Tiểu luận: Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
lượt xem 242
download
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
- Tiểu luận Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
- MỤC LỤC Phần I - Mở đầu Phần II – kết quả nghiên cứu 1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. a- Ý nghĩa lí luận: b- Ý nghĩa thực tiễn: 2. Thực trạng việc phân loại rác a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi chôn lấp rác tại huyện Gia Lâm. b- Phân loại rác thải tại nguồn 3. Giải pháp Phần III – Kết luận
- Phần I - Mở đầu Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê của Hội thảo xây dựng chiến l ược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung b ình tổng lượng chất thải hàng năm trên 49 ngàn tấn thì trong đó có 55% chất thải công nghiệp, 1% chất thải y tế và 44% chất thải gia cưi. Bên cạnh đó, ở Đô thị trong cả nước số chất thải rắn mỗi năm l à 9.939.103 tấn rác thải rắn, trong đó có tới 76,31% là chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư. Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị.( Nguồn: trích theo TS. Mai Thanh Truyết, tạp chí khoa học và môi trường, vnn.) Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các nhà chuyên môn mà ngay c ả người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, tôi xin chọn đề tài : “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”.
- Đề tài tập trung vào “ tìm hiểu về thái độ, nhận thức và hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng ta có thể đưa ra một bức tranh chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề môi trường.
- Phần II – kết quả nghiên cứu 1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. a- Ý nghĩa lí luận: Việc nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. Trường hợp nghiên cứu tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội, Trong bối cảnh kinh tế cũng như xã hội ngày càng phát triển, mong muốn tôi thực hiện: Học được phương pháp nghiên c ứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu. Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức, thái độ và hành vi trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân đối với môi trường. Qua các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế của tôi thông qua việc sử dụng các công cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu…Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc xử lý, thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói chung.
- Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. b- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt h àng ngày và qua công tác xử lý rác thải sinh hoạt. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. 2. Thực trạng việc phân loại rác a- Phân loại chất thải rắn và cải tạo dây chuyền ủ phân vi sinh của bãi chôn lấp rác tại huyện Gia Lâm. Bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện Gia Lâm (với dân số to àn huyện khoảng 220 000 người) hiện nằm trên địa bàn xã Kiêu Kỵ. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của IMV nhằm cải thiện môi tr ường huyện Gia Lâm. Bãi chốn lấp rác Kiêu Kỵ hiện do Xí nghiệp môi tr ường đô thị Gia Lâm
- quản lý. Từ năm 2008, xí nghiệp đã được Thành phố đầu tư một dây chuyền ủ phân vi sinh với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, ngay từ những sản phẩm thử nghiệm ban đầu của dây chuyền này đã không đạt yêu cầu như thiết kế do rác thải chưa được phân loại tại nguồn dẫn đến không dễ ràng tách riêng được rác thải hữu cơ để ủ phân vi sinh. Mặt khác, quy trình ủ phân vi sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi của một số thông số hoá lý liên quan đến điều kiện môi trường của bãi chôn lấp. Do thiếu sự theo dõi thường xuyên các thông số này nên kết quả đạt được còn rất hạn chế. Dự án kết hợp phân loại rác thải tại nguồn và cải thiện hiệu quả dây chuyền ủ phân vi sinh của Xí nghiệp môi tr ường đô thị Gia Lâm đã được triển khai từ tháng 10/2009. b- Phân loại rác thải tại nguồn Ba xã Trâu Quỳ, Dương Xá và Cổ Bi đã được chọn là các địa bàn thí điểm cho hoạt động phân loại rác thải tại nguồn trên cơ sở đặc điểm kinh tế-xã hội, năng lực quản lý chất thải rắn của địa phương cũng như thành phần chất thải tại đây. Mặt khác, chỉ có các xã đã được trang bị hệ thống thu gom chất thải một cách chuyên nghiệp mới được lựa chọn để thí điểm. Đây cũng chính là khu vực tạo ra nhiều chất thải – nguyên nhân chính là do mật độ dân cư ơ đây rất đông, sinh viên của trường ĐH Nông Nghiệp - đặc biệt là chất thải hữu cơ, thành phần ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dây chuyền ủ phân vi sinh. Khu vực lựa chọn của dự án bao gồm khoảng 9000 hộ dân với tổng lượng rác thải tạo ra mỗi ngày khoảng 26 tấn và ít nhất 45% trong số đó có thể lên men để ủ phân vi sinh. Ngày 17/10/2009, nhân chuyến thăm huyện Gia Lâm của Ngài Phó Chủ tịch vùng Ile-de-France, IMV và UBND huyện Gia Lâm đã chính thức khởi động dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn và ủ phân vi sinh tại huyện Gia Lâm. Dự án được triển khai trên địa bàn ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ với sự hỗ trợ
- 50% tổng kinh phí của Vùng Ile -de -France và 50 % còn lại từ ngân sách địa phương. Trong khuôn khổ dự án, mỗi hộ gia đình đã được phát miễn phí 2 thùng rác để thuận lợi cho việc phân loại rác, trong đó thùng màu xanh chứa rác hữu cơ và màu vàng chứa rác vô cơ. Đồng thời, IMV đã cấp kinh phí cho việc xây dựng hai điểm tập kết và trung chuyển rác tại xã Trâu Quỳ. Về phần mình, tổ chức EAST đảm bảo tốt việc triển khai dự án và tiến hành giám sát các hoạt động thông tin – giáo dục – tuyên truyền cho người dân địa phương và giám sát việc xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Từ ngày 26 đến ngày 29/10/2009, tổ chức EAST đã lần lượt tổ chức các buổi tập huấn cho người dân tại ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ về phân loại rác. Các buổi tập huấn này được tiến hành dựa trên các số liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu sơ bộ của dự án về phương thức thu gom cũng như sự hiểu biết của người dân địa phương. Buổi tập huấn này (3 ngày/xã) nhằm mục đích hướng dẫn các cán bộ thu gom rác của địa phương cách thu gom rác đã được phân loại và các biện pháp đảm bảo vệ sinh; tập huấn cho các tuyên truyền viên cách thức tuyên truyền cho người dân; hướng dẫn chính quyền địa phương xây dựng bản cam kết của các địa phương về việc quản lý rác thải (trong đó xác định rõ trách nhiệm của các xã, các trưởng thôn và lãnh đạo các cơ quan đoàn thể địa phương). Khoá tập huấn đã thu hút sự tham gia của 100% các cán bộ thu gom rác, 90% các trưởng thôn và lãnh đạo các cơ quan đoàn thể địa phương. Ngày 02/11/2009, dự án đã phát thí điểm các thùng phân loại rác cho các hộ gia đình tại thôn Hội, xã Cổ Bi nhằm đánh giá khả năng phân loại rác của các hộ gia đình. Từ kết quả thu được ban đầu, từ ngày 23/11/2009, các thùng phân loại rác đã được phát đồng loạt cho các hộ tại ba xã Cổ Bi, Dương Xá và Trâu Quỳ song song với việc triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền cho người dân.
- Mục đích việc phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm lượng rác đổ ra môi trường và tái sản xuất chất hữu cơ thành phân bón. Đáng buồn thay, một số thành phần người dân ở tổ dân phố An Đào – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội vẫn chưa nhận thức hết được tác dụng của việc phân loại giác. Ngo ài ra cũng còn một số sinh viên đã biết được việc phân loại rác nhưng vẫn làm ngơ không chịu tuân thủ việc phân loại rác. Việc phân loại rác tại An Đào nói riêng và Trâu Quỳ nói chung đã diễn ra được gần một năm. Đã có những thay đổi rõ rệt về việc cải thiện môi trường nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người mặc dù đã được tuyên truyền hiểu biết về việc phân loại rác thải nhưng vẫn còn không chịu phân loại rác thải sinh hoạt, vẫn để chung rác vô cơ và hữu cơ. Điểu này làm cho việc sử lý rác thải gặp khó khăn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm đ ược ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống. Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn
- Bảng 1 : Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác chia theo nhóm tuổi (N = 49) Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt Tổng Nhóm tuổi Rất quan Quan trả Không Khó trọng trọng lời quan trọng Nhóm N 3 5 8 tuổi từ Cột % 37,5% 62,5% 100,0% (20-30) Nhóm N 6 5 1 12 tuổi từ Cột % 50,0% 41,7% 8,3% 100,0% (31-40) Nhóm N 8 7 15 tuổi từ Cột % 53,3% 46,7% 100,0% (41-50) Nhóm N 4 3 1 8 tuổi từ Cột % 50,0% 37,5% 12,5% 100,0% (51-60) Trên 60 N 2 1 2 5 Cột % 40,0% 20.0% 40,0% 100,0% Tổng N 23 22 2 2 49 Cột % 46,9% 44,9% 4,1% 4,1% 100,0% (nguồn: Kết quả khảo sát tự điều tra) Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng về vấn đề phân loại rác thải đ ược trình bày trong bảng 2.1. Có đến 45/49 (91,8%) người trả lời cho rằng việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng trong khi đó chỉ có 4/49 (8,2%) số người cho rằng là không quan trọng và khó trả lời . Điều này có thể nhận định rằng người dân trong tổ dân phố An Đào có kiến thức và đã hiểu được tầm quan trong của việc phân loại rác sinh hoạt. Nhìn chung sự đánh giá về mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi theo tuổi tác. Bảng số liệu trên cho thấy trong 27 người thuộc các nhóm tuổi (31 – 40) và nhóm tuổi (41 – 50) được hỏi có tới 26 người chiếm trên 50% cho rằng việc phân loại là rất quan trọng và quan trọng, như
- vậy có thể nói đa số nhóm người ở tuổi trung niên đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng. Theo nhận định chủ quan của tôi có thể đây là nhóm tuổi mà công việc của họ đã ổn định hoặc có thể tuổi trẻ với tinh thần cầu tiến, năng động và nhạy cảm đối với những vấn đề đang xảy ra xung quanh họ, quan tâm đến những vấn đề xảy ra cho môi trường trong tương lai. Trong khi đó người cao tuổi( trên 60) có 5 người tham gia trả lời thì 3( 6.1%) người cho rằng việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng mặc dù ít năng động, ít tiếp xúc với những thay đổi trong xã hội hơn nhóm trẻ nhưng qua đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại của người dân trong nhóm tuổi này cho thấy vấn đề phân loại rác sinh hoạt không chỉ có người trẻ quan tâm mà người cao tuổi cũng rất quan tâm. Chỉ có 2/49 hộ chiếm 4,1% cho rằng việc phân loại là không quan trọng có thể do tốn thời gian, thiếu dụng cụ để phân loại hoặc họ cho rằng việc phân loại rác là không cần thiết. Bảng 2: Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn( N = 49) Nguồn tìm hiểu các Giới tính Tổng chương trình bảo Nữ Tỷ lệ % Nam N vệ môi trường Tỷ lệ % Tỷ lệ % N N Pano, áp phích, tờ 11 47.8% 7 26.9% 18 36.7% rơi, biểu ngữ Gia đình 2 8.7% 5 19.2% 7 14.3% Bạn bè 1 4.3% 2 7.7% 3 6.1% Nhà trường 2 8.7% 4 15.4% 6 12.2% Phương tiện truyền 15 65.2% 24 92.3% 39 79.6% thông Chính quyền cơ sở 10 43.5% 9 34.6% 19 38.8% Khác 3 11.5% 3 6.1% (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tự điều tra) Qua số liệu trên cho thấy người dân biết các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn: Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ, gia đình, phương tiện truyền truyền thông, chính quyền bạn bè, nhà trường, chính cơ sở và các nguồn khác. Trong đó phương tiện truyền thông có nhiều ý kiến trả lời nhất, tổng số cả nam và nữ có 39
- ý kiến trả lời chiếm 79.6%. Chính quyền cơ sở có 19 ý kiến trả lời chiếm 38.8% và pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ có 18 ý kiến trả lời chiếm 36.7%. So sánh cách tìm hiểu về thông tin về môi trường giữa nam và nữ, nhóm tác giả nhận thấy. Đa số nữ giới tìm hiểu thông tin về môi trường trên phương tiện truyền thông đại chúng như Ti vi, báo đài… là chủ yếu, còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ c òn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua các nguồn khác như pano, áp phích và qua chính quyền địa phương. Điều đó cho thấy đặc trưng chung của xã hội Việt Nam hiện nay mặc dù đã có sự thay đổi theo chiều hướng hiện nay là nam và nữ đều tham gia vào các công việc ngoài xã hội nên có nhiều cơ hội và nguồn để tìm hiểu thông tin về môi trường. Nhưng người nam vẫn còn mang vai trò là trụ cột trong gia đình, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và là người hay tham gia các cuộc họp tổ dân phố của phường nên nguồn tiếp nhận thông tin nhiều hơn. Nữ giới hiện nay, mặc dù đã tham gia vào hoạt động kinh tế gia đình và cũng tham gia vào trong các hoạt động xã hội nhưng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, còn lại đa số là đảm nhận công việc nội trợ, chăm sóc gia đình nên nguồn thông tin chính vẫn là từ thông tin đại chúng. 3. Giải pháp Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao hơn nhưng mới chỉ ở mức bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa ý thức được trách nhiệm cụ thể của mình. Rất nhiều người đã nhận thức được tác hại của việc không phân loại và xử lý rác thải trước khi xử lý, gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng nh ư kinh phí nhà nước nhưng hầu như lại chưa có hành động cụ thể để khắc phục . Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần
- có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền, nhà nước. Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc phân loại và xử lý rác cần có thời gian, vì vậy cần có họat động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường . Việc thu hồi rác, đây là một công việc cần thời gian, công sức và sự đồng lòng của cộng đồng.. Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, để mọi người đều hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định mang lại những ích lợi gì, và biến nhận thức đó thành những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin, mở các buổi tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng, để người dân biết cách phân loại và xử lý rác thải. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa, nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định, phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Để người dân tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của người dân, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Chính quyền địa phương có thể phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý rác thải . Qua khảo sát thì 17% (bảng 4.1) cho là nguyên nhân của việc đổ rác không đúng nơi quy định là do thiếu thùng rác, vì vậy cần tăng thêm thùng rác trên các con đường nhất là ở khu vực đông dân, có chợ, trường học. Cần tăng cường thêm nhiều thùng rác khác màu ghi rõ thùng nào là rác hữu cơ, rác vô cơ để người dân có thể dễ dàng nhận biết và phân loại rác. Phân loại rác tại nguồn là việc làm hết sức đơn giản và rất dễ thực hiện, thay vì cho rác chung vào một túi như trước đây, nay mỗi gia đình được cấp 2 thùng màu xanh và màu xám khác nhau. Thùng màu xanh dùng để đựng các loại rác hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ trái cây, bã trà…) được tận dụng sản xuất phân bón hữu cơ. Loại rác thải rắn như vỏ trai, lọ thủy tinh, sành sứ, túi ni lông, sỉ than, quần áo cũ… được cho vào thùng màu xám. Các loại rác khác như kim loại, giấy báo, bao bì..có thể tận dụng để bán hoặc nhân viên môi trường sẽ thu gom. Và cần phải phân bổ th ùng rác hợp lý, chỗ thì có quá nhiều, chỗ thì lại thưa thớt thậm chí là không có. Trên đường lộ, khu trung tâm thì cứ khoảng 500 m là có một thùng rác nhưng trong các con đường nhỏ thì chỉ thưa thớt 2, 3 cái thùng rác, rác quá nhiều, thùng rác lại quá ít. Điều này khiến cho người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho lực l ượng thu gom rác.Vì vậy việc tăng thêm thùng rác và phân bổ thùng rác hợp lý rất là quan trọng và là vấn đề cần giải quyết cấp bách trước mắt. Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở phường, để giải quyết vấn đề rác ở địa phương mình cho môi trường xanh sạch hơn.
- Hiện nay vấn đề quản lý môi trường tại phường chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường còn nhiều bất cập.Vì vậy cần phải hình thành bộ phận quản lý môi trường ở cấp xã, phường. Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định. Nhà nước nên có các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng tham gia “Giảm thiểu rác thải, tái sử dụng và tái chế rác thải”, khuyến khích các doanh nghiệp và khách hàng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất “sạch” và sản phẩm “sạch”. Có như vậy thì môi trường mới có thể xanh – sạch – đẹp được. Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi tr ường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách nhà nước, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe của chính mình.
- Phần III – Kết luận Từ kết quả nghiên cứu tại địa bàn tổ dân phố An Đào, tôi xin đúc rút lại một số kết luận sau: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi tr ường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách không vứt rác thải bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác. Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và chính quyền cơ sở nhưng có sự khác biệt. Đa số nữ giới tìm hiểu thông tin về môi trường trên phương tiện truyền thông đại chúng như Ti vi, báo đài…là chủ yếu, còn đối với nam giới ngoài việc tìm hiểu qua nguồn thông tin đại chúng họ còn chiếm đa số trong việc tìm hiểu qua các nguồn khác như pano, áp phích, qua chính quyền địa phương và một số nguồn khác. Việc tiếp nhận thông tin về môi tr ường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội. Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Mức độ đánh giá có sự thay đổi theo tuổi tác, theo giới. Nhóm người ở tuổi trung niên có nghề nghiệp và thu nhập ổn định đều đánh giá việc phân loại là quan trọng và rất quan trọng trong khi đó người cao tuổi thì tỏ ra không quan tâm lắm. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phâ n loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng. Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi tr ường thông qua việc phân loại rác của nhiều người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn
- cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lý. Người dân coi việc xử lý rác là rất quan trọng mặc dù vậy họ chưa thực sự chú ý đến việc xử lý rác của địa phương, mà họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình hết rác còn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được quan tâm đến. Nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường một phần là do người dân chưa quan tâm môi trường sống chung, những thói quen xả rác bừa bãi và hành động theo người khác làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn. Mặt khác, do công tác quản lý, thu gom và xử lý rác ở địa phương còn thiếu đồng bộ, thiếu triệt để. Lượng rác lớn nhưng thời gian xe đến thu gom khá lâu nên rác chóng đầy và tràn ra ngoài thùng rác, qui định giờ lấy rác và cách phân bổ thùng rác chưa được hợp lý. Thiếu thùng rác là một trong những nguyên nhân chính của việc người dân trong phường bỏ rác và đổ nước thải không đúng nơi qui định, một nguyên nhân dẫn đến việc thiế thùng rác trong phường hiện nay là tình trạng thùng rác bị mất cắp nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa tìm cách giải quyết và hạn chế tình trạng này. Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu phố, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp tổ dân phố để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn…. Trong thực tế thì việc tổ chức các chương trình trên chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp tổ dân phố, và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi
- trường rất ít trong các cuộc họp ở tổ dân phố nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa ph ương quan tâm đúng mức. vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó vấn đề về nâng cao công tác vận động h ướng dẫn người dân phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của phường.
- Mẫu phiếu điều tra: I : Thông tin cá nhân Giới tính 1 1.Nam 2 2.Nữ Tuổi : ……………………………………………... II. Nội dung Câu 1. Theo ông /bà việc xử lý rác của người dân trong phường hiện nay như thế nào? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Chưa tốt 4. Khó trả lời Câu 2. Ông/bà đánh giá việc phân loại và xử lý rác thải như thế nào? 1.1 Phân loại 1.2 Xử lý Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khó trả lời
- Tài liệu tham khảo 1. Ngân hàng thế giới( 1992). Phát triển và môi trường. Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường. 2. Lê văn khoa( 1995). Môi trường và ô nhiễm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 3. Luật bảo vệ môi trường và văn bản mới hướng dẫn thi hành( 2009). Nhà xuất bản lao động. Bộ tài nguyên môi trường và môi trường Việt Nam. http://www.monre.gov.vn/monreNet/Default.aspx?tabid=213&ItemID=9793 http://www.imv-hanoi.com/vi-VN/Home/kieuky-116/2330/Phan-loai-chat- thai-ran-va-cai-tao-day-chuyen.aspx
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu quá trình kinh doanh dịch vụ cafe Highlands Coffee
38 p | 1941 | 215
-
Tiểu luận: Phân tích nhân sinh quan Triết học phật giáo và liên hệ với bản thân
9 p | 1436 | 214
-
Tiểu luận về nhân cách người giáo viên tiểu học
41 p | 1611 | 68
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công cụ MBTI
21 p | 371 | 56
-
Bài tiểu luận khoa học: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên công tác xã hội lớp K7 Trường Đại học Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS
21 p | 712 | 49
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực tế về các nhân tố ảnh hưởng cũng như quy trình các hoạt động chi tiết trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu ngành cà phê Việt Nam
20 p | 244 | 38
-
Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ phần mềm: Nghiên cứu, tìm hiểu công cụ lưu trữ mã nguồn online với công cụ Github
61 p | 159 | 22
-
Tiểu luận: Tìm hiểu tiệc Buffet
8 p | 295 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ: Khảo sát tình hình báo cáo ADR trên bệnh nhi trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia và tìm hiểu nhận thức, thái độ của cán bộ y tế đối với hoạt động Cảnh giác Dược tại một bệnh viện chuyên khoa nhi
68 p | 125 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bảo hiểm nhân thọ của người dân thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp marketing cho Công ty Prudential Việt Nam
77 p | 109 | 20
-
Tiểu luận Quản trị nhân lực: Tìm hiểu và phân tích chiến lược quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk
22 p | 87 | 20
-
Tiểu luận tốt nghiệp Dược học: Tìm hiểu kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội - Thận của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017
51 p | 59 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức của trí thức Hà Nội về vai trò của cán bộ nữ trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý Nhà nước hiện nay
21 p | 86 | 13
-
Tiểu luận môn Phát triển và thay đổi tổ chức: Dự án khảo sát nguyên nhân nghỉ việc tại Ngân hàng ABC
48 p | 64 | 13
-
Tiểu luận: Nhận thức và cách dùng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của người sử dụng trong nền kinh tế chuyển đổi. Bằng chứng định tính tại Việt Nam
23 p | 124 | 11
-
Thuyết trình: Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam nhận thức về hoạch định chiến lược cho xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp
27 p | 103 | 7
-
Tiểu luận môn Truyền thông Marketing: Công cụ truyền thông mail Marketing
41 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn