Tiểu luận: Thị trường ngoại hối
lượt xem 23
download
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Cho đến nay, Vương quốc Anh nói chung, thủ đô London nói riêng, là thị trường lớn nhất toàn cầu về kinh doanh ngoại hối, vượt xa Mỹ và Nhật Bản...đó là một trong những nội dung mà đề tài Thị trường ngoại hối đề cập đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thị trường ngoại hối
- 1 Tiểu luận THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 2 Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Cho đến nay, Vương quốc Anh nói chung, thủ đô London nói riêng, là thị trường lớn nhất toàn cầu về kinh doanh ngoại hối, vượt xa Mỹ và Nhật Bản. I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái quát chung Tổng giá trị giao dịch trung bình hàng ngày của các giao dịch trên thị trường ngoại hối truyền thống là 4.600 tỷ USD vào tháng 4/2012 (Biểu đồ 1). Tổng giá trị giao dịch, bao gồm giá trị giao dịch từ các giao dịch trên thị trường phi truyền thống và các sản phẩm được mua bán trên các sàn giao dịch, trung bình đạt khoảng 4.900 tỷ USD một ngày . Mặc dù con số này đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kể từ năm 2009, các giao dịch trên thị trường ngoại hối đã đạt được hoặc gần đạt đến mức kỷ lục. Hoạt động mậu dịch xuyên quốc gia đã tăng lên đều đặn trong hơn một thập niên vừa qua và chiếm hơn 2/3 các giao dịch trên toàn cầu trong những năm gần đây . Hoạt động kinh doanh ngoại hối đã có nhiều biến động trong những năm gần đây. Khối lượng kinh doanh tăng mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng khi các ngân hàng trung ương hạ tỷ giá và biến động lớn của tỷ giá hối đoái gây ra sóng gió cho các hệ thống tiền tệ, từ đồng tiền của các thị trường mới nổi đến các đồng tiền “an toàn nhất” như đồng USD và đồng yên Nhật. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 3 Năm 2009, thương mại toàn cầu yếu hơn, biến động thấp hơn, các hoạt động giảm đi bởi các nhà đầu tư quốc tế giảm ¼ giao dịch. Kể từ thời điểm này, các giao dịch trên thị trường ngoại hối đã đạt được hoặc gần đạt đến mức kỷ lục. Khối lượng kinh doanh ngoại hối có xu hướng tăng lên trong dài hạn, bởi vì tầm quan trọng của ngoại hối đã được nâng lên như một loại tài sản và sự tăng lên của quỹ quản lý tài sản và tăng trưởng toàn cầu cho các công cụ tài chính phái sinh. Ngoài ra, việc đa dạng hóa lựa chọn cho các địa điểm thực hiện giao dịch và sự phát triển của các công cụ điện tử đã giúp các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Ngoại hối là một loại tài sản phát triển mạnh nhờ vào tính chất không ổn định của nó. Những biến động trên thị trường tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây đã không thể phá vỡ được tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối, và ngoại h ối là một trong số ít nguồn lợi nhuận tăng lên đều đặn của ngân hàng trong thời gian qua. Những nhà đầu tư xem thị trường ngoại hối là thị trường luân chuyển khi đầu tư vào thời điểm phần còn lại của thị trường tài chính thế giới đang trong tình trạng không ổn định. Tổng thu nhập toàn cầu từ kinh doanh ngoại hối có được là từ khối lượng kinh doanh lớn và tiền hoa hồng cao từ việc mở rộng quy mô kinh doanh ngoại hối toàn cầu. Các trung tâm giao dịch: Bởi vì thị trường ngoại hối là một thị trường phi tập trung (OTC) nơi những nhà môi giới/ đại lý thương lượng trực tiếp với nhau, nên không có sàn giao dịch hay trung tâm xử lý thanh toán nào cả. Vương quốc Anh là trung tâm giao dịch thương mại trọng yếu, chiếm 38% trong tổng giao dịch thương mại toàn cầu trong tháng 4/2012 (Biểu đồ 2), tức thị phần của nước này đã tăng lên từ con số 37% trong cuộc khảo sát của Ngân hàng Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 4 Thanh toán Quốc tế (BIS) sáu tháng trước đó. Hoa Kỳ là trung tâm giao dịch lớn thứ hai với 18%, theo sau là Singapore và Nhật Bản, mỗi nước chiếm khoảng 5%. Các vị trí còn lại thuộc về Đức, Thụy Sĩ, Canada, Pháp, Úc và Hồng Kông. London có vai trò là một trung tâm kinh doanh ngọai hối toàn cầu: Doanh thu trung bình hàng ngày trên thị trường ngoại hối Anh đạt tổng cộng 1.859 tỷ USD trong tháng 4/2012, với hơn 141 tỷ USD là từ khoản kinh doanh tiền tệ (Biểu đồ 3). Tính đến nay, phần lớn các giao dịch được thực hiện ở London - trung tâm kinh doanh ngoại hối lớn nhất thế giới. Lượng USD g iao dịch trên thị trường ngoại hối Anh gấp 2 lần ở thị trường Hoa Kỳ, và lượng euro trao đổi trên thị trường Vương quốc Anh gấp hơn 2 lần so với toàn bộ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Vị trí hàng đầu của London như là một trung tâm giao dịch ngoại hối toàn cầu cho thấy London đã nâng tầm vóc của mình, đóng vai trò là một trung tâm tài chính trọng yếu của châu Âu đồng thời là trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới. Khoảng một nửa hoạt động đầu tư của ngân hàng ở châu Âu được tiến hành thông qua thị trường London. 4/5 tài sản của Quỹ đầu cơ của châu Âu được London quản lý, đây cũng là trung tâm chính của dịch vụ nhà môi giới chính ở châu Âu. Các tổ chức thuộc sở hữu nước ngoài chiếm khoảng 70% các giao dịch trên thị trường ngoại hối ở Anh trong những năm gần đây. Riêng các tổ chức của Liên minh Châu Âu (EU) đã chiếm hơn ¼ trong tổng các giao dịch ngoại hối. Có 249 ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở tại London, số lượng này vượt xa các thành phố khác. Mặc dù thị phần của họ đã giảm Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 5 nhẹ trong thập niên qua, nhưng các ngân hàng nước ngoài vẫn còn nắm giữ gần một nửa (48%) tài sản trong lĩnh vực ngân hàng tại Anh thống kê đến cuối năm 2011. London được xem như trung tâm của các giao dịch trên thị trường ngoại hối với các ưu thế chính sau: - Nằm ở vị trí địa lý nằm giữa múi giờ của Mỹ và khu vực Châu Á cho phép thị trường London hoạt động gần như suốt ngày đêm - Dễ dàng tiếp cận những thị trường có truyền thống mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài - Dịch vụ hỗ trợ và chuyên môn nghiệp vụ đạt chất lượng cao - Tài sản vật chất phong phú và hiện đại, đặc biệt là cao ốc văn phòng - Cơ sở hạ tầng viễn thông hoạt động hiệu quả - Tập trung nhiều trung tâm tài chính. London thu hút được nhiều ngân hàng nước ngoài hơn so với các trung tâm khác. - Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là một thị trường tài chính phi tập trung (OTC), nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán tiền tệ. Một giao dịch mua bán ngoại hối là sự chuyển khoản của các quỹ tín dụng, từ nước này sang nước khác, từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái là một loại giá cả, nghĩa là một lượng đơn vị tiền tệ này mua được một lượng đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái của thị trường được xác định bởi sự tương tác giữa vai trò điều tiết của chính phủ và họat động mua bán ở khu vực tư nhân. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 6 Thị trường ngoại hối bao gồm cả thị trường liên ngân hàng, các khách hàng (ngân hàng, tập đoàn, cá nhân, các nhà quản lý quỹ,…) và các giao dịch phái sinh. Thị trường liên ngân hàng là thị trường mua bán trong đó không có trung tâm giao dịch cụ thể (Biểu đồ 4). Thành phần tham gia vào thị trường này hầu hết là các ngân hàng thương mại và đầu tư, họ giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các nhà môi giới. Hoạt động kinh doanh được thực hiện bằng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch hoạt động suốt 24 giờ trong ngày. Ngày giao dịch bắt đầu từ châu Á, mở rộng sang châu Âu và cuối cùng là Hoa Kỳ. Hoạt động giao dịch lên cao điểm là khi các thị trường chính chồng chéo lên nhau, cụ thể là vào lúc sáng sớm theo giờ châu Âu và thời điểm mở cửa thị trường ngoại hối tại Bắc Mỹ (Biểu đồ 5). Trong thị trường ngoại hối, tất cả các vị thế bao gồm mua hay bán một loại tiền tệ, miễn là có sự thay đổi tỷ giá hối đoái thì lợi nhuận có thể đạt được. Lực đòn bẩy trong thị trường này có thể cao và các nhà giao dịch có thể tham gia trong ngắn hạn và dài hạn vì bán trong ngắn hạn thì thường bị giới hạn nhiều hơn. Lực đòn bẩy trong thị trường có nghĩa là các quỹ thực được Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 7 yêu cầu mở một giao dịch, sau khi kết thúc giao dịch, lượng tiền lãi có thể đạt 1% hoặc 2% của giá trị tiền tại thời điểm mở giao dịch. Một trong số ít giới hạn của thị trường ngoại hối đó là thị trường ở các nước mới nổi đang thực hiện việc kiểm sóat các giao dịch và ngăn chặn đồng tiền nước họ không bị giao dịch quá tự do trên thị trường. Vì tính thanh khoản cao của thị trường ngoại hối nên chi phí giao dịch thì luôn thấp hơn so với các thị trường tài chính khác. Sự phổ biến của thị trường ngoại hối đã được lan rộng trong suốt giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng bởi những biến động gia tăng, số lượng các nhà buôn bán giảm xuống và tăng lo ngại về rủi ro của bên đối tác. Chính điều này đã nâng thu nhập của các ngân hàng toàn cầu từ kinh doanh ngọai hối. Quy mô mở rộng kinh doanh ngoại hối đã thu hẹp lại khi thị trường từng bước ổn định. Các loại hình giao dịch: Các công cụ trong giao dịch tại thị trường ngoại hối truyền thống nhìn chung đạt khoảng 90% doanh thu kinh doanh ngoại hối trong tháng 4/2012. Số liệu này đã bao gồm các giao dịch giao ngay, chiếm 39% giao dịch truyền thống (tăng từ 31% năm 2007), giao dịch kỳ hạn chiếm 11% (không thay đổi) và giao dịch hoán đổi là 44% (giảm từ 53%). Các giao dịch phi truyền thống (hoán đổi tiền tệ phi tập trung OTC, các quyền chọn và giao dịch hợp đồng thương mại) chiếm phần còn lại. 3. Các loại giao dịch ngoại hối Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 8 Các nhà đầu tư có thể giao dịch ngoại hối trực tiếp hay gián tiếp thông qua công cụ ngoại hối phi tập trung (OTC) và các hợp đồng kinh doanh ngoại hối: a/ Công cụ OTC thường được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, gồm: Hợp đồng giao ngay: Hoạt động trao đổi mua bán giao ngay một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng với rất nhiều kỳ hạn thanh toán như sau: - Giao dịch giao ngay được tiến hành trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận. Tỷ giá giao ngay là giá thị trường tại thời điểm thỏa thuận. - Giao dịch có kỳ hạn được tiến hành trong vòng 3 ngày làm việc hoặc nhiều hơn tùy theo thỏa thuận trước giữa hai bên kể từ ngày đạt được thỏa thuận. - Hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó một đồng tiền sẽ được hoán đổi sang một hay nhiều đồng tiền khác và sau đó sẽ được hoán đổi trở lại tại mức tỷ giá thỏa thuận trước vào ngày đã xác định, nghĩa là không thể hiện lãi suất trong đó. - Hoán đổi tiền tệ là giao dịch trong đó bên đối tác sẽ chuyển khoản đi và nhận lại cả vốn và xu hướng của các thanh toán tỷ giá cố định hay thả nổi giữa 2 đồng tiền khác nhau, nghĩa là có lãi suất (thả nổi hoặc ấn định). - Các quyền chọn tiền tệ OTC: Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua quyền chọn có quyền hạn, chứ không phải là nghĩa vụ mua hay bán tiền tệ tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền chọn tiền tệ OTC là một tùy chọn, không có trung tâm giao dịch đóng vai trò trung gian giữa các bên b/ Hợp đồng giao dịch ngoại hối bao gồm hoạt động mua bán các sản phẩm ngoại hối thông qua chứng khoán phái s inh. Hoạt động mua bán ngoại hối của Hoa Kỳ chiếm khoảng 90% hoạt động thương mại trong các hợp đồng ngoại hối. Hợp đồng tương lai là những hợp đồng giao sau một đơn vị ngoại tệ cụ thể tại mức giá cố định tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Các hợp đồng tương lai có số lượng giao dịch theo tiêu chuẩn, trong khi các hợp đồng kỳ hạn chỉ giao dịch một lần. Quyền chọn giao dịch ngoại hối là những quyền chọn được trao đổi trong các hợp đồng chuẩn hóa và lượng tiền tệ trao đổi có giới hạn và các kỳ hạn thanh toán. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 9 II. NGOẠI HỐI LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ KHÁC: Trong thời gian suy thoái kinh tế, và đặc biệt là ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng, đã có một sự thay đổi trong hoạt động đầu cơ ở thị trường ngoại hối, cùng với một sự thay đổi từ những sản phẩm ngoại hối có đòn bẩy cao và rất phức tạp sang những sản phẩm tiền mặt. Sự gia tăng trong phiên giao dịch kể từ khi bắt đầu của suy thoái kinh tế là lớn vì tăng trưởng 19% trong tổng giá trị giao dịch giao dịch giao ngay. Các giao dịch ngoại hối khác đã tăng trưởng ở mức độ vừa phải là 4%. Mục đích chính của thị trường ngoại hối là hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế, bằng cách cho phép doanh nghiệp chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối dần dần phát triển thành một loại tài sản, một loại hình đầu tư giống như là cổ phiếu hay trái phiếu. Điều này một phần là bởi thị trường ngoại hối không có tương quan tới bất kỳ loại tài sản nào khác. Áp lực đối với các nhà quản lý quỹ nhằm đạt được lợi nhuận lớn hơn từ tài sản đã dẵn dắt họ tìm kiếm bên ngoài các loại tài sản truyền thống. Là thị trường chứng khoán phi tập trung lớn nhất thế giới, thị trường ngoại hối hấp dẫn nhà đầu tư vì tính thanh khoản cao, biến động nhiều và chi phí giao dịch thấp. Giao dịch trên thị trường ngoại hối bán lẻ đạt từ 5% đến 10% tổng giá trị giao dịch hàng ngày trên toàn thị trường trong những năm gần đây. Giao dịch bán lẻ đang phát triển và trở thành một nguồn quan trọng của doanh nghiệp. Sự phát triển nhiều loại hình khác nhau của nền thương mại trong những năm gần đây được sử dụng bởi ngân hàng, các nhà quản lý danh mục đầu tư, các nhà môi giới bán lẻ và các thương nhân kinh doanh lẻ làm cho thị trường hối đoái ngày càng được tiếp cận nhiều hơn. 1. Các loại tiền tệ giao dịch chủ yếu Đồng USD đến nay là loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất. Điều này là do vai trò đa năng của nó như: là đồng tiền sử dụng đầu tư ở nhiều thị trường vốn, đồng tiền dự trữ của nhiều ngân hàng trung ương, đồng tiền giao dịch trên nhiều thị trường hàng hóa quốc tế; và là đồng tiền trên hóa đơn trong nhiều hợp đồng. Tuy nhiên lượng giao dịch đã có xu hướng giảm dần trong thập niên qua do sự gia tăng trong kinh doanh tiền tệ ở thị trường mới nổi. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 10 Đồng USD liên quan đến 86% các giao dịch ngoại hối trong tháng 4 năm 2012, giảm từ 90% một thập niên trước đó. Tiếp theo là euro 41%, đồng yên Nhật 16% và bảng Anh 15% (Biểu đồ 7). Bởi vì có hai đồng tiền tham gia trong mỗi giao dịch, tổng tỷ lệ phần đóng góp của các tiền tệ cá nhân là 200%. Phần góp của đồng bảng Anh dao động giữa 13% và 17% trong thập niên qua. Kinh doanh trong thị trường tiền tệ mới nổi đã tăng lên trong thập niên qua với mức tăng lớn nhất đối với đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, won của Hàn Quốc, real của Brazil và đồng đô la Singapore. USD/euro là cặp tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất trong tháng 4 năm 2012 với 28% tổng doanh thu. USD/yen Nhật là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều kế tiếp, tạo ra 14% doanh thu, tiếp theo là cặp USD/bảng Anh với 10% (Biểu đồ 8). Tiền tệ trên thị trường mới nổi chiếm khoảng 8% doanh thu thị trường. 2. Các xu hướng tỷ giá: Đồng USD có xu hướng tăng lên so với nhiều loại tiền tệ từ lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng tín dụng đến nửa đầu năm 2012 (Biểu đồ 9 và 10). Điều này phần lớn là do sự hỗn loạn của thị trường tài chính trong thời gian này và vai trò truyền thống của đồng USD như là một đồng tiền an toàn. Ở giai đoạn đầu Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 11 của cuộc khủng hoảng tín dụng, đã có một động thái chuyển dịch khỏi các thị trường tiền tệ mới nổi. Ngoài đồng USD, tiền tệ sinh lợi thấp như đồng yen đã được hưởng lợi từ sự tháo chạy này và trở nên "an toàn". Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ tỷ giá hối đoái bao gồm các điều kiện chính trị và kinh tế, quan trọng nhất là sự khác biệt về lãi suất và sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Chính phủ đôi khi tham gia vào thị trường ngoại hối để tác động đến giá trị tiền tệ của họ. 3. Đầu cơ so với đầu tư: Giao dịch ngoại hối là do tính chất đầu cơ. Các nhà đầu cơ bị lôi cuốn bởi những cơ hội mà các điều kiện thị trường biến động và thay đổi tạo ra. Một số thương nhân tận dụng lợi thế của đòn bẩy để khuếch đại biến động của thị trường. Hầu như bất cứ ai mua hay bán ngoại hối đều có định hướng tương lai về sự biến động tỷ giá hối đoái. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá có thể được diễn ra giữa những người kinh doanh tiền tệ để đảm bảo chống lại sự thay đổi tỷ giá để bảo vệ cho xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ, và những người kinh doanh Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 12 tiền tệ nhắm tới việc tạo ra lợi nhuận trên biến động tỷ giá. Ước tính tỷ lệ hoạt động ngoại hối liên quan đến loại hình giao dịch đầu cơ chiếm từ 70% đến 95%. III. CÁC B ÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG Những người giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm các chính phủ, các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, các tập đoàn quốc tế, các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu cơ cá nhân. Từ năm 2010, hoạt động với “các định chế tài chính còn lại” (chẳng hạn như quỹ đầu tư, quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm và ngân hàng không báo cáo) đã cao hơn so với hoạt động giữa các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới. 1. Thị trường liên ngân hàng Thị trường ngoại hối truyền thống được tạo ra bởi các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính còn lại để xử lý các hợp đồng giao ngay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn và giao dịch hoán đổi ngoại hối trên thị trường OTC. Những ngân hàng hàng đầu phát triển thành một thị trường liên ngân hàng dành cho ngoại hối thông qua các giao dịch thường xuyên của họ với nhau trong nỗ lực nhằm tìm người mua và người bán tiền tệ. Hiện có khoảng 2.000 định chế tài chính (hay ngân hàng) hàng đầu trên thế giới. 2. Đại lý. Các đại lý trên thị trường liên ngân hàng giao dịch ngoại hối trực tiếp với các đại lý khác thông qua điện thoại hoặc thông qua hệ thống môi giới điện tử. Các đại lý hàng đầu chủ yếu là các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư mà giao dịch giữa họ dựa trên mối quan hệ tín dụng chặt chẽ như là một phần của hệ thống cân đối kế toán. Các giao dịch thường được lấp đầy bởi bởi các đơn đặt hàng của khách hàng. Các ngân hàng cũng kinh doanh trên tài khoản của họ mặc dù chỉ là những giao dịch ngắn hạn. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 13 Các định chế tài chính lớn nhất giao dịch với tất cả các loại tiền tệ chính và giao dịch chéo cũng như tiền tệ của một số quốc gia mới nổi. Họ cũng xử lý các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi và tiến hành nghiên cứu thị trường cho khách hàng của họ. Một số định chế tài chính hoạt động như các nhà hoạch định thị trường đối với một số các loại tiền tệ được lựa chọn. Các nhà hoạch định thị trường thường xuyên niêm yết cả giá chào mua và chào bán của một đồng tiền và sẵn sàng giao nguồn vốn của mình để hoàn thành giao dịch tại mức giá mà họ niêm yết. Giao dịch liên ngân hàng tạo ra 36% hoạt động ngoại hối trong tháng 4 năm 2012 (Biểu đồ 11), giảm từ hai phần ba một thập niên trước đó. Khối lượng giao dịch lớn là bởi vì một giao dịch của khách hàng thường dẫn đến các giao dịch xa hơn như các ngân hàng điều chỉnh lại vị trí của mình để tự bảo hiểm, quản lý hoặc bù đắp những rủi ro liên quan. Giao dịch liên đại lý như một phần của toàn bộ việc kinh doanh đã giảm trong thập niên qua do những tiến bộ trong công nghệ đã làm giảm nhu cầu về trung gian. 3. Người môi giới Vai trò của một nhà môi giới trên thị trường liên ngân hàng là mang một người mua và người bán một loại tiền tệ lại với nhau để nhận tiền hoa hồng. Thông thường các công ty môi giới niêm yết tiền tệ với một mức chênh lệch giá, bao gồm mức phí của họ. Trong khi đó, một đại lý có thể chỉ đảm nhiệm một bên của giao dịch và giao vốn của riêng mình, một nhà môi giới không nhận vị trí nào và dựa hoàn toàn vào hoa hồng nhận được cho các dịch vụ cung cấp. Thị phần của doanh nghiệp thực hiện thông qua các nhà môi giới khác nhau ở các nước khác nhau do sự khác biệt trong cấu trúc thị trường và dao động từ 10-15% ở Thụy Sĩ và Nam Phi đến khoảng 50% ở Pháp, Hà Lan và Ireland. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 14 4. Khách hàng: Khách hàng của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tạo ra 64% doanh thu ngoại hối trong tháng 4 năm 2012, trong đó định chế tài chính 58% và định chế phi tài chính 6%. Khách hàng bao gồm các công ty, các nhà quản lý quỹ, cá nhân và các ngân hàng trung ương. Trong lịch sử, hầu hết các giao dịch đều là kết quả của việc xử lý các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu của các công ty hoặc để trả lương cho các văn phòng quốc tế . Tuy nhiên, hơn ba mươi năm qua, đầu tư vào các tài sản tài chính đã tăng nhanh hơn so với thương mại. Sự tham gia của các nhà đầu tư bán lẻ cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa những năm 1990. Điều này đã được tạo điều kiện bởi sự ra đời của các sàn giao dịch điện tử. Các ngân hàng trung ương là những khách hàng quan trọng trên thị trường liên ngân hàng khi họ là những người chơi lớn với quyền truy cập vào dự trữ vốn đáng kể (Biểu đồ 12). Trung Quốc nói riêng đã tăng dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây. Các ngân hàng trung ương có thể mua và bán đồng nội tệ của họ trên thị trường để tác động đến tỷ giá hối đoái hoặc có thể để tích lũy, tái phân bổ hoặc giảm dự trữ ngoại hối của họ. Nhiều ngân hàng cũng xử lý một tỷ lệ lớn các giao dịch ngoại hối cho chính phủ và các doanh nghiệp khu vực công khác. IV. THAY ĐỔI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Củng cố và tập trung Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 15 Phần lớn các hoạt động giao dịch ngoại hối liên quan đến các ngân hàng lớn. Bảng 1 cho thấy thị phần ước tính của các đại lý ngoại hối đứng đầu. Thị trường này khá tập trung với Deutsche Bank, Citi và Barclays chiếm gần 40% giao dịch trong tháng 5 năm 2012. Con số này đã tăng lên từ 22% cổ phần của ba định chế tài chính hàng đầu một thập niên trước đó. Việc đóng cửa một số ngân hàng đầu tư lớn ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng đã góp phần vào sự gia tăng sự tập trung. Mười định chế tài chính hàng đầu trên thế giới hoạt động nhiều nhất, chiếm 77% khối lượng giao dịch, theo cuộc khảo sát Euromoney FX năm 2012. Số lượng các công ty cung cấp dịch vụ giao dịch ngoại hối đã giảm trong thời suy thoái kinh tế gần đây do việc đóng cửa một số ngân hàng. Sự hợp nhất này là sự tiếp nối của một xu hướng kéo dài một thập niên do sát nhập và cạnh tranh gia tăng với các sự nảy nở của các nền tảng thương mại điện tử. Dữ liệu mới nhất cho thấy ở Anh, thị phần của 10 định chế tài chính lớn nhất đã tăng từ 70% lên 77% giữa năm 2007 và 2010, tiếp tục xu hướng từ các cuộc khảo sát năm 2001 và 2004 (Biểu đồ 13). 2. Môi giới điện tử và qua mạng internet Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 16 Có hai loại hệ thống điện tử cơ bản. Một loại kết nối đại lý với nhau trên thị trường liên ngân hàng và một loại kết nối đại lý với khách hàng. Vài năm trước hệ thống môi giới điện tử hoặc hệ thống khớp lệnh tự động đã đạt được một thị phần đáng kể của thị trường liên ngân hàng giao ngay. Việc này đã tăng tính minh bạch và cho phép các ngân hàng nhỏ truy cập vào cùng một mức giá được giao dịch bởi các đại lý lớn hơn. Thị trường đã có một bước nhảy vọt lên phía trước khi các ngân hàng bắt đầu cung cấp cho khách hàng của họ khả năng truy cập trực tiếp đến các nền tảng độc quyền với mức giá theo dòng. Kết quả là, sự khác biệt giữa các thị trường liên ngân hàng và các thị trường khác đã bị lu mờ. Lần đầu tiên, tỷ lệ của khối lượng giao dịch ngoại hối toàn cầu thực hiện thông qua hệ thống điện tử tăng lên đến hơn 60% trong năm 2011, từ 57% một năm trước đó theo Greenwich Associates (Biểu đồ 15). Khối lượng giao dịch điện tử tăng 47% ở châu Mỹ, 20% ở châu Âu và 22% ở Châu Á - Thái Bình Dương. Thị phần của tổng khối lượng giao dịch ngoại hối thực hiện bằng điện tử lên tới 60% ở châu Mỹ, 62% ở châu Âu, 68% ở Nhật Bản và 54% trong phần còn lại của châu Á. Sự phát triển của các nền kinh doanh qua internet đã làm cho phân khúc khách hàng của các doanh nghiệp ngoại hối trở nên Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
- 17 cạnh tranh hơn và cho phép sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng. Điều này cũng đã được thúc đẩy một nhu cầu lớn hơn cho các dịch vụ ngoại vi và các tiện ích cho khách hàng chẳng hạn như là việc nghiên cứu. Chỉ trong 2 năm mà các nền kinh doanh tiên tiến đã bắt đầu xuất hiện. Những nền kinh doanh này chú trọng nhiều hơn trên giao diện người sử dụng làm cho nó dễ tiếp cận hơn đối với các thương nhân bán lẻ trong khi thực hiện giao dịch trên giao diện này rất đơn giản và trực quan. Thị trường ngoại hối NHĐêm4K21-Nhóm 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận đề tài: Thị trường ngoại hối
20 p | 2905 | 1034
-
Tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam
26 p | 1936 | 724
-
Bài tiểu luận nhóm: Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
35 p | 366 | 97
-
Tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam - Đánh giá thực trạng & hoàn thiện giải pháp
56 p | 300 | 83
-
Đề tài: Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng hoán đổi
24 p | 246 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường ngoại hối Việt Nam - thực trạng và giải pháp
101 p | 290 | 69
-
Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Trình bày khái quát thị trường ngoại hối. Phân tích thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm củng cố thị trường ngoại hối ở Việt Nam
19 p | 293 | 69
-
Tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam - Đánh giá thực trạng và hoàn thiện giải pháp
62 p | 189 | 58
-
Thuyết trình: Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam
32 p | 257 | 46
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Giao dịch quyền chọn trên thị trường ngoại hối
17 p | 292 | 39
-
Luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực
201 p | 139 | 30
-
Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ: Hệ thống tiền tệ của các nước theo hệ thống đồng Franc và vị thế của các đồng Franc trên thị trường ngoại hối
45 p | 165 | 14
-
Tiểu luận: Tỷ giá, chính sách tỷ giá và Quản lý nhà nước đối với Thị trường ngoại hối
64 p | 127 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái VND/USD và chỉ số giá chứng khoán VN-Index
83 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu lực can thiệp vô hiệu hóa trên thị trƣờng ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
79 p | 38 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
106 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn