intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp

Chia sẻ: Nguyen Sang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

64
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp có bố cục gồm 3 phần chính trình bày về bức tranh kinh tế doang nghiệp Việt Nam đầu năm 2012, tác động của Nghị quyết 13 đối với doanh nghiệp, một số đề xuất để chính sách thực sự là đòn bẩy của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp

  1. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô LỜI MỞ ĐẦU  Chịu ảnh hưởng nặng nể của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trên bờ vực phá sản trong khi giá cả đầu vào,lãi suất,tiền lương,các loại thuế....tăng cao. Những tháng đầu năm 2012, khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm phát triển kinh tế năm 2011 mới bắt đầu lộ rõ. Chưa có thời đi ểm nào mà con số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, thua lỗ và có nguy cơ phá sản lại nhiều như hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khủng hoảng mà một loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khác cũng suy thoái và khó phục hồi sớm khi thị trường gặp khó khăn. Doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh sẽ không chỉ là vấn đ ề c ủa riêng doanh nghiệp mà sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội tiêu cực do người lao động mất việc làm, giảm thu nhập. Trước tình hình này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nằm cứu các doanh nghiệp trong thời khốn khó. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Nghị quyết 13 của Chính phủ đã ra đời với nhiều giải pháp “cứu” doanh nghiệp. Các giải pháp thiết thực như gia hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất… theo từng loại hình doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Để hiểu rỏ sâu hơn về vấn đề này tôi xin chon đề tài “ Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp” Bố cục bài tiểu luận có 3 phần chính : I. Bức tranh kinh tế doang nghiệp Việt Nam đầu năm 2012. II. Tác động của Nghị quyết 13 đối với doanh nghiệp. III. Một số đề xuất để chính sách thực sự là đòn bẩy của doanh nghiệp. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 1
  2. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của giáo viên cùng các bạn để bài làm được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! I. BỨC TRANH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU NĂM 2012 1. Bức tranh toàn cảnh Thực tế kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2012 cho thấy những tín hiệu khả quan nhất định về: kiềm chế lạm phát(tháng 4.2012 là tháng thứ 9 liên tiếp CPI tăng chậm lại so với tháng 12.2010. CPI trong 4 tháng đ ầu năm 2012 chỉ tăng 2,6% so với tháng 12.2011 và tăng 10,54% so cùng kỳ năm trước); về giảm nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng nhập siêu khoảng 176 triệu USD, bằng khoảng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhiều năm g ần đây); cải thiện chất lượng thu hút FDI cả về nguồn vốn và lĩnh vực thu hút; về cải thiện sản xuất điện (tăng 15,1%), khai thác dầu thô (tăng 10,3%), phát triển nông nghiệp, tính thanh khoản ngân hàng và dự trữ ngoại hối cũng được ghi nhận. Đặc biệt, bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp năm 2012 đang đậm dần xu hướng tăng nhanh trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương số lượng các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, với đủ loại hình và quy mô, gặp khó khăn, phải giải thể, dừng hoạt động có th ời hạn hoặc không phát sinh doanh thu, thua lỗ, phá sản, nợ nần ch ồng ch ất và thu h ẹp sản xuất - kinh doanh, hàng tồn kho lớn, thị trường xuất khẩu khó khăn trong khi sức mua và thị phần trong nước thu hẹp... Nhiều doanh nghiệp HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 2
  3. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô không nộp thuế, bỏ trốn hoặc không thực hiện nổi các nghĩa v ụ tài chính, kéo theo nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Về triển vọng, đến cuối quý II năm 2012, làn sóng doanh nghi ệp trong nước phá sản, dừng hoạt động và không nộp thuế sẽ ti ếp t ục gia tăng (VCCI cho biết, có 68,5% số doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch duy trì và mở rộng sản xuất, trong khi 31,5% cho biết sẽ thu hẹp mô hình, ng ừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012). Việc gia tăng doanh nghi ệp phá sản hay thu hẹp hoạt động vì không chịu nổi chi phí vốn và s ản xu ất cao sẽ làm tăng áp lực thất nghiệp và an sinh xã hội, giảm thu nh ập, gi ảm s ức mua thị trường và căng thẳng cân đối NSNN như một vòng xoáy lặp lại với mức độ ngày càng cao. Điều đó, có thể làm tăng bất ổn kinh tế - xã hội vĩ mô do nguy cơ vỡ nợ doanh nghiệp và ngân hàng, tăng sức ép thất nghiệp và an sinh xã hội, tăng các tranh chấp kinh tế và lao đ ộng, cũng như nguy cơ sụt giảm mạnh động lực tăng trưởng, thậm chí đứt gẫy các chuỗi giá trị gia tăng trong guồng máy tái sản xuất trong nước, cũng nh ư quốc tế; cũng như tăng làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài. 2. Doanh nghiệp nội suy kiệt. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, nhập khẩu đã gi ảm tốc mạnh, chỉ đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ sau năm 2009 là năm suy gi ảm kinh t ế đ ến nay. Diễn biến này đã kéo theo nhập siêu giảm thấp kỷ lục, trong nửa đầu năm chỉ ở mức 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, nhập siêu cùng kỳ năm trước là 6,7 tỷ USD, bằng 15,7% kim HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 3
  4. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, ở nhiều ngành hàng, tăng trưởng xuất khẩu đều t ập trung chính là của khu vực FDI, như điện tử, máy tính, điện thoại và linh ki ện, hàng dệt may... Có mặt hàng, FDI xuất khẩu chiếm tỷ trọng tới 60-70% như giày dép.., có mặt hàng tỷ trọng của FDI là gần 100% nh ư điện tử. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực này đóng góp 20,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 1,8 điểm phần trăm. Đồng điệu với xu hướng này, nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong nước giảm mạnh tới 8,2%. Riêng khu vực FDI vẫn nhập khẩu tăng tới tăng 26,1%. Ngay c ả con số nhập siêu giảm cũng chưa hẳn đáng mừng,cơ cấu th ị trường nh ập khẩu vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, trong 6 tháng nhập tới 13,2 tỷ USD, tăng 16,9% so v ới cùng kỳ. Vốn dĩ Việt Nam vẫn là nền kinh tế còn ph ụ thuộc nhi ều vào bên ngoài, với đa phần nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho s ản xu ất đều là nhập khẩu. Do vậy, nhập siêu thấp còn là tín hi ệu cho th ấy s ản xuất suy giảm mạnh nên nhu cầu đầu vào mới giảm hoặc không tăng. 3. Tồn kho cao Ông Phạm Đức Thúy, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, Tổng Cục Thống kê cho hay, hiện, công nghiệp Việt Nam chiếm 34% GDP. Trong 6 tháng đầu năm, công nghiệp tăng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 chỉ tăng 2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,5% so với HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 4
  5. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô cùng kỳ năm 2011, thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, theo ông Thúy, quý II, tình hình sản xuất công nghiệp có vẻ tích cực hơn, dự kiến sẽ tăng 8% so với cùng kỳ các năm trước. Lý giải về kỳ vọng này, ông Thúy cho biết, Chính phủ đã có nhiều chính sách giúp tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong đó có giải pháp đẩy mạnh đầu tư công, vốn kích cầu sản phẩm công nghiệp. Điều đáng lo ngại nhất là vấn đề tồn kho cao, tiêu thụ chậm. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 5 tháng đầu năm chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của cùng kỳ năm trước. Do tiêu thụ chậm nên tồn kho cao. Tại thời điểm 01/6/2012, tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng thời điểm năm trước, trong khi tại thời điểm năm trước là 15,9 4. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước phá sản , giải thể lớn nhất Từ kết quả điều tra 8.373 doanh nghiệp trên khắp cả nước, Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%, trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm gần 4,3%. Do vậy, Cần phải quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp và giữ được ổn định, duy trì được sản xuất bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có giải pháp tài chính. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 5
  6. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô II. TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT 13 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 1. Tác động chung . Trong bối cảnh kinh tế và doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, ngày 10.5.2012 Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 13 về tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh g ắn với h ỗ trợ phát triển thị trường. với các nội dung chủ yếu sau đây : áp dụng việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động các ngành nông lâm thủy sản, dệt may, da giày...; gia hạn 2 tháng đối với thuế thu nhập doanh nghi ệp cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính; gia hạn 6 tháng đối với thuế VAT phải tháng 4,5,6/2012; miễn thuế VAT cho các hộ kinh doanh nhà trọ t ại khu công nghiệp; giảm 50% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp dịch vụ, thương mai, du lịch có tổng số lên tới 25 ngàn tỷ đồng. Trước hết, cần khẳng định, tinh thần và nội dung Nghị quy ết 13 là cần thiết, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phù hợp với xu h ướng th ế giới chuyển dần từ chính sách vĩ mô có tính chất “thắt lưng buộc bụng” sang “kích thích tăng trưởng”, với những điểm nhấn đáng chú ý sau:  Thứ nhất, Nghị quyết đưa ra các giải pháp có tính toàn di ện và khá đồng bộ, tập trung giảm tải 3 gánh nặng cho doanh nghiệp. • Giảm gánh nặng tài chính và bổ sung vốn dự án đ ầu tư. Thực hiện quyền hạn của mình trong khuôn khổ phân cấp hiện hành, Chính phủ quyết định giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp qua việc: gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của quý II.2012 đối v ới doanh HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 6
  7. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong một số lĩnh vực sản xu ất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh ki ện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã h ội; gia h ạn 9 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở v ề trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước… • Giảm gánh nặng lãi suất và cơ cấu lại nợ. Trong khi yêu cầu sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý để th ực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay phù h ợp với diễn bi ến l ạm phát; ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ s ản xu ất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng đang gặp khó khăn về tài chính. • Giảm gánh nặng thể chế và tăng cường xúc tiến đầu tư, th ương mại. Chính phủ yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung cơ ch ế chính sách, xóa bỏ các rào cản đầu tư bất hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận l ợi v ề h ạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực; phấn đấu giảm 10 - 15% chi phí th ủ t ục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhờ thuận lợi hóa thủ tục về thuế và hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh tri ển khai HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 7
  8. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, tự động hóa quy trình tiếp nhận gi ải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế và hải quan; chủ động tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ một cách chuyên nghiệp, hiệu quả; đồng thời, chủ trương sớm ký các hiệp định thương mại với các đối tác, mở rộng thị trường có tiềm năng.  Thứ hai, Nghị quyết phân công nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp ngành, đơn vị quản lý nhà nước. Để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả chính sách chung, Chính ph ủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo ch ức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ chủ động bám sát tình hình th ực tế, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết 13, cũng nh ư theo Nghị quyết của Đảng, QH... về những giải pháp chủ yếu ch ỉ đạo đi ều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Đồng thời, Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu c ầu tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của t ừng c ơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp th ời, nghiêm minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; bảo đảm bám sát tình hình thực tế, chủ động theo dõi, đánh giá để có biện pháp x ử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.  Thứ ba, Nghị quyết khẳng định và đòi hỏi sự nhất quán và hài hòa mục tiêu trong điều hành của Chính phủ. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 8
  9. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Cần thấy rằng, khác với các gói kích cầu trước đây, Nghị quyết 13/NQ-CP chủ yếu nghiêng về chính sách chứ không nặng về tung tiền giải cứu doanh nghiệp. Việc tháo gỡ khó khăn không chỉ ở đầu vào, mà cả ở đầu ra, không chỉ là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà c ả ng ười tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ thị trường. Việc hỗ trợ không có tính tràn lan, mà đòi hỏi phải đúng đối tượng. Các đối tượng tiếp nhận chính sách không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, mà còn cả làng nghề, h ộ cá th ể; không chỉ các thành phần kinh tế trong nước, mà còn cả đầu tư từ nước ngoài; đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm có l ợi th ế, nh ất là nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó chú trọng thu hút làn sóng đầu tư mới, quy mô lớn và công nghệ cao. Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Nghị quy ết 13/NQ- CP cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết y ếu, nh ất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động v ật, th ực v ật, phân bón… Điều cần nhấn mạnh là mục tiêu ưu tiên và xuyên suốt của Nghị quyết 13 là tiếp tục nhất quán để bảo đảm thực hiện đạt mức cao nh ất các ch ỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã đề ra; hướng vào trọng tâm ưu tiên hài hòa các mục tiêu kinh tế với xã h ội; tăng trưởng v ới ki ềm ch ế lạm phát; giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp với đảm bảo khả năng cân đối ngân sách; sự ổn định khu vực doanh nghiệp và ngân hàng với ổn định kinh tế vĩ mô, yêu cầu hoàn thiện cơ ch ế theo nguyên tắc thị trường; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế; hỗ trợ đúng đối HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 9
  10. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô tượng, đúng địa chỉ, đúng mục tiêu và kịp thời theo mức độ khó khăn của doanh nghiệp, đồng thời góp phần định huớng và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, cũng như quá trình tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với lợi thế cạnh tranh, quy hoạch, triển vọng phát triển ngành của Chính phủ đã nêu... Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong Nghị quyết 13/NQ-CP nói riêng và trong quản lý nhà nước nói chung, có thể và cần bổ sung, hoàn thiện những giải pháp, chính sách liên quan, mang tính đột phá và mạnh mẽ hơn, như áp lại trần lãi suất cho vay bám sát trần lãi suất huy đ ộng không quá 3%; tăng cường sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi tùy theo quy mô và tính chất tín dụng của ngân hàng; tăng m ức bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố lòng tin ng ười g ửi tiền, giảm thiểu nguy cơ giảm sút và rút tiền gửi khỏi ngân hàng; hạ nhanh và nhiều hơn mức thuế các loại, trong đó có h ạ m ức thu ế thu nh ập doanh nghiệp (ví dụ, từ mức 25% xuống 20%), áp dụng một lo ại mức chung thuế VAT (ví dụ 5%). Đặc biệt, cần giảm tải nhiều h ơn gánh nặng thể chế cho doanh nghiệp và xã hội thông qua nhiều đột phá cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa về phân cấp và trách nhiệm cá nhân trong qu ản lý nhà nước, đơn giản hóa thủ tục và gia tăng các ch ế tài trừng ph ạt các hành vi nhũng nhiễu làm tăng các chi phí trung gian, phi chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ tiêu chí (với m ức ưu tiên các doanh nghiệp tùy thuộc vào hợp đồng tiêu thụ, kết quả nộp thu ế và trả nợ ngân hàng...) và cách thức cụ thể để các doanh nghiệp tiếp cận được với các trợ giúp một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho và tham nhũng có thể xảy ra... HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 10
  11. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Tóm lại, các biện pháp mà Nghị quyết 13 đề ra về cơ bản và tổng th ể là có tính toàn diện và đồng bộ, bao quát cả xây dựng, tri ển khai, giám sát và điều chỉnh chính sách; tác động tích cực đến cả đầu vào và đ ầu ra cho doanh nghiệp; đề cao sự phối hợp giữa chính sách tài chính - chính sách tiền tệ và giữa các ngành, các cấp quản lý, giữa Trung ương và đ ịa phương. Quy mô của gói hỗ trợ về vật chất là không lớn, nhưng ghi nh ận sự linh hoạt, kịp thời, trách nhiệm, sự chia sẻ, phối hợp trong quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, giúp cho sản xuất kinh doanh và thị trường gi ảm bớt gánh nặng tài chính, lãi suất, thể chế để thêm sức mạnh và động lực vượt qua khó khăn và phát triển ổn định, bền vững hơn… 2. Tác động cụ thể .  Giảm áp lực thiếu vốn cho doanh nghiệp Đánh giá về các giải pháp hỗ trợ DN trong Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, h ỗ tr ợ th ị trường mà Chính phủ vừa đưa ra, ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, đây là những gi ải pháp t ập trung nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN và được tri ển khai đ ồng thời với việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DN Nhà nước, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng; đổi mới chính sách chi tiêu công… và đồng bộ với giải pháp Chính phủ đã và đang ch ỉ đạo th ực hi ện t ừ đ ầu năm 2012 để đảm bảo tính nhất quán trong điều hành kinh tế vĩ mô. Nghị quyết 13/NQ-CP đã nêu rõ tình hình khó khăn của DN hiện nay. Các giải pháp trong Nghị quyết không chỉ thể hiện sự chia sẻ khó khăn với cộng đồng DN mà còn thể hiện quyết tâm của Chính ph ủ đ ể v ực d ậy nền kinh tế. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 11
  12. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Theo ông Thăng, gói hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu tập trung vào các hỗ trợ về thuế như miễn, giảm thuế thu nhập DN, giãn thuế giá trị gia tăng, giảm 50% tiền thuê đất của DN… thể hiện sự ph ối h ợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. “Có duy trì được mức lạm phát thấp, ổn định, chúng ta mới hạ được mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận tín dụng với chi phí thấp để có thể giảm giá thành, nâng cao hiệu quả s ản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh”, ông Thăng chia sẻ quan điểm. Hoan nghênh các giải pháp Chính phủ vừa đưa ra nhằm hỗ trợ DN, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cho rằng đây là việc làm thể hiện bàn tay hữu hình của Nhà nước trong đi ều hành kinh t ế đất nước. Gói giải pháp này sẽ tháo gỡ khó khăn cho DN, tuy có vi ệc tháo gỡ nhiều, có việc tháo gỡ ít. Đáng chú ý, vi ệc gia h ạn thu ế giá tr ị gia tăng coi như cho DN được vay với lãi suất bằng 0% trong 6 tháng để có vốn duy trì sản xuất kinh doanh. Theo ông Thụ, có thể coi giải pháp gia h ạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng là thiết th ực nhất v ới DN trong th ời điểm hiện nay. “Giải pháp của Chính phủ lúc này là điều các DN xi măng đang mong đợi”, ông Đỗ Đức Oanh, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam bày tỏ. Hiện nay các DN sản xuất xi măng cũng đang g ặp rất nhi ều khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Theo Nghị quyết 13/NQ-CP, các DN xi măng cũng là một trong những đối tượng được hỗ trợ. “Hy vọng khi Nghị quyết đi vào thực thi thì các DN xi măng s ẽ đ ược hưởng lợi nếu được vay vốn cho sản xuất kinh doanh với lãi suất 15% HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 12
  13. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô (giải pháp 8b) và được cơ cấu lại nợ, giãn thời h ạn trả nợ đầu t ư (giải pháp 8c)”, ông Oanh nói. Một trong những giải pháp được nhiều DN mong đợi nữa đó là việc giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 cho DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Theo ông Đoàn Đức Mậu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng & Thiết bị Đô th ị (Hapulico), giải pháp đề ra là kịp thời, đúng mục tiêu và đối tượng chịu ảnh h ưởng của suy thoái kinh tế. Điều này thể hiện chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm bớt những khó khăn cho DN trong giai đoạn hiện nay. Tiền thuê đất được giảm cũng là khoản tiền lớn giúp DN gi ảm chi phí đầu vào. Các dự án bất động sản cũng có cơ hội được h ưởng l ợi t ừ chính sách này. Còn theo ông Nguyễn Tuấn Lương, Giám đốc Công ty CP L ạc Vi ệt (Hà Nội), gói hỗ trợ mà Chính phủ vừa công bố là li ều thu ốc khá h ữu hiệu cho DN trong giai đoạn hiện nay. Nếu những đề xuất này được thông qua trong tháng 5, có không ít DN sẽ được “cứu”. “Chỉ nói riêng ở khu vực DN bất động sản, nếu không có chính sách này, chúng tôi không có tiền để đóng cho Nhà nước và cũng không th ể tiếp cận nguồn vốn vay chỉ để giải quyết nợ thuế vì đầu ra khó khăn, doanh thu giảm, DN không dám vay. Trường hợp được giãn thu ế 6 tháng, DN sẽ sử dụng số tiền này tái đầu tư, tiếp tục triển khai dự án, thay vì phải tiếp tục gồng gánh phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng”, ông Lương cho biết.  Bước đột phá của gói giải pháp. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 13
  14. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Có thể nói bước đột phá trong gói giải pháp lần này của Chính ph ủ là mở rộng phạm vi xử lý về tiền thuế và các khoản thu của NSNN liên quan đến đất đai. Khi đơn giá thuê đất của Nhà nước thay đổi, năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, song Chính ph ủ m ới ch ỉ giảm 50% tiền thuê đất phải nộp cho các doanh nghiệp sản xuất, nay Nghị quyết 13/NQ-CP cho phép áp dụng giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Đây là bước chuyển đổi lớn về quan điểm, bởi việc xử lý giải pháp về thuế không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất mà đã mở rộng thêm trong lĩnh vực lưu thông phân phối, dịch vụ... tác động tích cực đ ến h ỗ tr ợ th ị trường. Trong lúc thị trường kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, thách thức (có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan), có nhiều ý kiến khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh này… thì việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất tối đa 12 tháng đối với các ch ủ đầu tư d ự án có khó khăn về tài chính là một biện pháp thiết thực giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như những dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh khác thoát hiểm, góp phần phục hồi thị trường.  Sự sẻ chia giữa Nhà nước và người dân HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 14
  15. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô Bên cạnh giải pháp gia hạn, giảm nộp thuế, các khoản thu NSNN, Nghị quyết 13/NQ-CP cho phép miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối. Số tiền tuy nhỏ đ ối v ới NSNN nhưng không nhỏ đối với ngư dân, diêm dân và là sự sẻ chia gi ữa Nhà nước và người dân trong hoàn cảnh khó khăn chung. Ngoài các giải pháp thuộc thẩm quyền đã xử lý, Chính phủ còn giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định xử lý tiếp các giải pháp: Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghi ệp nh ỏ và vừa (kể cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); Miễn thuế khoán GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghi ệp năm 2012 đ ối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đ ối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông gi ữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân… nh ư đã thực hiện trong năm 2011. Thực tế, cũng còn có ý kiến khác nhau như: Gi ải pháp ch ưa đ ủ m ạnh, đủ rộng để tạo lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn; hay c ần nghiên cứu miễn thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế GTGT… Nh ưng khi đưa ra các khuyến nghị, yêu cầu, chúng ta cần xem xét khách quan cả v ề hai phía Nhà nước và doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang gặp khó khăn… thì NSNN lại càng khó khăn hơn, bởi NSNN ph ải lo cho m ọi lĩnh v ực đ ời sống kinh tế - xã hội. Việc gia hạn, miễn thuế, các khoản thu thuế chính là hình th ức h ỗ tr ợ gián tiếp nguồn lực tài chính và trực tiếp làm giảm chi phí lãi vay ngân hàng tương ứng với số tiền thuế, khoản thu NSNN được gia hạn, miễn HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 15
  16. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô thuế. Điều này mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp, và cũng chính là làm giảm nguồn thu cho NSNN… Nhưng giảm thu hôm nay đ ể t ạo đi ều ki ện cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều sản phẩm, nhiều của cải vật chất cho xã h ội, tăng doanh thu, lợi nhuận… và như thế sẽ tác dụng trở lại - góp ph ần tăng thu cho NSNN. Ở đây cũng có yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp ph ải nỗ lực v ượt lên chính mình, khẳng định chất lượng sản phẩm dịch vụ, khẳng định th ương hiệu... của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam để cùng chung tay, chung sức với Nhà nước vượt qua giai đoạn khó khăn... III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ CHÍNH SÁCH THỰC SỰ LÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP. Có cái nhìn tích cực về nhóm giải pháp “cứu” DN của Chính ph ủ nhưng một trong những điều quan trọng hiện nay với DN là làm sao để Nghị quyết nhanh chóng phát huy tác dụng. 1. Chính phủ phải khẩn trương triển khai với tinh thần quyết liệt, sâu sát với mục tiêu giúp đỡ DN là giúp cho nền kinh tế nước ta vượt qua khó khăn và góp phần vào ổn định xã hội. Để làm được điều đó, việc trước tiên cơ quan chức năng phải sớm ban hành hướng dẫn thực hiện, sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh trường hợp cán bộ thanh tra, kiểm tra bắt bẻ DN câu chữ khi áp dụng. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 16
  17. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô 2. Cần chú trọng công tác rà soát, khảo sát, kiểm tra việc triển khai Nghị quyết, kịp thời chấn chỉnh, gỡ bỏ những rào cản, vướng mắc trong thực hiện. Tránh tối đa tình trạng trên “mở”, dưới “bó” dẫn đến DN ít được hưởng lợi thực từ các gói giải pháp của Chính phủ. 3. Để gói giải pháp phát huy hết tác dụng thì rất cần một sự minh bạch, cụ thể trong điều hành, chẳng hạn các đối tượng được giãn thuế giá trị gia tăng cần được làm rạch ròi, cần lấy ý kiến của các hiệp hội ngành hàng để tìm đúng đối tượng được hưởng lợi của việc này. Cần tập trung nguồn lực cứu những DN đang cực kỳ khó khăn vì thiếu công ăn việc làm, hàng tồn kho ứ đọng và vấn đề lớn nhất là phải tạo thị trường. 4. Ngoài ra, các ngân hàng có thể giúp các DN cơ cấu lại nợ vay đầu tư đối với các khoản vay nước ngoài phải giãn nợ và cơ cấu lại danh mục nợ. Đối với các khoản vay trong nước, đây đều là vốn vay thương mại rất lớn nên việc trả nợ gốc và lãi là hết sức khó khăn, do đó DN cần phải được khoanh nợ, lui thời gian trả nợ cho các khoản vay đến hạn. 5. DN là một bộ phận của nền kinh tế, các DN “bị bệnh” sẽ kéo theo sự “đau ốm” của cả nền kinh tế, gói giải pháp của Chính phủ đưa ra để hỗ trợ thị trường có thể coi là “một thang thuốc có nhiều vị”, ngoài việc “chữa bệnh” theo kiểu trọng tâm, trọng điểm, còn cần có cách “bồi bổ” toàn diện để nền kinh tế có sức phục hồi. 6. Điều quan trọng số một với các DN hiện nay là ngoài các gói hỗ trợ có thời hạn, Chính phủ cần có các biện pháp mang tính chất dài hơi để trên cơ sở đó tiếp sức cho các DN phát triển bền vững trên chặng đường dài. HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 17
  18. Tiểu luận : Kinh Tế Vĩ Mô HVTH : Đặng Văn Quyền - Lớp K24 -KTPT Trang : 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2