Tiểu luận: Tái cấu trúc chính sách tài khóa khuyến khích sự phát triển kinh tế - một trường hợp của các nước châu Phi
lượt xem 6
download
Nghiên cứu Tái cấu trúc chính sách tài khóa khuyến khích sự phát triển kinh tế - một trường hợp của các nước châu Phi nhằm giới thiệu những vấn để quan trọng của chính sách tài khóa và những tác động tiềm ẩn lên hoạt động của nền kinh tế. Hai công cụ chính của chính sách vĩ mô là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa là cách mà chính phủ điều chỉnh mức độ chi tiêu của mình để duy trì sự giám sát thường xuyên và tác động lên nền kinh tế quốc gia (Rena, 2006).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tái cấu trúc chính sách tài khóa khuyến khích sự phát triển kinh tế - một trường hợp của các nước châu Phi
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi Đề tài TÁI CẤU TRÚC CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA KHUYẾN KHÍCH SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - MỘT TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NƯỚC CHÂU PHI Ravinder Rena Polytechnic of Namibia, Namibia Ghirmai T. Kefela DTAG INC., USA Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 1
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi TÓM TẮT Quản trị tài khóa chỉ mạnh khi chính phủ có thể đưa ra chính sách tài khóa một cách bền vững, và được áp dụng một cách hiệu quả vào việc cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công. Tài liệu này giới thiệu những chủ đề của chính sách tài khóa và những hiệu quả tiềm năng của nó trong các hoạt động kinh tế. Tài liệu nghiên cứu những vai trò kinh tế và những phương pháp tiềm năng của việc huy động vốn vay nội địa và nước ngoài. Nó tập trung vào phương pháp học của chính sách tài khóa về xác định và đánh giá những tác động của chính sách thuế thay thế, và những yêu cầu quản lý nợ. Tài liệu còn bao gồm lý thuyết, chính sách và sự vận dụng cơ bản của tài chính công, bao gồm sự phân cấp quản lý và những quan hệ tài khóa liên chính phủ tại những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi của châu Phi. TỪ KHÓA: Điều chỉnh tài khóa, chính sách tài khóa, nợ trong và ngoài nước, phát triển kinh tế. GIỚI THIỆU Nghiên cứu này giới thiệu những vấn để quan trọng của chính sách tài khóa và những tác động tiềm ẩn lên hoạt động của nền kinh tế. Hai công cụ chính của chính sách vĩ mô là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa là cách mà chính phủ điều chỉnh mức độ chi tiêu của mình để duy trì sự giám sát thường xuyên và tác động lên nền kinh tế quốc gia (Rena, 2006). Đây là chiến lược kép với chính sách tiền tệ, thể hiện cách mà ngân hàng trung ương tác động lên cung tiền quốc gia. Hai chính sách này được sử dụng với những cách kết hợp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh tế quốc gia. Chính sách tài khóa là công cụ quyền lực cho việc bình ổn nền kinh tế, là công cụ điều hành thông qua số lượng và cấu trúc thuế, chi tiêu và quản lý nợ. Sự điều hành chính sách tài khóa ảnh hưởng tới tổng cầu, sự phân phối của cải quốc gia, nguồn lực quốc gia trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nợ hiệu quả và việc quản lý chính Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 2
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi sách tài khóa là hình thức được chấp nhận rộng rãi của công cụ bình ổn vĩ mô. Nó đảm bảo sự phân phối hiệu quả các nguồn lực công và đóng vai trò như một điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế. Cũng có sự thống nhất về những thành phần cấu thành nên sự quản lý tài khóa lành mạnh (Campos & Pradnan, 1996). Sự quản lý ngân sách và tài khóa hoàn toàn độc lập với các tác động của chính trị là không thích hợp và không khả thi. Thách thức đặt ra là quản lý tác động giữa ngân sách và chính trị bằng cơ cấu hợp pháp và cơ quan có thẩm quyền, sẽ thúc đẩy chất lượng của sự tham gia vào chính trị và gia tăng các ràng buộc tài khóa. Bài nghiên cứu này tóm tắt lại những cách khác nhau được sử dụng ở những nước đang phát triển về việc kiến nghị cải cách khu vực công, đồng thời khám phá ra mức độ về động cơ và quyền hành của cơ quan ngang bộ ở các nền kinh tế mới nổi. Nó tập trung vào cơ cấu quản trị hay hiến pháp hơn là cách đưa ra quyết định chính trị đang diễn ra trong những cơ cấu này (Schick, 1998). Chính phủ của các nước đang phát triển nên thực hiện các bước quan trọng để củng cố cơ cấu cho chính sách tài khóa vững chắc. Chính sách tài khóa là một công cụ tác động vững chắc lên việc duy trì tài chính công lành mạnh trong trung hạn, dựa trên những luật lệ nghiêm ngặt. Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ vững chắc để đạt được mục tiêu kinh tế quốc gia và sự ổn định việc làm (Rena, 2011). Chìa khóa cho việc quản lý tài chính công thành công là một vấn đề của quản trị để cân bằng vài trò của nền kinh tế, sự quản lý và chính trị trong tài chính công. Khi quản trị tài chính kém, sẽ có ít cơ hội hơn cho việc tiếp tục thực hiện mục tiêu của chính sách tài khóa. Quản trị chính sách tài khóa tốt chỉ khi chính phủ có thể thực hiện phân phối chính sách tài khóa của mình 1 cách bền vững, và áp dụng 1 cách hiệu quả lên việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công (Rena, 2011). Những công cụ bên ngoài của sự quản trị doanh nghiệp tốt là luật, quy định và phong tục, những vấn đề tạo nên một môi trường cạnh tranh và quy tắc hành xử của những người tham gia, là nhà quản trị hay cổ đông. Kinh nghiệm của các thị trường phát triển cho thấy rằng cơ cấu pháp luật cho chính sách cạnh tranh, cơ cấu pháp luật của việc ràng buộc về quyền cổ đông, hệ thống kế toán và kiểm toán, một hệ thống tài chính điều hòa tốt, hệ thống xử lý về phá sản và yêu cầu về Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 3
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi các quyền hạn của doanh nghiệp giữa các cơ quan sẽ đưa ra những chỉ dẫn chính xác và đưa những doanh nghiệp trong vào quy định (Bird và Oldman, 1990). Cách duy nhất để đảm bảo người nộp thuế nhận được giá trị thực của tiền là khi chính phủ đặt ra mục tiêu dài hạn thông qua đầu tư và cải cách thuế. Dịch vụ công đáng tin cậy và vững mạnh là vấn đề sống còn để kéo dài sự tăng trưởng kinh tế, kiềm chế tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đầu tư và cải cách thuế đặt ra nền tẳng cho nền kinh tế vững chắc và năng suất cao hơn (Shome, 2004; Rena, 2011). Nhìn chung, tất cả các quốc gia đều có thể đối mặt với các thách thức khi điều chỉnh tài khóa, đặc biệt là phản ứng đối với các cú sốc không dự đoán được, sự quản lý kinh tế sai lầm, những sự thay đổi cơ cấu trong dài hạn của nền kinh tế. Sự điều chỉnh tài khóa bị tác động thông qua cơ cấu chi tiêu cần thiết chuyển đổi từ cung cấp trực tiếp phần lớn hàng hóa, dịch vụ và kế hoạch tập trung, tới cung cấp nhiều lựa chọn hơn hoặc tài trợ cho hàng hóa và dịch vụ công và đảm bảo sự công bằng trong phân bổ nguồn lực (Bougrand, Loko và Mlachila, 2002). Ngân sách phải điều chỉnh nhanh chóng khi có sự thay đổi về thực trạng nền kinh tế, cần một sự định hướng lại chắc chắn về vai trò của chính phủ, và ảnh hưởng lan tỏa lên nền kinh tế, làm tăng thêm việc huy động tổng thu nhập, và tăng cường sự phân bổ và hiệu quả nguồn lực, thường thông qua việc cải cách cấu trúc và thể chế (Campos và Pradhan, 1996; FitzGerald, 2003). Trong trường hợp của Ghana năm 2001, “cơ sở tổng thu thuế trở nên ít hơn 20% chi tiêu nội địa gộp. Nó bị cắt giảm nhiều hơn khi sự chấp hành của người nộp thuế kém hơn bình thường”, nhận xét của Finance Minster OsafoMaafo. Vì vậy, khi chính phủ Ghana muốn được nhiều hơn từ tổng thu thuế theo thời gian, họ cần đưa ra 1 sự cải cách thuế thống nhất hơn để mở rộng cơ sở và tăng cường sự chấp hành. Các chính sách có thể cần những sự lựa chọn chính trị nghiêm khắc hơn và sử dụng nguồn lực để tăng cường tính hiệu quả của sự điều hành thuế, như khi nó đóng 1 vai trò quan trọng để tăng tổng thu thuế (Governor of Bank of Ghana, 2001). Cải cách thuế của Ghana là công cụ chính sách chủ yếu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo (Osei, 2006). Những thay đổi chính của Ghana về chính sách tài Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 4
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi khóa quản lý thuế đóng một vai trò trong việc đẩy mạnh sự huy động tổng thu nhập và sức mạnh tài chính toàn diện. Những yếu tố chủ yếu chứng minh cho sự gia tăng trong tổng thu nhập là sự mở rộng cơ sở thuế, cấu trúc thuế suất; và thiết lập lại sự quản lý về thuế. Nếu sự quản lý thuế trở nên hiệu quả ở các nước phát triển, sự kết hợp to lớn giữa nhân lực có chất lượng và nguồn nguyên liệu cần thiết để thực hiện vai trò chuyên nghiệp của việc thiết lập tổng thu nhập. (Fjeidstad, Odd-Helge, 2006; Rena, 2001). Thiết lập một chính sách tài khóa trung hạn thích hợp là cơ cấu thúc đẩy một cam kết đáng tin cậy đối với sự thận trọng tài khóa khi đối đầu với nhiều thử thách. Nhiệm vụ chính của sự quản lý tài khóa của các Bộ là khả năng phối hợp với sự phân phối chi tiêu và điều hành bởi sự phân chia ngân sách. Tuy nhiên, như tổng thu nhập, chính sách này điều chỉnh và giám sát thực tế của việc thu ngân sách trở nên lơ là, dẫn đến sự quản lý không hiệu quả và thâm hụt tổng thu nhập; Bougrand, Loko, và Mlachila (2002) nhận thấy rằng vay nước ngoài vẫn là cách chủ yếu gây ra thâm hụt ngân sách, trong khi đó, rủi ro mất giá đáng chú ý và tỷ lệ lãi suất nội tệ ở mức cao cũng có liên quan. Nhìn chung, thâm hụt dẫn đến một sự thay đổi trong tài sản ròng quốc gia, và có thể được tài trợ bởi việc giảm tài sản hoặc gánh chịu những khoản nợ gốc mới từ trong và ngoài nước. Sự lựa chọn giữa vay mượn trong và ngoài nước, phụ thuộc vào phí (tỷ lệ lãi suất), cấu trúc kỳ hạn và rủi ro. Nhân tố chính của cải cách hành chính là chuyển phòng nguồn vốn đang tồn tại ở Bộ tài chính sang phòng đại diện nguồn vốn độc lập cục bộ được giám sát bởi hội đồng quản trị không phụ thuộc. Triết lý đằng sau sự thay đổi này phần lớn là để đưa ra sự khích lệ cho nhân viên, thúc đẩy sự thể hiện của họ và góp phần tăng tổng thu nhập. Sự cải cách thành công ở URA’s (Ban điều hành tổng thu nhập Uganda) vào năm đầu tiên của sự tồn tại. Báo cáo tổng thu nhập tăng mạnh – từ 7% trong GDP năm 1991 lên đến gần 12% năm 1997 (Fjeldstad 2003). Tham nhũng cũng dẫn đến suy tàn. Trong suốt thời gian này, nhiều nhà quan sát xem xét đến URA như là một mô hình cho các quốc gia châu Phi (Kaweesa, 2004). Câu hỏi nghiên cứu Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 5
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi 1) Chính sách tài khóa bình ổn nền kinh tế và giảm nợ công như thế nào? 2) Sự huy động tổng nguồn vốn và cải cách thuế có ảnh hưởng tới chính sách tài khóa và lợi bỏ tham những không? 3) Cải cách một chính sách tài khóa thế nào để tăng dòng vốn khu vực tư vào châu Phi? Phương pháp nghiên cứu Bài báo này dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của Ngân hàng thế giới, tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và các báo cáo của chính phủ ở một vài nước châu Phi. Những nhà nghiên cứu cố gắng phân tích dữ liệu bằng các phương pháp mô tả định tính và phân tích định lượng. Những nhà nghiên cứu cũng xem xét lại lý thuyết thích hợp về các vấn đề phụ thuộc nói riêng trong cơ cấu vĩ mô. Bài báo này cũng được chia thành 5 phần. Phần thức nhất giới đưa ra phần giới thiệu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Phần thứ 2 nhắc lại lý thuyết. Phần thứ 3 phân tích chính sách tài khóa thông qua tác động của thuế. Phần 4 giải quyết vấn đề chính sách tài khóa và vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế ở một vài nước châu Phi. Phần 5 tổng kết lại các tài liệu được tìm ra và phần cuối đưa ra kết luận các lời bình luận của bài nghiên cứu. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT Những ý nghĩa tài chính của việc tài trợ bằng vay nợ trong và ngoài nước Tài liệu này nêu bật những vấn đề quan trọng của nợ trong và ngoài nước của chính phủ và đưa ra các đề xuất khả thi. Nợ được tài trợ bằng các loại chứng khoán của chính phủ để thanh toán các khoản nợ đã hình thành không nên tăng vượt quá điểm mà tỷ lệ nợ trên GDP là quá cao (Rena, 2011). Tính bền vững tài chính phụ thuộc vào mức độ nợ hiện tại (trong nước và nước ngoài) và sự sẵn sàng của chính phủ trong việc đánh thuế và áp đặt những biện pháp mạnh như là một sự cần thiết để trả nợ. Trong các nước phát triển ở châu Phi như: Ghana, Uganda và Kenya với một chính sách thuế hạn chế, ngân sách khó khăn và tình hình chi tiêu cao của chính phủ là một vấn đề nghiêm trọng Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 6
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi và không nên đánh giá thấp. Nói chung, các nước đang phát triển, dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn, sẽ có được một khoản nợ nước ngoài để bổ sung tiết kiệm trong nước. Tốc độ mà họ vay ở nước ngoài, mức độ "bền vững" của vay nợ nước ngoài - phụ thuộc vào các liên kết giữa tiết kiệm trong và ngoài nước, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Bài học chính của lý thuyết "tăng trưởng với nợ" là một nước có thể vay nước ngoài miễn là vốn đó được sử dụng với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn chi phí của các khoản vay nước ngoài (Terkper năm 1994; IMF, 2006; Rena, 2011). Trong trường hợp đó, các nước đi vay đang gia tăng năng lực và mở rộng đầu ra với sự trợ giúp của tiết kiệm nước ngoài. Khi tình hình tài chính của chính phủ là không bền vững thì có thể dẫn đến một chi phí vay và/ hoặc định mức tín dụng cao hơn, quá trình này rất tốn kém và nó làm cho việc vay nước ngoài để tài trợ cho đầu tư của chính phủ ít hấp dẫn hơn. Lý thuyết kinh tế thường cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể làm dịu những hạn chế tài chính của các chính phủ bằng cách đưa vào nguồn vốn. Tuy nhiên, đây là một trong những lý do các nhà hoạch định chính sách ở các nước trong nghiên cứu phải nới lỏng những hạn chế về dòng FDI chảy vào và cung cấp các ưu đãi đặc biệt đối với FDI. Cho đến gần đây, các thị trường vốn ở Ghana, Uganda, Nigeria và Kenya đã không thể cung cấp các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho khu vực tư nhân vì thị trường vốn còn nhỏ, kém phát triển và có hoạt động hạn chế. Sự tồn tại của một thị trường chứng khoán trong một số các nước này có thể cung cấp thêm các kênh thông qua đó mà ảnh hưởng của chính sách tài khóa có thể được chuyển đến nền kinh tế (Dailami và Atkin,1990; Ademola, 1997). Nghiên cứu đề xuất một chiến dịch xúc tiến đầu tư và định hướng công chúng về thị trường tài chính. Nó là một thực tế chứng minh rằng một thị trường vốn tổ chức tốt là rất quan trọng để huy động cả vốn trong nước và quốc tế. Trong tất cả các khu vực, thị trường vốn chưa giữ đúng vai trò của nó trong việc huy động vốn, mặc dù nó có thể là một nguồn vốn nếu được tổ chức thích hợp. Nếu chính phủ dự kiến sẽ tài trợ cho thâm hụt ngân sách thông qua việc tạo tiền, lạm phát có khả năng tăng, giá trị của nội tệ bị sụt giảm và góp phần cho việc tháo chạy vốn. Dailami và Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 7
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi Atkin năm 1990, mô tả việc dự trữ các quỹ để tài trợ cho sự hình thành vốn trong nước là yếu tố then chốt trong các triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn ở các nước đang phát triển. Trong năm 2001, yếu tố quyết định trong những khó khăn kinh tế của Ghana là khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn doanh thu mà thanh toán nợ là khoản chi tiêu lớn nhất. Để đảo ngược những khó khăn kinh tế Chính phủ đưa ra các biện pháp ngân sách khác nhau để giảm chi phí và tăng doanh thu. Chính phủ đóng băng tất cả các chi phí, ngoại trừ tiền lương, tiền công và các khoản mục liên quan để có một hiệu suất tài chính tốt hơn và làm cho ngân sách trở nên thực tế hơn. Chính phủ cải thiện tình hình tài chính của mình với hệ thống ngân hàng theo tổng số 551 tỷ USD vào nửa đầu tháng Năm năm 2003. Tuy nhiên, chứng khoán nợ công trong nước tăng 3,9 phần trăm trong quý đầu tiên năm 2003 so với mức tăng 8,5 phần trăm so với cùng kỳ năm 2002 (Ngân hàng của Ghana, 2003). Nếu thâm hụt được tài trợ từ dự trữ ngoại tệ của một quốc gia bằng phương thức vay mượn thì thâm hụt rõ ràng sẽ là không bền vững. Sẽ ít đe dọa đến khả năng thanh toán hơn nếu thâm hụt được tài trợ bởi vốn đầu tư trực tiếp vì nó mang lại ưu điểm của chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và kỹ năng quản lý. Các lựa chọn khác cho thâm hụt tài khoản vãng lai bền vững là một khoản vay dài hạn với lãi suất thấp. Trong hầu hết các trường hợp, đây là những bằng chứng tốt, nhất quán và có thể là câu trả lời cho mối đe dọa thâm hụt ngân sách của họ. Ngân hàng của Uganda phải đối mặt với những thách thức đối với cán cân thanh toán, đã có những bước nhất định và đã học được một bài học là nợ nhiều hơn sẽ dẫn đến lãi ròng phải trả cao hơn, tiếp đến là cần phải được tài trợ bởi thặng dư thương mại. Merwe cho rằng nó có thể là khôn ngoan nếu trung hòa thặng dư trên tài khoản vãng lai dựa vào sự cải thiện tỷ giá thương mại bằng cách khuyến khích dòng vốn chảy ra, gây ra những khó khăn có thể phát sinh trong việc quản lý thanh khoản trong nước. Thâm hụt tài khoản lớn 2011 của Uganda tiếp tục được tài trợ chủ yếu bởi dòng vốn vào hỗ trợ và mức độ thấp hơn của vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Merwe, 2002). Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 8
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi Vay nước ngoài là một lựa chọn khôn ngoan miễn là vốn được sử dụng với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn chi phí của các khoản vay nước ngoài. Hầu hết nguồn lực nội địa của các nước đang phát triển không hỗ trợ nỗ lực phát triển quốc gia. Tài trợ bên ngoài là cần thiết để bổ sung nguồn lực trong nước và phải có trần để tránh mức nợ cao và không bền vững. Trong năm 2002, việc huy động nguồn lực bên ngoài của Nigeria dẫn đến việc tạo ra các gánh nặng nợ không bền vững, chủ yếu là do việc tài trợ và sử dụng kinh phí không thích hợp (IMF, 2005). Thách thức cơ bản đối với Nigeria và hầu hết các quốc gia châu Phi là sự bất thường giữa nhu cầu phát triển và nguồn vốn thu hẹp. Thông qua nghiên cứu và tìm kiếm của chúng tôi, có thể nhận biết được có một chiến lược huy động nguồn lực hiệu quả (Ademola, 1997). Trường hợp của Uganda cũng không phải là khác khi nhu cầu cải thiện nguồn doanh thu và sử dụng nó một cách hiệu quả. Mặc dù có một số đề xuất đã được đưa ra cho Uganda và các nước phát triển khác đã liên tục gặp phải hạn chế rất nhiều trong việc đưa cùng một chính sách chính xác và đáng tin cậy (Fjeldstad, Odd-Helge, 2006). Để tránh vay nước ngoài, điều cần thiết đối với một quốc gia là nên sống trong khả năng của các nguồn tài nguyên, và đảm bảo rằng tình hình tài khoản hiện tại là phù hợp với các nguồn lực tài chính có sẵn. Vay nước ngoài so với trong nước Chính phủ cũng có thể có các phương thức khác tùy nghi sử dụng để đạt được ít nhất một số các mục tiêu mà công cụ nợ trong nước đã được chỉ định. Không có nhiều lựa chọn cho các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi, nếu họ cần phải loại bỏ vay nước ngoài, họ phải phát triển thị trường trong nước về chứng khoán chính phủ. Nếu vay nước ngoài của Chính phủ là quá mức, lãi suất trong nước sẽ giảm quá xa, và chính sách tài khóa sẽ bị ảnh hưởng (Montiel, và Reinhart, 1999). Điều này sẽ dẫn đến việc dòng chảy vốn chảy ra, vay nước ngoài nhiều hơn để hỗ trợ quỹ dự trữ ngoại hối tại ngân hàng trung ương. Nếu nợ nước ngoài vượt quá 20-25 phần trăm theo tỷ lệ GDP, nó có thể sẽ phản tác dụng, tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi nợ nước ngoài 9% tính theo tỷ lệ GDP (IMF năm 2006; Rena, 2011). Vay nước ngoài sẽ tiếp tục đặt câu hỏi về tình hình Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 9
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi tín dụng của đất nước; sẽ tăng những khoản trả nợ nước ngoài và đặt quốc gia vào những cú sốc bên ngoài đột ngột. Điểm mấu chốt trong vay dài hạn là để khắc phục vấn đề biến dạng thuế bằng cách huy động nguồn lực tài chính từ các nền kinh tế trong nước. Vay nước ngoài là hấp dẫn nếu tiết kiệm thấp, và để tránh sự lấn át việc sử dụng tiết kiệm nội địa (để tiêu dùng) của khu vực tư nhân. Như đã nói ở trên, sự lựa chọn giữa vay nước ngoài và trong nước, phụ thuộc vào chi phí (lãi suất), cấu trúc kỳ hạn và rủi ro. Nợ trong nước cũng có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ . Điều này đặc biệt đúng ở các nước với cán cân thanh toán thặng dư lớn, khởi nguồn từ dòng viện trợ lớn hoặc xuất khẩu dầu. Trong những tình huống này, các dòng vốn ngoại tệ chảy vào làm tính thanh khoản tăng lên, có thể làm suy yếu ổn định kinh tế vĩ mô và các ngân hàng trung ương quyết định can thiệp bằng cách bán trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu ngân hàng trung ương để ngăn chặn áp lực lạm phát từ dư thừa thanh khoản (Dieterich, 2004). Nguồn thu ngoại hối được hoan nghênh trong việc phát triển quốc gia, nhưng cũng tạo ra những thách thức cho các nhà hoạch định chính sách trong nước. Nhờ dòng vốn nước ngoài chảy vào, đầu tư không còn bị giới hạn bởi những hạn chế trong nước. Đặc biệt, các nền kinh tế chuyển đổi có thu nhập thấp và trung bình với tiết kiệm trong nước bị giới hạn, nhưng triển vọng lợi nhuận cao về đầu tư, có thể đạt đầu tư cao hơn thông qua các dòng vốn. Dòng vốn đầu tư cũng cho phép các nền kinh tế giải quyết mô hình tiêu thụ theo thời gian. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, dòng vốn đầu tư vào đã chịu một phần lớn chi phí của quá trình chuyển đổi. Tăng hấp thụ dòng vốn này có thể giúp duy trì sự ủng hộ chính trị cần thiết để cải cách kinh tế. Cuối cùng, dòng chảy xuyên biên giới có thể làm giảm rủi ro đầu tư thông qua đa dạng hóa (Montiel và Reinhart, 1999). Chính sách tài khóa thông qua thuế Việc thiết lập một hệ thống thuế hiệu quả và công bằng ở các nước đang phát triển là không hề đơn giản, trừ khi nền kinh tế của họ được tích hợp với nền kinh tế quốc tế. Thuế là phương tiện hợp lý duy nhất để nâng cao thu nhập dùng cho việc chi tiêu của chính phủ đối với hàng hoá và dịch vụ. Hệ thống thuế tuyệt đối tại các nước này cần Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 10
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi nâng cao doanh thu cần thiết để không cần vay mượn quá mức và cả các hoạt động kinh tế ngầm (Rena, 2011). Hầu hết công nhân ở khu vực châu Phi cận Sahara được thuê để làm nông nghiệp hoặc làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và kết quả là làm tăng thu nhập, thuế thu nhập và thuế tiêu dùng vốn giữ vai trò ngày càng giảm sút trong những nền kinh tế đó. Chính sách thuế mà ta thấy được ở các nước đang phát triển gây khó hiểu trên nhiều phương diện: doanh thu / GDP nhỏ một cách đáng ngạc nhiên so với những nền kinh tế phát triển. Thuế thu nhập lao động chỉ đóng một vai trò nhỏ, và các nước nghèo hơn hay đang phát triển, doanh thu bình quân của họ chỉ bằng hai phần ba hoặc ít hơn doanh thu thuế mà các nước giàu hơn đã đạt được, như một phần của GDP (Gordon và Li, 2005; Rena, 2011). Việc cải cách một chính sách quản lý thuế hiệu quả không phải là một quá trình dễ dàng đối với một nền kinh tế mới nổi, khi mà tiền lương của cán bộ thuế còn thấp, không có một hệ thống máy tính hoạt động hiệu quả và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Hơn nữa, đối với thị trường tài chính trong nước, một việc rất quan trọng đó là tìm cách để giảm đi những vấn đề về thông tin trong các quyết định đầu tư. Nhiều tiềm năng tăng trưởng của châu Phi vẫn còn bị kiềm chặt, bởi vì chúng ta đã không thể phát triển đủ nhanh chóng và rộng rãi các liên kết cơ sở hạ tầng cần thiết, đặc biệt là trong giao thông vận tải. Kết quả là, hầu hết các chính phủ ở khu vực châu Phi cận Sahara buộc phải có một hệ thống cho phép họ khai thác bất cứ tùy chọn có sẵn nào, chứ không phải là thiết lập một hệ thống thuế hợp lý, hiện đại và hiệu quả. Mức độ thặng dư hay thâm hụt của chính phủ có lẽ là số liệu thống kê quan trọng nhất đánh giá tác động của chính sách tài khóa của chính phủ lên một nền kinh tế. Vấn đề là nhiều chính quyền trung ương đang chìm trong một cuộc khủng hoảng tài chính toàn hệ thống và đang tuyệt vọng tìm kiếm các chiến lược để giảm bớt những cam kết chi tiêu của họ (Seidman, 2003). Điều đó dẫn đến những chuyển đổi lợi tức thường không đều hoặc rơi xuống thấp hơn mức phân cấp chi tiêu, dẫn đến khoảng cách tài chính nghiêm trọng ở cấp địa phương. Ngoài ra, những kênh mà qua đó các tác động của chính sách được truyền đến nền kinh tế có thể có một số mang trên mình tầm quan trọng tương đối của Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 11
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi một trong các chính sách khác. Các mặt khác của việc tăng cường lập luận này là những người nộp thuế nhỏ không thể dự kiến được mức thuế sẽ phải nộp dựa trên một cấu trúc thuế phức tạp và do đó một chế độ thuế đơn giản hóa cần được thiết lập cho họ. Đây là nguồn gốc của ý tưởng về một "mức thuế duy nhất," xuất hiện chủ yếu ở hầu hết các tiểu vùng Sahara, mặc dù ý tưởng này chắc chắn không chỉ giới hạn ở khu vực này của thế giới. Trong một khuôn khổ như vậy, những người nộp thuế nhỏ sẽ chỉ phải chi trả một mức thuế duy nhất, kết hợp từ các loại thuế khác nhau mà những người nộp thuế lớn hơn sẽ phải thanh toán riêng rẽ. Vì sự ra đời của một loại thuế hỗn hợp như vậy, các quản trị viên thuế đã lập luận rằng hành vi trốn thuế của những người nộp thuế nhỏ đã giảm xuống. Tuy nhiên, việc lập luận rằng hành vi trốn thuế của những người nộp thuế nhỏ đã giảm xuống là do chế độ đơn giản hóa có xu hướng đòi hỏi ít lợi tức từ họ hơn so với tiềm năng lợi tức của họ (Shome, 2004). Quản lý kinh tế trong nền kinh tế mở bị chi phối bởi chính sách bình ổn và điều chỉnh cơ cấu. Thị trường vốn không thích ứng kịp với những cú sốc bất ngờ. Do đó, điều mà các nhà quản lý cần có là những chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và minh bạch cùng sự ổn định chính trị. Các nước đang phát triển một mặt phải đối phó với những tác động từ bên ngoài, sự thay đổi của giá cả thế giới và nhu cầu hiện đại hóa, mặt khác những biến động của thị trường tín dụng toàn cầu bị chi phối bởi chu kỳ tài chính của các nền kinh tế cốt lõi. Do vậy, cần giữ vững sự ổn định để đối phó với những cú sốc bất ngờ tạm thời và kiến nghị những giải pháp đối với những nhà hoạch định kinh tế chứ không phải là quá trình tối ưu hóa qua thời gian bởi khu vực tư nhân và khu vực công cộng (FitzGerald, 2005). Chúng tôi cho rằng việc chi phí giảm xuống thấp tại những nước đang phát triển là kết quả từ các mô hình của thuế. Nếu mô hình của thuế được thay đổi, chi phí sẽ cũng thay đổi theo. Những lĩnh vực chính của các biện pháp chi tiêu công là y tế và giáo dục. Với một ngân sách hạn chế, rất khó để đáp ứng hết được các nhu cầu công cộng, đây là điều rất phổ biến ở các nước nghèo hay đang phát triển. Do đó, nhu cầu đặt ra đối với chính sách tài khóa đó là không chỉ thực hiện bằng cách giảm chi phí, mà còn phải Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 12
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi bởi việc cải cách thuế. Chúng ta cũng phải chỉ ra rằng hệ thống thuế tại nhiều nước châu Phi không được tổ chức tốt và cũng không hoạt động hiệu quả như một nguồn thu nhập. Do đó hầu như không thể nào phục hồi được một nền kinh tế đang đi xuống. Một sự thiếu hụt doanh thu liên tục phát sinh chính là hậu qủa thường thấy ở một hệ thống thuế không có sự tổ chức tốt. Nếu chỉ đơn giản bằng cách cắt giảm chi tiêu mà không xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả sẽ làm suy yếu đi sự tăng trưởng cũng như việc xây dựng và hoàn thiện các cơ quan nhà nước. Và để thúc đẩy một nền kinh tế nội địa phát triển mạnh mẽ và bình ổn, một đồng tiền ổn định là điều cần thiết cho sự ổn định giá cả thông qua những điều khiển khác nhau của cơ chế. (FitzGerald, 2003, Gordon và Li, 2005). Kinh nghiệm của các nước châu Phi Cấu trúc thuế Kenya Cơ cấu thuế hiện hành bao gồm hai loại thuế trực thu (thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp) và ba loại thuế gián thu chính (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế hải quan). Nhìn chung việc sử dụng các công cụ thuế theo thời gian cho thấy rằng tầm quan trọng của thuế thu nhập đã giảm, mặc dù nó vẫn đóng một vai trò quan trọng đóng góp vào tổng doanh thu thuế (Rena, 2011). Theo những cuộc khảo sát kinh tế khác nhau, thuế thu nhập chiếm trung bình 44,6% trong giai đoạn 1968/69-1972/73, nhưng giảm bình quân 35,8% trong 2001/02- 2005/06. Thuế doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn hơn thuế thu nhập cá nhân cho đến năm 1997/98, khi các loại thuế cá nhân trở nên quan trọng hơn. Ví dụ, trong 2005/06, thuế thu nhập chiếm 38,5% tổng doanh thu thuế, trong đó 54,4% là thuế thu nhập cá nhân, còn lại là thuế doanh nghiệp chiếm 45,6%. Thuế giá trị gia tăng đã đạt được tầm quan trọng theo thời gian, trong khi thuế thương mại lại có vị trí thấp. Từ khoảng 2001/02-2005/06, thuế GTGT chiếm một tỷ lệ trung bình là 27,5%, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm 20,1%, trong khi thuế hải quan chiếm khoảng 13,0%. Các khoản thuế đã được cải tiến theo thời gian từ một cấu trúc thuế ban đầu kế thừa từ hệ thống của Anh (Wanjala1 & Bernadette, 2006). Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 13
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi Hệ thống thuế Uganda Hệ thống thuế Uganda đã trải qua cuộc cải cách bùng nổ cả về chính sách và hành chính trong suốt mười bốn năm từ 1990-2004. Trước năm 1991, quản lý thuế Trung ương là một chức năng trực tiếp của Bộ chịu trách nhiệm về tài chính (Kaweesa, 2004). Khu vực công lớn hơn rất nhiều so với khu vực tư, song lại đóng góp rất ít vào căn cứ tính thuế. Khu vực tư nhân có năng suất thu nhập thấp, đó là do nền nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế lớn (chiếm khoảng 60% của GDP). Hơn nữa, ở khu vực thương mại phần lớn là những khoản mục không chính thức nên rất khó khăn để tính thuế. Cơ sở tính thuế của Uganda vẫn còn khá hạn chế kể từ khi độc lập dẫn đến doanh thu thuế vẫn còn thấp. Cho đến nay, tỷ lệ thuế trên GDP chỉ khoảng 13% so với trung bình của 18 nước cận sa mạc Sahara của châu Phi – là 20%. Năm 1989 tỷ lệ thuế trên GDP ở 1 mức khá khiêm tốn 4%. Doanh thu thuế phần lớn phụ thuộc vào thuế nhập khẩu. Hơn 60% của tổng doanh thu thuế là từ thuế nhập khẩu và dưới 40% là đóng góp từ thuế trong nước (Bird và Oldman, 1990; Wanjala1 & Bernadette, 2006; Seidman, 2003). Kịch bản này được cho là do một số yếu tố. Hệ thống thuế Ghana Hai bước thực tế đã được thực hiện ở Ghana năm 1985 để tăng cường doanh thu chính quyền trong cả nước. Đây là việc thành lập ban Thư ký doanh thu Quốc gia (NRS) và tạo ra 2 tổ chức có doanh thu lớn: Hải quan, tiêu thụ đặc biệt và dịch vụ dự phòng (CEPS) và Sở Thuế nội vụ (IRS), như là tổ chức độc lập với các dịch vụ dân sự. Thuế thu nhập đã được thực hiện ở Ghana theo Pháp lệnh thuế thu nhập năm 1943 (Terkper, 1994). Ba yếu tố chủ yếu được đưa ra cho sự gia tăng doanh thu là: việc mở rộng trong những căn cứ đánh thuế như một kết quả của tự do hóa nền kinh tế, sự thay đổi trong cơ cấu đánh thuế và việc tổ chức lại một cách bao quát thể chế quản lý thuế trong nước. Nó được thừa nhận rộng rãi rằng cải cách trong quản lý thuế có liên quan Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 14
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi hoặc không thể thiếu cho quá trình cải cách hiệu quả của cấu trúc thuế trong bất cứ nước nào. Nước có mức thu nhập thấp và trung bình sẽ có mức phân phối lại thấp. Các nước có thu nhập vượt mức trung bình sẽ có mức phân phối lại cao, và nền kinh tế có thu nhập cao sẽ có mức phân phối lại lớn nhất. Phân phối lại thu nhập từ khu vực tư nhân làm tăng thuế cho chính phủ. Phối hợp với chi tiêu chính phủ là sự gia tăng hình thành vốn (Bird và Oldman, 1990; Rena, 2011). Khi một quốc gia cải thiện chính sách tài chính của mình bằng cách giảm thuế, các mức thuế và các rào cản khác đối với thương mại, sẽ thúc đẩy tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một số nước đang phát triển phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài hơn nửa ngân sách quốc gia và do đó việc hình thành vốn ở các nước đó sẽ rất khó khăn. Đó là một trong những lý do khiến những nước đó không thể vượt qua những trở ngại để mở rộng và đa dạng hóa việc xuất khẩu của họ, do mức thuế suất cao và thất bại trong việc cung cấp nhiên liệu đáp ứng cho sự tăng trưởng kinh tế và theo kịp với những thay đổi trong nhu cầu quốc tế. Đưa ra những tác động tiêu cực của vấn đề thâm hụt tài khóa không bền vững lâu dài đối với các trường kinh tế mới nổi, hiện nay có một sự đồng thuận giữa các bên liên quan về sự cần thiết để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả (Seidman, 2003; Gordon và Li, 2005). Các tài liệu đã đưa ra ba phương pháp tiếp cận cho mục đích này: gia tăng doanh thu, giảm chi tiêu, hoặc một sự kết hợp cả hai. Hầu hết việc đánh giá về quá trình ngân sách cho thấy rằng đề xuất chi tiêu hàng năm được định ra dựa trên doanh thu dự báo, do đó sự chính xác trong dự báo ngân sách là một điều kiện cần thiết cho việc đề ra một khuôn khổ phù hợp để quản lý thâm hụt ngân sách trong ở bất kỳ quốc gia nào. Nó cũng cho thấy rằng việc giảm đáng kể trong chi tiêu công và việc quản lý thận trọng các nguồn lực tài chính là những giải pháp khả thi nhất đối với vấn đề thâm hụt ngân sách không bền vững. (Ariyo, 1997) Trong trường hợp của Ghana những năm 1990, vị trí tài chính của Chính phủ đã tăng cường đáng kể. Các hoạt động kinh tế được tiếp tục để cải thiện ở Ghana trong nửa đầu năm 2006, được hỗ trợ bởi việc thực thi chính sách kinh tế vĩ mô mạnh mẽ và môi Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 15
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi trường bên ngoài thuận lợi. Các tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, lạm phát đang giảm, và các vị trí bên ngoài đã tăng cường đáng kể, cho phép một sự tích tụ dự trữ quốc tế cung cấp lớp đệm chống lại những cú sốc. Thực hiện chương trình của Ghana trong chương trình hỗ trợ PRGF đã được thỏa đáng. Trong những năm 1990, tổng thể thâm hụt ngân sách (bao gồm cả viện trợ) trung bình khoảng 9% GDP, nhưng nó có giảm đều đặn kể từ sau đó để khoảng 3 ½ phần trăm của GDP trong năm 2004. Sự cải thiện này một phần là do sự tăng trưởng mạnh, nhưng các biện pháp thuế mới, tăng cường quản lý doanh thu, chi phí và kỷ luật đều đóng một vai trò không nhỏ (Thống đốc Ngân hàng của Ghana (2001). Doanh thu thuế ở mức cao nhất vào khoảng 24% GDP, và điều này cho phép chi thường xuyên sẽ tăng lên nhiều hơn 20% GDP. Trên ước tính hiện nay, chính phủ nước này đã đạt được mục tiêu trung bình đề ra trong Chiến lược Giảm nghèo Ghana, giảm một nửa tỷ lệ nợ trong nước trên GDP so với mức từ cuối năm 2002 tới cuối năm 2005 (khoảng 11 ½% của GDP) (IMF, 2006). Chính sách tài khóa xuất hiện trên tiến trình vào năm 2006 để cung cấp các mục tiêu cắt giảm tỷ lệ nợ trong nước so với GDP. Củng cố tài chính đã diễn ra trong chương trình hỗ trợ PRGF đã có kết quả đáng kể trong việc giảm nợ trong nước và cho phép đầu tư của khu vực tư nhân nhiều hơn thông qua tiếp tục giảm lãi suất, trong khi tăng chi tiêu liên quan đến nghèo đói. Yêu cầu quản lý nợ Nghiên cứu này nhằm mục đích thảo luận về mối quan tâm chung của việc quản lý nợ trong và ngoài nước, và các ứng dụng thực hiện các khái niệm kiểm toán trong đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp cải cách. Chi phí của những khoản nợ đề xuất để đạt được những mục tiêu là để tạo ra một dữ liệu định lượng để đo lường thành tựu và mục tiêu phát triển quốc gia. Những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ là hiệu suất kinh tế yếu kém, dự báo thu chi, thuế và chính sách chi tiêu không chính xác (Thống đốc Ngân hàng của Ghana (2001;. IMF, 2006). Cải cách quản lý nợ đã thực sự được đề cập trong các chương trình nghị sự của các nước đang phát triển và tổ chức tài chính quốc tế trong nhiều năm qua, với một số thành công trong việc loại bỏ biến dạng kinh tế (Terkper, Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 16
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi 1994). Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết trong khi thay đổi cơ cấu, như phân cấp, có thêm phần đánh đố cho công chúng. Cắt giảm chi tiêu mà tập trung vào các dự án đầu tư và dịch vụ xã hội có thể không chỉ không bền vững mà cón có thể đặt một mối đe dọa cho hiệu quả của các chính sách công. Trong trường hợp của các chương trình xã hội, điều này cũng có thể gây hại cho khả năng của các chính phủ để thực hiện vai trò quản lý nợ của họ (Fiszbein, 1997). Nhưng những gì chúng ta vẫn chưa làm ở châu Phi trong bất kỳ cách thức bền vững nào là để đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cho các chính phủ, các doanh nghiệp và hộ gia đình được thực hiện trong một cách thức chi phí hiệu quả nhất để đưa ra sự cân nhắc điều chỉnh phù hợp. Phát triển tốt thị trường tài chính và thị trường vốn giảm chi phí vay của khu vực tư và khu vực công, làm cho chiến lược vay ngắn hạn có chi phí hiệu quả hơn và dễ dàng hơn để tài trợ trong dài hạn. Nó có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh của việc xác định các vấn đề quan trọng và khó khăn của quản lý tài nguyên và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện. Thiếu nhân viên có trình độ, nhất quán trong vấn đề chính sách, quá trình quản lý nợ chính thức và thiếu sự chú ý của chính quyền là những thách thức bên ngoài cơ bản (IMF, 2006). Sự chậm trễ trong thông tin tài chính và không muốn cung cấp các báo cáo thực hiện đã gây ra khó khăn để đánh giá hiệu suất của quản lý nợ. Chính sách tài khóa thông qua phân cấp Phân cấp quản lý tài chính là một chiến lược tiếp theo tại nhiều nước trong một nỗ lực nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế bên ngoài các khu vực đô thị lớn. Mục tiêu chính của việc phân cấp quản lý tài chính là để đưa việc quản lý đến gần hơn với mọi người, và điều này đòi hỏi phải tăng cường năng lực tài chính của các cấp chính quyền địa phương. Ý tưởng này nhằm trao cho chính quyền địa phương một số quyền lực về thuế cùng với những trách nhiệm về chi phí, và cho phép họ tự quyết định định mức và cơ cấu ngân sách chi tiêu của họ. Bằng cách này, người ở phân cấp thấp nhất của chính phủ cũng có thể tự do lựa chọn loại hình chính phủ mà họ muốn, và sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào công tác quản trị. Kết quả là dịch vụ của chính quyền địa Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 17
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi phương sẽ tốt hơn, và những cử tri sẽ hài lòng hơn. Phân cấp quản lý tài chính đòi hỏi chính quyền địa phương phải có một số quyền tự chủ nhất định để có thể đưa ra những quyết định tài chính độc lập (Fiszbein, 1997). Phân cấp quản lý tài chính cũng được định nghĩa là một sự chuyển giao trách nhiệm. Nguồn lực và trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương có thể giúp nâng cao đáng kể mức độ tham gia của người dân trong công tác quản trị. Khi một chính quyền địa phương có khả năng đưa ra những quyết định có tính chất đổi mới thì những tác động tích cực của nó công bằng mà nói chính là những tác động đáng chú ý của việc phân cấp cho mỗi khoản chi tiêu. Mô hình tương tự của việc phân cấp quản lý mà chúng ta đưa ra trong phần thứ hai của nghiên cứu được thực hiện tại Philippines, Ghana, Uganda và Zambia. Philippines giữ vị trí quyết định cao nhất do năng lực thể chế của đất nước cũng như các hình thức phân quyền. Nhưng quan trọng nhất là do họ có đủ nguồn nhân lực để thực hiện những quyền hạn được phân cấp và hội đủ những năng lực cần thiết theo yêu cầu của chính quyền địa phương, đặc biệt là khi đề cập tới những khía cạnh kỹ thuật của việc phân cấp và nâng cao lợi tức. Việc chuyển giao những nhân viên cốt cáng, có kỹ năng đến chính quyền địa phương (LGS) dẫn đến xung đột lợi ích đối với các cán bộ giữa các trung tâm, nơi mà họ đã được triển khai, nơi mà tất cả các quyết định nhân sự được thực hiện và cả các địa phương nơi họ phục vụ (Fiszbein và Campbell, 1997). THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN Các phân tích đã làm rõ hiệu quả của việc quản lý thuế và các chính sách khóa ở các nước đang phát triển. Tổng quát, những kết quả trên đã phản ánh sự ảnh hưởng của độ trễ trong hành chính cũng như những sai sót trong việc thực hiện các chính sách khóa và chính sách liên quan đến thuế. Đưa ra tác động tiêu cực của sự thâm hụt tài khóa thiếu bền vững ở hầu hết các nước đang phát triển của châu Phi, có một sự đồng thuận giữa các bên liên quan trong sự cần thiết giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Tài liệu đề nghị ba phương pháp tiếp cận cho mục đích này: tăng doanh thu, cắt giảm chi tiêu, hoặc thực hiện cả hai. Một đánh giá về quy trình ngân sách của hầu hết các nước Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 18
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi này chỉ ra rằng đề xuất chi tiêu hàng năm luôn được dựa theo nguồn thu dự kiến, vì vậy độ chính xác của kế hoạch về nguồn thu là điều kiện cần thiết cho việc đề ra một khuôn khổ phù hợp cho việc quản lý thâm hụt tài khóa. Dù gì đi nữa, thể chế chính trị, môi trường kinh tế và xã hội định hướng (phạm vi thuộc các cơ quan trong khu vực công) môi trường thể chế các yếu tố công, bao gồm chính phủ, các cơ quan lập pháp, tư pháp, dịch vụ công và các tổ chức bán chính phủ. Một cách tổng quát, hai loại nhân tố bên ngoài bắt đầu có hiệu lực. Thứ nhất là một vài nhân tố như điều kiện tài chính, kinh tế quyết định tính khả thi của lựa chọn dịch vụ bởi việc phân định trình độ tổng thể củanguồn lực sẵn có. Thứ hai, các yếu tố khác hạn chế hoặc khuyến khích những nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả nhất. Những yếu tố này bao gồm hệ thống chính trị, khuôn khổ hành chính và pháp lý, bản chất của xã hội, bản chất sự tương tác giữa khu vực công cộng với khu vực tư nhân. Việc đánh thuế tài sản và thu nhập tài sản vẫn còn là một thách thức. Nếu thành công, việc đánh thuế này sẽ là một trong những cách để đạt được sự phân phối lại thu nhập. Tiến trình kinh tế của châu Phi và tính ổn định chính trị là quan trọng cho cả công dân các nước này cũng như phần còn lại của thế giới. Rõ ràng, sự thành công của nó phụ thuộc chủ yếu vào những hành động mà người dân châu Phi thực hiện để xây dựng nền kinh tế khỏe mạnh, pháp lý chặt chẽ và chính trị ổn định. Quyền tự chủ cho các tổ chức vì lợi nhuận là yếu tố quan trọng trong việc cải cách hành chính và nên được thực hiện trong tất cả các nước được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc cải thiện sự hiệu quả của khu vực công, quản lý khả năng tài chính và theo dõi ngân sách có thể đóng vai trò quan trọng trong những nền kinh tế này. Trong khi quyền ưu tiên cho khu vực vì doanh thu, thì việc thực hiện thuế hoặc các biện pháp tài chính phải được xem như là cốt lõi của chính sách tài khóa. Các nước đang phát triển đã nhận ngày càng nhiều luồng vốn đầu tư FDI, nó đã tạo cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng liệu họ sẽ có khả năng quản lý và đáp ứng trước những biến động của kinh tế quốc tế. Chúng tôi đồng ý rằng chính sách tiền tệ là công cụ chủ yếu cho sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một chính sách tài khóa có thể đóng vai trò ổn định trong những cuộc suy thoái nghiêm trọng và khi lạm Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 19
- Tái c u trúc chính sách tài khóa khuy n khích s phát tri n kinh t M t tr ng h p c a các n c Châu Phi phát ở mức rất thấp. Tài chính yếu kém và hoạt động của những doanh nghiệp công làm tăng yêu cầu vay nợ của chính phủ, và áp đặt cả gánh nặng tài chính và gánh nặng kinh tế đối với nền kinh tế. Trong khi đó, việc giải quyết các nghĩa vụ thanh toán một cách kịp thời, gia tăng doanh thu đầy đủ, và điều khiển các biện pháp về ngân sách có thể giúp ngăn chặn những tổn thất tài chính. Tổng quát, việc không có khả năng tăng doanh thu đầy đủ sẽ không thể đạt được trạng thái cân bằng. Việc tăng cường hệ thống thuế, lao động và thu nhập vốn, rào cản thuế và thuế nước ngoài khác, sẽ đóng vai trò đầy tiềm năng đối với các nước châu Phi có nền kinh tế đang phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ademola A., 1997, Productivity of the Nigerian tax system: 1970 – 1990 AERC Research Paper 67 African Economic Research Consortium, Nairobi. Bank of Ghana, 2003, Press release of Monetary Policy committee, available at www.bog.gov.gh/privatecontent/File/MPAFSD/MPC%20Press%20Release%20May%2 02003.pdf retrieved on 28 November 2009. Bird, R M., and O. Oklman, (eds) 1990, Taxation in developing countries, Baltimore: Johns Hopkins UP. Bougrand, L., and Mlachila, 2002, The choice between external and domestic debt in financing budget deficits – The case of Central and West African countries, IMF working paper No. 02/79. Campos and Pradhan, 1996, Budgetary institutions and expenditure outcomes: Binding governments to fiscal performance a product of the Public Economics Division, Policy Nhóm 10 L p CHNH Đêm 1 K22 Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Tái cấu trúc tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam sau khủng hoảng
83 p | 323 | 135
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
40 p | 324 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam
225 p | 155 | 40
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam
42 p | 180 | 32
-
Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu?
63 p | 395 | 32
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc công ty chứng khoán và quỹ đầu tư
29 p | 147 | 27
-
Đề tài: Cấu trúc tổ chức hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng
12 p | 160 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam
0 p | 106 | 15
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán: tổ chức lại sở giao dịch và thị trường OTC
58 p | 88 | 11
-
TIỂU LUẬN: Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán theo đề án 1826
42 p | 103 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
100 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008
110 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cấu trúc vốn công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
139 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tái cấu trúc dự án B.O.T cầu Phú Mỹ
74 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của vòng đời đến các chiến lược tái cấu trúc công ty trong bối cảnh kiệt quệ tài chính
68 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam
107 p | 32 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011-2014
73 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn