tư cho giáo dục thì cũng sẽ không hiệu quả bằng chính phủ cung cấp: Tư nhân cung cấp hàng hóa giáo dục thì sẽ phải thu phí sao cho họ có thể thu được lợi nhuận tối đa, như vậy người học sẽ phải trả tiền học phí cao hơn, người nghèo sẽ không thể đi học đại học. Khi tư nhân tham gia vào thị trường hì cạnh tranh xảy ra, từ đó mà các trường học có thể che giấu thông tin về trường hoặc chỉ cung cấp thông tin tốt nhằm thu hút được nhiều học viên, trong khi đó người học không thể biết được chất lượng thực sự trừ khi đã vào học tại trường, đồng thời vẫn phải chịu học phí cao. Như vậy giáo dục đại học trở thành một hoạt động sinh lời, người học chịu thiệt thòi nhiều nhất, làm giàu trên đôi vai của người nghèo, là hiện tượng phân phối ngược. Do đó một lần nữa khẳng định chính phủ cần chi tiêu công cho giáo dục để tạo ra được ngoại tác tích cực lớn nhất, thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tính phi hiệu quả do tư nhân cung cấp, ngăn chặn độc quyền, bất đối xứng thông tin. 1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN Chương trình cho SV vay vốn trên thế giới hết sức đa dạng. Tuy vậy có thể phân thành 2 nhóm:
  11. Thứ nhất là nhóm các “chương trình cho vay cố định”, nghĩa là việc thu nợ được thực hiện trong một khoảng thời gian cố định, có thể là 4 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa sau khi tốt nghiệp. Và mức trả cho từng thời đoạn cũng đã được xác định trước. Ví dụ một số chương trình ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... mà năm 2004 UNESCO đã lựa chọn để thực hiện các nghiên cứu điển hình nhằm “xóa bỏ khoảng trống kiến thức” về vấn đề này. Thứ hai là nhóm các “chương trình cho vay được trả theo thu nhập” (Income Contingent Loans), đã được áp dụng ở Úc, Anh, Thụy Điển, Nam Phi, New Zealand... trong khoảng 15 năm gần đây. SV sau khi ra trường xin được việc làm và có thu nhập cao hơn một ngưỡng nào đó mới phải trả nợ. Mức chi trả tính theo phần trăm của phần thu nhập cao hơn ngưỡng, gần giống như thuế thu nhập cá nhân vậy. Ví dụ, khi có việc với mức lương 1 triệu Đ/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu Đ/tháng thì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200.000 Đ/tháng. Như vậy, mức trả cho từng thời đoạn ở đây là chưa xác định trước mà tùy thuộc vào mức thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ. Nhưng sau 15 hay 20 năm nếu chưa trả hết, hoặc lỡ bị tai nạn không làm được việc nữa, thì được xóa nợ. Còn về lãi suất, đa số chương trình của cả nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai đều có lãi suất thấp, ví dụ ở Trung Quốc chỉ khoảng 50% lãi suất thị trường, 50% lãi suất còn lại được NN trợ cấp. Các chương trình cũng thường cho vay để trang trải một phần chi phí ăn ở... Các chương trình thuộc nhóm thứ hai có đầy đủ các ưu điểm là: (1) không gây áp lực nợ lên SV, họ chỉ phải trả khi họ đã có “khả năng chi trả”, (2) NN như đã gánh cho SV gần hết những rủi ro, (3) SV được NN tài trợ trực tiếp qua mức lãi suất thấp, không chịu chi phí vận hành quỹ cho vay và chi phí bù đắp rủi ro. Ở các nước đang phát triển việc kiểm soát thu nhập cá nhân còn hạn chế, nếu áp dụng các chương trình cho vay nhóm thứ hai, thường có tỷ lệ thu hồi vốn thấp. Bên cạnh đó có các chương trình trợ cấp cho giáo dục như:
  12. Trợ cấp học phí: nhà nước trợ cấp một phần chi phí cho sinh viên các trường nhưng lại dẫn đến sự phân phối thu nhập bình quân. Vì thu nhập trung bình của những người đi học cao hơn người không đi học, vì vậy giúp đỡ họ là giúp cho những người khá giả hơn. Tác động thuần túy của trợ giúp đối với phân phối thu nhập không rõ ràng: người giàu có phải đóng nhiều thuế hơn, phải chịu phần chi phí lớn hơn nhưng lại nhận được phần lợi ích lớn hơn. Mà đặc biệt là các trường công lập được trợ cấp nhiều hơn trong khi các trường tư không được trợ cấp nhiều mà trong đó lại có nhiều trường hợp con em vùng sâu vùng xa không có điều kiện học tập tốt nên chỉ vào được trường tư. Từ đó dẫn đến mất công bằng trong xã hội. Mất công bằng giữa trường công và trường tư. Các quỹ học bổng, quỹ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ: Theo GS Phạm Phụ thì các chương trình cho SV vay vốn, hiện đã phổ biến trên 50 nước khắp thế giới. Cho SV vay vốn về bản chất là để có thể tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu của ngân sách nhà nước theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước) sang tương lai, khi mà họ đã “có khả năng chi trả”. Có như vậy, một mặt sinh viên nghèo mới không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp.
  13. CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH NGHÈO VAY VỐN Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 2.1.1. Đối tượng được vay vốn: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: • Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. • Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 2.1.2. Phương thức cho vay: 1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả ca lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
  14. 2.1.3. Điều kiện vay vốn: 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn. 2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. 3. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. 2.1.4. Mức vốn cho vay: Giai đoạn năm 2002 - 2007 : theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 mức vay tối đa là 300.000đ/ sinh viên. Giai đoạn 2007 – 2009: Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 mức vay tối đa là 800.000đ/ sinh viên. Năm 2009: chính phủ điều chỉnh mức vốn vay tối đa là 860.000đ/ sinh viên. Năm 2010: giữ nguyên mức vốn vay tối đa là 860.000đ/ sinh viên. 2.1.5. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.
  15. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời gian học. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. 2.1.6. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 2.1.7. Thủ tục vay vốn: Các giấy tờ cần có: 1 - Xác nhận của UBND xã là gia đình của HSSV đó thuộc diện hộ nghèo, khó khăn hoặc có hoàn cảnh khó khăn về tài chính đột xuất... 2 - Nếu là năm thứ nhất thì chỉ cần giấy gọi nhập học của trường ĐH, CĐ hoặc dạy nghề. Từ năm thứ 2 trở đi SV cần có xác nhận đang theo học tại trường, không vi phạm 4 loại: Cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút và buôn lậu. 2.1.8. Mục tiêu cho sinh viên nghèo vay vốn học đại học Mục tiêu của chương trình cho vay 1. Mục tiêu ngân sách (tạo thu nhập từ học phí) • Tạo thu nhập để duy trì số tuyển sinh vào đại học và đầu ra/chất lượng, tương xứng với mức chi phí đơn vị tăng ở các trường đại học công lập (không có tài trợ bổ sung của chính phủ). • Thay thế nguồn vốn: để đối phó với việc cắt giảm chi tiêu chung của chính phủ, bao gồm chi tiêu cho ngành giáo dục. • Thay thế nguồn vốn: để đối phó với việc phân bổ lại ngân sách giáo dục của nhà nước từ trường đại học sang các bậc học khác, đem lại lợi ích xã hội cao hơn.
  16. 2. Mở rộng hệ thống giáo dục đại học • Tạo nguồn thu bổ sung từ học phí để trang trải một phần cho việc mở rộng khối các trường đại học công lập. • Mở rộng các trường đại học thông qua phát triển khối các trường đại học tư thục (để giảm thiểu vai trò của nhà nước trong tài trợ cho sự mở rộng này). 3. Mục tiêu xã hội (bình đẳng/ cơ hội tiếp cận cho người nghèo) • Các khoản vay nhằm vào đối tượng sinh viên có nhu cầu. • Trợ cấp chéo: hỗ trợ cho sinh viên có nhu cầu bằng nguồn thu từ mức học phí cao hơn. 4. Nhu cầu về nguồn nhân lực Đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp cụ thể hoặc nguồn nhân lực khu vực. 5. Hỗ trợ sinh viên • Giảm bớt khó khăn về tài chính cho sinh viên trong quá trình học. • Tăng cường trách nhiệm của sinh viên. • Mang lại sự độc lập về tài chính cho sinh viên. 2.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH: Tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình: Chính sách tín dụng đối với HSSV nhằm hỗ trợ cho các em HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong quá trình theo học tại trường. Như vậy chương trình đạt được hiệu quả khi: Không có sinh viên phải nghỉ học do không có tiền trang trải phí học tập, không có gia đình nào có con em phải bỏ học vì không có điều kiện kinh tế.
  17. Thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng, đơn giản, tạo điều kiện cho tất cả mọi sinh viên đủ điều kiện vay vốn tiếp cận được nguồn vốn một các nhanh chóng. Chi phí vận hành hệ thống thực hiện cho vay vốn là thấp nhất. Cho vay đúng đối tượng, là những người sử dụng vốn vay để học tập. Đảm bảo thu được nợ trong tương lai khi đến hạn một cách dễ dàng. Chương trình phải đảm bảo tính lâu dài. Chính sách tín dụng đối với HSSV là một trong các chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội: giải bài toán công bằng xã hội, tăng khả năng tiếp cận giáo dục ĐH của người nghèo. Trong câu chuyện tài chính cho giáo dục ĐH công bằng thể hiện: Tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục Quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giúp cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp có được sự bình đẳng về học tập, giúp họ có đủ kinh phí để theo học các bậc học khác nhau kể cả đào tạo nghề để có thể có một việc làm ổn định, thoát khỏi nghèo đói. Tạo ngoại tác tích cực cho toàn xã hội. 2.3. KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH SAU 3 NĂM: Sau gần 3 năm triển khai, kể từ ngày Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên được ban hành, đến nay đã có trên 1,9 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã được vay vốn ngân hàng để học tập, với số tiền lên tới hơn 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng việc xác nhận và lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng chương trình tín dụng này vẫn còn sai sót. Một số trường, cơ sở dạy nghề còn chưa thực hiện tốt công tác
  18. trao đổi thông tin, thống kê số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn và việc thực hiện cam kết trả nợ. Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc sử dụng vốn vay và trách nhiệm hoàn trả cùng gia đình. Để bảo đảm việc triển khai Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên năm học 2010-2011 phù hợp với tình hình thực tế, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Chính sách Xã hội xác định cụ thể nhu cầu vay của học sinh, sinh viên năm học 2010 – 2011, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức cho vay phù hợp với mức học phí được điều chỉnh theo nhóm ngành học. Ngân hàng Chính sách Xã hội cần điều chỉnh mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay này thấp hơn mức cho vay đối tượng thuộc diện hộ nghèo; thực hiện chỉ cho vay một lần với thời hạn không quá 12 tháng đối với học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính; tổ chức và triển khai việc thu tiền lãi các khoản vay của học sinh, sinh viên đối với những trường hợp có điều kiện và tự nguyện đề nghị trả lãi trong thời gian học sinh, sinh viên đang học. 2.4 . ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG ĐẠT ĐƯỢC Sau 3 năm thực hiện chương trình tín dụng giành cho sinh viên đã thu được những hiệu quả nhất định và sớm đi vào đời sống của mọi sinh viên, học sinh, của mọi nhà gia đình có con em đã, đang, sắp vào đại học. Nếu cách đây 3 năm, chương trình bắt đầu được thực hiện với 3 nỗi lo lớn nhất: cho vay không đúng đối tượng, thủ tục rườm rà và thiếu nguồn vốn. Thì đến nay, sau khi hơn 1,9 triệu HSSV đã được vay vốn, nỗi lo đầu tiên được giải toả: tín dụng đã đến được với các hộ gia đình nghèo là đối tượng trọng tâm của chương trình. Không chỉ có hộ nghèo, Quyết định 157 còn mở rộng đối tượng được vay vốn tới các hộ cận nghèo (có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức bình quân đầu người của hộ nghèo). Đối tượng này đang vay gần 7.000 tỷ đồng với 624 nghìn hộ, chiếm
  19. 50% tổng số hộ vay vốn. Ngoài ra, trong 3 năm qua, do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra tại các vùng, miền, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, chương trình đã đưa 180 nghìn hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính vào diện vay vốn với 1.803 tỷ đồng. Gần 5 nghìn HSSV mồ côi, sau khi có xác nhận của nhà trường, đã được vay trực tiếp tại Ngân hàng CSXH nơi nhà trường đóng với vốn vay 54 tỷ đồng. Cùng với các chương trình tín dụng khác của NHCSXH, nợ xấu nợ quá hạn của NHCSXH giảm từ 13,7% khi nhận bàn giao năm 2003, xuống còn 2% năm 2009. Tỷ lệ thu lãi đạt 95% tổng số lãi phải thu hàng năm. Một nỗi quan ngại khác là thủ tục cho vay rườm rà, gây khó khăn cho HSSV, đến thời điểm này cũng đã cơ bản được giải toả. Hơn 24 nghìn tỷ đồng cho 1,9 triệu HSSV vay là con số minh chứng cho việc tiếp cận vốn vay khá dễ dàng nhờ cơ chế thông thoáng, dù chưa hoàn toàn thống nhất giữa ngân hàng, nhà trường và địa phương. Về nguồn vốn cho chương trình: Trong thời gian tới, để chính sách phát huy hiệu quả tốt hơn, việc lo nguồn vốn để chương trình được triển khai liên tục là nhiệm vụ quan trọng. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan liên quan để không vì thiếu vốn mà HSSV nghèo không có tiền vay. Với số vốn ban đầu khá nhỏ, đến năm 2008 nguồn vốn được công bố là khoảng 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên quá trình triển khai chính sách vẫn có nơi, có chỗ còn bất cập. Về phía người vay, vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên chưa được tiếp cận và hiểu rõ chính sách để thụ hưởng; Về phía các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chưa được đồng bộ, chu đáo, thủ tục còn rườm rà. Vì thế, số lượng sinh viên, học sinh xác nhận nhiều nhưng số sinh viên, học sinh được vay không lớn, rất nhiều SV thật sự khó khăn vẫn chưa được chạm đến nguồn vốn này, trong khi cũng không ít SV “không nghèo” về kinh tế vẫn được vay. Như vậy, việc xác định mục tiêu chi chương trình không rõ ràng, đối tượng là SV khó khăn hay toàn bộ HSSV đều có cơ hội tiếp cận với quỹ khi có nhu cầu?
  20. Thủ tục bình quân kéo dài từ 1 tuần đến 1tháng. Việc HSSV làm hồ sơ vay vốn chủ yếu tại địa phương, nhà trường chỉ nắm thông tin qua chính các HSSV được vay vốn báo lại. Do đó, thiếu sự ràng buộc giữa HSSV với nhà trường, giữa gia đình, chính quyền địa phương với các chi nhánh ngân hàng trong khi quan trọng nhất của thủ tục cho vay là yếu tố ràng buộc người vay trả tiền để duy trì quỹ thì lại không hiệu quả. Một số trường không có cơ sở thông tin để theo dõi và quản lý các đối tượng được vay vốn. Nhà trường – đơn vị quản lý HSSV chỉ có việc xác nhận HSSV đang theo học tại trường và hoàn toàn không có nhiệm vụ, trách nhiệm nào khác. Sau khi ký giấy xác nhận, SV có được duyệt hay không và được vay bao nhiêu thì nhà trường hoàn toàn không biết. Không chỉ vậy, trong công tác thu hồi nợ vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, rõ ràng cho một tổ chức, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm quản lý giấy cam kết trả nợ của HSSV... Các biến dạng của chương trình đã và đang xảy ra khiến cả hiệu quả và công bằng đều không đạt được • Sai đối tượng cho vay: không đạt được hiệu quả cho vay đúng đối tượng, trợ cấp cho người giàu không mang tính phân phối lại thu nhập, trở thành phân phối ngược vì khi đó người giàu càng có điều kiện học tập hơn, cơ hội trong tương lai kiếm được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn sẽ càng giàu hơn. Ngược lại người nghèo, bị người giàu chiếm mất cỗ vay, không có điều kiện học tập thoát khỏi nghèo mà lại càng nghèo hơn. • Thời gian trả nợ: Chương trình cho vay cố định vì vậy áp lực trả nợ là rất lớn đối với sinh viên ngay sau khi ra trường, dẫn tới họ có thể không chịu trả nợ, ảnh hưởng tới tình bền vững của nguồn vốn vay. • Khả năng kiếm được việc làm: tình hình kinh tế của nước ta là một nước đang phát triển, do đó sinh viên khi mơi ra trường cơ hội kiếm được một việc làm là không cao, tác động tới khả năng, thời gian trả nợ của sinh viên, người nghèo không có công ăn việc làm không có thu nhập, không cải thiện được cuộc sống nhưng đồng thời phải gánh thêm một số tiền nợ khi còn đi học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2