intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

389
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính trình bày về lý thuyết cấu trúc tài chính, tổng quan về thông tin bất cân xứng, hậu quả của thông tin bất cân xứng đến thị trường và cấu trúc tài chính, rủi ro đạo đức và cấu trúc tài chính, ví dụ về ảnh hường của thông tin bất cân xứng đến cấu trúc tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tên đề tài: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Số thứ tự : 01 - 20 Lớp : Đêm 3 Khóa : 22 Giảng viên hướng dẫn : TS. Diệp Gia Luật TP.HCM , Tháng 12/2012
  2. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT Mục Lục 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH..................................................................2 1.1 Cấu Trúc Tài Chính ..................................................................................................2 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp.......................................................2 1.1.2 Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh........................................................................2 1.1.3 Cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh.............................................3 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp: ...........................4 1.3 Cấu trúc tài chính của một số quốc gia trên thế giới: ...............................................6 1.3.1 Các nước phát triển ...........................................................................................7 1.3.2 Các nước đang phát triển: .................................................................................9 2 THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH....................................9 2.1 Khái niệm về thông tin bất cân xứng........................................................................9 2.2 Hậu quả của thông tin bất cân xứn g đến thị trường và cấu trúc tài chính:.............10 2.3 Chi Phí Giao Dịch và Cấu Trúc Tài Chính ............................................................10 2.3.1 Khái niệm chi phí giao dịch: ...........................................................................10 2.3.2 Các hình thức của chi phí giao dịch: ...............................................................11 2.3.3 Các yếu tố đến giá chi phí giao dịch: ..............................................................12 2.3.4 Vai trò của chi phí giao dịch với cấu trúc tài chính: .......................................13 2.3.5 Các biện pháp giảm chi phí giao dịch: ............................................................14 2.4 Lựa Chọn Đối Nghịch ............................................................................................15 2.4.1 Khái niệm lựa chọn đối nghịch .......................................................................15 2.4.2 Sự hình thành lựa chọn đối nghịch: ................................................................15 2.4.3 Các công cụ giải quyết sự lựa chọn đối nghịch: .............................................16 2.5 RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH:.............................................20 2.5.1 Khái niệm:.......................................................................................................20 2.5.2 Rủi ro đạo đức và cấu trúc tài chính: ..............................................................20 2.5.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức:.............................................23 3 VÍ DỤ VỀ ẢNH HƯỜNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH..................................................................................................................................25 3.1 Ví dụ về Công ty dược Viễn Đôn g.........................................................................25 3.2 Đánh giá thiệt hại ...................................................................................................27 KẾT LUẬN 30 4 ĐỌC THÊM :.................................................................................................................31 4.1 TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG CIC ở Việt Nam (Credit Information Center) 1
  3. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 1 LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1 Cấu Trúc Tài Chính 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một hỗn hợp nợ và vốn được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của nó. Cấu trúc này là một hỗn hợp trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro và giá trị của doanh nghiệp. Mối quan tâm chính cho người quản lý tài chính của công ty là quyết định bao nhiêu tiền được vay và hỗn hợp tốt nhất của nợ và vốn chủ sở hữu. Người quản lý tài chính cũng phải tìm các nguồn ít tốn kém kinh phí cho công ty để sử dụng. Cấu trúc tài chính được chia thành số lượng dòng tiền của công ty cho các chủ nợ và số tiền cho các cổ đông. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hỗn hợp khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và chi phí của mình. Vì vậy, mỗi công ty sẽ có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của riêng nó. Ví dụ, một công ty có thể phát hành trái phiếu và sử dụng số tiền thu được để mua cổ phiếu hoặc có thể phát hành cổ phiếu và sử dụng số tiền thu được để trả nợ. Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp có thể được xem xét ở 2 góc độ là cấu trúc vốn tài sản kinh doanh và cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh. 1.1.2 Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh Vốn tài sản kinh doanh là những phương tiện, tài s ản, các yếu tố vật chất mà một doanh nghiệp phải có để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Cấu trúc vốn tài sản kinh doanh được thể hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau, tùy theo công dụng tính năng và thời gian sử dụng. Cấu trúc vốn tài s ản kinh doanh tác động trực tiếp đến họat động kinh doanh, ảnh hưởng đển năng suất, chi phí, giá thành các doanh nghiệp. Vốn tài s ản cấu trúc vừa là nhân tố đầu vào, vừa ảnh hưởng đến kết quả phân phối thu nhập đầu ra của quá trình kinh doanh. Chính trong quá trình đó, vốn tài s ản là một nhân tố không thể thiếu được đối với hoạt động kinh doanh. VỐn tài s ản sau khi được đầu tư một thời gian thì được thu về để tiếp ứng cho chu lỳ kinh doanh tiếp theo. Vốn tài sản không thể bị mất đi mà vốn luôn phải được bảo toàn và phát triển; đây chính là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp thực hiện được quá trình tái sản xuất đơn cũng như quá trình tái sản xuất mở rộng. Xét theo công dụng và đặc điểm luân chuyển giá trị, vốn tài s ản kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: vốn tài s ản cố định, vốn tài sản lưu động. 2
  4. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 1.1.2.1 Vốn tài sản cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài s ản cố định (TSCĐ) phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại tài s ản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đựơc gọi là TSCĐ khi và chỉ khi tài sản đó hội tụ đủ đồng thời hai điều kiện: có thời gian sử dụng dài (trên 1 năm), có giá trị lớn (tùy theo giá trị đồng tiền để xác định) Gồm hai loại: tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, như công trình kiến trúc, trang thiết bị, phương tiện vận tải… Tài s ản cố định vô hình là một dạng tài sản không có hình thái vật chất. Loại tài s ản này gồm: bằng phát minh sáng chế, chi phí đầu tư mua bản quyền, phần mềm vi tính, văn hóa doanh nghiệp… Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh. Hay nói cách khác, cứ sau mỗi chu lỳ kinh doanh, vốn cố định được tách thành hai phần: một phần luân chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh này và phần còn lại sẽ được “cố định” chờ để luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Cứ như thế cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới chấm dứt một vòng tuần hoàn lưu chuyển giá trị. 1.1.2.2 Vốn tài sản lưu đông Vốn tài sản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào trong giá trị sản phẩm. Vốn lưu động đựơc thu hồi toàn bộ một lần, sau khi doanh nghiệp tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ và kết thúc vòng tuần hoàn lưu chuyển của vốn. 1.1.3 Cấu trúc nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương thức, cơ chế khác nhau, để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy, một cấu trúc nguồn vốn an toàn ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiệp. Nguồn vốn tài trợ được phân loại dựa trên các căn cứ sau  Căn cứ vào phạm vi tài trợ: 3
  5. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT - Nguồn vốn bên trong: trích từ lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Nguồn vốn bên ngoài” bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tính dụng ngân hàng.  Căn cứ theo thời gian tài trợ - Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: tính dụng thương mại, các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thuế, tín dụng ngân hàng và các khoản phải trả… - Nguồn vốn dài hạn: tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh …  Căn cứ vào tính chất sở hữu tài chính: - Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp: gồm vốn đóng góp ban đầu của chủ sở hữu, nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế, nguồn vốn bổ sung bằng cáchkết nạp thêm các thành viên mới - Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng: gồm nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thuế chưa nộp…  Căn cứ vào hình thức huy động vốn: - Nguồn vốn huy động dưới dạng tiền - Nguồn vốn huy động dưới dạng tài s ản hữu hình như máy móc thiết bị, nhà xưởng, mặt bằng. Vốn góp dưới dạng tài sản vô hình như bằng pháp minh sáng chế, kinh nghiệm  Căn cứ vào tính pháp lý: - Nguồn vốn huy động trên thị trường chính thức: nguồn lực tài chính được huy động theo cơ chế, qui định cảu pháp lý, dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng. - Nguồn vốn huy động trên thị trường phi chính thức: như tín dụng nặng lãi, đầu tư góp vốn với một pháp nhân không chính thức nhằm rửa tiền hoặc né thuế. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on As sets- ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá 4
  6. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài s ẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyên (2006) trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình, vì vậy, giả thiết đặt ra là: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh.” 1.2.2 Qui mô của doanh nghiệp Qui mô của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản, hay tổng doanh thu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có qui mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. Do đó, giả thiết được đặt ra là: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận với qui mô của doanh nghiệp.” 1.2.3 Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Vì vậy, giả thiết đặt ra là: “Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro kinh doanh.” 1.2.4 Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài s ản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ TSCĐ trên tổng tài s ản. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, Berger và Urdell (1994) lại cho rằng doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong điều kiện của Việt Nam. Vì thế có thể giả thiết là: “Cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài sản.” 5
  7. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 1.2.5 Tỷ suất lãi vay Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hóa khi thực hiện việc vay nợ, doanh nghiệp quan tâm đến lãi suất vay nợ. Khi lãi s uất vay nợ gia tăng thì khuynh hướng sử dụng vốn vay nợ của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần, tức là làm hạn chế khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Từ đó chúng ta có giả thiết rằng: “tỷ suất lãi vay có quan hệ ngược chiều với cấu trúc tài chính.” 1.2.6 Cơ hội tăng trưởng Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa có tốc độ tăng trưởng càng lớn có khuynh hướng sử dụng nợ cao hơn các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thấp. Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội phát triển, hội nhập do xu hướng phát triển tích cực của nền kinh tế tạo ra, sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vốn vay nợ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi đó. Trong trường hợp này, hiệu ứng đòn cân nợ sẽ phát huy tác dụng tích cực làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Như vậy có thể kết luận rằng: “Cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với cấu trúc tài chính.” 1.3 Cấu trúc tài chính của một số quốc gia trên thế giới Các quốc gia trên thế giới với hệ thống tài chính khá phức tạp về mặt cả về mặt cấu trúc lẫn chức năng. Với nhiều định chế khác nhau như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, thị trường chứng khoán và trái phiếu v.v... được chính phủ điều tiết. Hệ thống tài chính chuyển hàng tỷ đô la mỗi năm từ chủ thể tiết kiệm sang chủ thể có cơ hội đầu tư. Cấu trúc tài chính có thể được hiểu là cơ cấu của các kênh trung chuyển vốn này, hay cũng có thể hiểu, đó là cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp. Với tiếp cận đó, chúng ta cùng xét 4 nhóm chính trong cấu trúc vốn bên ngoài của doanh nghiệp:  Nợ ngân hàng chủ yếu gồm nợ từ các định chế nhận tiền gửi;  Nợ phi ngân hàng chủ yếu gồm nợ từ các trung gian tài chính khác;  Trái phiếu gồm các chứng khoán nợ dễ bán như trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu.  Cổ phiểu gồm vốn chủ sở hữu mới phát hành (từ thị trường chứng khoán). 6
  8. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 1.3.1 Các nước phát triển Biểu đồ cấu trúc tài chính của các nước đang phát triển Căn cứ vào các biểu đồ sử dụng vốn bên ngoài của các nước Hoa Kỳ, Đức, Nhật và Canada trong giai đoạn 1970-2000, có thể đưa ra một số nhận xét: Cổ phiếu không phải là nguồn tài chính bên ngoài quan trọng nhất với doanh nghiệp: giới truyền thông thường tập trung vào thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn bên ngoài với các doanh nghiệp. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Cổ phiếu 11% 8% 5% 12% 7
  9. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT Phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của doanh nghiệp: chứng khoán dễ bán, gồm cổ phiếu và trái phiếu cung cấp ít hơn một nửa vốn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. Việc phát hành chứng khoán không phải là nguồn tài chính quan trọng nhất. Hai điều này có thể được lý giải là do thông tin bất cân xứng – tình huống xảy ra đối với một giao dịch, khi bên cầu vốn nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư hơn so với bên cung vốn, khiến cho bên cung vốn không sẵn lòng đầu tư. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Chứng khoán 43% 15% 14% 27% Tài chính gián tiếp - qua trung gian tài chính - quan trọng hơn tài chính trực tiếp - doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ người cho vay trong thị trường tài chính: từ năm 1970, chưa tới 5% trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu được phát hành mới và ít hơn một phần ba cổ phiếu, được bán trực tiếp cho các hộ gia đình Mỹ. Phần còn lại được mua chủ yếu bởi các trung gian tài chính như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ. Những con số này cho thấy tài chính trực tiếp chiếm chưa tới 10% trong nguồn tài trợ bên ngoài ở các doanh nghiệp Mỹ. Ở các quốc gia khác, chứng khoán là nguồn tài chính ít quan trọng hơn so với Mỹ, nên tài chính trực tiếp còn kém quan trọng hơn tài chính gián tiếp nhiều. Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Trung gian tài chính 56% 86% 86% 74% Các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng, là nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất tài trợ cho các doanh nghiệp: nguồn vốn bên ngoài chủ yếu cho doanh nghiệp bao gồm các khoản cho vay của ngân hàng và trung gian tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, và các công ty tài chính. Ở các nước công nghiệp, các khoản vay ngân hàng là lớn nhất trong nguồn tài chính từ bên ngoài (hơn 70% ở Đức, Nhật Bản và hơn 50% ở Canada). Như vậy ngân hàng ở các nước này có vai trò quan trọng nhất trong việc tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp (các nước mà 8
  10. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT việc thu thập thông tin về các công ty tư nhân khó khăn, thì thị trường chứng khoán ít có vai trò quan trọng hơn trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng). Hoa Kỳ Đức Nhật Canada Nợ ngân hàng 18% 76% 78% 56% 1.3.2 Các nước đang phát triển Hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường tài chính. Thị trường cổ phiếu đã được chú ý phát triển trong thời gian gần đây, tuy nhiên, ở một số nước, qui mô thị trường cổ phiếu vẫn rất hạn chế. Mức độ vốn hoá trên thị trường cổ phiếu (của các công ty niêm yết) ở Indonesia 2008 là 19,3%; Phillipin là 31%, Thái lan là 37,7%, con số này ở Việt Nam năm 2008 là 10,6% GDP, năm 2009 là 38%. Thêm vào đó là tính thiếu ổn định cả về qui mô và về chỉ số giá của các thị trường này, trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng chưa phát triển. 2 THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 2.1 Khái niệm về thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó. Theo nghĩa hẹp nó hàm ý có sự khác biệt đáng kể về khối lượng và chất lượng thông tin đã được tích lũy đến thời điểm xác định giữa các đối tượng liên quan (các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường). Nghĩa là, một bên giao dịch có các thông tin liên quan trong khi bên kia không có hoặc không có đầy đủ. Thông tin bất cân xứng xảy ra có thể do nguồn thông tin khác nhau, thời điểm nhận tin khác nhau và trình độ nhận thức, ứng xử với thông tin khác nhau. Nguyên nhân là do những hạn chế của thị trường làm cho tốc độ truyền tin chậm, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin kém. Ngược lại, thông tin bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến thị trường kém hiệu quả. Thông tin bất cân xứng vừa là khách quan vừa là chủ quan. Tính khách quan là do cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế về truyền tải và cập nhật thông tin vào trong giá cả. Tính chủ quan là do sự thiếu nỗ lực cũng như chưa quan tâm đầu tư tìm kiếm khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thị trường. 9
  11. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 2.2 Hậu quả của thông tin bất cân xứng đến thị trường và cấu trúc tài chính Sự bất cân xứng thông tin là nguyên nhân chính khiến thị trường hoạt động không hiệu quả. Khi đó một bên có đầy đủ thông tin trong khi một bên lại thiếu hụt thông tin, do đó giá sẵn lòng mua sẽ không phản ánh đúng giá trị của đối tượng được giao dịch. Hậu quả của nó là chỉ những hàng hóa kém phẩm chất là đươc bán ra trên thị trường. Tất nhiên một khi một bên đã nhận thấy đươc giá trị thật của hàng hóa thì anh sẽ không mua nó, thị trường lao động trì trệ, vốn đổ vào những sản phẩm kém hiệu quả. Sự hiện diện của vấn đề bất cân xứng thông tin khiến thị trường chứng khoán như thị trường cổ phiếu và giấy tờ có giá hoạt động không hiệu quả trong việc chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người đi vay làm những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả không thể huy động đươc vốn đúng với giá trị thực của doanh nghiệp. Một thị trường mà mức độ bất cân xứng thông tin càng nghiêm trọng thì doanh nghiệp càng khó huy động vốn từ thị trường chứng khoán. 2.3 Chi Phí Giao Dịch và Cấu Trúc Tài Chính 2.3.1 Khái niệm chi phí giao dịch Theo Ronald Coase - năm 1937 trong bài viết “Bản chất của doanh nghiệp, ông đã cho rằng “… các lý thuyết kinh tế nhấn mạnh đến vai trò hiệu quả của cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng tại sao quá nhiều hoạt động kinh tế lại diễn ra ngoài phạm vi của hệ thống giá của thị trường…” Coase kết luận rằng: “Phải tồn tại một chi phí trên thị trường mà chỉ có cơ cấu doanh nghiệp có thể thể tiết kiệm được”. Ngành Kinh tế học chi phí giao dịch cũng bắt đầu từ công trình này và một số bài viết sau đó đã đưa ông đến giải thưởng Nobel năm 1991 về “khám phá và làm rõ tầm quan trọng của chi phí giao dịch và quyền sở hữu trong các cấu trúc tổ chức và cách vận hành của thị trường”. Theo Oliver Eaton Williamson (University of California, Berkeley), chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao dịch hay hợp đồng. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này. Tóm lại, Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện giao dịch tài chính như là: chi phí nghiên cứu thị trường, hoa hồng cho người môi giới, chi phí quản lý, chi phí thông tin…. Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra trong điều kiện một khi giao kèo đã thực hiện, các đối tác phụ thuộc vào nhau, nỗ 10
  12. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT lực các bên nhằm mang lại lợi ích cho chính mình, và không có khả năng lường trước những ràng buộc hợp đồng hiệu quả để tính đến tất cả các tình huống bất thường có thể xảy ra. Mỗi giao dịch này cũng làm tăng chi phí như đàm phán thêm, trì hoãn hoặc ngưng trệ sản xuất. Từ đó, các nhà kinh tế học xem các chi phí tổ chức và thực hiện các trao đổi là chi phí giao dịch. Ví dụ: Giả sử bạn có $ 5.000 bạn muốn đầu tư, và bạn nghĩ về việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bởi vì bạn chỉ có $ 5,000, bạn có thể chỉ mua một số lượng nhỏ cổ phiếu. Thậm chí nếu bạn sử dụng giao dịch trực tuyến, số lượng cổ phiếu bạn mua là quá nhỏ mà hoa hồng cho nhà môi giới chiếm một tỷ lệ lớn so với giá cổ phiếu bạn mua. Nếu thay vào đó bạn quyết định mua một trái phiếu, vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn, vì mệnh giá nhỏ nhất đối với một số trái phiếu bạn có thể muốn mua là lớn hơn $10.000, và bạn không có nhiều tiền để đầu tư. Bạn đang thất vọng và nhận ra bạn sẽ không thể sử dụng các thị trường tài chính để kiếm được lợi nhuận. Bạn có thể tự an ủi rằng bạn không phải người duy nhất bị cản trở bởi các chi phí giao dịch cao. Đây là một thực tế: Chỉ có khoảng một nửa số hộ gia đình Mỹ sở hữu chứng khoán. Bạn cũng phải đối mặt với một vấn đề khác vì chi phí giao dịch. Bởi vì bạn chỉ có một lượng nhỏ vốn có sẵn, bạn sẽ hạn chế số lượng các khoản đầu tư bởi vì một số lượng lớn các giao dịch nhỏ sẽ dẫn đến chi phí giao dịch rất cao. Nghĩa là, bạn phải đặt tất cả trứng vào một giỏ, và không có khả năng đa dạng hóa đầu tư làm bạn gặp rất nhiều rủi ro. 2.3.2 Các hình thức của chi phí giao dịch: Một cuộc trao đổi thông thường gồm có 3 bước: - Bước 1: Phải tìm được đối tác trao đổi. Hoặc tìm ai đó muốn mua những thứ bạn muốn bán. Hoặc bán những thứ bạn đang tìm mua. - Bước 2: Các đối tác trao đổi phải đi đến một thoả thuận. Thoả thuận đạt được thông qua những thương lượng thành công, có thể bao gồm cả việc soạn thảo bản hợp đồng. - Bước 3: Thực thi thoả thuận đã được đặt ra. Thực thi thoả thuận bao gồm cả việc giám sát thực hiện của các bên và trừng phạt đối với vi phạm hợp đồng. Vì một cuộc trao đổi gồm có 3 bước nên có thể chia ba bước nói trên của một vụ trao đổi là 3 hình thức chi phí giao dịch tương ứng:  Chi phí tìm kiếm  Chi phí mặc cả  Chi phí thực thi 11
  13. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT 2.3.3 Các yếu tố đến giá chi phí giao dịch Một cuộc trao đổi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này quyết định chi phí của một cuộc trao đổi cao hay thấp. Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì chi phí giao dịch cao và khi nào chi phí giao dịch thấp? Để kết luận được điều này thì phải xét vấn đề bằng cách xét ba thành phần chi phí của một cuộc trao đổi: - Xét chi phí tìm kiếm: Chi phí tìm kiếm có khuynh hướng cao đối với hàng hoá hay dịch vụ độc đáo, và thấp đối với hàng hoá hay dịch vụ đã được chuẩn hoá. - Xét chi phí mặc cả: Chi phí này thấp: đổi đơn giản, thông tin công khai. Chi phí này cao: cuộc trao đổi phức tạp, thông tin về các giá trị và giải pháp có tính riêng tư. Chi phí trao đổi thấp khi họ làm việc trực tiếp, ở gần nhau và ngược lại. Những trường hợp thoả thuận liên quan đến 3 bên hay nhiều hơn 3 bên thường tốn kém hơn, đặc biệt khi họ ở xa nhau. Cuối cùng, các bên muốn soạn thảo hợp đồng, và điều này cũng tốn kém bởi vì nó phải dự kiến nhiều yếu tố bất ngờ có thể phát sinh làm thay đổi giá trị trong thoả thuận. - Xét chi phí thực thi: Nó phát sinh khi một hợp đồng cần thời gian để hoàn thành. Một hợp đồng không cần thờigian để hoàn thành thì cũng không có chi phí thực thi. Thí dụ một cuộc trao đổi tức thì, trong đó tôi đưa cho bạn một đô la và bạn trao cho tôi một quả dưa hấu. Đối với nhữngvụ giao dịch phức tạp, thì việc giám sát hành vi và trừng phạt những vi phạm hợp đồng đòi hỏi phải tốn kém. Nói chung, chi phí thực thi là thấp khi dễ nhận biết những vi phạm hợp đồng và ít tốn kém khi áp dụng biện pháp trừng phạt. Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao dịch hay hợp đồng. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này. Quá trình trao đổi thông thường phát sinh chi phí, nhờ một người làm việc nhà cũng phát sinh nhiều chi phí liên quan, từ việc hỏi thăm người quen, đăng báo hoặc đến các trung tâm giới thiệu việc làm, các chi phí này trong một số trường hợp có thể bỏ qua, điều gì sẽ xảy ra nếu như người làm này hành động cơ hội? Một số trường hợp khác các chi phí này lại rất lớn, người ra quyết định sẽ phải thận trọng hơn. Chi phí giao dịch lúc này đóng vai trò như là một loại thuế cho giao dịch. Phạm vi của các chi phí này bao 12
  14. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT gồm tìm kiếm thông tin, đàm phán, giao kết và thực thi hợp đồng, kiểm soát thành quả… các chi phí này không trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất. Bảng 1 Tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch PHÂN LOẠI CHI PHÍ THẤP CHI PHÍ CAO Hàng hóa, dịch vụ được Chi phí tìm kiếm Hàng hóa, dịch vụ độc dáo chuẩn hóa Các quyền đơn giản, rõ Các quyền phức tạp, không chắc chắn ràng Ít bên tham gia Nhiều bên tham gia Các bên thân thiện Các bên thù nghịch Chi phí mặc cả Các bên quen biết Các bên xa lạ Hành vi hợp lý Hành vi vô lý Trao đổi ngay lập tức Trao đổi bị trì hoãn Không có điều xảy ra bất Nhiều điều xảy ra bất ngờ ngờ Chi phí giám sát thấp Chi phí giám sát cao Chi phí thực thi Xử phạt ít tốn kém Xử phạt tốn kém 2.3.4 Vai trò của chi phí giao dịch với cấu trúc tài chính Do chi phí giao dịch lớn nên nhiều người có số tiền nhỏ,mà số tiền nhỏ lại mua được rất ít cổ phiếu đồng thời chi phí để có thể mua những cổ phiếu đó lại rất lớn. Hoặc do mệnh giá trái phiếu thường lớn nên với số tiền nhỏ không thể mua nổi. Nên những người có số tiền nhỏ không dám tham gia thị trường tài chính. Những người có tiền lớn muốn tham gia thi trường tài chính cũng gặp khó khăn vì nếu danh mục đầu tư lớn thì sẽ làm chi phí giao dịch tăng lên. Nên với số tiền không đủ lớn thì sẽ có danh mục đầu tư hạn chế,điều này làm cho những nhà đầu tư nhỏ phải đối diện với rủi ro thực sự. 13
  15. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT Chính vì thế vai trò của những trung tâm tài chính là tiết kiệm chi phí giao dịch. Các trung gian tài chính có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch bởi vì họ đã phát triển các hoạt động chuyên nghiệp để giảm thiểu chi phí. Với quy mô lớn, trung gian tài chính có thể sử dụng ưu thế tiết kiệm từ quy mô – giảm chi phí giao dịch trên mỗi đồng tiền giao dịch do quy mô lớn của mỗi hợp đồng. Ví dụ, ngân hàng có đội ngũ chuyên gia của mình lập hợp đồng cho vay với chi phí rẻ hơn. 2.3.5 Các biện pháp giảm chi phí giao dịch Các biện pháp được đưa ra bao gồm: - Giảm thông tin bất cân xứng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. - Thành lập các công ty tài chính. - Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch cao. Trong đó có một số vấn đề cần phải giải quyết khi thực hiện các biện pháp này: - Làm thế nào tổ chức trung gian tài chính giảm chi phí giao dịch? Do những vấn đề gây ra bởi các chi phí giao khiến người tiết kiệm nhỏ bị cản trở tham gia thị trường tài chính và không thể được hưởng lợi từ chúng. May mắn thay, các trung gian tài chính, một phần quan trọng của cấu trúc tài chính, đã phát triển để giảm chi phí giao dịch và cho phép người tiết kiệm nhỏ và khách hàng vay để được hưởng lợi từ sự tồn tại thị trường tài chính. - Lợi thế kinh tế theo quy mô: Một giải pháp cho vấn đề của chi phí giao dịch cao là gộp các quỹ của nhiều nhà đầu tư với nhau để họ có thể tận dụng quy mô kinh tế, giảm chi phí giao dịch cho mỗi đồng đô la đầu tư khi quy mô của giao dịch tăng lên. Gộp các quỹ của nhà đầu tư với nhau làm giảm chi phí giao dịch cho mỗi nhà đầu tư cá nhân. Quy mô kinh tế tồn tại bởi vì tổng chi phí thực hiện một giao dịch trong thị trường tài chính tăng không đáng kể khi quy mô giao dịch tăng lên. Ví dụ, chi phí giao dịch mua 10,000 cổ phiếu cũng không lớn hơn nhiều so với chi phí một giao dịch mua 50 cổ phiếu. Sự hiện diện của lợi thế kinh tế theo quy mô trong thị trường tài chính giúp giải thích lý do tại sao những trung gian tài chính phát triển và đã trở thành một phần quan trọng của cấu trúc tài chính. Ví dụ rõ ràng nhất của một trung gian tài chính phát sinh vì lợi thế kinh tế theo quy mô là quỹ tương hỗ. Quỹ tương hỗ là một trung gian tài chính, bán cổ phần cho các cá nhân và sau đó đầu tư tiền vào trái phiếu hoặc cổ phiếu. Bởi vì nó mua khối lượng lớn cổ phiếu, trái phiếu, một quỹ tương hỗ có thể tận dụng lợi thế chi phí giao dịch thấp hơn. Các khoản tiết kiệm chi phí sau đó được chuyển cho các nhà đầu tư cá nhân sau khi các quỹ tương hỗ thực hiện cắt giảm chi phí quản lý để quản lý tài khoản của họ. 14
  16. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT Một lợi ích nữa cho các nhà đầu tư cá nhân là một quỹ tương hỗ là đủ lớn để mua một danh mục chứng khoán đa dạng. Việc đa dạng hóa tăng cho các nhà đầu tư cá nhân làm giảm rủi ro, có danh mục đầu tư tốt hơn. Lợi thế kinh tế theo quy mô cũng rất quan trọng trong việc làm giảm các chi phí của những thứ như công nghệ máy tính mà các tổ chức tài chính cần phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Một khi quỹ tương hỗ lớn đầu tư tiền thiết lập một hệ thống viễn thông, ví dụ, hệ thống có thể được sử dụng cho một số lượng lớn giao dịch với chi phí thấp hơn. - Chuyên môn: Trung gian tài chính cũng có khả năng phát triển chuyên môn để giảm chi phí giao dịch. Chuyên môn của họ trong công nghệ máy tính cho phép họ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích như gọi điện thoại miễn phí để biết thông tin về các khoản đầu tư của họ đang làm tốt như thế nào và viết séc trên tài khoản của họ. Một kết quả quan trọng của chi phí giao dịch của trung gian tài chính thấp là khả năng để cung cấp cho khách hàng là tính thanh khoản để thực hiện giao dịch dễ dàng. Quỹ tương hỗ không phải chỉ trả cho các cổ đông mức lãi s uất cao, mà còn cho phép họ viết séc để thuận tiện để chi trả hóa đơn. 2.4 Lựa Chọn Đối Nghịch 2.4.1 Khái niệm lựa chọn đối nghịch Lựa chọn đối nghịch (Adverse selection) là vấn đề thông tin bất cân xứng hình thành truớc khi giao dịch xảy ra, những người không có khả năng trả nợ thường tìm mọi cách để vay tiền, nói cách khác, những người tạo ra kết cục không mong muốn lại là những người muốn tham gia vào giao dịch nhất. Chẳng hạn những người mạo hiểm liều lĩnh thường là những người muốn vay tiền nhất. Do sự lựa chọn đối nghịch làm tăng khả năng một khoản cho vay trở thành nợ xấu, nên nguời cho vay có thể quyết định không cho vay nữa, mặc dù cơ hội cho vay có lợi trên thị trừơng. Nói một cách tổng quát, lựa chọn đối nghịch là những quyết định sai lầm của một bên tham gia giao dịch mà nguyên nhân là do thông tin bất cân xứng. 2.4.2 Sự hình thành lựa chọn đối nghịch: Lựa chọn đối nghịch thường hình thành trên bất kỳ thị trường nào xuất hiện thông tin bất cân xứng. Do không có đủ thông tin liên quan đến giao dịch nên một trong các bên tham gia sẽ đưa ra những quyết định sai lầm. Chính vì vậy, người cho vay có thể quyết định không cho vay bất kỳ khoản tiền nào nhằm tránh rủi ro vỡ nợ, như vậy đã loại trừ cả những người đi vay có khả năng trả nợ tốt. Chẳng hạn trên thị trường tín dụng, người cho vay không nắm bắt đầy đủ thông tin người vay tiền sẽ tính một mức lãi suất cho vay có phần bù rủi ro. Tình trạng thông tin bất cân xứng dẫn đến cuối cùng chỉ toàn cho vay những dự án rủi ro cao hoặc không chấp nhận 15
  17. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT cho vay. Người cho vay đã thực hiện một lựa chọn đối nghịch thay vì cho những khách hàng có mức tín nhiệm cao vay thì họ lại chọn những khách hàng có mức tín nhiệm thấp. Trên thị trường chứng khoán, lựa chọn đối nghịch hình thành khi các nhà đầu tư không biết thông tin về cổ phiếu các công ty khác nhau nên có thể định giá không chính xác hoặc mua cổ phiếu một công ty định giá cổ phiếu không chính xác, rủi ro cao. Ví dụ: một người có một khoản tiền nhàn rỗi là 1.000 USD. Trên thị trường có hai ngừơi vay tiền, người B chỉ vay tiền khi đảm bảo khỏan đầu tư của mình sẽ có lợi, C thì liều lĩnh hơn với những mối đầu tư lớn hơn với lợi nhuận rất cao, sẽ chủ động đi vay và có khả năng vay nợ cao hơn. Tuy nhiên do thông tin bất cân xứng, A không biết đầy đủ thông tin của B và C nên quyết định không cho vay, mặc dù có thể B (có khả năng trả nợ) đi vay để đầu tư vào những dự án giá trị. Như vậy ta có thể thấy rằng thông tin bất cân xứng càng lớn thì sự hình thành lựa chọn đối nghịch càng cao. 2.4.3 Các công cụ giải quyết sự lựa chọn đối nghịch 2.4.3.1 Sự tạo ra và bán thông tin của tư nhân Lời giải cho vấn đề thông tin bất cân xứng dẫn đến những lựa chọn đối nghịch đó là những người cung cấp vốn phải được cung cấp các thông tin chi tiết về những người đang cần vốn để quyết định tài trợ hay không cho các hoạt động đầu tư. Khi đó, các công ty tư nhân ra đời. Họ tiến hành thu thập các thông tin và tạo ra thông tin nhằm giúp phân biệt các doanh nghiệp, cá nhân là tốt hay yếu kém, và bán nó cho những người cần thông tin. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khả năng tồn tại của những kẻ ăn theo, nghĩa là những kẻ không sẵn sàng bỏ tiền ra để mua thông tin nhưng vẫn được hưởng lợi từ thông tin do người khác mua. Nếu vấn đề người ăn theo diễn ra trong thời gian đủ dài, thì việc hưởng lợi từ thông tin sẽ không còn nữa. Từ đó, người mua thông tin sẽ cảm thấy không còn nhu cầu để mua thông tin nữa, nếu nhiều người đều nghĩ như vậy, thì các thông tin tạo ra và bán thông tin sẽ không còn hoạt động được nữa. Ví Dụ: PCB trở thành trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên được hoạt động tại Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai hoạt động này. PCB sẽ cung cấp dịch vụ gồm các loại báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể nhân. Các 16
  18. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT thông tin này cũng sẽ được cung cấp cho các ngân hàng, giúp nhà băng có cơ sở thực hiện các quyết định cho vay và quản lý dư nợ. 2.4.3.2 Biện pháp điều hành của chính phủ để tăng thông tin Chính phủ có 2 cách để tác động vào thị trường tài chính để giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch. Cách 1: Chính phủ sẽ đứng ra là người thu thập thông tin và cung cấp miễn phí cho công chúng. Tuy nhiên, với cách này, chính phủ buộc phải công bố tất cả các thông tin, kể cả thông tin tiêu cực về doanh nghiệp, việc làm có thể rất khó về mặt chính trị, độ tin của thông tin được cung cấp chưa cao. Cách 2: Biện pháp điều hành của chính phủ đối với thị trường chứng kkhoán sao cho các doanh nghiệp tự giác cung cấp thông tin chân thực về mình nhiều đến mức đủ để các nhà đầu tư có thể tự nhận định là doanh nghiệp đang làm ăn tốt hay yếu kém. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng được tạo ra hiệu quả tốt trong trường hợp các công ty kiểm toán cấu kết với doanh nghiệp để tạo ra nguồn thông tin không trung thực với thực tế doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, biện pháp điều hành của chính phủ làm tăng thông tin cho nhà đầu tư vẫn là cần thiết để cắt giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch, vấn đề cản trở sự vận hành có hiệu quả của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, ngay cả khi các doanh nghiệp có cung cấp thông tin đầy đủ đi chăng nữa thì họ vẫn có nhiều thông tin hơn nhà đầu tư, bởi vì ngoài thông tin do các con số thống kê mang lại thì vẫn còn cần nhiều thông tin khác để đánh giá hoạt động một doanh nghiệp. Do vậy, sự điều hành của chính phủ cũng không thể nào loại bỏ được hoàn toàn vấn đề lựa chọn đối nghịch. Theo Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các báo báo tài chính. Mặt khác, tại hầu hết các tổ chức tín dụng chưa yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán. Một doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo kế toán (thường là 3). Một dùng để báo cáo thuế . Một dùng để cáo bạch. Một dùng cho nội bộ . Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào. 17
  19. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT Ví dụ: Scandal Enron Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc. Điều trần trước Quốc hội Mỹ trong tháng trước, Tổng giám đốc điều hành Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay cả khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra. Trước đó hai năm, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ Arthur Levitt yêu cầu các công ty không nhận phí kiểm toán do lo ngại tiêu cực dễ nảy sinh, nhưng ông đã vấp phải sự phản đối quyết liệt. Sự cố đang xảy đến với Andersen có khả năng biến đề xuất của Levitt thành sự thật. 2.4.3.3 Các trung gian tài chính Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính. Các Trung gian tài chính, ví dụ như Ngân hàng, là chuyên gia trong việc thu thập và tạo ra thông tin về doanh nghiệp sao cho mọi người có thể phân biệt giữa cơ hội cho vay tốt và xấu. Sau đo, họ sẽ sử dụng nó để thu hút nguồn vốn tiết kiệm, cho vay những doanh nghiệp mà họ đánh giá là hoạt động tốt. Mức lợi nhuận sinh ra từ chênh lệch giữa lãi tiền gửi và lãi đi vay cho phép Ngân hàng tham gia và hoạt động tạo ra thông tin. Vai trò của Ngân hàng với tư cách là người trung gian nắm giữ hầu hết các khoản cho vay không thể mua bán, lại là chìa khóa thành công trong việc làm giảm bớt vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính. Đối với những nước có thị trường chứng khoán phát triển, thông tin về doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng thu thập. Do đó, vai trò của Ngân hàng trong việc thu thập và tạo ra thông tin có phần giảm sút. 2.4.3.4 Vật thế chấp Sự lựa chọn đối nghịch chỉ cản trở sự vận hành của thị trường tài chính nếu người cho vay phải chịu tổn thất, người đi vay không có khả năng hoàn trả tiền vay 18
  20. Nhóm 1: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH GVHD: TS. DIỆP GIA LUẬT và bị vỡ nợ. Vật thế chấp được trao cho người cho vay, trong trường hợp người đi vay vỡ nợ, vật thế chấp sẽ làm giảm bớt tổn thất của sự lựa chọn đối nghịch. Bất động sản (BĐS) thường được chọn là vậy thế chấp phổ biến ( nêu đề mục trong slide) - Nhờ tính cố định mà khi nhận BĐS làm tài sản, các ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau cho vay;không nhiều chi phí quản lý tài sản. - Tính thanh khoản và khả năng xử lý tài sản là BĐS khi khách hàng không trả được nợ vẫn cao hơn nhiều tài s ản khác nhờ tính khan kiếm. - BĐS là tài sản ít hao mòn. Trong khi các tài sản khác, giá trị và giá trị sử dụng thường giảm, thậm chí giá trị của tài s ản có thể giảm từ 10% đến 20% ngay sau khi nhận như xe cộ, máy móc thiết bị. - Giá chuyển nhượng BĐS trong thực tế thường tăng trong dài hạn, mặc dù trong ngắn hạn dưới sự tác động của khủng hoảng nhà đất, chu kỳ kinh tế, các qui định của chính quyền hoặc những nguyên nhân khác có thể sụt giảm ở một số khu vực, một số phân khúc thị trường. - BĐS là một trong số những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó mà việc xác nhận chủ sở hữu/s ử dụng tương đối dễ dàng. Bất kỳ một sự thay đổi như mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, theo qui định đều phải qua công chứng và Hệ thống pháp luật liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu, sử dụng, giao dịch dù còn nhiều bất cập song vẫn được đánh giá là khá đầy đủ so với các qui định trong các lĩnh vực khác. 2.4.3.5 Giá trị ròng Giá trị ròng của một doanh nghiệp còn được gọi là phần chênh lệch giữa tài s ản và các khoản nợ của doanh nghiệp đó, nếu xét trong một hợp đồng vay, thì nó chính là vốn đối ứng của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng khác mà nhà đầu tư có thể tham khảo trước khi ra quyết định đó là tài sản ròng của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, với các công ty có giá trị tài s ản ròng càng cao, xu hướng đầu tư vào những dự án rủi ro lớn sẽ giảm xuống do công ty có nhiều thứ để mất. Bên cạnh đó, giá trị ròng biểu hiện cho giá trị tài s ản dự trữ để hoàn trả số tiền vay. Bới vậy, đối với các doanh nghiệp có giá trị ròng cao muốn vay tiền, thì hậu quả từ việc lựa chọn đối nghịch sẽ ít nghiêm trọng hơn và người cho vay sẽ dễ dàng cho vay hơn. “Các công ty càng có giá trị tài s ản ròng cao, càng ít khả năng bị vỡ nợ.. Công ty có giá trị tài sản ròng càng cao, ý muốn xử sự của họ càng theo chiều hướng mà 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2