TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam
lượt xem 96
download
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực đến kinh tế thế giới đang chứng tỏ dần những tiến bộ của văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, cùng với thực hiện Hiệp định về thuế quan AFTA và việc đã chính thức gia nhập WTO từ năm 2007, thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó nước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam
- TIỂU LUẬN Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam
- LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực đến kinh tế thế giới đang chứng tỏ dần những tiến bộ của văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, cùng với thực hiện Hiệp định về thuế quan AFTA và việc đã chính thức gia nhập WTO từ năm 2007, thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó nước ta đã và đang tiến hành công cuộc hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống thuế để bắt kịp với những tiến bộ trong thời kì đổi mới. Trên thế giới, thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng được coi là một trong các nguồn thu ngân sách quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn chi chủ yếu cho các hoạ t động hành chính sự nghiệp như: văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng… Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế và người bán hàng là người nộp thuế. Thuế là được coi là công cụ điều tiết công bằng xã hội, t hu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết từ khu vực có thu nhập cao để giải quyết các vấn đề của người nghèo, hạn chế sự chênh lệch quá mức trong các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế. Trong Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 luật thuế Giá trị gia tăng đã được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Sau hơn 12 năm thực hiện luật thuế này, nước ta cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: điều chỉnh về phạm vi áp dụng về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế…Luật thuế được áp dụng đã góp phần thúc đấy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những điểm tích cực thì ta cũng kể đến những tiêu cực như tạo hai “sân chơi” không bình đẳng, lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước để làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, lợi dụng những kẻ hở để trốn lậu thuế… Vấn đề đặt ra là phải nhận biết được những tồn tại thiếu xót đó, tìm ra những giải pháp tích cực nhất để nhanh chóng hoàn thiện và dần đi đến ổn định để thuế GTGT phát huy tác dụng của nó cũng như tính ưu việt một cách có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế nước ta. Vậy làm thế nào để thuế GTGT trở thành một sắc thuế tiến bộ, góp phần thúc đẩy thúc đẩy sản xuất tạo nguồn thu nhập ổn định, dồi dào cho ngân sách, phù hợp với sự phát [Type text] Page 1
- triển của nền kinh tế Việt Nam? Đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản lí cũng như nhà lập pháp. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, là sinh viên ngành quản trị kinh doanh có điều kiện nghiên cứu về môn thuế, chúng em xin trình bày một đề tài về thuế GTGT với nội dung: “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam”. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng, song trong quá trình làm bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn đọc để nhóm hoàn thiện hơn bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn ! DANH SÁCH NHÓM ĐÁNH GIÁ HỌ TÊN STT MSSV (%) NGUYỄN HOÀNG ÂN 10248531 1 NGUYỄN THỊ HƢỜNG 10077201 2 PHẠM ANH 10225021 3 MINH PHẠM HOÀNG 10270511 4 MINH VŨ THỊ HOÀNG 10271581 5 MAI NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT 10265971 6 ĐÀO THANH NHÀN 10293661 7 ĐOÀN THỊ THANH TÂM 10237561 8 NGUYỄN HỮU VŨ (NT) 10229671 9 [Type text] Page 2
- MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG............................................................................... 4 1.1 KHÁI NIỆM: .................................................................................................................................................. 4 1.2 CHẶNG ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM: ................................................................. 4 1.3 ĐÔI NÉT VỀ THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. ........................................................................................................ 5 1.3.1 Đối tượng chịu thuế GTGT ................................................................................................................ 5 1.3.2 Người nộp thuế GTGT ....................................................................................................................... 5 1.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT ..................................................................................................... 6 1.3.4 Căn cứ tính thuế GTGT ..................................................................................................................... 8 a/ Giá tính thuế ...................................................................................................................................................... 8 b/ Thuế suất......................................................................................................................................................... 10 1.3.5 Phương pháp tính thuế ....................................................................................................................11 a/ Phƣơng pháp khấu trừ thuế ............................................................................................................................ 11 b/ Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT ........................................................................................................... 11 1.3.6 Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ ................................................................................12 1.3.7 Đăng kí, kê khai, nộp thuế ...............................................................................................................12 a/ Đăng kí thuế .................................................................................................................................................... 12 b/ Kê khai thuế và nộp thuế GTGT ...................................................................................................................... 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM. .............................................................................16 2.1 VỀ DIỆN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KHÔNG CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG : ..............................................................16 2.2 VỀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG: ......................................................................................................21 2.3 VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƢỢC KHẤU TRỪ, ĐƢỢC HOÀN THUẾ ......................................................................................23 2.4 VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN .............................................................................................................................25 PHẦN 3: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM .......27 3.1 VỀ CHÍNH SÁCH .........................................................................................................................................27 3.1.1 về đối tượng chịu thuế .....................................................................................................................27 3.1.2 Về thuế suất .....................................................................................................................................29 3.1.3 về phương pháp tính thuế ...............................................................................................................30 3.1.4 Về chế độ hóa đơn chứng từ ...........................................................................................................31 3.1.5 khấu trừ kê khai thuế, hoàn thuế .....................................................................................................32 3.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN THUẾ...............................................33 3.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN .......................................................................................................34 PHẦN 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. ...35 4.1. VỀ CHÍNH SÁCH ........................................................................................................................................35 4.1.1. Đối tượng chịu thuế ........................................................................................................................35 4.1.2. Thuế suất ........................................................................................................................................36 4.1.3. Phương pháp tính thuế ...................................................................................................................37 4.1.4. Hóa đơn, chứng từ ..........................................................................................................................37 4.1.5. Khấu trừ, kê khai, hoàn thuế GTGT ...............................................................................................38 4.1.6. Vấn đề ưu đãi thuế .........................................................................................................................39 4.1.7. Chuẩn hóa các quy định pháp luật về thuế GTGT .........................................................................40 4.2. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ .................................................................................................................................40 4.2.1. Cơ chế tự khai – tự nộp ..................................................................................................................40 4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện công tác quản lý thuế ........................................................41 4.2.3. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên ..........................................................................................42 PHẦN 5: KẾT LUẬN .........................................................................................................................................44 [Type text] Page 3
- PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1 Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước; 1.2 Chặng đường phát triển của luật thuế GTGT tại Việt Nam: 10/05/1997 Quốc hội Luật 02/1997/QH9 Về thuế giá trị gia tăng 17/06/2003 Quốc hội Luật 07/2003/QH11 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng 2 /11/2005 Quốc hội Luật 57/2005/QH11 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT 08/12/2008 Chính phủ Nghị định 123/2008/NĐ-CP Về việc quy định chi tiết và hướng ẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 26/12/2008 Bộ Tài chính Thông tƣ 129/2008/TT-BTC Về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 31/12/2008 Bộ Tài chính Thông tƣ 134/2008/TT-BTC Về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam [Type text] Page 4
- 11/03/2009 Bộ Tài chính Thông tƣ 45/2009/TT-BTC Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở sản xuất thủy điện 02/06/2009 Bộ Tài chính Thông tƣ 112/2009/TT-BTC Về việc hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải 16/04/2010 Bộ Tài chính Thông tƣ 55/2010/TT-BTC Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố 27/09/2010 Bộ Tài chính Thông tƣ 15 /2010/TT-BTC Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các c quan báo chí 21 01/2011 Bộ Tài chính Thông tƣ 09/2011/TT-BTC Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 1.3 Đôi nét về thuế GTGT tại Việt Nam. 1.3.1 Đối tƣợng chịu thuế GTGT Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nư ớc ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế bên dưới đây. 1.3.2 Ngƣời nộp thuế GTGT Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh (CSKD)) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu). [Type text] Page 5
- 1.3.3 Đối tƣợng không chịu thuế GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. 5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền sử dụng đất. 7.1. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học; bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện); bảo hiểm tai nạn hà nh khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm người đình sản; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân; bảo hiểm người sử dụng điện; bảo hiểm bồi thường người lao động, bảo hiểm sức khỏe và các bảo hiểm khác liên quan đến con người, chăm sóc sức khỏe con người; 7.2. Bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; 7.3. Tái bảo hiểm; 7.4. Đào tạo đại lý bảo hiểm; 7.5. Bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung. 8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. [Type text] Page 6
- 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. 17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. 19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. [Type text] Page 7
- 20. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính. 22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. 23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ. 24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. 25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này. 1.3.4 Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất a/ Giá tính thuế - Giá tính thuế được quy định như sau: + Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; + Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu; [Type text] Page 8
- + Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; + Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT; Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT; Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài; + Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; + Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT; + Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị; + Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước; + Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT; + Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế Giá thanh toán GTGT = 1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%) - Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà CSKD được hưởng. - Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân [Type text] Page 9
- trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. b/ Thuế suất - Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến - Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây: + Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; + Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; + Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; + Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; + Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định được miễn thuế GTGT + Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; + Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm theo quy định; + Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; + Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; + Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu; + Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; [Type text] Page 10
- + Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứ u, thí nghiệm khoa học; + Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; + Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT + Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. - Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường và các hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không nằm trong diện chịu các mức thuế suất 0% và 5%. 1.3.5 Phƣơng pháp tính thuế Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. a/ Phương pháp khấu trừ thuế - Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau: + Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; + Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT; + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này. - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. b/ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT - Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được quy định như sau: + Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT; [Type text] Page 11
- + GTGT được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. - Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + CSKD và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; + Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý. 1.3.6 Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ - Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây: + CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn GTGT; hoá đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT mà trên hóa đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế GTGT, trừ trường hợp được quy định. + CSKD nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT sử dụng hoá đơn bán hàng. - Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế GTGT. 1.3.7 Đăng kí, kê khai, nộp thuế a/ Đăng kí thuế - CSKD kể cả các công ty,nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc CSKD chính phải đăng ký nộp thuếvới Cục thuế hoặc Chi cục thuế nếu là cá nhân kinh doanh về địa điểm kinhdoanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộpthuếvà các chỉ tiê u liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quanthuế. Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là10 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh và cấp con dấu; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. [Type text] Page 12
- - Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinhdoanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang các địa điểm khác, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia, tách hay thành lập các Công ty, nhà máy, xí nghiệp,chi nhánh, cửa hàng mới... phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày trước khi có sự thay đổi đó - Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính ở một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc, như Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trực tiếp bán hàng ở một địa phương khác thì CSKD phải đăng ký nộp thuếvới cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phảiđăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộcđóng trụ sở. Riêng các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát,thiết kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. - Cơ sở xây dựng, lắp đặt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. Trường hợp xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) do các cơ sở phụ thuộckhông có tư cách pháp nhân như tổ, đội, ban quản lý công trình thực hiện...thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quanthuế địa phương nơi xây dựng công trình. - Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh the o phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhânnhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuếnơi kinh doanh. - CSKD thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuếtrực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kếtoán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế GTGT đúng chế độ và tự nguyện đăngký thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được ápdụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở phải lập và gửi bảnđăng ký nộp thuế (theo mẫu số 09/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này)cho cơ quan thuế nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế khi nhận đượcđăng ký của cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kịp thời cho cơ sở vềviệc được áp dụng hay không được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấutrừ thuế GTGT (nêu rõ lý do không được áp dụng) trong thời hạn chậm nhấtlà 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở. Cơ sở chỉ được thựchiện nộp th uế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báocho áp dụng. Những cá nhân [Type text] Page 13
- (hộ) kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báocho áp dụng. Những cá nhân (hộ) kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế th eo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã được áp dụng nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế, nếu trong quá trình thực hiện, cơ sở không thực hiện đúng cácđiều kiện quy định thì cơ quan thuế áp dụng biện pháp ấn định thuế phải nộpvà ra thông báo đình chỉ việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Về việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinhdoanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có tráchnhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho CSKD. b/ Kê khai thuế và nộp thuế GTGT * Kê khai thuế: - CSKD tự tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng theo mẫu tờ khai do Bộ Tài Chính ban hành. - CSKD phải gửi các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT. - Thời hạn nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế là ngày 20 của tháng tiếp theo. Ngày nộp tờ khai được xác định là ngày bưu điện đóng dấu gửi đi (đối với trường hợp gửi tờ khai qua bưu điện) hoặc là ngày CSKD nộp tờ khai trực tiếp tại cơ quan thuế. Kê khai điều chỉnh: - Sau khi đã nộp tờ khai cho cơ quan thuế, nếu CSKD có sự sai sót, nhầm lẫn về số liệu đã kê khai, CSKD có trách nhiệm kê khai điều chỉnh với cơ quan thuế như sau: + Nếu còn trong thời hạn kê khai theo quy định thì CSKD lập và nộp tờ khai thay thế cho tờ khai đã gửi cơ quan thuế. + Nếu quá thời hạn quy định thì kê khai điều chỉnh tại các dòng kê khai điều chỉnh của kỳ phát hiện sai sót (CSKD phải gửi kèm theo bản giải trình kê khai điều chỉnh thuế GTGT). - CSKD thực hiện thí điểm không phải thực hiện quyết toán thuế hàng n ăm với cơ quan thuế, nhưng hàng tháng, CSKD phải rà soát hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán của tháng trước để kịp thời phát hiện những khoản thuế còn để sót chưa kê khai hoặc số thuế nộp [Type text] Page 14
- chưa đúng với số thuế phải nộp để kịp thời kê khai điều chỉnh, bổ sung vào tờ khai của tháng tiếp theo. * Nộp thuế - Hàng tháng, CSKD nộp tiền thuế GTGT vào ngân sách nhà nước theo số đã kê khai. Thời hạn nộp thuế GTGT chậm nhất không quá thời hạn nộp tờ khai thuế của tháng kê khai (ngày 25 của tháng tiếp theo). Đối với những CSKD nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng ký nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; đối với CSKD nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế vào ngân sách nhà nước được xác định là ngày cơ quan kho bạc nhận tiền thuế. * Kê khai, nộp thuế trong trƣờng hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu, giao, bán khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nƣớc: - CSKD phải thực hiện kê khai số thuế phát sinh đến thời điểm CSKD thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. - CSKD phải nộp tờ khai thuế và nộp hết số thuế GTGT còn thiếu vào ngân sách nhà nước chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán , khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp có số thuế nộp thừa hoặc chưa khấu trừ hết, CSKD sẽ được cơ quan thuế hoàn trả theo các quy định hiện hành. [Type text] Page 15
- PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM. Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997, trong quá trình triển khai thực hiện đã được sửa đổi, bổ sung vào những năm đầu nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Luật thuế giá trị gia tăng đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế giá trị gia tăng còn bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới: 2.1 Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng : Luật năm 1997 quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. (Hiện nay, Điều 5 luật thuế GTGT quy định có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế.) Quy định này là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta thời gian qua, tuy nhiên trong quá trình thực hiện và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hoá, dịch vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không còn phù hợp, gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không được tính thuế giá trị gia tăng cho người mua, như vậy, toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh sẽ không được khấu trừ mà phải tính và o giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của những hàng hoá, dịch vụ này trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, cần rà soát để chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế giá trị gia tăng quy định một số dịch vụ tài chính cụ thể thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nên trong thực tiễn thi hành, cùng với quá trình hội nhập và sự phát triển của thị trường tài chính đã xuất hiện ngày càng nhiều các dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, như: dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán, bán ngoại tệ,... (gọi [Type text] Page 16
- chung là các dịch vụ tài chính phái sinh) và các giao dịch chuyển nhượng vốn. Vì vậy, các dịch vụ tài chính mới này cần được bổ sung vào Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. *** Tại Khoản 4 Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định: “Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; Thiết bị, máy móc, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí”; Tại thời điểm khi ban hành Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 thì quy định này là phù hợp với điều kiện của nước ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có nhiều dự án đầu tư có công nghệ mới vào sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư thay thế hàng nhập khẩu. Trên thực tế việc xác định máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư loại trong nước chưa sản xuất được để làm căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thường không kịp thời. Để đảm bảo công bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu - phát triển, sản xuất ra những máy móc, thiết bị, vật tư mới cung cấp cho nền kinh tế và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài nước, về nguyên tắc cần thiết chuyển nhóm hàng hoá này sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng . Mặc dù vậy, đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vẫn cần phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thông qua không thu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu đối với nhóm hàng hoá nêu trên sử dụng trực tiếp cho hoạt động này. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ dầu khí do sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng có giá trị lớn, trong nước chưa có khả năng sản xuất được, trong khi sản phẩm đầu ra là dầu thô xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, doanh nghiệp không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên cần thiết tiếp tục duy trì ở diện không chịu thuế. Vì vậy , tại khoản 17, Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã đưa ra nội dung sửa đổi như sau: [Type text] Page 17
- “ Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.” *** Đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ là hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu; điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nƣớc: Tại Khoản 10, Khoản 17, Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định: “Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu”; “Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng . Quy định này là phù hợp với thực tiễn thời gian qua vì các hoạt động này chủ yếu do các đơn vị sự nghiệp thực hiện bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Đến nay, thực hiện chủ trương xã hội hoá, Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo phương thức Nhà nước đặt hàng, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư. Việc tiếp tục áp dụng không chịu thuế đối với những hàng hoá, dịch vụ này sẽ không còn phù hợp, không khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, ảnh hưởng đến chủ trương xã hội hoá. Do đó, tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 hai nhóm hàng hoá, dịch vụ nêu trên đã được chuyển vào diện chịu thuế để đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ này được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trường hợp cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo phương thức Nhà nước đặt hàng thì Nhà nước bố trí đủ kinh phí để doanh nghiệp nộp thuế. [Type text] Page 18
- *** Đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ là vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế: Tại Khoản 22 Điều 4, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định: “Vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế” thuộc diện không chịu thuế. Quy định này là phù hợp với thực tiễn thời gian qua do năng lực vận tải quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Đến nay, đội tàu vận tải quốc tế của Việt Nam đã phát triển, nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào mà phải tính vào chi phí làm tăng giá cước vận tải, từ đó, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải Việt Nam với các hãng vận tải nước ngoài. Vì vậy, tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã chuyển “Vận tải quốc tế” sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0% (quy định tại khoản 1, Điều 8 của Luật); hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng v ới thuế suất tương ứng của từng hàng hoá, dịch vụ. *** Đối với nhóm dịch vụ là chuyển nhƣợng vốn và các dịch vụ tài chính phái sinh: Để phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung đã quy định một số dịch vụ tài chính cụ thể thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng . Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, cùng với quá trình hội nhập và sự phát triển của thị trường tài chính đã xuất hiện nhiều các dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, như: dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ,...(gọi chung là các dịch vụ tài chính phái sinh) và các giao dịch chuyển nhượng vốn. Vì vậy, tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 đã có quy định bổ sung Chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tài chính phái sinh vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng để đảm bảo bao quát được các dịch vụ mới phát sinh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể tại khoản 8, Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 có quy định: “8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật”. Các dịch vụ chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh khi cung cấp ra nước ngoài cũng không được áp dụng thuế suất 0% (quy định tại khoản 1, Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008). [Type text] Page 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
53 p | 1722 | 225
-
Tiểu luận : " Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê "
52 p | 617 | 217
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
42 p | 946 | 187
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Intimex
35 p | 793 | 168
-
Tiểu luận “Thực trạng và giải pháp phát triển các loại thị trường”
22 p | 535 | 127
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
11 p | 404 | 106
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
39 p | 1004 | 104
-
TIỂU LUẬN:Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lí nhà nước về đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.Lời nói đầuĐất đai là tài nguyên quí giá của mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trá
72 p | 406 | 98
-
Bài tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
26 p | 628 | 90
-
Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài
33 p | 220 | 89
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm thu, thất thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
23 p | 403 | 88
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội
9 p | 513 | 79
-
Tiểu luận:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ĐHQG-HCM
22 p | 276 | 48
-
Tiểu luận - Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
46 p | 210 | 48
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước
36 p | 161 | 23
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
23 p | 154 | 13
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp
14 p | 119 | 12
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM
7 p | 122 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn